- 1Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư do Bộ Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường ban hành
- 2Thông tư 1485/MTg năm 1994 hướng dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Thanh tra về bảo vệ môi trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 175-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 175-CP NGÀY 18-10-1994 VỀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH :
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt
a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường;
c) Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ quyết định và phối hợp tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và hàng năm về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, về các công trình bảo vệ môi trường và các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường;
d) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc chung về môi trường;
đ) Đánh giá hiện trạng môi trường cả nước, định kỳ báo cáo Chính phủ và Quốc hội;
f) Chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tổ chức xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; tổ chức tập huấn cán bộ khoa học môi trường và quản lý, bảo vệ môi trường;
g) Hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức công tác thanh tra môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền;
h) Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tiến hành các hoạt động quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường.
2- Cục Môi trường có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cục Môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quy định.
a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành phụ trách phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường;
Xây dựng chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường của ngành phù hợp với chiến lược, chính sách chung về bảo vệ môi trường của cả nước;
b) Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, các kế hoạch và biện pháp về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong phạm vi ngành mình và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp;
c) Quản lý các công trình của ngành liên quan đến bảo vệ môi trường;
d) Phối hợp thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại CHƯƠNG III của Nghị định này;
đ) Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
2- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để tiến hành các công tác sau đây:
a) Điều tra, quan trắc, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường trong phạm vi ngành;
b) Xây dựng trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong phạm vi ngành;
c) Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành.
d) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành.
a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa phương;
b) Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện tại địa phương các quy định của Nhà nước, của địa phương về bảo vệ môi trường;
c) Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở theo quy định tại CHƯƠNG III của Nghị định này;
d) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
đ) Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương; đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
2- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường như sau:
1- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh tại trụ sở cơ quan, đoàn thể, các quy định của pháp luật, của các cơ quan Trung ương và địa phương về bảo vệ môi trường;
2- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thực trách nhiệm của các thành viên cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường;
3- Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, kiểm tra, giáo dục hoặc theo dõi việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, kịp thời phạt hiện, báo cáo để cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
1- Đánh giá tác động môi trường; bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;
2- Đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật;
3- Cung cấp đầy đủ tài liệu và tạo điều kiện cho các đoàn kiểm tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thi hành công vụ; chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên;
4- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân trong việc bảo vệ môi trường; định kỳ báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương về hiện trạng môi trường tại nơi hoạt động của mình.
1- Các quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quy hoạch đô thị, khu dân cư;
2- Các dự án kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;
3- Các dự án do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, viện trợ, cho vay hoặc liên doanh thực hiện trên lãnh thổ Việt
4- Các dự án nói tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này được duyệt trước ngày 10 tháng 1 năm 1984 nhưng chưa tiến hành đánh giá tác động môi trường theo đúng yêu cầu;
5- Các cơ sở kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước ngày 10 tháng 1 năm 1994.
1- Nội dung đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc cơ sở;
b) Đánh giá tác động xảy ra đối với môi trường do hoạt động của dự án hoặc cơ sở;
c) Kiến nghị các biện pháp xử lý về mặt môi trường.
2- Các nội dung nói tại Điều này được thể hiện thành một bản báo cáo riêng gọi là Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Nội dung của Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường được quy định Phụ lục I.1; (*)
Nội dung của Báo cáo đánh giá chi tiết tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I.2. (*)
2- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 5 Điều 9, nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I.3. (*)
2- Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải do các cơ quan và các tổ chức có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất thực hiện.
3- Để tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải sử dụng các tiêu chuẩn môi trường Việt
Điều 13. Hồ sơ xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
1- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 9:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
b) Hồ sơ dự án và các phụ lục liên quan.
2- Đối với các đối tượng nói tại Khoản 5 của Điều 9:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
b) Báo cáo hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở và các vấn đề liên quan khác.
3- Hồ sơ xin thẩm định được làm thành 3 bản. Đối với các đối tượng nói tại Khoản 3 của Điều 9, văn bản cần được thể hiện bằng tiếng Việt.
a) Cấp Trung ương do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm định. Tuỳ trường hợp cụ thể, Bộ Khoa học, Cộng nghệ và Môi trường có thể uỷ nhiệm cho Bộ chuyên ngành thẩm định;
b) Các địa phương do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trưởng thẩm định.
2- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm xây dựng trình Chính phủ danh mục các dự án mà Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải đưa ra để Quốc hội xem xét.
2- Trong trường hợp cần thiết thành lập Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định cấp Trung ương do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra quyết định thành lập.
b) Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập.
3- Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, quản lý, có thể có đại diện của các tổ chức xã hội và đại diện của nhân dân. Số thành viên Hội đồng không quá 9 người.
Đối với các đối tượng ghi tại Khoản 3 của Điều 9 thời hạn thẩm định phải phù hợp với thời gian quy định cho việc cấp giấy phép đầu tư.
Đơn khiếu nại cần được xem xét giải quyết trong thời hạn 1 đến 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn.
2- Kết quả của việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở đang hoạt động được phân thành 4 loại sau đây để xử lý:
a) Được phép tiếp tục hoạt động không phải xử lý về mặt môi trường;
b) Phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải;
c) Phải thay đổi công nghệ, di chuyển địa điểm;
d) Phải đình chỉ hoạt động.
PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Sau khi nhận được các thủ tục cho phép khai thác, sử dụng, tổ chức, cá nhân đứng tên trong giấy phép tiến hành các thủ tục đăng ký với chính quyền địa phương nơi trực tiếp quản lý các khu bảo tồn trên.
Giấy phép cần ghi rõ các nội dung sau: Đối tượng, phạm vi xin được sử dụng, mục đích và thời gian khai thác, các giải pháp bảo vệ môi trường trong khi khai thác.
Danh mục các loại tiêu chuẩn môi trường Việt
1- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường đất;
2- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường nước;
3- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường không khí;
4- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn;
5- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực bức xạ và ion hoá;
6- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu vực dân cư;
7- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu sản xuất;
8- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ rừng;
9- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh vật;
10- Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh thái;
11- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ biển;
12- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan thiên nhiên;
13- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng công nghiệp, đô thị và dân dụng;
14- Tiêu chuẩn môi trường liên quan đến việc vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất độc hại, phóng xạ;
15- Tiêu chuẩn môi trường trong khai thác các mỏ lộ thiên và khai thác các mỏ hầm lò;
16- Tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông cơ giới;
17- Tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở có sử dụng các vi sinh vật;
18- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ lòng đất;
19- Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường khu du lịch;
20- Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;
21- Tiêu chuẩn môi trường đối với bệnh viện và các khu chữa bệnh đặc biệt.
Tất cả tiêu chuẩn trong danh mục trên do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức biên soạn và ban hành.
Đối với các loài động vật, thực vật quý, hiếm theo "Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang đã có nguy cơ tuyệt chủng" (CITES) cần thực hiện theo đúng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Danh mục các giống loài của các đối tượng ghi trong Điều này do các Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố.
Trong trường hợp để quá hạn phải huỷ, cần làm đơn ghi rõ số lượng, đặc tính kỹ thuật, công nghệ huỷ và phải có sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và cơ quan công an được uỷ quyền.
Đối với các chất bảo vệ thực vật cần tuân thủ đúng Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
Đối với những thiết bị lẻ quan trọng có liên quan đến bảo vệ môi trường, khi xét thấy cần thiết, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét và cho phép nhập.
Phân cấp giải quyết giấy phép về việc này như sau:
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp giấy phép cho các trường hợp nhập của các dự án, liên doanh được Hội đồng thẩm định của Nhà nước duyệt.
- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương cấp giấy phép cho các trường hợp còn lại theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
2- Tất cả các loại phương tiện giao thông cơ giới khi vận hành phải bảo đảm mức độ tiếng ồn không vượt quá tiêu chuẩn quy định.
3- Đối với các loại phương tiện được phép vận hành trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hạn chế tới mức tối đa lượng khói và chất thải độc hại vào môi trường. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1995 mọi loại phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn thành phố phải bảo đảm mức xả khói không vượt quá 60 đơn vị Hartridge, không được thải các chất gây ô nhiễm môi trường nêu trên và không được phép gây độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Phương tiện nào không đạt các tiêu chuẩn trên buộc phải đình chỉ hoạt động.
4- Các phương tiện giao thông có động cơ khi qua các bệnh viện, khu điều dưỡng, trường học và khu đông dân cư vào giờ nghỉ trưa và sau 22 giờ không được dùng còi.
Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra và cấp giấy phép về việc đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông và vận tải.
2- Chất thải sinh hoạt tại các thành phố, đô thị, khu công nghiệp cần phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy chế quản lý chất thải.
3- Chất thải có chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo quy định hiện hành.
4- Chất thải chứa các hoá chất độc hại, khó phân huỷ phải được xử lý theo công nghệ riêng, không được thải vào các khu chứa chất thải sinh hoạt.
2- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các ngành, các địa phương lập danh mục các nguyên liệu thứ phẩm, các phế liệu bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường được phép nhập từ nước ngoài vào làm nguyên liệu sản xuất để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chính phủ quy định việc sản xuất và sử dụng pháo hoa trong một số ngày lễ, tết đặc biệt.
2- Trường hợp sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng là sự cố gây tổn hại lớn và nghiêm trọng:
a) Đối với tính mạng và tài sản của nhiều người;
b) Đối với các cơ sở kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng;
c) Đối với khu vực rộng lớn thuộc phạm vi nhiều tỉnh, thành phố;
d) Đối với vùng có ảnh hưởng về mặt quốc tế.
3- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức một lực lượng chuyên trách để làm lòng cốt trong việc khắc phục sự cố về môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan lập phương án xây dựng các lực lượng này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Tài chính quy định chi tiết chế độ thanh toán chi phí này.
NGUỒN TÀI CHÍNH CHO NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 32. Nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm:
1- Ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường;
2- Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động của các công trình kinh tế - xã hội; phí bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh đóng góp theo quy định chi tiết của Bộ Tài chính;
3- Các khoản khác (tiền phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội...).
Nguồn tài chính lập quỹ nói trên gồm nguồn trích từ ngân sách Nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp (kể cả các liên doanh với nước ngoài), đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính xây dựng quy chế quản lý và sử dụng quỹ này.
- Khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản khác;
- Sân bay, bến cảng, bến xe, nhà ga;
- Phương tiện giao thông cơ giới;
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác gây ô nhiễm môi trường.
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có gây ô nhiễm môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
Mức thu phí bảo vệ môi trường tuỳ thuộc vào mức độ tác động xấu của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể xảy ra đối với môi trường.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thu và sử dụng phí bảo vệ môi trường.
Điều 35, Nguồn tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm được chi cho các nội dung sau đây:
1- Điều tra cơ bản các yếu tố về môi trường, chú trọng các môi trường đất, nước, không khí, rừng, biển và các khía cạnh văn hoá liên quan...;
2- Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường ở các tỉnh, thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư quan trọng, các vùng biển đang khai thác dầu khí...;
3- Các biện pháp bảo vệ, khôi phục, cải tạo môi trường, quản lý chất thải (nhất là các chất thải độc hại) ở các thành phố và các khu công nghiệp;
4- Các dự án bảo tồn, khôi phục các hệ sinh thái có tầm quan trọng cho phát triển lâu bền kinh tế - xã hội và duy trì tính đa dạng sinh học (bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo vệ và dự trữ thiên nhiên, các hệ sinh thái đất ngập nước ở các cửa sông và ven biển, các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các ám tiêu san hô, các loài sinh vật quý hiếm, bảo vệ các nguồn gien...);
5- Xây dựng cơ bản các công trình cần thiết về bảo vệ môi trường.
THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1- Thanh tra việc bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành và việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương của Uỷ ban nhân dân các cấp.
2- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: tiêu chuẩn, quy định về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác thành phần môi trường của tổ chức và cá nhân.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.
Tất cả các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
(*) Không in các bản phụ lục
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Luật Bảo vệ môi trường 1993
- 3Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư do Bộ Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường ban hành
- 4Thông tư 1485/MTg năm 1994 hướng dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Thanh tra về bảo vệ môi trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 24:1995 về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 22TCN 306:2003 về tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Tiêu chuẩn ngành 22TCN 242:1998 về Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án và thiết kế xây dựng các công trình giao thông
Nghị định 175-CP năm 1994 hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- Số hiệu: 175-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/10/1994
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: 15/01/1995
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 18/10/1994
- Ngày hết hiệu lực: 03/09/2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực