Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 774/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 30 tháng 03 năm 2015 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng:
a) Chế biến chè: Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước với tổng diện tích trồng chè năm 2014 là 23.500 ha (trong đó có 5.600 ha canh tác chè chất lượng cao) tập trung tại huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, sản lượng đạt trên 230.000 tấn chè búp tươi, năng suất bình quân đạt 9,5 tấn/ha.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 61 doanh nghiệp và hơn 130 cơ sở, hộ kinh doanh cá thể chế biến chè với công suất 42.000 tấn chè thành phẩm/năm, tương ứng với khoảng 80% sản lượng chè búp tươi của tỉnh; các nhà máy và cơ sở chế biến tập trung tại thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt, huyện Bảo Lâm, Di Linh, sản lượng còn lại chủ yếu được chế biến thủ công theo quy mô hộ gia đình.
Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè đều có quy mô vừa và nhỏ có hệ thống máy móc thiết bị còn lạc hậu (cơ sở đầu tư máy móc hiện đại 4,7%; khá đạt 21%; trung bình đạt 15,7%; lạc hậu đạt 58,6%) nên chất lượng chè thành phẩm chưa cao. Trong thời gian gần đây đã thu hút được một số doanh nghiệp FDI của Đài Loan, Nhật Bản đầu tư chế biến chè Olong, chè xanh phục vụ xuất khẩu. Một số doanh nghiệp lớn đã hình thành liên kết với người nông dân xây dựng vùng nguyên liệu chè chất lượng cao, an toàn và giá trị lớn. Hiện có 08 doanh nghiệp được cấp chứng nhận quản lý chất lượng, 13 cơ sở và doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chè B’Lao và nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến khác đã đăng ký và cấp thương hiệu riêng.
b) Chế biến cà phê: Tổng diện tích trồng cà phê năm 2014 của tỉnh 152.000 ha với sản lượng đạt 389.000 tấn, tập trung tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, thành phố Bảo Lộc và một phần diện tích cà phê chè tại thành phố Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Đam Rông.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 doanh nghiệp chế biến cà phê nhân, năng lực chế biến toàn tỉnh khoảng 30-40% tổng sản lượng, chủ yếu là sơ chế phân loại và đánh bóng để phục vụ xuất khẩu, trong đó khoảng 12% chế biến công nghệ ướt (chủ yếu áp dụng cho cà phê chè) còn lại chế biến khô. Các nhà máy chế biến tập trung chủ yếu tại địa bàn trọng điểm như huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc; chưa có cơ sở nào chế biến cà phê tinh (cô đặc và cà phê hòa tan) ở quy mô công nghiệp.
c) Chế biến rau, hoa: Lâm Đồng là vùng chuyên canh rau, hoa, quả lớn nhất của cả nước với 52.200 ha rau, 7.000 ha hoa tập trung tại thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương, sản lượng đạt khoảng 1,76 triệu tấn rau và 2.362 triệu cành hoa. Cơ cấu, chủng loại rau, hoa phong phú với hàng trăm giống rau, hoa ôn đới, cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng, sản phẩm rau, hoa của Lâm Đồng được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn toàn quốc và một phần tham gia thị trường xuất khẩu.
Toàn tỉnh có 24 doanh nghiệp chế biến rau công nghiệp và các cơ sở sơ chế, bảo quản lạnh, trong đó có 06 nhà máy sản xuất rau công nghiệp (04 công ty chế biến rau củ cấp đông xuất khẩu, 02 công ty chế biến rau xuất khẩu) tại thành phố Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương. Tổng công suất chế biến lên đến 315.000 tấn nguyên liệu, chiếm tỷ lệ 18% sản lượng rau toàn tỉnh. Sản phẩm chế biến chủ yếu phục vụ xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đài Loan. Sản phẩm rau của Lâm Đồng đã bước đầu khẳng định được thương hiệu của tỉnh, có vị trí số một tại thị trường trong nước và đạt được uy tín trên thị trường xuất khẩu. Đối với cây hoa hiện có 07 công ty xuất khẩu hoa cắt cành các loại, tập trung chủ yếu tại Đà Lạt, sản lượng hoa xuất khẩu đạt trên 200 triệu cành, đóng góp khoảng 9% vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Công nghệ chủ yếu là xử lý, bảo quản, đóng gói hoa để đưa đi tiêu thụ trong và ngoài nước.
d) Chế biến các sản phẩm ngành chăn nuôi: tổng gia súc, gia cầm của tỉnh năm 2014 đạt 90.000 con trâu, bò (bò sữa khoảng 10.300 con); trên 400.000 con heo, khoảng 4 triệu con gia cầm. Các sản phẩm chăn nuôi đưa ra ngoại tỉnh chế biến chiếm tới 80-85% tổng sản lượng chăn nuôi, còn lại 15-20% tổ chức giết mổ tại các điểm giết mổ phục vụ tiêu thụ nội tỉnh và chế biến thủ công. Sản lượng thịt hơi các loại 82.000 tấn.
Chế biến sữa bò: Sản lượng sữa bò của tỉnh đang đứng thứ 2 cả nước, hiện chỉ có 01 nhà máy chế biến sữa có công suất thiết kế 40 tấn/ngày, tuy nhiên công suất vận hành chỉ đạt 30% so với công suất thiết kế. Toàn bộ số lượng sữa tươi còn lại được các doanh nghiệp lớn thu mua, vận chuyển về các tỉnh thành khác để chế biến.
đ) Các ngành chế biến khác: ngoài các sản phẩm chủ lực nêu trên, trên địa bàn tỉnh sản xuất một số nông sản khác như điều, dâu tằm, cao su, ngũ cốc, lương thực... Năm 2014, diện tích gieo trồng lúa đạt 32.000 ha, sản lượng 160 ngàn tấn; diện tích điều đạt 15.300 ha, sản lượng 12.240 tấn; diện tích dâu tằm đạt 3.800 ha, sản lượng 46.000 tấn lá tươi; diện tích cao su 10.406 ha, trong đó có 2.000 ha cao su đang thu hoạch với sản lượng 3.400 tấn và trên 10.000 ha trồng cây ăn trái các loại.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 doanh nghiệp và 01 HTX chế biến hạt điều với công suất khoảng 10.000 tấn điều thô, có 03 cơ sở chế biến rượu vang quy mô công nghiệp tại thành phố Đà Lạt, trong đó 01 nhà máy có công nghệ hiện đại của Châu Âu với sản lượng 05 triệu lít/năm; một số cơ sở nhỏ sản xuất rượu vang, rượu chát, nước ép trái cây.... các sản phẩm khác chủ yếu được tiêu thụ tươi hoặc đem ra các tỉnh thành khác chế biến.
2. Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2020:
a) Mục tiêu chung:
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản đạt công nghệ hiện đại vào năm 2020, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và góp phần tích cực vào phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Lâm Đồng.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản đến năm 2020 đạt khoảng 18.000 ngàn tỷ đồng, chiếm 36,6% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành chế biến nông sản giai đoạn 2016-2020 đạt 18,9%.
a) Chế biến chè:
- Nâng sản lượng chè chế biến đến năm 2020 đạt khoảng 70.000 tấn thành phẩm (20-25% chè Oolong, 40-45% chè xanh; 30-35% chè đen); tăng tỷ lệ chè chế biến công nghiệp đến năm 2020 đạt 95% tổng sản lượng chè búp tươi.
- Hạn chế việc phát triển các cơ sở chế biến chè thủ công, giảm sản lượng chế biến chè đen để chuyển sang chuyển sang chế biến chè xanh với công nghệ phù hợp để nâng cao giá trị và cơ cấu xuất khẩu trong ngành chè. Đối với các nhà máy chế biến chè đen hiện có, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cấp các nhà máy chế biến chè để tăng phẩm cấp chè hoặc chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị cao như chè Oolong và chè xanh phục vụ thị trường xuất khẩu.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến chè Oolong, chè xanh chất lượng cao tại thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt, huyện Bảo Lâm, Lâm Hà; nhà máy chế biến chè xanh, chè ướp hương ở Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà. Việc đầu tư mới các nhà máy chế biến chè phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trang thiết bị, công nghệ và đảm bảo vùng nguyên liệu.
- Gắn đầu tư cơ sở chế biến với phát triển vùng nguyên liệu chất lượng cao, đảm bảo đồng bộ và hợp lý giữa năng lực chế biến của nhà máy và khả năng cung ứng của vùng nguyên liệu.
b) Chế biến cà phê:
- Nâng cao năng lực chế biến cà phê nhân của các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn, đến năm 2020 năng lực chế biến cà phê nhân đạt 445.000-450.000 tấn (chiếm 90-95% sản lượng cà phê của toàn tỉnh), trong đó 70% sản lượng được chế biến theo quy mô công nghiệp và 40% được chế biến theo công nghệ chế biến ướt.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị (phân loại, đánh bóng cà phê xuất khẩu) và nâng công suất các cơ sở chế biến cà phê hiện có tại thành phố Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm.
- Thu hút đầu tư, xây dựng mới các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu với công suất 5.000 - 20.000 tấn/nhà máy/năm tại thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, nhà máy chế biến cà phê chè theo công nghệ chế biến ướt với công suất từ 2.000-3.000 tấn/nhà máy/năm tại cụm công nghiệp Phát Chi, thành phố Đà Lạt và các nhà máy tinh chế cà phê với công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước gồm một số nhà máy chế biến cà phê hòa tan tổng công suất 4.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà; 01 nhà máy chế biến cà phê bột công suất 2.000 tấn/năm tại thành phố Bảo Lộc.
- Khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường (nhất là chế biến cà phê ướt) trong quá trình sản xuất.
- Xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, an toàn phục vụ công nghiệp chế biến; vận động nhân dân không thu hái quả xanh, khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ sơ chế, bảo quản, sân phơi, nhà kho để hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm achrotoxin A.
c) Chế biến rau:
- Tăng sản lượng rau, quả được sơ chế, chế biến, bảo quản đến năm 2020 đạt 900.000 tấn rau nguyên liệu (chiếm 40% tổng sản lượng rau quả toàn tỉnh), trong đó có 80% được chế biến theo quy mô công nghiệp, 20% chế biến theo quy mô hộ gia đình.
- Tập trung phát triển các sản phẩm rau đông lạnh (khoảng 160-170.000 tấn thành phẩm), rau sấy khô (7.000 tấn thành phẩm), có 50% cơ sở chế biến áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (HACCP, ISO);
- Khuyến khích doanh nghiệp nâng công suất và hiện đại hóa các cơ sở chế biến rau hiện có tại thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Đơn Dương; thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau, quả có công nghệ tiên tiến (cấp đông, sấy khô, chế biến, đóng hộp) gắn với phát triển vùng nguyên liệu an toàn tại Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; đặc biệt là nhà máy chế biến cà chua tại Đơn Dương với công suất 50-100 ngàn tấn/năm.
- Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước (ưu tiên các doanh nghiệp Nhật Bản) xây dựng các Trung tâm sau thu hoạch tại huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt để thu gom, phân loại, đóng gói và xuất khẩu rau sang các thị trường cao cấp; xây dựng các Khu công nghiệp - nông nghiệp tại huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương, thành phố Đà Lạt hoạt động theo mô hình khép kín từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau chất lượng cao với quy mô từ 100 ha trở lên.
- Cải tiến phương tiện thu hái và ứng dụng công nghệ xử lý sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu; xây dựng các điểm sơ chế, thu gom, kho bảo quản và phương tiện vận chuyển để giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%.
d) Chế biến hoa:
- Nâng tỷ lệ hoa cắt cành được sơ chế, xử lý, đóng gói và bảo quản đảm bảo yêu cầu tiêu thụ tại thị trường trong nước đạt trên 80% sản lượng hoa của toàn tỉnh, trong đó có sản lượng hoa cắt cành được xử lý đáp ứng yêu cầu xuất khẩu đạt khoảng 01 tỷ cành (chiếm 30% sản lượng hoa của toàn tỉnh);
- Thu hút các nhà đầu tư xây nhà máy chế biến, bảo quản, xuất khẩu hoa tại thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng với tổng công suất 600 triệu cành hoa/năm. Ưu tiên đầu tư Chợ đầu mối hoa tại thành phố Đà Lạt để thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói, bảo quản và tổ chức các giao dịch mua bán hoa tại Lâm Đồng.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tại thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Đơn Dương đầu tư hệ thống dây chuyền sơ chế, phân loại, đóng gói và bảo quản hoa để nâng cao chất lượng hoa thương phẩm, sử dụng hệ thống kho lạnh và phương tiện vận chuyển phù hợp để rút ngắn thời gian lưu giữ, vận chuyển, giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 5%.
đ) Chế biến sữa, thịt:
- Thu hút các doanh nghiệp lớn có tiềm lực kinh tế, công nghệ và thị trường tiêu thụ như Vinamilk, TH, Dutch Lady... đầu tư xây dựng 1-2 nhà máy chế biến sữa và các chế phẩm từ sữa với tổng công suất 100.000-120.000 tấn/năm tại huyện Đức Trọng và Đơn Dương, nâng cấp nhà máy chế biến sữa hiện có tại huyện Đơn Dương đa dạng hóa sản phẩm để sản xuất hết công suất thiết kế (đạt khoảng 10-12.000 tấn/năm), đến năm 2020 chế biến được 70% sản lượng sữa tươi nguyên liệu. Tiếp tục đầu tư, phát triển các trạm thu mua, thiết bị, phương tiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật để vận chuyển sữa tươi về chế biến tại nhà máy lớn trong cả nước. Phát triển đàn bò sữa theo quy mô trang trại và hộ gia đình, tổ chức tốt mạng lưới thu mua sữa tươi và xây dựng mối liên kết giữa nhà máy với người nuôi bò sữa.
- Thu hút đầu tư, xây dựng mới các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung gắn với các khu chăn nuôi tập trung nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường; tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm, hạn chế phát triển các cơ sở giết mổ thủ công, nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư. Đến năm 2020 tỷ lệ giết mổ công nghiệp đạt 40%, chuẩn bị điều kiện để thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, đóng hộp thịt xuất khẩu sau năm 2020.
e) Chế biến các loại nông sản khác:
- Chế biến trái cây, cây đặc sản: thu hút đầu tư, xây dựng mới 01-02 các nhà máy chế biến rau, quả đặc sản (dâu tây, atisô, hồng khô...) với công suất từ 3.000-4.000 tấn nguyên liệu/năm tại thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương; nhà máy chế biến tại Đạ Huoai với công suất khoảng 5.000 tấn/năm, cơ sở chế biến nấm xuất khẩu công suất 1.500-3.000 tấn/cơ sở/năm tại Bảo Lộc và Đơn Dương. Khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến rau, quả sử dụng nguyên liệu tại chỗ theo quy mô gia đình tại khu vực nông thôn.
- Sản xuất đồ uống: Nâng công suất và hiện đại hóa dây chuyền công nghệ các nhà máy chế biến rượu vang, rượu mùi, nước ép hiện có; thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rượu vang tại Đức Trọng, Đà Lạt công suất từ 3-5 triệu lít/năm, nhà máy sản xuất nước ép trái cây và rượu mùi tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đơn Dương, nhà máy sản xuất rượu trắng tại Đức Trọng công suất 03 triệu lít/năm. Đến năm 2020, sản lượng rượu vang, rượu mùi đạt 12 triệu lít/năm, rượu trắng đạt khoảng 06 triệu lít/năm; các loại nước ép trái cây, nước giải khát đạt 5 triệu lít/năm. Khuyến khích sử dụng trái cây đặc sản của địa phương để sản xuất đồ uống, đa dạng hóa sản phẩm và mẫu mã, nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; mở rộng thị trường cho thương hiệu các sản phẩm rượu vang.
- Chế biến tơ tằm: Khôi phục lại các cơ sở ươm tơ công nghiệp tại Bảo Lộc, từng bước chuyển từ ươm tơ thủ công sang ươm tơ cơ khí và tự động để nâng cao chất lượng tơ hướng tới thị trường cao cấp như Nhật Bản, Châu Âu, Châu Mỹ. Thu hút đầu tư mới 01 nhà máy chế biến tơ tằm tại thành phố Bảo Lộc với công suất 2.000 tấn/năm.
- Chế biến thức ăn chăn nuôi: Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Đức Trọng, công suất 20.000 - 30.000 tấn/năm (về lâu dài có thể nâng công suất lên 40.000 - 50.000 tấn/năm), nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 20.000 tấn/năm tại Đạ Tẻh. Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất thức ăn gia súc.
- Chế biến điều: Cơ giới hóa khâu bóc vỏ lụa và vỏ cứng, hiện đại hóa thiết bị cho nhà máy tại huyện Đạ Huoai, đến năm 2020 năng lực chế biến đạt 12.000 tấn nguyên liệu/năm.
- Chế biến cao su: Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế mủ cao su gắn với vùng nguyên liệu tại các huyện: Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, công suất 2.500-3.000 tấn/nhà máy/năm, sản lượng chế biến đến năm 2020 khoảng 12.000 - 13.000 tấn nguyên liệu/năm. Tập trung sơ chế mủ cao su để cung cấp bán thành phẩm cho ngành công nghiệp chế biến cao su trong nước và xuất khẩu; sản phẩm sơ chế chủ yếu là mủ tời và mủ khối với chủng loại sản phẩm: RSS 1 - RSS 6, SVR 10, SVR 20.
- Chế biến ca cao: Thu hút đầu tư các cơ sở sơ chế ca cao tại địa bàn huyện Cát Tiên, Đạ Huoai, Đạ Tẻh để nâng cao chất lượng ca cao nguyên liệu; đến năm 2020 sản lượng sơ chế hạt ca cao đạt 4.000 - 5.000 tấn/năm.
- Chế biến lúa gạo: Thu hút đầu tư các cơ sở sấy và xay xát lúa gạo tại các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Đơn Dương; khuyến khích đầu tư các dây chuyền chế biến tiên tiến; Tăng tỷ lệ lúa gạo chế biến công nghiệp, đến năm 2020 đạt khoảng 70% tổng sản lượng lúa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sấy, bảo quản, xay xát, dự trữ để tăng chất lượng lúa, gạo.
Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo
4. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 7.524 tỷ đồng, bao gồm:
a) Vốn ngân sách nhà nước (đầu tư hạ tầng kỹ thuật; khu, cụm công nghiệp): 2.701 tỷ đồng
b) Vốn doanh nghiệp và nhân dân (đầu tư thực hiện các dự án chế biến nông sản): 4.823 tỷ đồng
- Chế biến chè: 520 tỷ đồng;
- Chế biến cà phê: 630 tỷ đồng;
- Chế biến rau, hoa: 580 tỷ đồng;
- Chế biến sữa và thịt: 2.218 tỷ đồng;
- Các ngành chế biến khác: 875 tỷ đồng.
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
a) Vốn đầu tư:
- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thu mua, chế biến nông gắn với phát triển vùng nguyên liệu, đồng thời huy động nguồn vốn trong dân để phát triển làng nghề, xây dựng cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến nông sản cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến.
- Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, cung cấp các thông tin chi tiết về từng dự án và các cơ chế, chính sách ưu đãi của tỉnh cho các nhà đầu tư kịp thời để thu hút đầu tư. Tạo điều kiện cho nông dân được góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp chế biến nông sản bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Tập trung bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn ODA đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giao thông, điện và thủy lợi để tạo kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản và phát triển vùng nguyên liệu.
- Phát triển mạng lưới tín dụng nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động, cung ứng nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu mua, chế biến nông sản.
b) Phát triển vùng nguyên liệu:
- Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến.
- Tạo điều kiện và hỗ trợ các nhà đầu tư trong giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng để thực hiện dự án.
- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch vùng nguyên liệu theo hướng tập trung phát triển những ngành hàng có sức cạnh tranh cao, xác định diện tích cần thiết đối với từng loại cây trồng. Khuyến khích các tổ chức cá nhân tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Nghiên cứu và nhân rộng các mô hình sản xuất bền vững và hiệu quả.
c) Khoa học công nghệ:
- Xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng: GlobalGAP, VietGAP, Oganic, UTZ, 4C, Rainforest để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng HACCP, ISO trong chế biến nông sản.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo, hướng dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao những tiến bộ về giống, phương pháp canh tác, sơ chế, bảo quản cho nông dân để nâng cao chất lượng nguyên liệu phục vụ chế biến.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sáng kiến và đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị để cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra những mặt hàng có giá trị cạnh tranh cao.
d) Phát triển nguồn nhân lực:
- Thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, sơ chế, bảo quản nông sản, ngành nghề truyền thống.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ thuộc hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, đặc biệt tại cấp cơ sở theo Đề án kiện toàn mạng lưới khuyến nông viên cơ sở.
- Chú trọng công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho sản xuất và chế biến nông sản, xã hội hóa công tác đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng lao động và giải quyết việc làm, quan tâm đào tạo tại chỗ và thu hút lao động trẻ ở nông thôn.
- Khuyến khích phát triển liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chính sách thu hút đãi ngộ đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao về làm việc tại các cơ sở chế biến nông sản ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
đ) Phát triển thị trường:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản của tỉnh Rau Đà Lạt, Hoa Đà Lạt, Trà B’lao, Cà phê Di Linh, Dứa Cayenne Đơn Dương, Lúa gạo Cát Tiên, chuối Laba Đức Trọng, Cà phê chè Cầu Đất, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Lâm Đồng.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký sử dụng thương hiệu của tỉnh hoặc xây dựng thương hiệu riêng và bảo vệ thương hiệu đã đăng ký.
- Xây dựng các trung tâm giao dịch, chợ nông sản tại thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản sau chế biến tiếp cận thị trường dễ dàng.
- Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp trong công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm quảng bá sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước; Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá và phát triển thương mại điện tử.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng các kênh phân phối sản phẩm tại các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu.
e) Giải pháp về chính sách: Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, tập trung thực hiện các chính sách sau:
- Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chế biến nông, lâm sản của tỉnh.
- Kế hoạch hỗ trợ và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp tại Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 của UBND tỉnh.
1. Sở Công thương là cơ quan chủ trì triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn, theo dõi các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch;
- Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch;
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Công thương, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đưa vào cân đối kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm, tham mưu lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất, đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động của các nhà máy chế biến theo quy hoạch.
4. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
5. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập kế hoạch để triển khai thực hiện tốt các nội dung, giải pháp và đảm bảo tính hiệu quả của quy hoạch tại địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thủ trưởng các ngành, cơ quan, đoàn thể, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thi hành Quyết định từ ngày ký./
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC DỰ ÁN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN ƯU TIÊN THU HÚT ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 của UBND tỉnh)
TT | Dự án | Địa chỉ | Tổng công suất |
I | Chế biến chè |
|
|
1 | Nâng cấp các nhà máy chế biến chè hiện có | Các huyện |
|
2 | Nhà máy chế biến chè xanh chất lượng cao | Bảo Lộc | 5-6 ngàn tấn búp tươi/năm |
3 | Nhà máy chế biến chè Oolong | Bảo Lộc | 5-6 tấn búp tươi/ngày |
4 | Chế biến nước trà đóng chai | Bảo Lộc | 10-15 triệu chai/năm |
5 | Nhà máy chế biến chè xanh | Bảo Lâm, Lâm Hà | 10-12 ngàn tấn/năm |
6 | Nhà máy chế biến chè đặc sản, chè gói | Bảo Lâm | 3-4 ngàn tấn búp tươi/năm |
7 | Nhà máy chế biến chè đặc sản, chè ướp hương... | Lâm Hà | 5-6 tấn búp tươi/ngày |
II | Chế biến cà phê |
|
|
1 | Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có | Các huyện |
|
2 | Nhà máy chế biến cà phê nhân | Di Linh, Lâm Hà | 20-25 ngàn tấn/năm |
3 | Nhà máy chế biến cà phê nhân | Bảo Lâm | 5-6 ngàn tấn/năm |
4 | Nhà máy chế biến cà phê hòa tan | Đức Trọng, Lâm Hà | 3-4 ngàn tấn/năm |
5 | Nhà máy chế biến cà phê bột | Bảo Lộc | 1-2 ngàn tấn/năm |
III | Chế biến rau, hoa |
|
|
1 | Nhà máy chế biến rau quả đặc sản sấy khô và cấp đông | Đức Trọng | 40-50 ngàn tấn/năm |
2 | Nhà máy chế biến rau cấp đông | Đơn Dương | 20-30 ngàn tấn/năm |
3 | Nhà máy chế biến cà chua | Đơn Dương | 50-100 ngàn tấn/năm |
4 | Nhà máy chế biến rau cấp đông | Lâm Hà | 10-15 ngàn tấn/năm |
5 | Nhà máy sản xuất nước quả | Đà Lạt | 4-5 ngàn tấn/năm |
6 | Nhà máy xử lý, đóng gói hoa xuất khẩu | Đà Lạt, Đức Trọng | 600 triệu cành/năm |
IV | Chế biến sữa |
|
|
1 | Nhà máy chế biến sữa quy mô công nghiệp | Đức Trọng | 100 ngàn tấn/năm |
V | Các ngành chế biến khác |
|
|
1 | Nhà máy chế biến rượu vang, rượu mùi | Đà Lạt, Đức Trọng | 3-5 triệu lít/năm |
2 | Nhà máy sản xuất nước trái cây | Đạ Tẻh, Đơn Dương, Đạ Huoai | 1-3 triệu lít/năm |
3 | Nhà máy sản xuất rượu trắng công nghiệp | Đức Trọng | 2-3 triệu lít/năm |
4 | Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi | Đức Trọng, Đạ Tẻh | 20-30 ngàn tấn/năm |
5 | Cơ sở sơ chế mủ cao su | Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Bảo Lâm | 12-13 ngàn tấn/năm |
6 | Nhà máy chế biến nấm | Bảo Lộc, Đơn Dương | 1,5-3 ngàn tấn/năm |
7 | Nhà máy chế biến tơ tằm | Bảo Lộc | 2 ngàn tấn/năm |
8 | Nhà máy sơ chế ca cao | Đạ Tẻh | 4-5 ngàn tấn/năm |
9 | Nhà máy sấy và xay xát lúa | Đạ Tẻh, Cát Tiên | 30 ngàn tấn/năm |
10 | Nhà máy chế biến mắc ca | Đức Trọng, Di Linh | 4-5 ngàn tấn/năm |
- 1Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030
- 2Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
- 3Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương: Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 4Chỉ thị 08/2015/CT-UBND tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 2107/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 6Quyết định 95/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 định hướng đến năm 2025, các dự án chế biến tinh bột sắn
- 7Quyết định 2329/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học rắn và các sản phẩm sau dăm tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 8Quyết định 2645/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2016 - 2020
- 9Quyết định 785/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2015 thông qua Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 6Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 118/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- 8Quyết định 1120/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 9Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030
- 11Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 12Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
- 13Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương: Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 14Quyết định 880/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 2897/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 16Chỉ thị 08/2015/CT-UBND tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 17Quyết định 2107/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 18Quyết định 95/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 định hướng đến năm 2025, các dự án chế biến tinh bột sắn
- 19Quyết định 2329/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học rắn và các sản phẩm sau dăm tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 20Quyết định 2645/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2016 - 2020
- 21Quyết định 785/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 22Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2015 thông qua Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- Số hiệu: 774/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra