- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1419/QĐ-TTg năm 2009 về phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 221/2012/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4Luật bảo vệ môi trường 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2645/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 221/TTLT-BTC-BCT ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1462/TTr-SCT ngày 30/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc tổ chức thực hiện kế hoạch được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất công nghiệp trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất sạch hơn (sau đây viết tắt là SXSH) nhằm góp phần bảo vệ môi trường và phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Tạo cơ sở pháp lý để hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư cải tiến công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị áp dụng SXSH.
4. Đẩy mạnh hoạt động áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Mục tiêu chung:
a) Phổ biến rộng rãi SXSH vào thực tế sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Đẩy mạnh áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
c) Tăng cường khả năng cạnh tranh và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh và không ngừng giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Mục tiêu cụ thể từ năm 2016 đến năm 2020:
a) 90% cơ sở sản xuất công nghiệp được phổ biến về SXSH và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH.
b) 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 - 10% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.
c) 80% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn.
d) 100% cán bộ chuyên trách của Sở Công Thương đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực về SXSH trong công nghiệp:
a) Phối hợp với các cơ quan truyền thông, đài phát thanh truyền hình, báo Lâm Đồng xây dựng và triển khai chương trình truyền thông, phổ biến các thông tin, hình ảnh, mô hình, cơ sở dữ liệu, phim tư liệu về áp dụng SXSH để nâng cao nhận thức cho nhân dân và cơ sở sản xuất công nghiệp.
b) Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên sâu để đào tạo kỹ năng tư vấn, hướng dẫn SXSH cho cán bộ quản lý nhà nước và quản lý cơ sở sản xuất công nghiệp cấp huyện và tỉnh.
2. Hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.
a) Hỗ trợ thực hiện đánh giá khả năng áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 50% chi phí tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.
b) Xây dựng và phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật về SXSH trong công nghiệp như: sổ tay, đĩa ghi hình hướng dẫn về SXSH theo chuyên đề.
3. Hỗ trợ áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp:
a) Hỗ trợ chuyển giao áp dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng chi phí đầu tư của cơ sở sản xuất công nghiệp nhưng không quá 150 triệu đồng/cơ sở.
b) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng các giải pháp giúp giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu sau khi thực hiện đánh giá khả năng áp dụng SXSH. Mức hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng chi phí đầu tư của cơ sở sản xuất công nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/cơ sở.
c) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp xây dựng mô hình trình diễn về áp dụng SXSH. Mức hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng chi phí đầu tư của cơ sở sản xuất công nghiệp nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở.
d) Nhân rộng các mô hình áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng chi phí đầu tư của cơ sở sản xuất công nghiệp nhưng không quá 150 triệu đồng/cơ sở.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh:
a) Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoạt động đánh giá khả năng áp dụng SXSH và việc hỗ trợ áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.
b) Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết về tình hình áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động áp dụng SXSH trong công nghiệp tỉnh Lâm Đồng bao gồm vốn ngân sách địa phương và kinh phí đầu tư của các cơ sở sản xuất công nghiệp.
2. Tổng kinh phí (giai đoạn 2016 - 2020): 8.785.000.000đ (tám tỷ bảy trăm tám mươi lăm triệu đồng).
Chi tiết và phân kỳ cụ thể theo từng đề án tại các Phụ lục đính kèm.
1. Sở Công Thương:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Phần III của Kế hoạch đảm bảo tiến độ và mục tiêu đề ra.
b) Hàng năm, lập hồ sơ, dự toán kinh phí theo các quy định hiện hành để được phân bổ ngân sách triển khai thực hiện. Đồng thời, tranh thủ nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương; huy động các nguồn tài chính khác của tổ chức trong, ngoài nước và các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm; báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
2. Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng
a) Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ về SXSH.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ trong quá trình triển khai các mô hình áp dụng thử nghiệm SXSH.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì lồng ghép chương trình áp dụng SXSH trong công nghiệp vào nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm soát ô nhiễm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm nhằm giúp doanh nghiệp giảm phát thải trong sản xuất, cải thiện ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
b) Thông qua công tác thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường khuyến khích các chủ đầu tư sử dụng công nghệ mới, công nghệ thân thiện hơn với môi trường trong quá trình đầu tư mới các dự án sản xuất trong tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu Công nghiệp và các sở, ngành có liên quan
Phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo về hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
5. Sở Tài chính
a) Hàng năm, cân đối kinh phí sự nghiệp kinh tế theo khả năng ngân sách địa phương và tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền phê duyệt.
b) Hướng dẫn sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
6. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc
Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này, bố trí cán bộ có năng lực phụ trách triển khai SXSH trong công nghiệp trên địa bàn quản lý; định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện gửi báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp.
7. Các cơ sở sản xuất công nghiệp
a) Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu, đề ra giải pháp và xây dựng kế hoạch để từng bước áp dụng các giải pháp SXSH vào sản xuất tại đơn vị mình.
b) Đẩy mạnh triển khai áp dụng SXSH vào hoạt động sản xuất tại cơ sở sản xuất công nghiệp.
c) Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp đã áp dụng SXSH, định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá hiệu quả việc áp dụng SXSH tại đơn vị về Sở Công Thương.
d) Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời để Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh./.
CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
STT | Nội dung thực hiện | Mô tả | Kết quả dự kiến | Đơn vị thực hiện | Thời gian thực hiện | Kinh phí (triệu đồng) |
Nội dung 1: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp | ||||||
1 | Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp | Tập huấn cho lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật của các cơ sở sản xuất công nghiệp | Tăng cường nhận thức về lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc áp dụng sản xuất sạch hơn. Từ đó đẩy mạnh hoạt động áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. | - Chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Các cơ sở sản xuất công nghiệp. | 2016 - 2018 | 240 (80tr/năm x 3 năm) |
2 | Tổ chức lớp tập huấn tư vấn, hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch cho các cán bộ thuộc mạng lưới áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | Tập huấn về SXSH cho các cán bộ của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và các Phòng kinh tế các huyện và thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | Nâng cao trình độ, kỹ năng tư vấn, hướng dẫn triển khai áp dụng SXSH cho các cán bộ quản lý trên địa bàn Tỉnh. | - Chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Phòng Kinh tế địa phương | 2016 - 2017 | 100 (50tr/năm x 2 năm) |
3 | Xây dựng tư liệu về SXSH trong tỉnh | Xây dựng các phóng sự giới thiệu các mô hình áp dụng SXSH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | Các phóng sự sẽ giới thiệu các giải pháp, công nghệ đã được áp dụng tại doanh nghiệp giúp giới thiệu và nhân rộng hoạt động áp dụng sản xuất sạch hơn. | - Chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh và truyền hình Lâm Đồng và các đơn vị áp dụng sản xuất sạch hơn. | 2016 - 2020 | 175 (35tr/1 phóng sự /năm x 5 năm) |
Nội dung 2. Hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp | ||||||
1 | Thực hiện đánh giá khả năng áp dụng SXSH tại doanh nghiệp | Khảo sát, lựa chọn và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đánh giá khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn. | Đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH tại 15 cơ sở sản xuất công nghiệp. | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Các chuyên gia, đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. | Năm 2016 - 2020 | 750(3CS/năm x 5 năm x 50 tr/CS |
2 | Xây dựng tài liệu hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật về SXSH | Xây dựng các tài liệu hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật áp dụng SXSH cho ngành sản xuất chè, rau quả, tinh chế gỗ, dệt may, khoáng sản. | Tài liệu, sổ tay, đĩa ghi hình hướng dẫn áp dụng SXSH và phát hành cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Đơn vị tư vấn, các đơn vị sản xuất công nghiệp. | 2016 - 2019 | 150 (5 năm x 30 triệu/năm) |
Nội dung 3: Hỗ trợ áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. | ||||||
1 | Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp chuyển giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường. | Hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ mới thân thiện với môi trường (tại 12 cơ sở sản xuất công nghiệp). | Tăng cường đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp góp phần nâng cao tỷ lệ áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp | - Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ - Đơn vị phối hợp: UBND các địa phương, các cơ sở sản xuất công nghiệp. | 2016 - 2019 | 1.800 (3CS/năm x 4 năm x 150tr/CS) |
2 | Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng giải pháp giúp giảm thiểu tiêu hao nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất sau khi thực hiện đánh giá SXSH | Hỗ trợ kinh phí đầu tư các giải pháp nhằm giúp giảm thiểu tiêu hao nguyên, vật liệu trong quá trình sản xuất (20 cơ sở sản xuất công nghiệp) | Giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu, tăng hiệu quả sản xuất, góp phần giảm thiểu phát thải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: UBND các địa phương; các cơ sở sản xuất công nghiệp. | 2016 - 2020 | 2.000 (4CS/năm x 5 năm x 100tr/CS) |
3 | Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng mô hình về áp dụng SXSH. | Hỗ trợ tư vấn hướng dẫn kỹ thuật, cho 10 cơ sở sản xuất công nghiệp làm mô hình trình diễn thí điểm - Lựa chọn, xác định dự án. - Triển khai dự án. - Tổ chức đánh giá. | - Giúp cho doanh nghiệp thấy được lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường khi thực hiện SXSH. - Làm cơ sở để nhân rộng mô hình áp dụng SXSH. | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên quan, UBND địa phương và các cơ sở sản xuất công nghiệp. | 2016 - 2020 | 2.000 02CS/năm x 200tr/CS x 5năm) |
4 | Nhân rộng mô hình áp dụng SXSH trên địa bàn Tỉnh. | Hỗ trợ xây dựng các mô hình về áp dụng SXSH đã được đầu tư có hiệu quả tại tỉnh Lâm Đồng | Nhân rộng và đẩy mạnh áp dụng SXSH tại 10 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: các cơ sở sản xuất công nghiệp. | 2016-2020 | 1.500 (2CS/năm x 150tr/CS/ năm x 5 năm) |
Nội dung 4. Xây dựng và thực hiện các giải pháp để tổ chức quản lý. | ||||||
1 | Hội nghị sơ kết, tổng kết | Tổng kết, đánh giá hoạt động SXSH giai đoạn 2016 - 2018, giai đoạn 2016 - 2020 và đề ra kế hoạch giai đoạn tiếp theo. Đồng thời qua đó phát động tuyên truyền các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH. | Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hoạt động cho các năm. | - Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên quan, UBND địa phương và các cơ sở sản xuất công nghiệp. | Quý IV năm 2018 và năm 2020 | 70 |
BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TT | Nội dung | Kinh phí thực hiện (triệu đồng) | |||||
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Tổng | ||
1 | Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về SXSH trong công nghiệp | 165 | 165 | 115 | 35 | 35 | 515 |
2 | Hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp | 180 | 180 | 180 | 180 | 180 | 900 |
3 | Hỗ trợ áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. | 1.550 | 1.550 | 1.550 | 1.550 | 1.100 | 7.300 |
4 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh. | 0,0 | 0,0 | 30 | 0,0 | 40 | 70 |
Tổng cộng | 1.915 | 1.915 | 1.900 | 1.780 | 1.370 | 8.785 |
- 1Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 2Quyết định 1376/QĐ-UBND năm 2015 quy định phân công, phối hợp trong việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện an toàn thực phẩm do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 53/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Quyết định 2813/QĐ-UBND năm 2008 Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng
- 5Kế hoạch 531/KH-UBND năm 2016 áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020
- 6Quyết định 1849/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1419/QĐ-TTg năm 2009 về phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 221/2012/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 6Quyết định 1376/QĐ-UBND năm 2015 quy định phân công, phối hợp trong việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện an toàn thực phẩm do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 53/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 2813/QĐ-UBND năm 2008 Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng
- 9Kế hoạch 531/KH-UBND năm 2016 áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020
- 10Quyết định 1849/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020
Quyết định 2645/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2016 - 2020
- Số hiệu: 2645/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực