Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 721/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN TỪ NĂM 2011 (ĐỢT 2)

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 và Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 2808/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt danh mục các chương trình, dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ các biên bản họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, xét chọn tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2011-2015;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ trưởng Vụ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục các dự án khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2011 (đợt 2) theo phụ lục đính kèm.

Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Tài chính, Trung tâm Khuyến nông quốc gia chỉ đạo và hướng dẫn các Tổ chức chủ trì và cá nhân Chủ nhiệm dự án triển khai thực hiện các dự án theo các quy định quản lý nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ trưởng Vụ Tài chính; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Tổ chức chủ trì, cá nhân Chủ nhiệm dự án, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 


DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN TỪ NĂM 2011 (ĐỢT 2)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 721/QĐ-BNN-KHCN ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT)

TT

Tên dự án

Tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm

Mục tiêu

Dự kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Kinh phí (Tr.đ)

Địa điểm triển khai

Tổng

2011

2012

2013

I

Chương trình khuyến lâm

 

37.493

15.400

13.700

8.393

 

1

Trồng rừng cây nguyên liệu thâm canh

Trung tâm KNQG; Nguyễn Viết Khoa

Góp phần thực hiện mục tiêu chương trình phát triển rừng kinh tế chủ lực cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ; tạo nguồn nguyên liệu bền vững, ổn định phục vụ sản xuất giấy, ván dăm, ván nhân tạo và chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp vùng nguyên liệu.

1530 ha rừng keo tai tượng, 131 ha rừng bạch đàn tỷ lệ sống trên 90%, trữ lượng từ 18 - 25m3/năm. 1308 hộ được tập huấn, 1400 người được tập huấn ngoài mô hình. 10 bộ tài liệu thông tin.

2011-2013

15.000

6.000

6.000

3.000

Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Lâm Đồng.

2

Trồng cây phân tán thâm canh

Trung tâm KNQG; Nguyễn Đức Hải

Phát triển trồng cây phân tán, góp phần sử dụng có hiệu quả diện tích đất có tiềm năng trồng cây lâm nghiệp ở vùng đồng bằng; tăng thu nhập cho người dân từ sản phẩm cây phân tán; tạo cảnh quan môi trường, tăng độ che phủ của rừng.

Xây dựng được 408 ha (677.280 cây) trồng keo tai tượng, 57 ha (114.000 cây) trồng bạch đàn uro, 20,6 ha (20.600 cây) trồng Lát hoa. 400 lượt hộ nông dân được tập huấn trong xây dựng mô hình, 560 lượt người được tập huấn ngoài mô hình.

2011-2013

5.400

2.400

2.000

1.000

Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang.

3

Trồng cây lâm sản ngoài gỗ làm nguyên liệu

Trung tâm KNQG; Nguyễn Kế Tiếp

Nâng cao nhận thức người dân về giá trị của lâm sản ngoài gỗ làm nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, tiêu thụ trong nước; giúp nông dân phát triển và sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ từ đó tăng thu nhập và giảm sức ép đến rừng.

Trồng mới và chăm sóc được 457,9 ha Mây nếp, 91 ha Luồng. Tỷ lệ cây sống 95% Đào tạo được 555 lượt người

2011-2013

6.743

2.600

2.500

1.643

9 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn

4

Trồng rừng gỗ lớn thâm canh (Keo tai tượng, Bạch đàn Urô)

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Đặng Kim Vui

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn thâm canh cho chủ rừng và nông dân miền núi; góp phần làm tăng năng suất rừng trồng khoảng 10% so với các mô hình quảng canh của nông dân, nâng cao tỷ lệ trồng cây gỗ lớn, tạo nguyên liệu trong nước

697 ha rừng cây gỗ lớn; 540 nông dân được đào tạo; 3590 lượt nông dân được tham gia hội thảo

2011-2013

7.850

3.300

2.300

2.250

9 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Đắc Lắc, Kon Tum, Ninh Thuận,

5

Trồng cây Lâm sản ngoài gỗ thực phẩm

Trung tâm khuyến nông Lào Cai; Nguyễn Thị Dung

Nâng cao nhận thức người dân về giá trị của lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm đối với phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo tồn tài nguyên rừng; giúp nông dân phát triển và sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ từ đó tăng thu nhập và giảm sức ép đến rừng.

Trồng được 144 ha Thảo quả ở 210 hộ gia đình; 69,6 ha Tre măng Bát độ ở 60 hộ gia đình tại 3 tỉnh;

- Nâng cao năng lực cho ít nhất 265 lượt nông dân thông qua các hoạt động tập huấn kỹ thuật và tham quan học tập.

2011-2013

2.500

1.100

900

500

3 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu

II

Chương trình khuyến công

46.350

15.450

15.450

15.450

 

1

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa

Trung tâm KNQG Hà Văn Biên

Phát triển dự án cơ giới hóa tổng hợp trong sản xuất lúa nhằm giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất, khắc phục được tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo kịp thời vụ; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng thu nhập cho người sản xuất; nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH HĐH nông nghiệp nông thôn.

Quy mô: 147 mô hình/3 năm triển khai trên diện tích 3200 ha/3 năm với 109 điểm triển khai/3 năm. Triển khai được 10 máy làm đất đa năng/năm, 30 máy gặt đập liên hợp các loại/năm). Đào tạo tập huấn cho 1470 lượt nông dân/năm. Tổ chức cho 3920 lượt nông dân đến tham quan học tập/năm. Tăng năng suất lao động từ 30-40 lần; giảm chi phí sản xuất 25-30%; tăng hiệu quả kinh tế từ 20-40%.

2011-2013

25.500

8.500

8.500

8.500

Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Đắc Nông, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang

2

Cơ giới hóa trong sản xuất mía

Trung tâm KNQG Đinh Hải Đăng

Phát triển dự án cơ giới hóa trong sản xuất mía nhằm giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất, khắc phục tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo kịp thời vụ; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất; nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

Quy mô: 90 mô hình/ 3 năm; tổng diện tích 1.200ha. Hỗ trợ vật tư, thiết bị: 180 máy làm đất, 30 máy chặt mía giải hàng, 150 máy nâng xếp mía. Đào tạo tập huấn cho 2.700 lượt nông dân. Tổ chức cho 7.200 lượt nông dân đến tham gia học tập. Giảm chi phí sản xuất 30-35%, Tăng hiệu quả kinh tế từ 20-30%.

2011-2013

18.000

6.000

6.000

6.000

Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,Khánh  Hòa, Gia Lai, Bình Thuận, Kon Tum, Đắc Nông, Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Ninh Thuận.

3

Xây dựng mô hình tổ hợp tác và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch.

Trung tâm KNQG Nguyễn Đức Khắc

Phát triển mô hình Tổ hợp tác và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất muối sạch nhằm giúp diêm dân thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng muối đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Quy mô 12 ha: Tăng năng suất từ 80 lên 120 Tấn/ha/năm; Tập huấn cho 600 người trực tiếp tham gia mô hình; Đào tạo cho 1200 người ngoài mô hình; Tăng thu nhập cho người lao động từ 1,6-2,0 Triệu đồng

2011-2013

2.850

950

950

950

Hải Phòng, Thái Bình; Nam Định, Thanh Hóa; Nghệ An; Quảng Bình; Hà Tĩnh; Quảng Trị

III

Các Hội, đoàn thể chính trị

15.900

5.300

5.300

5.300

 

1

Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn; Nguyễn Thị Loan

Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng tiềm năng mặt nước tại các vùng nông thôn, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, tạo nguồn thực phẩm tại chỗ; giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người nông dân và quản lý cộng đồng dự án hồ chứa

Quy mô 12ha, năng suất 9 tấn/ha, đào tạo 270 lượt người/năm trong và ngoài mô hình.

2011-2013

1.500

500

500

500

Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

2

Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại các tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Yên

Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn; Nguyễn Thị Loan

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng; góp phần hình thành vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trong việc tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu; từng bước hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất từ quản lý, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm (áp dụng VietGAP)

Quy mô 72ha, năng suất bình quân trên 20 tấn/ha, tập huấn 1260 lượt nông dân trong và ngoài mô hình.

2011-2013

1.800

600

600

600

Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Yên

3

Phát triển chăn nuôi gia cầm ATSH và áp dụng VietGAP tại các tỉnh: Lạng Sơn, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Bình, Nghệ An, Bà Rịa Vũng Tàu

Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn; Phạm Văn Đức

Giúp nông dân nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo hướng ATSH và áp dụng VietGAP; góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, tăng thu nhập cho nông dân

Quy  mô 21.000 con, tập huấn kỹ thuật cho 294 lượt người/năm trong và ngoài mô hình; tỷ lệ sống đạt ³ 95%, trọng lượng xuất chuồng đạt ³ 2kg/con

2011-2103

1.200,0

400,0

400,0

400,0

Lạng Sơn, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Bình, Nghệ An, Bà Rịa Vũng Tàu

4

Phát triển kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo gia súc lớn tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình

Hội LH phụ nữ Việt Nam; Phạm Thị Hà

Giúp nông dân phát triển nghề chăn nuôi gia súc ăn cỏ lấy thịt (trâu, bò, dê, cừu) theo hướng trang trại và sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt trong chăn nuôi gia súc lấy thịt, bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho người chăn nuôi

Quy mô 350 con bò vỗ béo/ năm; tốc độ tăng trọng đạt ³700g/con/ngày; tập huấn kỹ thuật cho 240 lượt người/năm

2011-2103

1.500

500

500

500

Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình

5

Phát triển sản xuất giống lúa chất lượng tại các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Điện Biên

Hội LH phụ nữ Việt Nam; Phạm Thị Hà

Cung cấp cho sản xuất nguồn giống lúa chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa; đưa những giống lúa mới vào sản xuất, góp phần hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao.

Quy mô 70ha/năm, năng suất dự kiến đạt 4,8 - 5,5 tấn/ha, tập huấn kỹ thuật cho 270 lượt người/ năm

2011-2103

1.500

500

500

500

Bắc Giang, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Điện Biên

6

Phát triển kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo gia súc lớn tại các tỉnh: Thanh Hóa, Lào Cai, Tuyên Quang

Hội Cựu chiến binh VN; Hà Sỹ Hiệp

Giúp nông dân phát triển nghề chăn nuôi gia súc ăn cỏ lấy thịt (bò) theo hướng trang trại và sản xuất hàng hóa; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt trong chăn nuôi gia súc lấy thịt, bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho người chăn nuôi

Quy mô 520 con bò vỗ béo/ năm; tốc độ tăng trọng đạt ³700g/con/ngày; tập huấn kỹ thuật cho 300 lượt người/ năm

2011-2103

2.400

800

800

800

Thanh Hóa, Lào Cai, Tuyên Quang

7

Phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAP tại các tỉnh: Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La

Trung ương Đoàn TN CSHCM; Nguyễn Thanh Hương

Hình thành các vùng nuôi tập trung, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu đảm bảo ATVSTP; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, thay đổi cơ cấu vùng cải thiện đời sống

Quy mô 12ha, năng suất 8 - 14 tấn/ha, tập huấn 600 lượt thanh niên

2011-2103

1.200

400

400

400

Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La

8

Phát triển trồng mới cây ăn quả đặc sản (quýt) theo hướng GAP tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tĩnh

Trung ương Đoàn TN CSHCM; Phương Đình Anh

Góp phần mở rộng diện tích các giống cây ăn quả đặc sản bản địa và các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, cạnh tranh với hàng hóa nhập và xuất khẩu; góp phần định hướng sản xuất cây ăn quả theo hướng VietGAP

Quy mô 81ha, tập huấn 900 lượt thanh niên nông thôn

2011-2103

1.800

600

600

600

Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tĩnh

9

Chăn nuôi lợn ATSH và áp dụng VietGAP tại các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Tiền Giang, Nghệ An, Cần Thơ

Cục Quân nhu; Lê Thành Vinh

Góp phần nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật của bộ đội trong việc chăn nuôi lợn an toàn sinh học; nâng cao năng suất, chất lượng thịt trong chăn nuôi lợn, phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, cải thiện đời sống bộ đội

Quy mô 500 con/năm; tập huấn 150 lượt người/năm, tham quan 150 lượt người/năm

2011-2013

900

300

300

300

E12, F3, Quân khu 1 (Lạng Sơn); F325 Quân đoàn 2 (Bắc Giang); Trường quân sự Quân khu 9 (Sóc Trăng); Kho K895 Tổng cục kỹ thuật (Thanh Hóa); đoàn 229 Quân khu 9 (Tiền Giang); Lữ đoàn 414 Quân khu 4 (Nghệ An); Lữ đoàn phòng không 226 Quân khu 9 (Cần Thơ)

10

Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, An Giang

Cục Quân nhu; Nguyễn Đăng Hà

Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng tiềm năng mặt nước, tạo nguồn thực phẩm tại chỗ nhằm cải thiện đời sống bộ đội

Quy mô 2,4ha/năm; năng suất đạt 8 tấn/ha; tập huấn 150 lượt người/năm; tham quan học tập 150 lượt người/ năm

2011-2013

1.200

400

400

400

Trường Quân sự quân khu 1 (Thái Nguyên); Sư đoàn 316 (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang); E299 Quân đoàn 1 (Hòa Bình); Trường Sỹ quan tăng thiết giáp (Vĩnh Phúc); E3, F330 Quân khu 9 (An Giang);

11

Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại các tỉnh: Bắc Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Phú Thọ, Đồng Tháp

Cục Quân nhu; Lê Thành Vinh

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho bộ đội nâng cao trình độ sản xuất rau an toàn và chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống bộ đội

Quy mô 4ha/năm; năng suất rau ăn lá đạt 100 tấn/ha; tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt người/năm; tham quan học tập 100 lượt người/năm

2011-2013

900

300

300

300

E2, F3 Quân khu 1 (Bắc Giang); E18, F325 Quân đoàn 2 (Bắc Giang); Lữ đoàn phòng không 241 Quân đoàn 1 (Ninh Bình); E684 Quân khu 4 (Nghệ An); Lữ đoàn 297 Quân khu 2 (Phú Thọ); E9, F8 Quân khu 9 (Đồng Tháp)

IV

Dự án Khuyến ngư

1.500

500

500

500

 

1

Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Ninh Thuận; Đỗ Kim Tâm

Ứng dụng công nghệ lồng lưới vào trồng rong Sụn mang tính sản xuất bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trồng rong Sụn cho bà con nông - ngư dân

Quy mô 4ha/năm; năng suất rong Sụn quy khô đạt 20 tấn/ha; tập huấn kỹ thuật cho 150 lượt người/năm; tham quan học tập 200 lượt người/năm

2011-2013

1.500

500

500

500

Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa

Tổng cộng (I+II+III+IV)

101.243

36.650

34.950

29.643

 

(Một trăm linh một tỷ hai trăm bốn mươi ba triệu đồng)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 721/QĐ-BNN-KHCN năm 2011 phê duyệt danh mục dự án khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2011 (Đợt 2) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 721/QĐ-BNN-KHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/04/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/04/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.