Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 610/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 03 tháng 03 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số 344/2019/BGDĐT- GDTrH ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới;
Căn cứ Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 186/TTr-SGDĐT ngày 03/02/2019 về việc đề nghị phê duyệt Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình và Công văn số 391/SGDĐT ngày 26/02/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổng hợp ý kiến góp ý Dự thảo Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
I | CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH |
II | QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH |
III | MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH |
IV | YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
V | ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC |
VI | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC |
VII | NỘI DUNG VÀ PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG |
| 1. Cấp tiểu học |
| 2. Cấp THCS và THPT |
| 3. Nội dung, yêu cầu cần đạt đối với từng lớp |
| Lớp 1 |
| Lớp 2 |
| Lớp 3 |
| Lớp 4 |
| Lớp 5 |
| Lớp 6 |
| Lớp 7 |
| Lớp 8 |
| Lớp 9 |
| Lớp 10 |
| Lớp 11 |
| Lớp 12 |
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
3. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
4. Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/1/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông.
5. Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông.
6. Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 - 2021.
7. Kế hoạch số 1027/KH-UBND ngày 09/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
8. Kế hoạch số 1309/KH-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tổ chức biên soạn và triển khai nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nội dung giáo dục địa phương hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nội dung giáo dục địa phương; bản sắc văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của thời đại.
2. Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung thống nhất của quê hương Quảng Bình mang tính thống nhất, gồm các lĩnh vực: văn hóa, lịch sử truyền thống; địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; chính trị - xã hội, môi trường; chính sách an sinh xã hội;…đạo đức….
3. Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học. Mỗi nhà trường triển khai Chương trình nội dung giáo dục địa phương trong khuôn khổ kế hoạch giáo dục nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
4. Đảm bảo tính khoa học, đồng thời phải đảm bảo tính sư phạm, vừa sức, phù hợp với các đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh, tránh trùng lặp với Chương trình giáo dục phổ thông các môn học và các hoạt động giáo dục khác.
1. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương.
2. Hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, khả năng tự định hướng nghề nghiệp, khả năng thích ứng cuộc sống,…
3. Phát triển tình yêu, niềm tự hào và gắn bó với quê hương, với cộng đồng địa phương; ý thức được vai trò của bản thân và ý nghĩa của sự gắn kết, hòa nhập với cộng đồng, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng quê hương và cộng đồng; có ý thức giữ gìn truyền thống quê hương, phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương; chuẩn bị cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.
4. Góp phần đáp ứng nhu cầu và định hướng phát triển của địa phương (về con người, văn hóa, KT-XH…), đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực địa phương, sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan tại địa phương trong công tác giáo dục.
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
Chương trình giáo dục địa phương góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. Các phẩm chất chủ yếu sau:
- Yêu quê hương, đất nước; trân trọng những đóng góp của thế hệ trước.
- Có tinh thần, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương.
- Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, sống có trách nhiệm với bản thân và với địa phương mình.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
Chương trình giáo dục của địa phương góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Các năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học;
+ Năng lực tìm hiểu, khám phá;
+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động;
+ Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.
V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp vào các hoạt động trải nghiệm và các môn học, cấp THCS và THPT nội dung này được giảng dạy với thời lượng 35 tiết/khối, lớp. Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục địa phương, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.
2. Kết hợp những phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại tùy theo tình huống dạy học cụ thể nhằm tích cực hóa hoạt động của người học. Chú trọng những phương pháp: Dạy học nhóm, dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề … Đây là những phương pháp dạy học phổ biến để phát triển năng lực cho học sinh như năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo…đáp ứng mục tiêu của chương trình tổng thể.
3. Kết hợp học tập trên lớp với tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá, thực hiện dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện,… nhằm gắn lí luận với thực tiễn, tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội… địa phương cho học sinh.
4. Cần chú ý tới những đặc điểm riêng của lứa tuổi để có những phương pháp dạy học phù hợp.
1. Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để phát triển chương trình nội dung giáo dục của địa phương theo hướng điều chỉnh nâng cao tính khả thi.
2. Nhà trường và giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 Quy đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp tổ chức đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương cũng như kết quả thực hiện chương trình giáo dục địa phương nhằm quản lý chất lượng các hoạt động dạy học nói chung và chất lượng chương trình giáo dục địa phương nói riêng ở nhà trường.
4. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá: giáo viên nhận xét, đánh giá; học sinh tự đánh giá, đánh giá sản phẩm của học sinh….Hình thức tổ chức đánh giá, phương thức đánh giá phải bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực cho học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.
5. Kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương được ghi vào hồ sơ của học sinh phù hợp với yêu cầu đề ra của từng nội dung chủ đề: nêu nhận xét hoặc cho điểm. Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại.
VII. NỘI DUNG VÀ PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG
TT | Chủ đề | Nội dung | Khối lớp | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Cuộc sống quanh em | - Đặc điểm địa lí, dân cư; Lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; Cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; Các công trình công cộng tại địa phương nơi em sinh sống; Phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân ở địa phương; Món ăn, sản vật đặc trưng của địa phương; - Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; Xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; Bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. | x | x | x | x | x |
2 | Cảnh đẹp quê em | Những cảnh đẹp quê hương nơi em sinh sống và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Bình như: Vườn Quốc gia Phong Nha, Kẻ bàng; Cửa biển Nhật Lệ, Núi Thần Đinh; Khu danh thắng Lý Hòa; Vũng Chùa - Đảo Yến… | x | x | x | x | x |
3 | Người có công với quê hương, đất nước | Những người có công với quê hương nơi em sinh sống (các thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, lãnh đạo Đảng, đoàn thể, chính quyền, tổ chức hội các cấp); Các danh nhân văn hóa, các nhân vật lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình và trong cả nước có đóng góp với quê hương Quảng Bình như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; Mẹ Suốt; Đề đốc Lê Trực; Thiếu tướng Hoàng Sâm… | x | x | x | x | x |
4 | Lễ hội quê em | Một số lễ hội truyền thống nơi em sinh sống và một số lễ hội truyền thống đặc sắc của tỉnh Quảng Bình như: Lễ hội đua bơi thuyền trên sông Kiến Giang (Lệ Thủy); Lễ Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa; Lễ hội đập trống Ma Coong (Bố Trạch); Lễ hội cầu ngư; Nghệ thuật Bài chòi… | x | x | x | x | x |
5 | Nghệ thuật truyền thống | Một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở nơi em sinh sống và một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của tỉnh Quảng Bình như: Hò khoan Lệ Thủy, ca trù ở làng Đông Dương, Quảng Trạch, Hò thuốc Minh Hóa, Hò Hụi Cảnh Dương, Hát ru Quảng Bình, Hát Nhà trò, Hát Bài chòi… | x | x | x | x | x |
6 | Làng nghề truyền thống | Một số làng nghề truyền thống nơi em sinh sống và một số làng nghề truyền thống nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình như: Làng nghề đan lát Thọ Đơn; Làng nghề Bánh tráng Tân An; Làng nghề rèn đúc Quảng Hòa (Ba Đồn)… |
|
| x | x | x |
7 | Di tích lịch sử | Một số di tích lịch sử nơi em sinh sống và một số di tích lịch sử nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như: Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, Hang Lèn Hà, Hang Tám Cô… |
|
|
| x | x |
Chủ đề | Số tiết | ||||||
Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 | |
Các vấn đề về văn hóa | 08 | 08 | 08 | 07 | 08 | 08 | 06 |
Lịch sử, truyền thống | 07 | 08 | 07 | 05 | 08 | 07 | 06 |
Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp | 07 | 06 | 08 | 10 | 08 | 09 | 08 |
Môi trường | 07 | 07 | 04 | 03 | 04 | 03 | 06 |
Các vấn đề chính trị - xã hội |
|
|
| 01 | 01 | 02 | 02 |
Chính sách an sinh xã hội |
|
|
| 01 | 01 | 01 | 02 |
Giáo dục đạo đức, tư tưởng | 02 | 02 | 04 | 04 | 01 | 01 | 01 |
Kiểm tra | 04 | 04 | 04 | 04 | 04 | 04 | 04 |
Tổng cộng | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 |
3. Nội dung, yêu cầu cần đạt đối với từng lớp
LỚP 1
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Nêu được tên của bản/làng/khu phố nơi em sống, địa chỉ của gia đình. - Kể tên được các công trình công cộng trong bản/làng/khu phố nơi em sống. - Mô tả được ở mức độ đơn giản quang cảnh nơi em ở. - Nhận diện được một số nguy hiểm từ môi trường sống đối với bản thân để phòng tránh. - Biết thiết lập các mối quan hệ với hàng xóm láng giềng, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng. - Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp. - Thực hiện được một số việc làm phù hợp lứa tuổi bảo vệ môi trường sống xung quanh em. |
2 | Cảnh đẹp quê em | - Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống. - Biết bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sống. - Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch đẹp. - Thực hiện được một số việc làm phù hợp lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp. |
3 | Người có công với quê hương, đất nước | - Nhận biết được hình ảnh, nêu được tên, ngày tháng năm sinh, quê quán của một số người có công với quê hương, bản/làng/khu phố nơi em sinh sống và những danh nhân văn hóa, các nhân vật lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. - Kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước. - Thực hiện được những việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn đối với những người có công với quê hương, đất nước. |
4 | Lễ hội quê em | - Kể được tên một số lễ hội truyền thống ở nơi em sinh sống và một số lễ hội truyền thống nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình; nêu được thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội. - Mô tả ở mức đơn giản một số hoạt động chính của lễ hội bằng tranh ảnh hoặc lời nói. - Nêu được một số hành động tham gia lễ hội an toàn và bảo vệ môi trường cảnh quan của lễ hội. |
5 | Nghệ thuật truyền thống | - Nghe và tìm hiểu giai điệu một số làn điệu dân ca nơi em sinh sống và một số làn điệu dân ca tiêu biểu ở Quảng Bình. - Hát được một vài câu làn điệu dân ca địa phương quen thuộc. - Tham gia các hoạt động nghệ thuật phù hợp lứa tuổi của nhà trường, địa phương nơi em ở. |
LỚP 2
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Nêu được tên, vị trí của xã/phường/thị trấn nơi em ở dựa vào lược đồ; kể được tên một số bản/làng/ khu phố và công trình công cộng ở xã/phường/thị trấn nơi em ở. - Giới thiệu được với bạn bè, người thân về xã/phường/thị trấn nơi em sinh sống, một số đặc sản/món ăn truyền thống ở địa phương em. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh, chăm sóc, bảo vệ cảnh quan môi trường ở trường học, các khu vực công cộng… - Biết thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và trong hoạt động vì cộng đồng. |
2 | Cảnh đẹp quê em | - Kể tên một số cảnh quan thiên nhiên đẹp ở địa phương em và một số danh lam thắng cảnh nối tiếng của tỉnh Quảng Bình. - Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên/danh lam thắng cảnh. - Thực hiện được những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường các danh thắng quê hương. - Tham gia vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức. |
3 | Người có công với quê hương, đất nước | - Nhận biết được hình ảnh, tìm hiểu được những thông tin cơ bản về những người có công với địa phương, xã/phường/thị trấn nơi em sống, với tỉnh Quảng Bình. - Nêu được một số đức tính tốt đẹp của các nhân vật đó. - Thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm tốt trong học tập và rèn luyện. |
4 | Lễ hội quê em | - Nêu được thời gian, địa điểm tổ chức một số lễ hội truyền thống ở nơi em sinh sống và một số lễ hội đặc sắc của tỉnh Quảng Bình. - Mô tả ở mức đơn giản một số hoạt động chính của lễ hội bằng tranh ảnh hoặc lời nói. - Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường tại lễ hội. |
5 | Nghệ thuật truyền thống | - Kể tên và nhận biết giai điệu một số làn điệu dân ca nơi em sinh sống và một số làn điệu dân ca tiêu biểu ở Quảng Bình. - Biết hát một làn điệu dân ca đơn giản của địa phương em. - Nhận biết được một số nhạc cụ dân tộc quen thuộcdùng trong nghệ thuật truyền thống. - Yêu thích các làn điệu dân ca địa phương. |
LỚP 3
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Xác định được vị trí của huyện/thị xã/thành phố nơi em ở trên lược đồ. - Nhận biết được một số dấu hiệu ô nhiễm và có hành động bảo vệ môi trường ở huyện/thị xã/thành phố nơi em sinh sống. - Nêu được các dân tộc đang sinh sống và một số phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân địa phương em. - Tuyên truyền để góp phần xóa bỏ thói quen sinh hoạt lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. |
2 | Cảnh đẹp quê em | - Nắm được và giới thiệu một số cảnh quan thiên nhiên đẹp/danh lam thắng cảnh ở huyện/thị xã/thành phố nơi em sinh sống hoặc của tỉnh Quảng Bình. - Tuyên truyền đến bạn bè, người thân về việc bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan quê hương em bằng việc vẽ tranh/làm dự án/viết thư ngõ….. |
3 | Người có công với quê hương, đất nước | - Nắm được những thông tin cơ bản và giới thiệu với bạn bè, người thân về những người có công với địa phương, huyện/thị xã/thành phố nơi em sống và với tỉnh Quảng Bình. - Sưu tầm tranh ảnh, các câu chuyện cảm động về những nhân vật đó. - Bày tỏ được suy nghĩ/cảm nhận của em về công lao, đóng góp của các nhân vật đó đối với quê hương, đất nước, nói được điều em ấn tượng nhất/yêu quý nhất về nhân vật đó. |
4 | Lễ hội quê em | - Nêu được thời gian, địa điểm và mục đích, ý nghĩa một số lễ hội truyền thống ở địa phương em và một số lễ hội đặc sắc của tỉnh Quảng Bình. - Giới thiệu ngắn gọn với thầy cô, bạn bè, người thân về một số lễ hội truyền thống ở địa phương em với các hình thức như: lời nói, vẽ tranh, viết đoạn văn... - Yêu thích, tôn trọng nét đẹp của lễ hội. Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường tại lễ hội. |
5 | Các loại hình nghệ thuật truyền thống | - Tìm hiểu một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở địa phương em và tỉnh Quảng Bình. - Kể tên một số nhạc cụ dùng trong biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống ở địa phương. - Biểu diễn/hát được một vài đoạn dân ca, hò vè…mà em yêu thích. - Tham gia các câu lạc bộ dân ca, lễ hội nghệ thuật ở trường/địa phương nơi em ở. |
6 | Làng nghề truyền thống | - Kể tên của một số làng nghề truyền thống ở địa phương em hoặc của tỉnh Quảng Bình. - Giới thiệu đơn giản về làng nghề truyền thống của địa phương em. - Nhận biết được các vật liệu dùng để làm ra sản phẩm. - Trân trọng các sản phẩm làng nghề ở địa phương. |
LỚP 4
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Xác định được vị trí địa lí tỉnh Quảng Bình trên dựa vào lược đồ/bản đồ. - Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình. - Giới thiệu khái quát về thành phố Đồng Hới - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Bình. - Giới thiệu được các phong tục, tập quán nơi em ở và trong tỉnh Quảng Bình mà em biết. - Liệt kê các địa chỉ ẩm thực nổi tiếng trong tỉnh hoặc ở địa phương em. - Tham gia hoạt động tuyên truyền, giáo dục theo chủ đề của Đội TNTP HCM và nhà trường về giữ gìn nét đẹp quê hương Quảng Bình. |
2 | Cảnh đẹp quê em | - Liệt kê được các danh lam thắng cảnh của tỉnh Quảng Bình. - Giới thiệu với bạn bè, người thân về danh lam thắng cảnh mà em ấn tượng thông qua tranh vẻ, tranh ảnh sưu tầm, các bài viết… - Tìm hiểu thực trạng và có những hành động bảo vệ môi trường cảnh đẹp quê hương. |
3 | Người có công với quê hương, đất nước | - Nắm được những thông tin cơ bản về quê quán, thân thế, sự nghiệp của một số nhân vật tiêu biểu, những người có công với địa phương em, với tỉnh Quảng Bình. - Kể được những câu chuyện ngắn, cảm động về những nhân vật đó. - Bày tỏ được suy nghĩ/ cảm nhận/lòng biết ơn của em về các nhân vật đó. - Tham gia tích cực vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. |
4 | Lễ hội quê em | - Giới thiệu với thầy cô, bạn bè, người thân về thời gian, địa điểm và mục đích, ý nghĩa, các hoạt động chính một số lễ hội truyền thống đặc sắc của tỉnh. - Yêu thích, tôn trọng nét đẹp của lễ hội. Tích cực tham gia lễ hội và thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường tại lễ hội. - Tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lễ hội. |
5 | Các loại hình nghệ thuật truyền thống | - Biết giới thiệu ngắn gọn một số loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống tiêu biểu ở địa phương em. - Bày tỏ cảm nhận/suy nghĩ về những nét đẹp trong ca từ, lối hát, cách biểu diễn của một làn điệu dân ca ở địa phương em. - Bước đầu làm quen với một số nhạc cụ dùng trong biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống ở địa phương. - Biểu diễn được một số đoạn ca trù, bài chòi… - Tham gia các hoạt động nghệ thuật truyền thống tại địa phương nhằm góp phần giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống. |
6 | Làng nghề truyền thống | - Xác định được vị trí địa lý của một số làng nghề truyền thống trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình. - Mô tả được quy trình làm sản phẩm. - Nêu giá trị, ý nghĩa các sản phẩm của làng nghề (giá trị văn hóa, kinh tế, du lịch…). - Nhận biết những tác động của làng nghề đến môi trường và có những việc làm bảo vệ môi trường làng nghề phù hợp với lứa tuổi. - Nêu được những việc làm cụ thể để lưu giữ và phát triển làng nghề. |
7 | Di tích lịch sử | - Kể tên, xác định được vị trí địa lý trên lược đồ/ bản đồ hoặc tại thực địa một số di tích lịch sử nơi em sinh sống và một số di tích lịch sử nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Trình bày được lịch sử hình thành và ý nghĩa của các di tích. - Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo tồn di tích. |
LỚP 5
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Trình bày khái quát lịch sử hình thành, phát triển tỉnh Quảng Bình. - Bày tỏ cảm xúc và niềm tự hào đối với thiên nhiên và con người tỉnh Quảng Bình. - Nêu và thực hiện được những việc làm góp phần phát triển quê hương Quảng Bình. - Lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá về thiên nhiên, con người Quảng Bình. |
2 | Cảnh đẹp quê em | - Kể tên, giới thiệu sơ lược về vị trí, cảnh quan và vẻ đẹp của một số danh lam thắng cảnh của tỉnh Quảng Bình. - Tìm hiểu được thực trạng của môi trường tại các khu danh thắng, đề xuất được một số biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. - Tuyên truyền cho cộng đồng về việc giữ vệ sinh môi trường các danh lam thắng cảnh tại địa phương. |
3 | Người có công với quê hương, đất nước | - Nắm được những thông tin cơ bản về quê quán, thân thế, sự nghiệp của một số nhân vật tiêu biểu, những người có công với địa phương em, với tỉnh Quảng Bình. - Nêu được những đóng góp của họ đối với quê hương, đất nước. - Bày tỏ được suy nghĩ/cảm nhận/lòng biết ơn của em về các nhân vật đó. - Tham gia tích cực vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. - Lập kế hoạch, tổ chức sự kiện tuyên truyền về học tập và rèn luyện theo gương các nhân vật tiêu biểu đó. |
4 | Lễ hội quê em | - Giới thiệu với thầy cô, bạn bè, người thân về thời gian, địa điểm và mục đích, ý nghĩa, các hoạt động chính một số lễ hội truyền thống đặc sắc của tỉnh Quảng Bình. - Yêu thích, tôn trọng nét đẹp của lễ hội. Tích cực tham gia lễ hội và thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường tại lễ hội. - Tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lễ hội. - Bước đầu thực hiện được một số hoạt động quảng bá nét đẹp lễ hội quê hương đến bạn bè trong nước và thế giới, góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa quê hương. |
5 | Các loại hình nghệ thuật truyền thống | - Giới thiệu một số loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống tiêu biểu ở địa phương em. - Nêu được những nét đặc sắc, giá trị nghệ thuật của nghệ thuật truyền thống đối với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. - Biết cách giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. - Tham gia các câu lạc bộ nghệ thuật của nhà trường, địa phương. |
6 | Làng nghề truyền thống | - Giới thiệu một số làng nghề truyền thống trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình. - Nhận xét được giá trị, ý nghĩa của các sản phẩm của làng nghề (giá trị văn hóa, kinh tế, du lịch…). - Nhận biết những tác động của làng nghề đến môi trường và có những việc làm bảo vệ môi trường làng nghề phù hợp với lứa tuổi. - Trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương và thể hiện sự hứng thú với nghề truyền thống ở địa phương, biết quý trọng những người lao động tại các làng nghề. - Biết giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống. |
7 | Di tích lịch sử | - Kể tên, xác định được vị trí địa lý trên lược đồ/bản đồ hoặc tại thực địa một số di tích lịch sử nơi em sinh sống và một số di tích lịch sử nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, - Trình bày được lịch sử hình thành và ý nghĩa của các di tích, biết được mối liên hệ giữa các di tích đó với quá trình hình thành và phát triển của địa phương. - Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo tồn di tích. - Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố, mở rộng hiểu biết về di tích lịch sử của địa phương, vận dụng hiểu biết đó để giải quyết những vấn đề cụ thể trong cuộc sống. |
LỚP 6
Lĩnh vực | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
Văn hóa | Các lễ hội truyền thống của các địa phương trên đất Quảng Bình (dự kiến 08 tiết) | - Biết được thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội. - Nắm được quy trình, diễn biến của lễ hội. - Hiểu được ý nghĩa của lễ hội. - Học sinh giới thiệu đầy đủ, sinh động được một lễ hội truyền thống địa phương mà mình yêu thích. |
Lịch sử, truyền thống | Quảng Bình thời tiền sử đến thế kỉ XI (dự kiến 07 tiết) | - Biết được các nền văn hóa khảo cổ học trên đất Quảng Bình theo tiến trình phát triển và các hiện vật đặc trưng. - Nêu được khái quát về Quảng Bình thời dựng nước. - Nắm được quá trình thay đổi đơn vị hành chính Quảng Bình từ thời Bắc thuộc đến thế kỉ XX (có bản đồ minh họa). |
Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp | Địa lý (dự kiến 07 tiết) | - Hiểu được một số thế mạnh về điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của tỉnh Quảng Bình. - Thông qua sách báo, tư liệu địa phương và trải nghiệm thực tế học sinh viết bài giới thiệu về một số thế mạnh tự nhiên, dân cư và xã hội của địa phương (huyện, xã nơi học sinh sinh sống) |
Môi trường | Ứng phó với biến đổi khí hậu (dự kiến 04 tiết) | - Trình bày được các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở địa phương. - Xác định được những thiên tai thường xảy ra ở trên địa bàn tỉnh. - Biết được một số biện pháp phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân ở tỉnh Quảng Bình. |
Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học (dự kiến 03 tiết) | - Hiểu được khái niệm môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta (bao gồm cả các nhân tố vô sinh, hữu sinh và con người); Chỉ ra được cụ thể đặc điểm của môi trường nơi học sinh cư trú, sinh sống. - Nêu được những nét chung nhất và tầm quan trọng của Hệ sinh thái tự nhiên (chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng) đối với đời sống của người dân Quảng Bình. - Ý thức được vấn đề bảo bảo vệ môi trường gắn liền với trường lớp, thôn xóm, bản làng… nơi học sinh cư trú, sinh sống, ý thức cao trong việc bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học. | |
Giáo dục tư tưởng, lối sống, kỹ năng sống | Xây dựng quy tắc ứng xử (dự kiến 02 tiết) | - Nắm được quy tắc ứng xử trong trường học. - Thống nhất xây dựng quy tắc ứng xử trong lớp học. |
LỚP 7
Lĩnh vực | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
Văn hóa | Bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống tốt đẹp của địa phương và vai trò của các lễ hội truyền thống đối với phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Bình (dự kiến 08 tiết) | - Trải nghiệm thực tế/tìm hiểu qua sách báo các lễ hội truyền thống tốt đẹp của địa phương. - Nhận biết được nét đẹp cần bảo tồn và phát huy ở các lễ hội truyền thống tại địa phương. - Hiểu được vai trò, ý nghĩa của các lễ hội truyền thống đối với việc phát triển KT- XH ở Quảng Bình. - Thể hiện ý thức bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống tốt đẹp ở địa phương qua các hoạt động cụ thể. |
Lịch sử, truyền thống | Quảng Bình từ đến thế kỉ X đến thế kỉ XVI (dự kiến 06 tiết) | - Biết được cuộc chiến Đại Việt - Champa và sự chuyển nhập Quảng Bình vào lãnh thổ Đại Việt. - Nắm được công cuộc khai thiết vùng đất Quảng Bình từ thế kỉ XI - XIV (chủ trương của triều đại Lý, Trần để củng cố chính quyền trên đất Quảng Bình; những chuyển biến về kinh tế - xã hội). - Nắm được công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trong gia đoạn này. - Biết được tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Quảng Bình trong các thế kỉ XV - XVI. |
Quảng Bình với công tác bảo tồn các di sản văn hóa (dự kiến 02 tiết) | - Giới thiệu được các di sản văn hóa tiêu biểu trên vùng đất Quảng Bình. - Hiểu được giá trị của các di sản văn hóa trong sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội. - Trình bày được các giải pháp bảo tồn di sản văn hóa. | |
Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp | Địa lý tự nhiên (dự kiến 06 tiết) | - Nắm được phạm vi lãnh thổ, sự phân chia đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình. - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, sinh vật, khoáng sản và đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đến phát triển kinh tế xã hội. - Thông qua sách báo, tư liệu địa phương và trải nghiệm thực tế, học sinh viết bài giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của địa phương (huyện, xã nơi học sinh sinh sống). |
Môi trường | Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học (dự kiến 07 tiết) | - Trình bày được vấn đề khai thác một số tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng sản, nước, biển) ở Quảng Bình: tiềm năng, hiện trạng khai thác, sử dụng; khai thác gắn với phát triển bền vững và bảo vệ tự nhiên, môi trường. - Phân tích được các đặc điểm của môi trường nơi học sinh cư trú, sinh sống (mang tính đặc thù vùng miền: miền núi, đồng bằng, thành phố), từ đó đề xuất được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường trong trường học (phong quang trường lớp, làm tốt công tác vệ sinh các khu vực công cộng: nhà vệ sinh, vườn trường, nhà để xe đạp…). - Thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cụ thể gắn liền với trường lớp, thôn xóm làng bản nơi học sinh sinh sống: Nói không với rác thải nhựa trong trường học; chung tay xây dựng mái trường xanh, sạch, đẹp; Thôn xóm xanh gắn liền với công tác nông thôn mới; bản làng chung tay bảo vệ rừng…, bờ biển không rác thải… |
Giáo dục tư tưởng, lối sống, kỹ năng sống | Gương người tốt việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội của địa phương (dự kiến 02 tiết) | - Tìm hiểu và nêu được các gương người tốt việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội của địa phương. - Nêu được vai trò của các gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội của địa phương. |
LỚP 8
Lĩnh vực | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
Văn hóa | Các loại hình âm nhạc truyền thống của Quảng Bình (dự kiến 08 tiết) | - Nắm được đặc điểm một số làn điệu dân ca truyền thống Quảng Bình. - Thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật của các làn điệu dân ca truyền thống. - Thể hiện, trình bày bài đúng ca từ, giai điệu, sắc thái, tiết tấu âm nhạc,… - Hiểu được những giá trị về văn hóa lịch sử của các loại hình âm nhạc truyền thống. - Vận dụng các loại hình âm nhạc vào một số hoạt động cụ thể trong đời sống. - Sáng tạo âm nhạc (đặt lời mới, kết hợp các loại hình với nhau,…). |
Lịch sử, truyền thống | Quảng Bình từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX (dự kiến 05 tiết) | - Trình bày được tình hình kinh tế - xã hội Quảng Bình trong thời kì Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh. - Trình bày được tình hình kinh tế - xã hội Quảng Bình thời kỳ quản lý của chúa Nguyễn. - Biết sự xuất hiện danh xưng Quảng Bình. - Biết được phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Quảng Bình. - Nắm được tình hình Quảng Bình dưới thời thực dân Pháp đô hộ (đơn vị hành chính, tình hình kinh tế - xã hội). |
Các công trình quân sự trên đất Quảng Bình thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (dự kiến 02 tiết) | - Giới thiệu được về hệ thống Lũy Thầy (bản đồ minh họa). - Giải thích được vì sao Đào Duy Từ, chúa Nguyễn chọn xây dựng hệ thống đồn, lũy ở cửa sông Nhật Lệ. - Biết được kiến trúc thành Đồng Hới và Quảng Bình Quan, cửa Võ Thắng - Lý chính đại quan môn. | |
Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp | Địa lý tự nhiên (dự kiến 02 tiết) | Khái quát được ý nghĩa của vấn đề phát huy thế mạnh về nhân tố thiên nhiên và con người để phát triển kinh tế ở địa phương. |
Địa lý du lịch (dự kiến 04 tiết) | - Nắm được các điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng, các danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái và ẩm thực tại Quảng Bình. - Học sinh lựa chọn 01 điểm du lịch/loại hình du lịch của tỉnh Quảng Bình để viết bài giới thiệu về điểm du lịch/ loại hình du lịch đó. | |
Kinh tế, hướng nghiệp (dự kiến 02 tiết) | - Tổng quan được hệ thống ngành nghề, thế mạnh một số ngành nghề tại địa phương và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay và tương lai - Nắm được những nét tổng quát nhất về công tác tư vấn hướng nghiệp và tác dụng của công tác này đối với học sinh THCS. | |
Môi trường | Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học (dự kiến 04 tiết) | - Xây dựng được kế hoạch hoạt động bảo vệ môi trường trường học, lớp học cho nhóm (tổ) của mình trong từng tuần, tháng. Xây dựng được bài luận và thuyết trình trước lớp, trường kêu gọi cộng đồng chung tay xây dựng mái trường thân thiện, xanh, sạch đẹp; - Đánh giá được tổng quan hiện trạng Hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái tỉnh Quảng Bình. - Nêu được hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học, nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn trong tỉnh - Trình bày và liên hệ được các vấn đề về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khai thác thông minh các nguồn tài nguyên vì sự phát triển bền vững. |
Giáo dục tư tưởng, lối sống, kỹ năng sống | Giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn (hoạt động thực tế phối hợp với lớp 9. Dự kiến 04 tiết) | - Tìm hiểu ở địa phương về các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng. - Chăm sóc, tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, các di tích lịch sử và thăm hỏi động viên các gia đình có công với cách mạng nhân dịp ngày 27/7. |
LỚP 9
Lĩnh vực | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
Văn hóa | Nghệ thuật trang trí, điêu khắc trên quê hương Quảng Bình (dự kiến 07 tiết) | - Biết được tên các công trình thể hiện nghệ thuật trang trí, điêu khắc đặc trưng trên quê hương Quảng Bình (đình làng, chùa, miếu, đền thờ,…); - Biết được sự phát triển của nghệ thuật trang trí, điêu khắc trên địa bàn Quảng Bình qua các thời kỳ; - Trải nghiệm, tham quan các đình làng, đền, miếu tại địa phương để thấy được sự khéo léo của các nghệ nhân; - Đánh giá, so sánh một cách khái quát nét đặc trưng nổi bật của nghệ thuật trang trí, điêu khắc ở quê hương Quảng Bình so với nghệ thuật trang trí, điêu khắc của các địa phương khác trên đất nước Việt Nam. |
Lịch sử, truyền thống | Quảng Bình từ 1918 đến 1991 (dự kiến 03 tiết) | - Trình bày được phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Quảng Bình và sự xuất hiện các tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên. - Trình bày được phong trào cách mạng 1936 - 1939 ở Quảng Bình. - Trình bày được sự ra đời và phát triển của tổ chức Đảng Cộng sản ở Quảng Bình. - Trình bày được phong trào khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Bình (1939 - 1945). - Trình bày được phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại 1947 - 1954. - Biết được quân, dân Quảng Bình đã chống lại cuộc chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ như thế nào. |
Làng chiến đấu ở vùng đất Quảng Bình (dự kiến 02 tiết) | - Giới thiệu được các làng kháng chiến ở Quảng Bình trong thời kỳ chống Pháp (bản đồ kèm theo). - Hiểu được đặc điểm địa thế của hai làng kháng chiến Cảnh Dương, Cự Nẫm. - Trình bày được quá trình rào làng chiến đấu chống các cuộc hành quân càn quét của Pháp ở hai làng. - Làm rõ được nét độc đáo, sự khác biệt của hai làng kháng chiến. | |
Chính trị - xã hội | Bộ máy chính quyền cấp xã/phường (dự kiến 01 tiết) | - Biết được cơ cấu bộ máy chính quyền tại địa phương (cấp xã, phường) nơi học sinh ở. - Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng bộ máy chính quyền. |
Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp | Địa lý dân cư (dự kiến 02 tiết) | - Nắm được đặc điểm dân số và phân bố dân cư, hướng khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh về dân cư của tỉnh Quảng Bình. - Trình bày được thực trạng nguồn lao động và việc làm ở Quảng Bình. - Hiểu được thực trạng chất lượng cuộc sống và các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư đặc biệt đối với dân cư các vùng khó khăn nhất của tỉnh Quảng Bình. |
Địa lý kinh tế (dự kiến 02 tiết) | Trình bày được tình hình và hướng phát triển của các ngành kinh tế: nông - lâm - ngư, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ của tỉnh Quảng Bình. | |
Kinh tế, hướng nghiệp (dự kiến 03 tiết) | - Phân tích được đặc điểm các ngành nghề, bước đầu lựa chọn được ngành nghề cho bản thân để có thể định hướng cho tương lai. - Biết được thế mạnh của bản thân phù hợp với ngành, nghề nào để có thể lựa chọn con đường học tiếp lên THPT hay học nghề phục vụ cuộc sống. | |
Các ngành nghề, làng nghề truyền thống (dự kiến 03 tiết) | - Biết được tình hình và xu hướng phát triển của các ngành nghề, làng nghề truyền thống. - Hiểu được ý nghĩa của mối liên kết giữa các làng nghề với ngành du lịch để phát triển bền vững ở địa phương. - Nắm được thực trạng và nhu cầu nguồn lao động ở các ngành nghề, làng nghề truyền thống ở địa phương. - Trình bày được các giải pháp bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống; nâng cao vai trò, vị trí của các ngành nghề và làng nghề đối với phát triển kinh tế địa phương. | |
Môi trường | Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học (dự kiến 03 tiết) | - Học sinh tham gia trực tiếp và vận động được người thân tham gia và tuyên truyền, vận động cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động của địa phương nơi sinh sống. Tích cực trồng và tham gia bảo vệ rừng trồng và rừng tự nhiên, công tác làm sạch biển và bờ biển… - Nêu được xu hướng biến động đa dạng sinh học, dự báo được diễn biến đa dạng sinh học trong giai đoạn hiện nay và tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, tầm nhìn đến năm 2030 - Thực hiện được bài tập (hoặc dự án, đề tài) về bảo vệ môi trường sống quanh ta, thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn. - Trình bày được một số biện pháp kiểm soát sinh học (bảo vệ các loài thiên địch; sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, phân bón) tại Quảng Bình |
Giáo dục tư tưởng, lối sống, kỹ năng sống | Giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn (hoạt động thực tế phối hợp với lớp 8. Dự kiến 04 tiết) | - Tìm hiểu ở địa phương về các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng. - Chăm sóc, tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, các di tích lịch sử và thăm hỏi động viên các gia đình có công với cách mạng nhân dịp ngày 27/7 |
LỚP 10
Lĩnh vực | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
Văn hóa | Truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ của Quảng Bình (dự kiến 08 tiết) | - Sưu tầm được một số truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ của Quảng Bình. - Hiểu được các yếu tố nội dung, nghệ thuật của các truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm; - Hiểu được ý nghĩa của truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ Quảng Bình mà mình đã sưu tầm. - So sánh được đặc điểm về ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ Quảng Bình với các vùng miền khác. |
Lịch sử, truyền thống | Các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu ở Quảng Bình (dự kiến 08 tiết) | Nắm được một số nét cơ bản về: - Di tích đình làng Thuận Bài, làng Thọ Linh, làng Lũ Phong. - Lăng mộ Hồ Cưỡng, Hoàng Hối Khanh, Nguyễn Hữu Cảnh, Điện thành hoàng Vĩnh Lộc, đền Truy Viễn Đường, đền thờ Mẫu Liễu Hạnh. Nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp. - Di tích lịch sử Phà sông Gianh, Xuân Sơn, Long Đại, đường 20 Quyết Thắng và hang Tám Cô, Hang Lèn Hà, chiến khu Trung Thuần, chiến khu Bang - Rợn. - Tổ chức tham quan, thực tế. |
Chính trị - xã hội | Cơ cấu bộ máy chính quyền cấp huyện, tỉnh (dự kiến 01 tiết) | - Biết được cơ cấu bộ máy chính quyền tại địa phương nơi học sinh ở (cấp huyện, tỉnh). - Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng bộ máy chính quyền. |
Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp | Địa lý dân cư (dự kiến 02 tiết) | - Nắm được tình hình đô thị hóa vai trò của đô thị hóa ở tỉnh Quảng Bình. - Biết được những thành tựu của phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Bình. - Hiểu được những định hướng duy trì và phát huy những thành tựu của phong trào xây dựng nông thôn mới. |
Hướng nghiệp (dự kiến 03 tiết) | - Biết được tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở thích của bản thân và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn hướng học, chọn nghề trong tương lai. - Tìm hiểu được một số nghề nghiệp thông qua các trang thông tin mạng, qua giao lưu tìm hiểu nghề nghiệp, qua tiếp xúc, trao đổi với những người xung quanh. - Bước đầu sơ bộ xây dựng được kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân. | |
Kinh tế (dự kiến 03 tiết) | - Cơ cấu nền kinh tế; các nguồn lực để phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình. - Một số chính sách phát triển kinh tế; định hướng và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình. | |
Môi trường | Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học (dự kiến 04 tiết) | - Nêu được thực trạng sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Quảng Bình, xu hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh ta trong thời gian tới. Vấn đề môi trường trong sản xuất nông nghiệp - Phát biểu được thế nào là Hệ sinh thái nông nghiệp xanh, nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững. - Phân tích được tiềm năng nông nghiệp Quảng Bình trong việc hướng đến xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao tại Quảng Bình. |
Chính sách an sinh xã hội | Chính sách xoá đói giảm nghèo (dự kiến 01 tiết) | - Học sinh nắm được chính sách xoá đói giảm nghèo qua các giai đoạn ở tỉnh ta. - Rút ra được ý nghĩa, sự thay đổi sau khi triển khai thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở địa phương. |
Giáo dục tư tưởng, lối sống, kỹ năng sống | Giáo dục truyền thống yêu nước của người dân Quảng Bình (dự kiến 01 tiết) | - Nêu được một số truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. - Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. |
LỚP 11
Lĩnh vực | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
Văn hóa | Tác giả, tác phẩm văn học Quảng Bình qua các thời kì (dự kiến 08 tiết) | - Giới thiệu được một số tác giả tiêu biểu ở Quảng Bình một số tác phẩm tiêu biểu viết về Quảng Bình qua các thời kỳ. - Tìm hiểu kĩ 01 tác phẩm của tác giả ở Quảng Bình thời trung đại, đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Tìm hiểu kĩ 01 tác phẩm của tác giả ở Quảng Bình thời hiện đại, đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. |
Lịch sử, truyền thống | Làng xã Quảng Bình - quá trình hình thành và phát triển (dự kiến 05 tiết) | Giới thiệu về “bát danh hương” Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim; ngoài ra có thể giới thiệu thêm một số làng tiêu biểu (nét đặc biệt của quá trình lập làng, tổ khai canh, đặc trưng về sinh hoạt vật chất và tình thần, phong tục tập quán…). |
Danh nhân Quảng Bình (dự kiến 02 tiết) | - Biết được các danh nhân là người Quảng Bình có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quốc gia. - Biết được các danh nhân không phải là người Quảng Bình nhưng có đóng góp lớn cho sự hình thành và phát triển của vùng đất Quảng Bình. | |
Chính trị - xã hội | Quản lý xã hội và đời sống người dân Quảng Bình dưới chế độ phong kiến (dự kiến 02 tiết) | - Biết được cách quản lý xã hội ở Quảng Bình dưới chế độ phong kiến. - Tìm hiểu được đời sống của nhân dân Quảng Bình dưới chế độ phong kiến. |
Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp | Địa lý kinh tế - xã hội (dự kiến 03 tiết) | - Biết được xu thế tất yếu và vai trò của việc phát triển tuyến đường Quốc lộ 12A. - Trình bày được thực trạng phát triển kinh tế - xã hội hành lang quốc lộ 12A và đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình. - Hiểu được định hướng và giải pháp phát triển hành lang kinh tế theo tuyến Quốc lộ 12A và đường Hồ Chí Minh trong tương lai. |
Kinh tế, hướng nghiệp (dự kiến 03 tiết) | - Định hình lại được những đặc điểm, tính cách của bản thân so với năm học trước và những yếu tố ảnh hưởng tới việc quyết định chọn hướng đi sau THPT, chọn nghề. - Phân tích được những tính cách, thế mạnh của bản thân có thể phù hợp với nhóm ngành nghề nào, thử đưa ra được nghề phù hợp với bản thân và giải thích được tại sao mình có thể làm được nghề này. - Lập được kế hoạch cho bản thân, xây dựng được kế hoạch nghề nghiệp với những yêu cầu cần hướng tới trong tương lai. | |
Các ngành kinh tế mũi nhọn (dự kiến 03 tiết) | - Khái quát được tiềm năng, thế mạnh của các ngành kinh tế biển và du lịch tỉnh Quảng Bình. - Trình bày được tình hình phát triển ngành kinh tế biển và du lịch tỉnh Quảng Bình. - Hiểu được hướng phát triển các ngành kinh tế biển và du lịch của tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ hội nhập. | |
Môi trường | Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học (dự kiến 03 tiết) | - Khái quát được tình hình sản xuất nông nghiệp sạch tại Quảng Bình. - Giải thích được tại sao gọi là nông nghiệp sạch. Xây dựng và thuyết trình được mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của nhóm được phân công điều tra. Lợi ích đem lại cho môi trường từ mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. - Phân tích được tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm trong nông nghiệp. |
Chính sách an sinh xã hội | Chương trình xây dựng nông thôn mới (dự kiến 01tiết) | - Tìm hiểu về các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình. - Nêu được vai trò của Chương trình nông thôn mới. - Liên hệ ở địa phương học sinh về quá trình triển khai và thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. - Vai trò trách nhiệm của cá nhân học sinh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương em. |
Giáo dục tư tưởng, lối sống, kỹ năng sống | Giáo dục truyền thống văn hoá của người dân Quảng Bình (dự kiến 01 tiết) | - Nêu được một số truyền thống văn hoá của người dân Quảng Bình. - Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. |
LỚP 12
Lĩnh vực | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
Văn hóa | Tìm hiểu tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các địa phương trên đất Quảng Bình (dự kiến 06 tiết) | - Biết được một số tín ngưỡng, phong tục, tập quán tồn tại trên vùng đất Quảng Bình. - Hiểu được đặc điểm cơ bản của một số tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các địa phương ở Quảng Bình. - Đánh giá được mặt tích cực và hạn chế của các tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các địa phương ở Quảng Bình. - So sánh được nét giống và khác nhau của một số tín ngưỡng tồn tại ở Quảng Bình và các địa phương khác. - Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với các hoạt động tín ngưỡng hiện nay. |
Lịch sử, truyền thống | Công cuộc đổi mới ở Quảng Bình từ 1986 đến nay (dự kiến 03 tiết) | - Biết được hoàn cảnh tỉnh Quảng Bình khi bước vào công cuộc đổi mới. - Hiểu được chủ trương đổi mới của tỉnh. - Trình bày được các thành tựu đạt được. - Rút ra được các bài học kinh nghiệm để áp dụng trong thời gian tới. |
Hồ Chí Minh với Quảng Bình (dự kiến 02 tiết) | - Sưu tầm các tranh ảnh của Bác Hồ đối với nhân dân và vùng đất Quảng Bình. - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với Quảng Bình và tình cảm của nhân dân Quảng Bình đối với Bác Hồ thông qua các sự kiện lịch sử tiêu biểu. | |
Một số tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Quảng Bình (dự kiến 01 tiết) | - Biết được một số tôn giáo tồn tại trên vùng đất Quảng Bình. - Giới thiệu về tình hình hai tôn giáo chính (đạo Phật và đạo Thiên chúa) ở Quảng Bình. - Biết được chính sách tôn giáo và đại đoàn kết dân tộc của tỉnh Quảng Bình. - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân đối với các hoạt động của tôn giáo hiện nay. | |
Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp | Thị trường lao động (dự kiến 02 tiết) | - Biết được nhu cầu nhân lực và thị trường lao động của tỉnh Quảng Bình. - Khái quát được việc hình thành và phát triển lực lượng lao động trong giao lưu thương mại và kinh tế hàng hóa (các tập đoàn, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các phố chợ, bến chợ của địa phương). |
Kinh tế, hướng nghiệp (dự kiến 06 tiết) | - Biết một số ngành nghề đang có thế mạnh trong nước và quốc tế phù hợp với điều kiện hướng nghiệp của tỉnh Quảng Bình (ngành kinh tế biển, du lịch, dịch vụ logistics...). - Hiểu được những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng 4.0 đến định hướng chọn nghề nghiệp của học sinh THPT tỉnh Quảng Bình. - Quyết định được nhóm ngành nghề phù hợp với bản thân, phân tích được yêu cầu của nhóm ngành nghề đó và nói rõ được bản thân có những thế mạnh, tính cách, sở trường nào phù hợp với yêu cầu đó. - Vận dụng được các lý thuyết về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp để tự đánh giá được bản thân, thậm chí tư vấn được cho người khác trong việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp - Lập được kế hoạch chi tiết cho việc hướng tới đạt được lựa chọn đó (kế hoạch nghề nghiệp). | |
Chính trị - xã hội | Chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo (dự kiến 02 tiết) | - Nắm được định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. - Trách nhiệm của bản thân đối với các định hướng đó. |
Chính sách an sinh xã hội | Chính sách an sinh xã hội (dự kiến 02 tiết) | - Gọi tên và nắm được một số chính sách an sinh xã hội cơ bản đang thực hiện ở Quảng Bình. - Thực hiện được trách nhiệm công dân về chính sách an sinh xã hội bằng những việc làm cụ thể và phù hợp. |
Môi trường | Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học (dự kiến 03 tiết) | - Phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực sau tại Quảng Bình: + Nông nghiệp; + Phát triển đô thị; + Bảo tồn và phát triển; + Thích ứng với biến đổi khí hậu. - Thực hiện được dự án: Điều tra tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương. |
Ứng phó với biến đổi khí hậu (dự kiến 03 tiết) | - Đánh giá được tác động của các loại thiên tai và biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Bình đến hoạt động kinh tế xã hội và đời sống người dân tỉnh Quảng Bình. - Trình bày được nhóm giải pháp phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. | |
Giáo dục tư tưởng, lối sống, kỹ năng sống | Giáo dục kỹ năng sống (dự kiến 01 tiết) | - Biết được những kỹ năng sống cơ bản hỗ trợ học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình - Các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng không tốt của những tập tục lạc hậu ở các địa phương nơi học sinh đang sinh sống |
- 1Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về quy định mức thu học phí đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 tại cơ sở giáo dục công lập do địa phương quản lý của tỉnh An Giang
- 2Quyết định 58/2016/QĐ-UBND quy định mức thu học phí đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 tại cơ sở giáo dục công lập do địa phương quản lý của tỉnh An Giang ban hành
- 3Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 5Quyết định 601/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020-2025
- 6Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2020 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung Giáo dục địa phương do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7Quyết định 2902/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh
- 8Quyết định 2001/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 5 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 4Quyết định 404/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về quy định mức thu học phí đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 tại cơ sở giáo dục công lập do địa phương quản lý của tỉnh An Giang
- 8Quyết định 58/2016/QĐ-UBND quy định mức thu học phí đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 tại cơ sở giáo dục công lập do địa phương quản lý của tỉnh An Giang ban hành
- 9Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Công văn 344/BGDĐT-GDTrH năm 2019 hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH năm 2019 về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Công văn 3536/BGDĐT-GDTH năm 2019 về biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 14Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 15Kế hoạch 1309/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 16Quyết định 601/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020-2025
- 17Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2020 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung Giáo dục địa phương do tỉnh Thái Bình ban hành
- 18Quyết định 2902/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh
- 19Quyết định 2001/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 5 tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
- Số hiệu: 610/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/03/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra