Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2016/QĐ-UBND

An Giang, ngày 06 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI TRÀ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP NGHỀ NGHIỆP TỪ NĂM HỌC 2016-2017 ĐẾN NĂM HỌC 2020-2021 TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 tại các cơ sở giáo dục công lập do địa phương quản lý;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1144/TTr-STC ngày 31 tháng 8 năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng: Quyết định này quy định về mức thu học phí, chính sách miễn, giảm học phí và cơ chế quản lý, sử dụng học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020-2021 tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư do địa phương quản lý.

2. Đối tượng áp dụng: Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo học tại các trường trung cấp nghề nghiệp, cao đẳng, đại học công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư do địa phương quản lý.

Điều 2. Đơn vị tổ chức thu học phí

Các trường trung cấp nghề nghiệp; trường cao đẳng; trường đại học công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư do địa phương quản lý.

Điều 3. Mức thu học phí

1. Mức thu học phí:

ĐVT: đồng/sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh/tháng

Số TT

Khối ngành, chuyên ngành đào tạo

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

I

Hệ trung cấp

 

 

 

 

 

1

Khoa học xã hội, kinh tế luật; nông, lâm, thủy sản.

420.000

470.000

510.000

560.000

620.000

2

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch.

500.000

550.000

600.000

670.000

740.000

3

Y dược

610.000

680.000

750.000

820.000

900.000

II

Hệ cao đẳng

 

 

 

 

 

1

Khoa học xã hội, kinh tế luật; nông, lâm, thủy sản.

480.000

530.000

580.000

640.000

700.000

2

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch.

570.000

630.000

690.000

770.000

850.000

3

Y dược

700.000

780.000

850.000

940.000

1.030.000

III

Hệ đại học

 

 

 

 

 

1

Khoa học xã hội, kinh tế luật; nông, lâm, thủy sản.

670.000

740.000

810.000

890.000

980.000

2

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch.

790.000

870.000

960.000

1.060.000

1.170.000

3

Y dược

970.000

1.070.000

1.180.000

1.300.000

1.430.000

IV

Đào tạo Thạc sĩ

Bằng 1,5 mức thu học phí của hệ Đại học tương ứng với từng ngành

V

Đào tạo Tiến sĩ

Bằng 2,5 mức thu học phí của hệ Đại học tương ứng với từng ngành

2. Học phí đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.

3. Mức trần học phí đối với đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ từ năm 2016-2017 đến năm 2020-2021 được xác định bằng mức trần học phí của hệ Đại học tương ứng với từng ngành nhân (x) cho hệ số được quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Mức thu học phí học lại bằng với mức thu học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 do địa phương quản lý được quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 4. Các quy định về không thu học phí, miễn, giảm học phí

1. Đối tượng không phải đóng học phí:

a) Học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước;

b) Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Đối tượng được miễn học phí:

Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH .

3. Đối tượng được giảm học phí:

a) Các đối tượng được giảm 70% học phí:

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH và các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh An Giang.

b) Các đối tượng được giảm 50% học phí:

Học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

4. Cơ chế miễn, giảm học phí:

Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 9 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH .

Điều 5. Tổ chức thu, quản lý và sử dụng học phí

1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, song tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.

2. Học phí thu được để lại 100% cho các trường, để sử dụng theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác của Bộ, ngành, Trung ương.

3. Các cơ sở giáo dục công lập có trách nhiệm đăng ký với cơ quan thuế về mức thu học phí để nhận biên lai thu học phí và gửi toàn bộ số học phí thu được vào kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch và quyết toán thu, chi học phí theo quy định hiện hành.

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Quyết định này.

b) Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện Quyết định này tại các cơ sở giáo dục trực thuộc theo phân cấp quản lý và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

2. Sở Tài chính:

a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Quyết định này.

b) Phối hợp với các ngành có liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện Quyết định này.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tài chính tổ chức thực hiện Quyết định này.

b) Phối hợp với các ngành có liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện Quyết định này tại các cơ sở giáo dục trực thuộc và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

c) Hướng dẫn việc xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo theo quy định đang có hiệu lực để có căn cứ thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng này.

4. Các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân:

a) Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này và chế độ báo cáo theo quy định.

b) Chịu sự kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất của các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2016 và thay thế Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu học phí đối với các trường mầm non, phổ thông công lập năm học 2011-2012 và mức thu học phí của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trong tỉnh từ năm học 2011 2012 đến năm học 2014-2015.

Điều 8. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ sở đào tạo có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 58/2016/QĐ-UBND quy định mức thu học phí đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 tại cơ sở giáo dục công lập do địa phương quản lý của tỉnh An Giang ban hành

  • Số hiệu: 58/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/09/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Nguyễn Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/09/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản