- 1Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Quyết định 77/QĐ-UB năm 1989 hợp nhất Ủy ban Xây dựng cơ bản thành phố và Sở Xây dựng thành phố thành 1 tổ chức mới lấy tên là Sở Xây dựng thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Luật Nhà ở 2014
- 6Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 7Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 8Quyết định 30/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 9Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 10Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
- 11Công văn 428/SXD-QLCLXD năm 2021 về hồ sơ trình thẩm định phương án phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 602/QĐ-SXD-QLCLXD | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 5 năm 2022 |
GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Quyết định số 77/QĐ-UB ngày 28 tháng 02 năm 1989 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc hợp nhất Ủy ban Xây dựng cơ bản và Sở Xây dựng thành một tổ chức mới lấy tên là Sở Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 05/2010/QĐ-UB ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 5305/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về chuyển giao một số chức năng, nhiệm vụ từ Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh qua Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Xử phạt vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử phạt vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phân công nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 3783/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền phê duyệt phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng;
Theo đề nghị của Trưởng Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Tờ trình số 187/TTr-QLCLXD ngày 04 tháng 5 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thẩm định, phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Sở Xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc và công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| GIÁM ĐỐC |
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH, PHẦN CÔNG TRÌNH VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG
(kèm theo Quyết định số 602/QĐ-SXD-QLCLXD ngày 06 tháng 5 năm 2022 của Giám đốc Sở Xây dựng)
Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với nhiệm vụ thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là PAPD) đối với công trình vi phạm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Quy trình này áp dụng đối với Văn phòng Sở, Thanh tra Sở Xây dựng, các Phòng chuyên môn có liên quan thuộc Sở Xây dựng.
1. Đảm bảo giải quyết công việc phù hợp quy định pháp luật, nhanh chóng, thuận tiện, thẩm định đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
2. Thực hiện đúng vai trò, vị trí, trách nhiệm, thẩm quyền của Sở Xây dựng, không làm thay vai trò, trách nhiệm của các chủ thể khác.
Điều 4. Thành phần hồ sơ PAPD trình thẩm định, phê duyệt
Hồ sơ PAPD trình thẩm định, phê duyệt lập 03 bộ, mỗi bộ gồm thành phần như sau:
1. Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận, huyện đề nghị thẩm định, phê duyệt PAPD (theo Mẫu số 01).
2. Hồ sơ pháp lý liên quan đến công trình vi phạm:
- Giấy phép xây dựng, bản vẽ đính kèm giấy phép xây dựng hoặc các văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của cơ quan có thẩm quyền và các văn bản khác liên quan đến công tác xử lý công trình vi phạm.
3. Thuyết minh phương án phá dỡ (bao gồm: dự toán chi phí cưỡng chế phá dỡ; bản vẽ thể hiện chi tiết vị trí, kích thước và diện tích công trình, phần công trình vi phạm phải phá dỡ). Thuyết minh phương án phá dỡ phải được Phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức / quận, huyện kiểm tra và xác nhận trước khi trình Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt.
4. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế PAPD của tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng (theo Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng).
5. Hồ sơ chứng minh năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế lập PAPD và thẩm tra thiết kế PAPD (nếu có).
Điều 5. Nội dung kiểm tra, thẩm định PAPD
1. Kiểm tra thành phần hồ sơ PAPD:
a) Thẩm quyền và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt PAPD;
b) Thành phần hồ sơ PAPD quy định tại Điều 4 Quy trình này.
2. Thẩm định PAPD:
a) Kiểm tra sự phù hợp của PAPD so với Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của cơ quan có thẩm quyền:
- Năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế lập PAPD và thẩm tra thiết kế PAPD (nếu có);
- Sự phù hợp về quy mô công trình, phần công trình vi phạm buộc phá dỡ theo bản vẽ thuyết minh thiết kế phá dỡ so với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của cơ quan có thẩm quyền.
b) Kiểm tra nội dung chính PAPD (theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng), cụ thể gồm:
- Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;
- Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;
- Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
- Thiết kế phương án phá dỡ;
- Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;
- Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).
c) Thẩm định phương án thiết kế kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn công trình trong quá trình thi công phá dỡ và sau khi phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm, tính mạng, sức khỏe, công trình xây dựng lân cận và đảm bảo vệ sinh, môi trường.
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH, PHẦN CÔNG TRÌNH VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1. Hồ sơ PAPD (theo quy định tại Điều 4 Quy trình) do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận, huyện lập, nộp trực tiếp 03 bộ cho Thanh tra Sở Xây dựng (không nhận hồ sơ qua đường bưu điện).
2. Tiếp nhận hồ sơ PAPD (đối với trường hợp nộp hồ sơ PAPD lần đầu), hoặc báo cáo kết quả khắc phục, bổ sung hồ sơ PAPD (đối với trường hợp các hồ sơ PAPD đã được Sở Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn):
Lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng phân công công chức kiểm tra thành phần hồ sơ PAPD theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy trình này trước khi tiếp nhận.
a) Trường hợp hồ sơ PAPD phù hợp: trong ngày, chuyển văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận, huyện về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt PAPD đến Văn phòng Sở để đăng ký văn bản đến.
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, theo số công văn đến của Sở Xây dựng), công chức thụ lý thuộc Thanh tra Sở lập báo cáo kết quả kiểm tra (theo Mẫu số 02 đính kèm) trình Lãnh đạo Thanh tra Sở ký ban hành và gửi Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng để tổ chức thẩm định PAPD (đính kèm toàn bộ hồ sơ PAPD).
b) Trường hợp thành phần hồ sơ PAPD không đáp ứng theo yêu cầu: Thanh tra Sở không tiếp nhận, bàn giao lại toàn bộ hồ sơ PAPD và đề nghị các đơn vị bổ sung hoàn thiện đầy đủ hồ sơ PAPD.
c) Trường hợp nhận báo cáo kết quả khắc phục / bổ sung hồ sơ PAPD đối với trường hợp các hồ sơ PAPD đã được Sở Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn: sau khi nhận được hồ sơ bổ sung, trong ngày, Thanh tra Sở Xây dựng chuyển văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận, huyện đến Văn phòng Sở để đăng ký văn bản đến, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ có liên quan đến Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng để tiếp tục giải quyết.
1. Trưởng phòng Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng phân công công chức thuộc Phòng tiếp nhận và thụ lý hồ sơ PAPD do Thanh tra Sở cung cấp.
2. Công chức thụ lý hồ sơ PAPD thực hiện thẩm định PAPD theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy trình này. Trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ PAPD từ Thanh tra Sở), trình lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng:
a) Trường hợp đủ điều kiện phê duyệt: Tờ trình về báo cáo kết quả thẩm định PAPD (theo Mẫu số 03 đính kèm) và dự thảo Quyết định của Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt PAPD (theo Mẫu số 04 đối với trường hợp thuộc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Mẫu số 05 đối với trường hợp thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng).
b) Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt: Tờ trình về báo cáo kết quả thẩm định PAPD (theo Mẫu số 03 đính kèm) và dự thảo văn bản (theo Mẫu số 06 đính kèm) hướng dẫn các đơn vị khắc phục, hoàn thiện PAPD, trình Phó Giám đốc Sở phụ trách ký ban hành theo thẩm quyền.
3. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc (kể từ ngày công chức thụ lý hồ sơ PAPD trình kết quả thẩm định), lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng kiểm tra kết quả thẩm định, ký trình lãnh đạo Sở ban hành kết quả thẩm định, phê duyệt PAPD.
Điều 8. Thông báo kết quả thẩm định, phê duyệt PAPD
Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc (kể từ ngày Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ PAPD), Văn phòng Sở chuyên báo cáo kết quả thẩm định, kèm hồ sơ PAPD, trình lãnh đạo Sở thông báo kết quả thẩm định, phê duyệt.
1. Trường hợp PAPD thuộc thẩm quyền phê duyệt của Phó Giám đốc Sở (các công trình vi phạm do Chánh Thanh tra Sở ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả): Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc (kể từ ngày Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng trình báo cáo kết quả thẩm định), Phó Giám đốc Sở phụ trách xem xét, ký ban hành Quyết định phê duyệt PAPD hoặc văn bản hướng dẫn các đơn vị bổ sung hoàn thiện hồ sơ PAPD (theo Mẫu số 06 đính kèm).
2. Trường hợp PAPD thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc Sở (các công trình vi phạm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả):
a) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc (kể từ ngày Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng báo cáo kết quả thẩm định), Phó Giám đốc Sở phụ trách xem xét báo cáo kết quả thẩm định, thông qua, trình Giám đốc Sở ký ban hành Quyết định phê duyệt PAPD (đối với hồ sơ PAPD đủ điều kiện phê duyệt); hoặc ký ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị bổ sung hoàn thiện hồ sơ PAPD (theo Mẫu số 06 đính kèm).
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc (kể từ ngày Phó Giám đốc Sở phụ trách trình Giám đốc Sở báo cáo kết quả thẩm định), Giám đốc Sở xem xét, ký ban hành Quyết định phê duyệt PAPD đối với hồ sơ PAPD đủ điều kiện phê duyệt (theo Mẫu số 04 đính kèm).
1. Văn phòng Sở
a) Niêm yết công khai Quy trình thẩm định, phê duyệt PAPD trên Trang thông tin điện tử của Sở và tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
b) Thực hiện việc tiếp nhận, đăng ký văn bản đến và tiếp nhận, luân chuyển, trả kết quả theo các Quy chế, Quy định của Giám đốc Sở đã ban hành và quy định pháp luật có liên quan.
c) Thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trong Quy trình này.
2. Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng
a) Tổ chức thẩm định PAPD theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy trình này.
b) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về tiến độ và nội dung tham mưu giải quyết hồ sơ liên quan đến thẩm định, phê duyệt PAPD theo quy định.
c) Phối hợp Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và các đơn vị có liên quan trong quá trình tham mưu giải quyết hồ sơ thẩm định, phê duyệt PAPD.
3. Thanh tra Sở Xây dựng
a) Thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Quy trình này.
b) Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ PAPD do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện nộp đề nghị Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt; định kỳ hàng quý, chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng, tổng hợp và báo cáo kết quả tiếp nhận và xử lý hồ sơ PAPD trình Giám đốc Sở; cập nhật vào tiến độ thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố; đồng thời, tham mưu Sở Xây dựng dự thảo báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố theo nhiệm vụ được giao.
1. Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thủ trưởng các phòng chuyên môn có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy trình này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng phối hợp với Văn phòng Sở, Thanh tra Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan báo cáo và đề xuất Giám đốc Sở sửa đổi, bổ sung Quy trình cho phù hợp./.
CÁC BIỂU MẪU VỀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH, PHẦN CÔNG TRÌNH VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG
(đính kèm Quyết định số 602/QĐ-SXD-QLCLXD ngày 06 tháng 5 năm 2022 của Giám đốc Sở Xây dựng)
STT | Mẫu biểu | Nội dung |
1 | Mẫu số 01 | Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt PAPD |
2 | Mẫu số 02 | Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ pháp lý PAPD |
3 | Mẫu số 03 | Tờ trình về kết quả thẩm định, phê duyệt PAPD |
4 | Mẫu số 04 | Quyết định của Giám đốc Sở Xây dựng về phê duyệt PAPD |
5 | Mẫu số 05 | Quyết định của Phó Giám đốc Sở Xây dựng về phê duyệt PAPD |
6 | Mẫu số 06 | Văn bản thông báo kết quả thẩm định PAPD |
...(ĐƠN VỊ BAN HÀNH) ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….. | ………., ngày …… tháng ……. năm …… |
Kính gửi: (Cơ quan chuyên môn về xây dựng)
Căn cứ Quyết định số .... ngày .... tháng ... năm .... của ….. về xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định số ... ngày .... tháng .... năm .... của ... về cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
Căn cứ các Văn bản số 1405/SXD-QLCLXD ngày 12 tháng 02 năm 2020, số 4837/SXD-QLCLXD ngày 08 tháng 5 năm 2020, số 428/SXD-QLCLXD ngày 11 tháng 01 năm 2021 và số 11893/SXD-QLCLXD ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn công tác lập, thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng;
Căn cứ ...;
Căn cứ Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng do ... (đơn vị tư vấn)... lập, đã được Phòng Quản lý đô thị kiểm tra phù hợp các quy định liên quan,
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện... trình (Cơ quan chuyên môn về xây dựng) thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng sau:
I. THÔNG TIN VỀ CÔNG TRÌNH VI PHẠM
1. Loại công trình:....
2. Chủ đầu tư vi phạm: ...
3. Địa chỉ chủ đầu tư: ...
4. Địa điểm xây dựng vi phạm: ...
5. Tư vấn lập thiết kế lập phương án phá dỡ: ...
6. Tư vấn thẩm tra thiết kế phương án phá dỡ (nếu có): ...
7. Giá trị tổng dự toán chi phí cưỡng chế phá dỡ: ...
8. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: ...
II. DANH MỤC HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN PHÁ DỠ
1. Văn bản pháp lý: liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan công trình xây dựng vi phạm
2. Tài liệu thiết kế phương án phá dỡ công trình vi phạm
- Hồ sơ thiết kế bao gồm thuyết minh phương án, giải pháp kỹ thuật phá dỡ và bản vẽ;
- Dự toán chi phí phá dỡ.
3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
III. ĐÁNH GIÁ VỀ HỒ SƠ THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH, BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH VI PHẠM
1. Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế phương án, kỹ thuật phá dỡ với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Sự phù hợp quy định pháp luật đối với điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập phương án phá dỡ: ....
3. Về lập bản vẽ hiện trạng công trình, bộ phận công trình vi phạm: đã xác định rõ diện tích, vị trí công trình, bộ phận công trình vi phạm cần phá dỡ. Quy cách hồ sơ thiết kế phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm, thành phần bản vẽ phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, đã được Phòng Quản lý đô thị kiểm tra xác nhận trong bản vẽ.
4. Về Phương án phá dỡ:
- Về nội dung phương án, kỹ thuật phá dỡ: cơ bản đầy đủ theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ và phù hợp với hướng dẫn của Sở Xây dựng tại các Văn bản số 1405/SXD-QLCLXD ngày 12 tháng 02 năm 2020, số 4837/SXD-QLCLXD ngày 08 tháng 5 năm 2020, số 428/SXD-QLCLXD ngày 11 tháng 01 năm 2021 và số 11893/SXD-QLCLXD ngày 26 tháng 11 năm 2021;
- Về Quy mô phá dỡ: phù hợp với bản vẽ hiện trạng công trình vi phạm, quy mô phá dỡ phù hợp với Quyết định số ngày .... tháng ... năm .... của ... về xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định số ... ngày .... tháng .... năm .... của ... về cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và các văn bản khác liên quan đến công tác xử lý công trình vi phạm;
- Về kiểm tra, đánh giá khả năng chịu lực của các kết cấu công trình còn lại sau khi phá dỡ các bộ phận công trình vi phạm hoặc có biện pháp gia cố đảm bảo an toàn khi phá dỡ: có thực hiện, đảm bảo an toàn;
- Về đảm bảo an toàn cho công trình lân cận khi phá dỡ công trình: có phương án, đảm bảo an toàn.
- Dự trù chi phí cưỡng chế phá dỡ: ……………………. đồng (bằng chữ), phù hợp hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 05/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 01 năm 2017 và của Sở Tài chính tại Văn bản số 6012/STC-NS ngày 27 tháng 9 năm 2019 và số 3302/STC-NS ngày 03 tháng 6 năm 2019.
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chuyên môn về xây dựng) thẩm định, phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm nêu trên theo thẩm quyền./.
| ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
|
SỞ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………. | ..., ngày ... tháng ... năm ... |
Kính gửi: (Phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng - đơn vị tổ chức thẩm định)
Thanh tra Sở nhận Công văn số ... ngày ... tháng ... năm ... của Ủy ban nhân dân ... về việc đề nghị Sở Xây dựng xem xét thẩm định, phê duyệt phương án cưỡng chế phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng (viết tắt là PAPD) tại... do ... (chủ đầu tư vi phạm)... làm chủ đầu tư (đính kèm Thuyết minh, dự toán, bản vẽ phương án tháo dỡ công trình do đơn vị ... lập).
Căn cứ Quy trình thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng ban hành kèm Quyết định số ... ngày ... của Sở Xây dựng.
Căn cứ hồ sơ phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trình thẩm định, phê duyệt;
Các căn cứ khác có liên quan ...;
Sau khi xem xét, Thanh tra Sở thông báo kết quả kiểm tra thành phần hồ sơ PAPD như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
1. Loại công trình: ...
2. Chủ đầu tư vi phạm: ...
3. Địa chỉ chủ đầu tư: ...
4. Đơn vị thẩm tra thiết kế phương án phá dỡ (nếu có):...
5. Địa điểm xây dựng vi phạm:...
6. Quy mô phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm: ...
II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN PHÁ DỠ
1. Văn bản pháp lý:
(Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan trong hồ sơ trình)
2. Hồ sơ, tài liệu thiết kế, thẩm tra:
(Liệt kê các hồ sơ trình thẩm định)
3. Hồ sơ Năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức và năng lực hành nghề hoạt động xây dựng của các cá nhân tham gia thiết kế, thẩm tra PAPD (nếu có):
Liệt kê: Mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế PAPD, nhà thầu thẩm tra; Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có)
III. KẾT QUẢ KIỂM TRA HỒ SƠ PAPD
1. Sự phù hợp về thẩm quyền và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt PAPD:...
2. Về thành phần hồ sơ PAPD (theo Điều 4 Quy trình thẩm định, phê duyệt PAPD của Sở Xây dựng): ...
3. Sự phù hợp giữa bản vẽ hiện trạng công trình, phần công trình vi phạm buộc cưỡng chế phá dỡ và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: ...
4. Điều kiện của tổ chức và cá nhân tham gia thiết kế, thẩm tra PAPD (nếu có): ...
IV. KẾT LUẬN
- Hồ sơ PAPD tại ... do ... (đơn vị tư vấn) ... lập phù hợp về thẩm quyền và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt PAPD và thành phần hồ sơ, đủ điều kiện thẩm định.
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có): ...
Thanh tra Sở kính chuyển hồ sơ PAPD đến (Phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng - đơn vị tổ chức thẩm định) để xem xét thẩm định theo chức năng, nhiệm vụ./.
| CHÁNH THANH TRA
|
SỞ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
|
| Số: ... /TTr-QLCLXD Ngày: ... |
Kính trình: | - Ông ... - Giám đốc Sở; - Ông ... - Phó Giám đốc Sở. |
Đề xuất:
- Độ mật: ...
- Độ khẩn: ...
I. TÓM TẮT NỘI DUNG CẦN TRÌNH
(Phòng chuyên môn) (viết tắt Phòng ...) nhận được Công văn số ... ngày ... của Ủy ban nhân dân ... (đính kèm Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng (viết tắt là PAPD) đối với công trình vi phạm tại ..., do ... lập; qua đó, đề nghị Sở Xây dựng xem xét thẩm định, phê duyệt PAPD theo thẩm quyền.
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Quy trình thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng ban hành kèm Quyết định số ... ngày ... của Sở Xây dựng;
Căn cứ hồ sơ phương án phá dỡ trình thẩm định, phê duyệt;
Căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ PAPD của Thanh tra Sở Xây dựng tại Công văn số ... ngày ....
Phòng QLCLCTXD báo cáo kết quả thẩm định PAPD như sau:
1. Thông tin về công trình vi phạm
- Loại công trình: ...
- Chủ đầu tư vi phạm: ...
- Địa chỉ chủ đầu tư:...
- Đơn vị thẩm tra thiết kế phương án phá dỡ (nếu có):...
- Địa điểm xây dựng vi phạm:...
- Quy mô phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm:...
2. Hồ sơ phương án phá dỡ trình thẩm định
2.1 Văn bản pháp lý: (Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan trong hồ sơ trình)
- Quyết định số ... ngày ... của ... về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với .. .(tổ chức/cá nhân vi phạm) ...;
- Quyết định số ... ngày ... của ... về cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với ... (tổ chức/cá nhân vi phạm)………
- Công văn số ... ngày ... của Ủy ban nhân dân ... về việc thẩm định, phê duyệt PAPD, đính kèm thuyết minh biện pháp phá dỡ và dự toán công trình do ... (đơn vị lập phương án).... lập.
- Báo cáo số ... ngày ... của Tổ chức/đơn vị thẩm tra thiết kế phương án (nếu có).
- ….
2.2 Hồ sơ, tài liệu thiết kế, thẩm tra:
(Liệt kê các hồ sơ trình thẩm định)
2.3 Năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức và năng lực hành nghề hoạt động xây dựng của các cá nhân tham gia thiết kế, thẩm tra PAPD (nếu có):
Liệt kê: Mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế PAPD, nhà thầu thẩm tra; Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có)
3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt PAPD
- Thẩm quyền thẩm định: Sở Xây dựng (do công trình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố/Chánh Thanh tra Sở ban hành quyết định cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng).
- Thẩm quyền phê duyệt:
Giám đốc Sở Xây dựng: đối với công trình vi phạm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả (theo Quyết định ủy quyền số 3783/QĐ-UBND ngày 08/11/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố);
Phó Giám đốc Sở: đối với công trình vi phạm do Chánh Thanh tra Sở ban hành quyết định cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng
4. Nội dung PAPD trình thẩm định, phê duyệt
- Quy mô, diện tích công trình, hạng mục công trình vi phạm buộc phá dỡ (theo Quyết định cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng số ... ngày ... của ...): ...
- Nội dung chính trong PAPD do Tổ chức/đơn vị tư vấn thiết kế ... lập, gồm:
...;
- Thời gian thực hiện cưỡng chế phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm: ...
- Dự toán chi phí cưỡng chế: ... (viết bằng chữ).
5. Kết quả thẩm định PAPD
5.1 Đánh giá nội dung chính của PAPD theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể gồm:
“a) Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;
b) Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;
c) Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
d) Thiết kế phương án phá dỡ;
đ) Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;
e) Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).”
5.2 Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập thiết kế PAPD, thẩm tra thiết kế PAPD (nếu có):
5.3 Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế PAPD (nếu có):
5.4 Sự tuân thủ của thiết kế phương án, giải pháp kỹ thuật phá dỡ công trình về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế theo quy định:
5.5 Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường:
5.6 Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có):
5.7 Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế, dự toán xây dựng (nếu có):
II. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
1. Trường hợp PAPD chưa đủ điều kiện phê duyệt
PAPD do Tổ chức/đơn vị thiết kế ... lập, chưa đáp ứng các yêu cầu về ... (tổng hợp các nội dung cần khắc phục theo đánh giá về: hồ sơ PAPD, kết quả thẩm định dự toán chi phí phá dỡ và thẩm định giải pháp, kỹ thuật phá dỡ).... Do đó, chưa đủ điều kiện phê duyệt theo quy định, (Phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng - đơn vị tổ chức thẩm định) dự thảo văn bản thông báo và yêu cầu Ủy ban nhân dân ... khắc phục, hoàn thiện PAPD.
2. Trường hợp PAPD đủ điều kiện phê duyệt:
PAPD đối với công trình vi phạm xây dựng tại ..., do ... lập có nêu các giải pháp kỹ thuật, thi công để thực hiện việc phá dỡ; giải pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh, môi trường; trình tự phá dỡ, thời gian, tiến độ thực hiện phá dỡ công trình vi phạm,... nội dung phương án cơ bản đầy đủ theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Ngoài ra, PAPD đã được Tổ chức/đơn vị... tổ chức thẩm tra về giải pháp, kỹ thuật thiết kế phương án phá dỡ và dự toán chi phí phá dỡ công trình vi phạm, ...(nêu kết luận thẩm tra)... (nếu có).
Do đó, PAPD nêu trên đủ điều kiện phê duyệt theo quy định.
(Phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng-đơn vị tổ chức thẩm định) kính trình lãnh đạo Sở thông qua nội dung dự thảo văn bản đính kèm./.
TP.Hồ Chí Minh, ngày...
|
|
Ý KIẾN TRƯỞNG PHÒNG
| Ý KIẾN PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ |
Ý KIẾN GIÁM ĐỐC SỞ
|
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-SXD-QLCLXD | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ... |
Phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng tại …….
GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 28 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Xử phạt vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 3783/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền phê duyệt phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phân công nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-CCXP ngày ... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với ...;
Căn cứ Văn bản số... ngày ... của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện về việc thẩm định, phê duyệt phương án cưỡng chế phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng, đính kèm thuyết minh biện pháp phá dỡ và dự toán công trình do ... (đơn vị lập phương án) .... lập;
Căn cứ báo cáo thẩm tra thiết kế phương án cưỡng chế phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng của ... (đơn vị tư vấn thẩm tra)... (nếu có);
Theo đề nghị của Trưởng Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Tờ trình số ... ngày ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng tại do ... (đơn vị lập phương án) .... lập với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Loại công trình:...
2. Chủ đầu tư vi phạm: ...
3. Địa chỉ chủ đầu tư: ...
4. Đơn vị thẩm tra thiết kế phương án phá dỡ (nếu có): ...
5. Địa điểm xây dựng vi phạm: ...
6. Quy mô phá dỡ công trình vi phạm:
Buộc phá dỡ phần công trình xây dựng vi phạm, cụ thể: ...
7. Thời gian thực hiện cưỡng chế phá dỡ:... ngày.
8. Dự trù tổng chi phí cưỡng chế: ... đồng (bằng chữ), theo đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện ... tại Công văn số ... ngày ...
Điều 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện …….., đơn vị thực hiện phá dỡ và các đơn vị khác có liên quan
1. Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của Phương án phá dỡ so với các quy định của pháp luật hiện hành; các biện pháp, quy trình phá dỡ; các trang thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn, chống đỡ để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trình tự, tiến độ phá dỡ; các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chỉ được phép sử dụng sau khi đã kiểm định an toàn kỹ thuật đạt yêu cầu; đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn trong xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan khác.
2. Việc phá dỡ công trình phải do đơn vị có năng lực và kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị phá dỡ công trình phải thực hiện theo phương án phá dỡ đã được phê duyệt; quá trình cưỡng chế phá dỡ phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận. Trước khi phá dỡ, đơn vị phá dỡ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân phường/xã nơi có công trình vi phạm và các chủ công trình lân cận biết.
3. Dự trù tổng chi phí cưỡng chế phá dỡ được duyệt là chi phí tạm tính, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện ... chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự trù chi phí cưỡng chế so với phương án, giải pháp phá dỡ, đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính, làm căn cứ tạm ứng chi phí để tổ chức thực hiện cưỡng chế, thực hiện thu hồi chi phí cưỡng chế đã tạm ứng theo quy định.
4. Đơn vị phá dỡ có trách nhiệm mua các loại bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu khác (nếu có):...
Điều 3. Giám đốc Sở Tài Chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện ... , Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường/xã ..., Giám đốc đơn vị lập Phương án phá dỡ, .... (chủ đầu tư vi phạm).... và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| GIÁM ĐỐC |
*Đính kèm: Phương án phá dỡ công trình vi phạm
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-SXD-... | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ... |
Phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng tại ……..
GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Xử phạt vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử phạt vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phân công nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-CCXP ngày ... của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng về cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với ...;
Căn cứ Văn bản số ... ngày ... của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện... về việc thẩm định, phê duyệt phương án cưỡng chế phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng, đính kèm thuyết minh biện pháp phá dỡ và dự toán công trình do ... (đơn vị lập phương án) .... lập;
Căn cứ báo cáo thẩm tra thiết kế phương án cưỡng chế phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng của ...(đơn vị tư vấn thẩm tra)... (nếu có);
Theo đề nghị của Trưởng Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Tờ trình số ... ngày ... của Trưởng Phòng chuyên môn - đơn vị tổ chức thẩm định.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng tại ... do ... (đơn vị lập phương án) ... lập với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Loại công trình:...
2. Chủ đầu tư vi phạm: ...
3. Địa chỉ chủ đầu tư: ...
4. Đơn vị thẩm tra thiết kế phương án phá dỡ (nếu có): ...
5. Địa điểm xây dựng vi phạm:...
6. Quy mô phá dỡ công trình vi phạm:
Buộc phá dỡ phần công trình xây dựng vi phạm, cụ thể: ...
7. Thời gian thực hiện cưỡng chế phá dỡ: ... ngày.
8. Dự trù tổng chi phí cưỡng chế: ... đồng (bằng chữ), theo đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện ... tại Công văn số ... ngày ...
Điều 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện ..., đơn vị thực hiện phá dỡ và các đơn vị khác có liên quan
1. Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của Phương án phá dỡ so với các quy định của pháp luật hiện hành; các biện pháp, quy trình phá dỡ; các trang thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn, chống đỡ để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trình tự, tiến độ phá dỡ; các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chỉ được phép sử dụng sau khi đã kiểm định an toàn kỹ thuật đạt yêu cầu; đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn trong xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan khác.
2. Việc phá dỡ công trình phải do đơn vị có năng lực và kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị phá dỡ công trình phải thực hiện theo phương án phá dỡ đã được phê duyệt; quá trình cưỡng chế phá dỡ phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận. Trước khi phá dỡ, đơn vị phá dỡ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân phường/xã nơi có công trình vi phạm và các chủ công trình lân cận biết.
3. Dự trù tổng chi phí cưỡng chế phá dỡ được duyệt là chi phí tạm tính, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện... chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự trù chi phí cưỡng chế so với phương án, giải pháp phá dỡ, đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính, làm căn cứ tạm ứng chi phí để tổ chức thực hiện cưỡng chế, thực hiện thu hồi chi phí cưỡng chế đã tạm ứng theo quy định.
4. Đơn vị phá dỡ có trách nhiệm mua các loại bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu khác (nếu có):...
Điều 3. Giám đốc Sở Tài Chính, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện ... , Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường/xã ..., Giám đốc (đơn vị lập Phương án phá dỡ), .... (chủ đầu tư vi phạm).... và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
*Đính kèm: Phương án phá dỡ công trình vi phạm
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /SXD-... | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ... |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân ...
Sở Xây dựng nhận được Công văn số ... ngày ... của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện...; qua đó, đề nghị xem xét thẩm định, phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng (viết tắt là PAPD) đối với công trình xây dựng vi phạm tại ..., do ... lập.
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ hồ sơ PAPD do ... lập, đã được Phòng Quản lý đô thị ... kiểm tra trình Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt;
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá, Sở Xây dựng thông báo kết quả thẩm định như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
- Loại công trình: ...
- Chủ đầu tư vi phạm: ...
- Địa chỉ chủ đầu tư: ...
- Đơn vị thẩm tra thiết kế phương án phá dỡ (nếu có):...
- Địa điểm xây dựng vi phạm:...
- Quy mô phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm: ...
- Thời gian thực hiện cưỡng chế phá dỡ: ...
- Dự toán chi phí cưỡng chế phá dỡ: ... (viết bằng chữ)
II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN PHÁ DỠ
1. Đánh giá nội dung chính của PAPD theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể gồm:
“a) Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;
b) Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;
c) Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
d) Thiết kế phương án phá dỡ;
đ) Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;
e) Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có). ”
2. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập thiết kế PAPD, thẩm tra thiết kế PAPD (nếu có):
3. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế PAPD (nếu có):
4. Sự tuân thủ của thiết kế phương án, giải pháp kỹ thuật phá dỡ công trình về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế theo quy định:
5. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường:
6. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có):
7. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế, dự toán xây dựng (nếu có):
III. KẾT LUẬN
Căn cứ kết quả xem xét, thẩm định hồ sơ PAPD nêu trên, PAPD chưa đáp ứng các yêu cầu về ... (tổng hợp các nội dung cần khắc phục theo đánh giá về: hồ sơ PAPD, kết quả thẩm định dự toán chi phí phá dỡ và thẩm định giải pháp, kỹ thuật phá dỡ)....; chưa đủ điều kiện phê duyệt theo quy định.
Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức/quận - huyện... yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế tổ chức kiểm tra, khắc phục hoàn thiện PAPD theo các nội dung chưa phù hợp nêu tại Mục 2 Văn bản này. Sau khi hoàn tất, gửi lại hồ sơ PAPD trình Sở Xây dựng để xem xét thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền (nộp trực tiếp Sở Xây dựng - Phòng chuyên môn tổ chức thẩm định PAPD)./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
- 1Kế hoạch 317/KH-UBND năm 2021 về kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 2Quyết định 680/QĐ-UBND về kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 1Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Quyết định 77/QĐ-UB năm 1989 hợp nhất Ủy ban Xây dựng cơ bản thành phố và Sở Xây dựng thành phố thành 1 tổ chức mới lấy tên là Sở Xây dựng thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Luật Nhà ở 2014
- 6Thông tư 05/2017/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 8Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 9Quyết định 30/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 10Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 11Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 12Kế hoạch 317/KH-UBND năm 2021 về kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 13Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
- 14Quyết định 680/QĐ-UBND về kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 15Công văn 428/SXD-QLCLXD năm 2021 về hồ sơ trình thẩm định phương án phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 602/QĐ-SXD-QLCLXD năm 2022 về Quy trình thẩm định, phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 602/QĐ-SXD-QLCLXD
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/05/2022
- Nơi ban hành: Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Hoàng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực