Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 680/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
KIỂM TRA THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI MỘT SỐ QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2020 của Chính phủ về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Thực hiện Kế hoạch số 317/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2021 của UBND Thành phố về Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 322/TTr-STP ngày 14 tháng 02 năm 2022,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2022 cụ thể như sau
1. Lĩnh vực, đối tượng kiểm tra:
- Lĩnh vực kiểm tra: công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng.
- Đối tượng kiểm tra:
UBND các quận, huyện, thị xã: Thanh Xuân, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thị xã Sơn Tây.
UBND phường, xã, thị trấn thuộc các quận, huyện, thị xã nêu trên.
2. Thời gian kiểm tra: Quý II, Quý III năm 2022.
3. Thời kỳ kiểm tra: tính từ 01/01/2020 đến 31/12/2021;
Điều 2. Nội dung kiểm tra
1. Việc quản lý nhà nước, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
2. Việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính;
Điều 3. Thành lập Đoàn kiểm tra
Đoàn kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thành lập bao gồm Đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp là Trưởng đoàn, thành viên là đại diện các Sở, ngành của Thành phố (Danh sách kèm theo).
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra
1. Quyền và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 19/2020/NĐ-CP ngày 12/2/2020 của Chính phủ về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo UBND Thành phố kết quả kiểm tra và trình Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Kết luận kiểm tra.
3. Đoàn kiểm tra sử dụng con dấu của Sở Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
Điều 5. Quyền và trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra
1. Được nhận Kế hoạch, Quyết định kiểm tra;
2. Xây dựng báo cáo thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính của đơn vị theo Đề cương báo cáo và Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này gửi về cơ quan thường trực của Đoàn kiểm tra (Sở Tư pháp) trước thời điểm kiểm tra 03 ngày làm việc;
3. Cung cấp thông tin, hồ sơ tài liệu trung thực, kịp thời và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
4. Bố trí Lãnh đạo đơn vị làm việc với Đoàn kiểm tra và chuẩn bị điều kiện cho Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra;
5. Chấp hành Kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra trên cơ sở kiến nghị trong Kết luận kiểm tra; Chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng Kết luận kiểm tra;
6. Báo cáo thực hiện Kết luận kiểm tra theo thời hạn ghi trong Kết luận kiểm tra; Kiến nghị, giải trình về Kết luận kiểm tra;
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được kiểm tra tại Điều 1, Đoàn kiểm tra tại Điều 3 và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH
ĐOÀN KIỂM TRA THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội)
Trưởng đoàn: Ông Ngô Anh Tuấn - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội.
Phó trưởng đoàn: Ông Phạm Thanh Cao - Phó giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội
Các thành viên:
1. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Trưởng phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp Hà Nội.
2. Ông Đặng Tất Đạt - Phó Chánh Thanh Tra Sở Xây dựng Hà Nội;
3. Ông Đinh Hùng Vĩ - Phó Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội;
4. Bà Nguyễn Bích Thủy - Phó trưởng phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp Hà Nội;
5. Ông Nguyễn Xuân Quỳnh - Phó trưởng phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp Hà Nội;
6. Bà Lê Thị Dung - Chuyên viên Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp Hà Nội;
7. Bà Phạm Thị Kim Chung - Chuyên viên Phòng Quản lý, xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp Hà Nội;
8. Bà Đỗ Thị Thu Hà- Chuyên viên Phòng Quản lý, xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp Hà Nội.
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC TRẬT TỰ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)
1. Công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực trật tự xây dựng.
- Việc ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản về xử lý vi phạm hành chính (số lượng, tên loại, văn bản nội dung chỉ đạo, triển khai thực hiện). Đánh giá hiệu quả của công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản nêu trên.
- Việc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật luật về xử lý vi phạm hành chính (nếu có)
- Công tác tuyên truyền phổ biến, tập huấn về xử lý vi phạm hành chính: Số lượng, nội dung tuyên truyền, phổ biến, tập huấn; đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả trong việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, các chức danh tham mưu quản lý nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân,
- Các điều kiện đảm bảo cho thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính: Đánh giá sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất (đội ngũ công chức làm công tác tham mưu giúp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện xử phạt vi phạm hành chính).
- Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
- Việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về xử lý vi phạm hành chính.
2. Tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực trật tự xây dựng.
- Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng thuộc phạm vi địa bàn quản lý. Tổng số vụ việc bị phát hiện, các hành vi vi phạm phổ biến, nguyên nhân của tình hình vi phạm...
- Tình hình xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt hành chính
Tổng số vụ việc đã xử phạt; số vụ việc chưa xử phạt, số vụ việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính); số vụ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn (thống kê rõ số lượng vụ việc, đối tượng vi phạm là tổ chức, cá nhân)
Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Việc áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp ngăn chặn và đảm bảo trong xử lý vi phạm hành chính: Hình thức, biện pháp nào thường xuyên được áp dụng, hình thức, biện pháp nào ít được áp dụng và hiệu quả áp dụng.
- Tình hình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Số quyết định xử phạt đã thi hành, chưa thi hành xong, nguyên nhân;
Số quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong, chưa thi hành, nguyên nhân;
Số tiền phạt thu được; Số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu; Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính;
Số quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền;
Số Quyết định bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã thi hành, chưa thi hành, nguyên nhân);
- Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện và nguyên nhân;
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải trình và việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
3. Đánh giá chung
- Kết quả đạt được;
- Hạn chế, khó khăn, vướng mắc (đối với những vướng mắc, khó khăn do quy định pháp luật cần được thống kê lập biểu cụ thể Điều, khoản, điểm và hướng đề xuất sửa đổi);
- Nguyên nhân (Khách quan, chủ quan);
- Biện pháp khắc phục
4. Kiến nghị, đề xuất.
Ghi chú: Thời điểm báo cáo, tổng hợp số liệu từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2021
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN
STT | Số Quyết định | Ngày ban hành | Hành vi vi phạm | Hình thức phạt tiền (số tiền) | Hình thức xử phạt bổ sung (tên hình thức được áp dụng) | Biện pháp khắc phục hậu quả (tên biện pháp được áp dụng) | Kết quả thi hành quyết định xử phạt VPHC | Kết quả thi hành Quyết định áp dụng BPK PHQ | |||
Quyết định xử phạt VPHC | Quyết định áp dụng BPKPHQ | Phạt tiền | Hình thức xử phạt bổ sung | Biện pháp khắc phục hậu quả | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC BÃI BỎ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
STT | Nội dung khó khăn vướng mắc | Kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ (Điều, khoản, điểm) | Ghi chú | |
Nội dung | Quy định (tại Điều, khoản, điểm) | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 1715/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2020 thi hành pháp luật và kiểm tra, xử lý trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2021
- 3Kế hoạch 04/KH-UBND thi hành pháp luật và kiểm tra, xử lý trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022
- 4Quyết định 82/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022-2025
- 5Quyết định 04/2022/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Quyết định 222/QĐ-UBND Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 602/QĐ-SXD-QLCLXD năm 2022 về Quy trình thẩm định, phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- 6Quyết định 1715/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 7Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2020 thi hành pháp luật và kiểm tra, xử lý trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2021
- 8Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- 9Kế hoạch 317/KH-UBND năm 2021 về kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 10Kế hoạch 04/KH-UBND thi hành pháp luật và kiểm tra, xử lý trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022
- 11Quyết định 82/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022-2025
- 12Quyết định 04/2022/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 13Quyết định 222/QĐ-UBND Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 14Quyết định 602/QĐ-SXD-QLCLXD năm 2022 về Quy trình thẩm định, phê duyệt Phương án phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm trật tự xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 680/QĐ-UBND về kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- Số hiệu: 680/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/02/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra