Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 559/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 10 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025; số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TU ngày 22/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVII) về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 585/BC-SKH ngày 02/8/2021 về kết quả thẩm định dự thảo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Trưởng Phòng: ĐTXD, TH;
- Lưu: VT, ĐTXD. (D)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 559/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Vị trí, vai trò của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin

Về kết cấu hạ tầng giao thông: Kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại, kết nối đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách… thì nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm “đi trước một bước” là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, vừa nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của đất nước. Nhằm tiếp tục đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”.

Về phát triển đô thị: Đô thị hóa là quá trình phát triển kinh tế - văn hóa xã hội và không gian lãnh thổ, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, là nơi có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thu hút các nguồn vốn đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Để thúc đẩy quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, cùng với nhận thức sâu sắc về vai trò, vị thế và tầm quan trọng của quá trình đô thị hóa, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình nhằm định hướng, chỉ đạo thực hiện quá trình đô thị hóa, cụ thể: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ “Xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát triển từng vùng và địa phương; tăng cường quản lý đô thị, phát triển các đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn. Xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc trưng về kiến trúc, văn hoá ở từng địa phương”. Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kỹ thuật hạ tầng hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.

Về kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin: Những năm gần đây công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ứng dụng công nghệ thông được coi là công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc. Trước làn sóng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, công nghệ thông tin và hạ tầng công nghệ thông tin có vai trò cốt lõi để nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số, xã hội số và chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số nhằm tiếp cận nền quản trị thông minh, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định "Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế".

2. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án

Kết cấu hạ tầng là điều kiện tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; kinh tế ngày càng phát triển, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng cao. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động, quyết liệt huy động nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng khu vực nông thôn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn lạc hậu, hạn chế, không đồng bộ và ngày càng bộc lộ những bất cập; nhất là hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin... làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư và là một trong những điểm nghẽn của quá trình phát triển.

Nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng nêu trên, việc xây dựng Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin là hết sức cần thiết.

II. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025; số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại;

- Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 05/3/2021 về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang;

- Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 29/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh quy hoạch xây dựng và phát triển thành phố Tuyên Quang;

- Kết luận số 170-KL/TU ngày 28/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương điều chỉnh để mở rộng thành phố Tuyên Quang theo Đồ án quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030;

- Kế hoạch số 402-KH/TU ngày 26/6/2020 của Tỉnh ủy Tuyên Quang về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 18/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Kết luận số 198-KL/TU ngày 23/4/2021 của Tỉnh ủy Tuyên Quang về kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 5 (khóa XVII) nhiệm kỳ 2020-2025;

- Nghị quyết số 33-NQ/TU ngày 22/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVII) về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025;

- Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: Số 36/NQ-HĐND ngày 05/9/2020 về Bổ sung danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2020; số 38/NQ-HĐND ngày 05/9/2020 về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2021; số 85/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh 5 năm 2021-2025; số 18/NQ-HĐND ngày 27/4/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tỉnh Tuyên Quang; số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tỉnh Tuyên Quang;

- Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, phiên bản 1.0;

- Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 18/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt;

- Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 27/11/2020 của Ủy ban nhân dân về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 402-KH/TU ngày 26/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Quyết định số 686/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương năm 2021, tỉnh Tuyên Quang;

- Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin với tầm nhìn dài hạn nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu và định hướng chiến lược xây dựng Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc. Đề xuất các giải pháp thực hiện đối với kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo phát triển đồng bộ, theo hướng hiện đại, phù hợp với đường lối, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và của đất nước.

Phần II

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 5.568 km2, dân số 784.811 người, có 22 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 54%. Toàn tỉnh có 06 huyện và 01 thành phố với 138 xã, phường, thị trấn, 1.733 thôn, bản, tổ dân phố. Địa hình, kinh tế không thuận lợi, không có cảng biển, cửa khẩu, chưa có sân bay, đường sắt, đường cao tốc, rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Liên tiếp trong các năm 2016 - 2019, tỉnh đã thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đã đề ra. Tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 8,05%, năm 2020 đạt 7,76%, bình quân 5 năm (2016-2020) đạt 6,45%/năm. Tốc độ tăng GRDP đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 4/11 tỉnh miền núi phía Bắc; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2020 đạt 44 triệu đồng/người, tăng 1,5 lần so với năm 2015; cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp, xây dựng đạt: 28,49%; các ngành dịch vụ đạt: 43,88%; nông, lâm, ngư nghiệp đạt: 27,63%.

2. Đầu tư xã hội

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình quan trọng, thiết yếu liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, hạ tầng đô thị và nông thôn mới, tăng cường đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các công trình dự án quan trọng. Nhiều công trình lớn đã được hoàn thành, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Cầu Bình Ca, cầu Tình Húc, triển khai xây dựng tuyến đường dọc hai bờ sông Lô... và một số công trình, dự án khác. Thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, xây dựng và phát triển thành phố Tuyên Quang đạt đô thị loại II.

3. Thực trạng phát triển xã hội

Trong những năm qua công tác giảm nghèo được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt và có hiệu quả. Đặc biệt việc ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TU ngày 20/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVI) "về tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020" đã thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy đối với công tác giảm nghèo và thể hiện cơ chế đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác giảm nghèo. Kết quả công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm đã đạt được những thành tựu khá toàn diện, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt chính sách giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể:

- Giải quyết được nhân lực lao động, bố trí việc làm; quan tâm đến các chế độ, chính sách đối với người lao động; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quan tâm củng cố, kiện toàn, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và nhu cầu của xã hội, từ năm 2016 đến nay đã đào tạo nghề cho 48.000 người; năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 21%. Các giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, năm 2020 tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 16,56%.

- Các giải pháp giảm nghèo bền vững được triển khai đồng bộ, hiệu quả, từ năm 2016 - 2020 toàn tỉnh đã huy động được trên 7.887 tỷ đồng để thực hiện chương trình giảm nghèo, chú trọng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, các chế độ, chính sách đối với người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản; tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh đã giảm được 18,78% (từ 27,81% đầu năm 2016 xuống còn 9,03% cuối năm 2020), bình quân hàng năm giảm 3,76%, trong đó tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân ở các huyện nghèo, xã 135 và hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đạt trên 5%/năm.

- An sinh xã hội được bảo đảm; chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi và công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm thực hiện. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh; thực hiện đúng, kịp thời chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng được chăm lo, cải thiện.

- Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội được quan tâm, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội. Xây dựng và thực hiện tốt Đề án tổ chức quản lý, cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

- Giai đoạn 5 năm 2016-2020 toàn tỉnh tạo việc làm cho 118.659 lao động. Trong đó: Xuất khẩu lao động 2.020 người; đã có 40.600 lượt lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề.

- 98,44% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định.

- 68,9% số Km đường thôn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định.

- 95% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2020 giảm còn 13%.

- Đến nay toàn tỉnh đã có 47/124 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt trên 15 tiêu chí/xã.

II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Qua 30 năm tái lập, đổi mới và phát triển, một trong những thành tựu to lớn mà đất nước ta đã đạt được nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống kết cấu hạ tầng đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cụ thể:

1. Hạ tầng giao thông

Trong những năm qua kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh đã từng bước được đầu tư đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện được vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bước đầu tạo lập được sự kết nối của các địa phương trong tỉnh và các vùng miền trong cả nước.

Trong giai đoạn 2010-2015: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 09/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XV) "về đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông giai đoạn 2011 - 2015", hệ thống giao thông của tỉnh đã được quan tâm đầu tư, nhiều tuyến đường giao thông trục chính, cầu lớn và giao thông nông thôn được đầu tư, tạo bước đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoàn thành và đưa vào sử dụng một số cầu lớn: Cầu Tứ Quận và cầu Kim Xuyên vượt sông Lô, cầu Ba Đạo vượt sông Gâm; cải tạo, nâng cấp 222,8 km đường tỉnh; 76 km đường đô thị; 227,5 km đường huyện; trên 30 cầu vừa và nhỏ. Thực hiện kế hoạch nhựa hóa và bê tông hoá các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã được 926,32/977,0km. Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” từ năm 2011 đến năm 2015, toàn tỉnh đã bê tông hoá trên 2.700km, đạt 124% kế hoạch; tỷ lệ thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm xã đạt 99,77%.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Huy động nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và xây dựng nông thôn mới”. Theo đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XVI) đã có Kết luận số 65-KL/TU ngày 25/10/2016 "về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giai đoạn 2016-2020", trong đó việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được đặc biệt quan tâm, kết quả: Hoàn thành đầu tư xây dựng cầu Bình Ca, cầu Tình Húc, các tuyến đường đô thị tại thị trấn Na Hang, huyện Chiêm Hóa, trung tâm huyện Lâm Bình, huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang và một số công trình, dự án quan trọng khác; nâng 94,65 km đường tỉnh lên thành đường Quốc lộ (đường tỉnh ĐT.190 đoạn từ Km0 00 - Km38 650, dài 38,65km nâng thành QL.3B, tuyến đường tỉnh ĐT.186 đoạn Km62 00 - Km84 00, dài 22,0 km nâng thành QL.2D, tuyến đường tỉnh ĐT.190 đoạn Km115 00 - Km151 00, dài 36,0 km nâng thành QL.280); nâng các tuyến đường huyện lên thành đường tỉnh, tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư, duy tu, sửa chữa các tuyến đường nhằm giảm áp lực cho ngân sách địa phương. Đồng thời giao thông nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhất là giao thông nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ; quản lý hành lang an toàn giao thông; phòng chống bão lụt - giảm nhẹ thiên tai, khắc phục hậu quả bão, lụt đảm bảo hệ thống giao thông thông suốt, an toàn, phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đi lại của nhân dân được thuận tiện.

1.1. Về đường bộ:

- Quốc lộ gồm 07 tuyến (QL.2, QL.2C, QL.37, QL.279, QL.3B, QL.2D, QL.280) với tổng chiều dài 563,77 km, chiếm 7,04% (kể cả 10,4km đường gom song hành và đường nhánh, nút giao QL.2 tránh); kết cấu mặt đường bao gồm hai loại: Đường bê tông nhựa chiếm 53,92% và láng nhựa chiếm 46,08%.

- Đường tỉnh: Gồm 04 tuyến (ĐT.185, ĐT.186, ĐT.188, ĐT.189) với tổng chiều dài là 451,43 km, chiếm 5,63%. Kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa, bê tông xi măng, bê tông nhựa, một số đoạn tuyến chưa được đầu tư có kết cấu đất và cấp phối.

- Đường đô thị: Gồm 197 tuyến, tổng chiều dài 303,88 km, chiếm 3,79%; kết cấu mặt đường cơ bản đều đã được láng nhựa, BTN, BTXM với tỷ lệ bình quân cả tỉnh đạt 98,71%.

- Đường huyện: Gồm 135 tuyến với tổng chiều dài 1.141,14 km, chiếm 14,24%, trong đó nhựa hoá, bê tông hóa 747,47km, đạt 66%, còn lại 393,67 km đường cấp phối và đất, chiếm 34%.

- Đường xã, trục thôn: 5.552,48 Km (chiếm 69,30%) cụ thể:

Đường trục xã: Tổng chiều dài là 1.598,68 km, đường xã chủ yếu đạt loại B, C giao thông nông thôn. Tỉ lệ bê tông hoá, nhựa hóa đường xã là 1.171,61/1.598,68 km đạt 73,3%, còn lại là mặt đường cấp phối, đất 427,07/1.598,68 km chiếm 26,7%.

Đường trục thôn, xóm: Tổng chiều dài đường trục thôn trên địa bàn tỉnh 3.953,8 km, trong đó nhựa hoá, bê tông hóa được 2.726,52 km, đạt 68,9%, còn lại là đường cấp phối, đất 1.227,28 km chiếm tỷ lệ 31,1%. Đường trục thôn xóm chủ yếu đạt cấp C, D giao thông nông thôn.

Đến nay trên địa bàn tỉnh có 99,77% (1.729/1.733) thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm.

Tổng hợp hiện trạng mạng lưới đường bộ tỉnh Tuyên Quang

TT

Loại đường

Chiều dài (km)

Tỷ lệ (%)

Loại mặt đường

Bê tông nhựa

BTXM

Đá nhựa

Cấp phối, đất

km

%

km

%

km

%

km

%

1

Quốc lộ

563,77

7,04

303,99

53,92

 

 

259,78

46,08

 

 

2

Đường tỉnh

451,43

5,63

10

2,22

21,35

4,73

364,28

80,69

55,8

12,36

3

Đường đô thị

303,88

3,79

109,47

36,02

77,28

25,43

113,21

37,25

3,92

1,29

4

Đường huyện

1.141,14

14,24

8,05

0,71

239,1

20,95

429,07

37,6

464,92

40,74

5

Đường xã, trục thôn

5.552,48

69,30

 

 

3.839,50

69,15

58,63

1,06

1.654,35

29,79

Toàn tỉnh

8.012,70

100

431,51

5,39

4.177,23

52,13

1.224,97

15,29

2.178,99

27,19

1.2. Về đường thủy

- Sông Lô: Đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 145 km, đây là đường thuỷ duy nhất nối tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang ở phía Bắc, với tỉnh Phú Thọ và thủ đô Hà Nội cũng như một số tỉnh trung du đồng bằng Bắc Bộ. Đoạn từ thành phố trở lên việc vận tải gặp nhiều khó khăn do lòng sông dốc, có nhiều điểm ghềnh đá.

- Sông Gâm: Đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài khoảng 110 km, không khai thác được vận tải do vướng các vị trí xây dựng thủy điện.

- Sông Phó Đáy: Đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 81 km, lưu lượng dòng chảy không lớn, sông hẹp, nông, chưa có khả năng vận tải đường thuỷ.

- Về Cảng sông: 02 cảng hàng hóa (cảng Tuyên Quang, cảng An Hòa trên sông Lô); 01 cảng chuyên dụng (cảng Z2); các cảng chuyên dụng còn ít phương tiện xếp dỡ thô sơ, năng suất thấp, chưa được đầu tư và chưa phát huy hiệu quả; chưa có cảng cạn, trung tâm logictic của tỉnh và của vùng.

- Về bến thủy nội địa gồm: 45 bến khách ngang sông; 16 bến bốc xếp hàng hóa (chủ yếu hoạt động bốc xếp vật liệu xây dựng) và 01 bến hồ thủy điện Tuyên Quang (chủ yếu phục vụ chở khách).

1.3. Về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ: Toàn tỉnh có 06 bến xe khách, trong đó bến xe khách thành phố Tuyên Quang loại 3; các bến: Na Hang, Chiêm Hóa, Sơn Dương, Kim Xuyên loại 4; bến xe khách Hàm Yên loại 6, các bến xe hiện nay cơ bản là nhà nước quản lý, không phát huy hiệu quả theo cơ chế thị trường; riêng các bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm dừng chân chưa được đầu tư xây dựng.

2. Hạ tầng đô thị

2.1. Thực trạng tỷ lệ hóa đô thị

Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 tăng chậm, đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình 14,3%, giai đoạn 2016-2020 hệ thống đô thị Tuyên Quang đã có bước phát triển, quá trình đô thị hóa đã diễn ra mạnh mẽ, tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh, lan tỏa diện rộng trên phạm vi toàn tỉnh, các dự án khu đô thị mới được triển khai thực hiện, các đô thị hiện hữu được cải tạo chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng cơ sở, đặc biệt tăng trưởng đô thị nhanh nhất là thành phố Tuyên Quang, năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 21,45%, tuy nhiên mới đạt khoảng 54% so với tỷ lệ hóa đô thị bình quân trên cả nước (tỷ lệ đô thị hóa bình quân trên cả nước là 40%). Quá trình đô thị hóa ở mỗi đô thị trên địa bàn tỉnh diễn ra theo theo xu hướng nhanh, chậm khác nhau bởi phụ thuộc vào điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đô thị.

Tuy nhiên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ; trình độ và năng lực quản lý và phát triển đô thị còn thấp so với yêu cầu; tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị chậm so với phát triển kinh tế xã hội.

Công tác quản lý đô thị còn chưa theo kịp thực tiễn và đáp ứng xu thế phát triển đô thị. Việc tổ chức thực hiện quản lý phát triển đô thị tại một số địa phương còn chưa chặt chẽ, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đô thị còn hạn chế, việc triển khai đầu tư phát triển đô thị còn dàn trải, chưa gắn kết để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2. Thực trạng hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Tuyên Quang có 07 đơn vị hành chính: 01 thành phố và 06 huyện, trong đó hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh hiện nay gồm có:

- Thành phố Tuyên Quang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh.

- Khu vực trung tâm các huyện:

Thị trấn Na Hang, huyện Na Hang - là đô thị loại V;

Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa - là đô thị loại V;

Thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên - là đô thị loại V;

Thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương - là đô thị loại V;

Thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn - đô thị loại V;

Thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình - là đô thị loại V.

2.2.1. Đánh giá thực trạng các đô thị trên địa bàn tỉnh theo các tiêu chí phân loại đô thị (theo tiêu chí phân loại đô thị tại Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13; riêng thành phố Tuyên Quang do Hội đồng Quốc gia (Bộ Xây dựng chủ trì) thẩm định, đánh giá

a) Các đô thị hiện hữu

TT

Đô thị hiện hữu

Điểm đánh giá

1

Thành phố Tuyên Quang - là đô thị loại II trực thuộc tỉnh

84,66

2

Thị trấn Na Hang - đô thị loại V

83,64

3

Thị trấn Sơn Dương - đô thị loại V

82,67

4

Thị trấn Vĩnh Lộc - đô thị loại V

77,45

5

Thị trấn Tân Yên - đô thị loại V

 75,68

6

Thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn- đô thị loại V

86,80

7

Thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình- đô thị loại V

89,69

b) Các khu vực dự kiến phát triển thành các đô thị loại V

STT

Khu vực dự kiến phát triển thành đô thị loại V

Điểm đánh giá theo tiêu chí đô thị loại V

1

Trung tâm xã Thượng Lâm huyện Lâm Bình

50,07

2

Trung tâm xã Phúc Sơn huyện Lâm Bình

56,13

3

Trung tâm xã Đà Vị huyện Na Hang

42,00

4

Trung tâm xã Yên Hoa huyện Na Hang

42,5

5

Trung tâm xã Hòa Phú huyện Chiêm Hóa

58,81

6

Trung tâm xã Ngọc Hội huyện Chiêm Hóa

54,56

7

Trung tâm xã Kim Bình huyện Chiêm Hóa

55,0

8

Trung tâm xã Trung Hà huyện Chiêm Hóa

55,48

9

Trung tâm xã Thái Sơn huyện Hàm Yên

56,66

10

Trung tâm xã Phù Lưu huyện Hàm Yên

62,64

11

Trung tâm xã Tân Trào huyện Sơn Dương

60,33

12

Trung tâm xã Sơn Nam huyện Sơn Dương

59,98

13

Trung tâm xã Hồng Lạc huyện Sơn Dương

58,50

14

Trung tâm xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn

59,60

15

Trung tâm xã Xuân Vân huyện Yên Sơn

58,72

16

Trung tâm xã Trung Sơn huyện Yên Sơn

45,50

2.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 7 tháng 11 năm 2012, cụ thể như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Chương trình phát triển đô thị Quốc gia

Hiện trạng 2020

Đánh giá

Đến 2015

Đến 2020

1

Hệ thống đô thị

 

 

 

 

 

Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc (%)

38

45

21,45

 

2

Chất lượng đô thị

 

 

 

 

2.1

Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân (m2/người)

26

29

22.94

Không đạt

2.2

Tỷ lệ nhà kiên cố (%)

65

75

78.9

Vượt

2.3

Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuyển cấp nước tại đô thị đặc biệt đến loại III (%)

90

90

98

Vượt

2.4

Công suất cấp nước đô thị loại đặc biệt đến loại III (lít/người/ngày đêm)

120

120

130

Vượt

2.5

Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại đô thị loại V (%)

50

70

98

Vượt

2.6

Công suất cấp nước đô thị loại V (lít/người/ngày)

80

90

90

Đạt

2.7

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt tập trung được thu gom và xử lý (%)

40-50

60

30

Không đạt

2.8

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tập trung được thu gom và xử lý %

85

90

95,45

Đạt

Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị loại II và III (m2/người)

7

7-10

8

Đạt

2.9

Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị loại IV và V (m2/người)

5

3-7

7

Đạt

2.10

Đất cây xanh công cộng, khu vực nội thị, đô thị loại I đến V(m2/người)

3-5

4-6

10,62

Đạt

3

Kế hoạch nâng loại đô thị các đô thị tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014- 2020

3.1

Thành phố Tuyên Quang

Loại II

Loại II

Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 02/02/2021 của Thủ tướng Chính Phủ công nhận

Đạt

3.2

Thị trấn Na Hang

Loại V

Loại IV

V

Chưa đạt

3.3

Thị trấn Sơn Dương

Loại V

Loại IV

V

Chưa đạt

3.4

Thị trấn Vĩnh Lộc - huyện Chiêm Hóa

Loại V

Loại IV

V

Chưa đạt

3.5

Thị trấn Tân Yên - huyện Hàm Yên

Loại V

Loại IV

V

Chưa đạt

3.6

Thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn- đô thị loại V

Loại V

Loại V

V

Đạt

3.7

Thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình- đô thị loại V

Loại V

Loại V

V

Đạt

Qua số liệu khảo sát và thống kê từ các bảng trên cho thấy:

- Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp so với tỷ lệ đô thị hóa trên toàn quốc.

- Chất lượng đô thị: Các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt so với Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngoài 7 đô thị, trong đó thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại loại II; 6 trung tâm huyện đạt tiêu chí đô thị loại V; 04 thị trấn Na Hang, Sơn Dương, Vĩnh Lộc, Tân Yên chưa đạt tiêu chí đô thị loại IV theo Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng chính phủ, còn lại 16 trung tâm các xã thuộc huyện chưa đạt điểm tối thiểu (75 điểm) là tiêu chí đô thị loại V. Ngoài ra hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phát triển không đồng đều và chưa có đô thị loại III, IV.

3. Hạ tầng công nghệ thông tin

3.1. Hạ tầng đường truyền cáp quang Internet

Hiện nay hạ tầng mạng cáp quang đã được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, từ trung tâm tỉnh đến các trung tâm huyện, xã và 1.603 thôn bản, tổ nhân dân. Định hướng phát triển theo hướng đồng bộ, làm cơ sở xây dựng, mở rộng công nghệ tiên tiến hiện đại, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, đáp ứng yêu cầu sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông giữa các doanh nghiệp, đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị, có tính bảo mật cao, đảm bảo yêu cầu về an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có 1.046 vị trí trạm thu phát sóng thông tin di động, lắp đặt 2.579 thiết bị thu phát sóng 2G, 3G, 4G, phủ sóng thông tin di động đến 99,9% các thôn, bản trên toàn tỉnh và dần phủ sóng đến 95% diện tích toàn tỉnh.

Tổng số thuê bao Internet băng rộng trên toàn tỉnh gần 90.000 thuê bao. Hệ thống truyền dẫn cáp quang Internet gồm 849 tuyến cáp treo và 16 tuyến cáp ngầm kết nối từ trung tâm tỉnh đến 100% các xã, phường, thị trấn và 1.603 thôn/bản/tổ nhân dân trên toàn tỉnh. Tổng dung lượng đường truyền hơn 40Gbit/s.

Đến thời điểm hiện tại, còn 132 thôn thuộc 46 xã trên toàn tỉnh chưa có Internet băng rộng từ xã đến thôn. Cụ thể:

- Huyện Sơn Dương có 9 thôn thuộc 4 xã, gồm: Thôn Hưng Tiến, Lãng Nhiêu, Lão Nhiêu, Phú Nhiêu, Trấn Kiêng, Phú Sơn xã Phú Lương; thôn Cao Ngỗi, xã Đông Lợi; thôn Khuân Đáo, xã Trung Yên; thôn Ngòi Trườn, xã Minh Thanh.

- Huyện Yên Sơn có 25 thôn thuộc 10 xã, gồm: Thôn Khuôn Nà, Vàng On xã Trung Minh; thôn Bum Kẹn, Khuổi Ma, Lè, Nhùng, Phan, Tấu Lìn, Toạt, Toòng, Yểng xã Hùng Lợi; thôn Khuân Quại, Kim Thu Ngà xã Kim Quan; thôn Làng Bụt, Đèo Trám xã Tiến Bộ; thôn Ngòi Cái, Soi Hà, Soi Đát xã Xuân Vân; thôn Đèo Mưng xã Chân Sơn; thôn Tân Sơn xã Nhữ Hán; thôn Trại Xoan xã Lực Hành; thôn Đồng Trò, Khe Đảng, Cây Nhãn xã Tứ Quận.

- Huyện Hàm Yên có 13 thôn thuộc 7 xã, gồm: Thôn Cọ Sẻ, Ngồi Yên xã Bằng Cốc; thôn Ngòi Nung xã Bạch Xa; thôn Táu xã Phù Lưu; thôn Làng Vai xã Minh Dân; thôn Đá Bàn xã Minh Hương; thôn Quảng Tân, Thài Khao xã Yên Lâm; thôn Lục Khang, Sơn Thủy, Cuổm, Khau Làng, Hao Bó xã Yên Thuận.

- Huyện Chiêm Hóa có 36 thôn thuộc 11 xã, gồm: Thôn Nhân Thọ 2 xã Yên Nguyên; thôn Chắng Thượng, Pá Tao xã Hòa An; thôn Bản Tát, Khun Làn, Khun Mạ xã Tri Phú; thôn Bản Vả, Khau Tàm, Khun Mạ, Làng Phây 1, Khun Vìn, Khuổi Chỉa, Lăng Thẳm, Nà Chám xã Kiên Đài; thôn Bắc Cá, Bản Dần, Khuân Khương, Tin Kéo, Nà Héc xã Yên Lập; thôn Làng Ngõa, Nà Thoi xã Xuân Quang; thôn Khuổi Hóp, Nà Luông, Pác Hóp xã Linh Phú; thôn Linh Phú, Phú Lâm xã Bình Phú; thôn Bản Chẳng, Khuôn Thẳm, Nà Nhoi, Noong Tuông, Sơn Thủy xã Tân Mỹ; thôn Cao Bình, Dỗm, Nà Mí, Nặm Kép xã Hùng Mỹ.

- Huyện Lâm Bình có 8 thôn thuộc 4 xã, gồm: Thôn Nà Ráo xã Khuân Hà; thôn Khuổi Củng, Khuổi Trang, Nà Co, Nà Lòa xã Xuân Lập; thôn Khau Cau, Nà Khậu xã Phúc Yên; thôn Bản Tha xã Hồng Quang.

- Huyện Na Hang gồm 41 thôn thuộc 10 xã, gồm: Bản Giòng, Nà Cào, Pac Củng, Luông xã Thượng Nông; Bản Lá, Khuổi Phìn, Nặm Đường, Phiêng Ngàm, Phiêng Ten, Trung Phìn xã Sinh Long; thôn Bản Muông, Hồng Ba, Khuổi Phầy, Nà Mụ, Pắc Khoang xã Hồng Thái; thôn Bắc Lè, Bản Lục, Bản Tâng, Khuổi Tích, Nà Đứa, Nà Pin xã Đà Vị; thôn Khau Phiêng, Tát Kẻ xã Khâu Tinh; thôn Bản Nuầy, Không Mây, Lũng Giang xã Năng Khả; tổ dân phố Nà Mỏ thị trấn Na Hang; thôn Bản Tàm, Nà Lạ, Nà Mu, Nà Sảm xã Sơn Phú; thôn Bản Cuổm, Nà Ngoa, Năm Cằm xã Thượng Giáp; thôn Cốc Khuyết, Khau Pồng, Nà Chẻ, Nà Lin, Nà Luông, Nà Pầu, Phiêng Nghịu xã Yên Hoa.

3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin

Trong những năm qua, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đã từng bước được đầu tư để đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh. Đến nay, 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có mạng Internet và hệ thống mạng nội bộ (LAN). Tỷ lệ cán bộ, công chức (CBCC) tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện được trang bị máy tính đạt 100%; tỷ lệ CBCC tại UBND cấp xã trang bị máy tính đạt 98,6%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều máy tính cấu hình thấp, ảnh hưởng tới tốc độ xử lý công việc; mạng nội bộ (LAN) vẫn còn chưa đạt yêu cầu, nhất là ở cấp xã, phường; số lượng máy tính được cài đặt hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, phần mềm diệt virus có bản quyền còn hạn chế.

Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoạt động thông suốt 24/24h phục vụ cho các phần mềm dùng chung, các hệ thống của tỉnh như: Hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Trang Thông tin đối ngoại;... Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế nhiều trang thiết bị đã cũ, cấu hình chưa cao; chưa đủ khả năng đáp ứng được cho phát triển chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng đô thị thông minh.

Hiện nay, tỉnh chưa đầu tư, xây dựng hệ thống mạng diện rộng (WAN) mà đang sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước để kết nối các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để triển khai các phần mềm dùng chung của tỉnh.

Tỉnh đã xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) thuộc Dự án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020. Hiện nay, LGSP tỉnh đang thực hiện kết nối với các hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) của các Bộ, ngành Trung ương để kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu. Kho cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Tuyên Quang chưa hoàn thiện và đi vào hoạt động, vì vậy chưa thực hiện được đồng bộ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.

Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Tuyên Quang đã được nâng cấp, đáp ứng các yêu cầu thực tế. Tính đến tháng 9/2020, Số lượng CBCC của tỉnh được cấp tài khoản thư điện tử chính thức: 4.556 (đạt tỷ lệ 98%). Các CBCC tại các cơ quan hành chính nhà nước thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đã có Trang thông tin điện tử riêng, tuy nhiên chưa phải là trang thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.

Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (QLVBĐH) đang được triển khai dưới dạng thuê dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, dùng chung cho tất cả các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đảm bảo liên thông 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã). Tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông phần mềm QLVBĐH từ cấp tỉnh đến cấp huyện và đến cấp xã đạt 100%; tính đến tháng 9/2020, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 87%, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy đạt 13%. Tuy nhiên, hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành chưa đáp ứng được 100% công việc hiện nay, còn chưa thân thiện, chưa dễ sử dụng. Do vậy một số xã sử dụng chưa thường xuyên.

Tính đến tháng 9/2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện cấp 1.602 chứng thư số cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân tới 3 cấp tỉnh, huyện, xã (trong đó: 425 chứng thư số tập thể và 972 chứng thư số cho các cá nhân, 205 sim ký số cá nhân). Chữ ký số chuyên dùng đã được tích hợp vào hệ thống Phần mềm QLVBĐH tại các cơ quan, đơn vị. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh và với các Bộ, ngành trung ương;...

Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang với 28 điểm cầu đặt tại: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, 18 sở, ban, ngành và 07 Ủy ban nhân dân huyện, thành phố. Hệ thống được đưa vào hoạt động từ năm 2017 phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành các cấp. Bên cạnh đó, một số Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh chủ động đầu tư, triển khai hệ thống hội nghị truyền hình cho cấp xã. Tính đến tháng 8/2020, toàn tỉnh có 87 điểm cầu hội nghị truyền hình trực tuyến, trong đó cấp tỉnh có 21 điểm cầu, cấp huyện có 10 điểm cầu, cấp xã có 56 điểm cầu. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên sử dụng Hệ thống họp Hội nghị truyền hình trực tuyến để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành các cấp. Tuy nhiên, do một số Ủy ban nhân dân cấp huyện khi đầu tư, triển khai hệ thống họp hội nghị truyền hình trực tuyến cho cấp xã không xin ý kiến của cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin, do vậy 28 điểm cầu cấp họp hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh và huyện và 56 điểm cầu hội họp nghị truyền hình trực tuyến cấp xã không liên thông được với nhau.

Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh được triển khai từ năm 2017, dưới dạng thuê dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin. Tính tới thời điểm hiện tại, tỉnh Tuyên Quang thực hiện cung cấp 1.631 dịch vụ công, số dịch vụ công đang cung cấp mức độ 2 là: 820, đạt tỷ lệ 50,27%; số dịch vụ công đang cung cấp mức độ 3 là: 254, đạt tỷ lệ 15,57% (trong đó: 107 dịch vụ công cấp tỉnh; 97 dịch vụ công cấp huyện; 50 dịch vụ công cấp xã); số dịch vụ công đang cung cấp mức độ 4 là: 557, đạt tỷ lệ 34,15% (trong đó: 552 dịch vụ công cấp tỉnh; 05 dịch vụ công cấp huyện). Tổng số dịch vụ công đang thực hiện cung cấp mức độ 3 và 4 là: 811 dịch vụ công, đạt tỷ lệ 49,72%. Đến ngày 15/12/2020, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành tích hợp, kết nối, cung cấp 258 dịch vụ công mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, đạt tỷ lệ 30,89%. Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/12/2020, tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh là: 141.394 hồ sơ (trong đó, số lượng hồ sơ trực tuyến thực hiện mức độ 3 là: 77.041, số lượng hồ sơ trực tuyến thực hiện mức độ 4 là: 17.291). Tuy nhiên, người dân và doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm nhiều đến các dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước; mặc dù đã tổ chức tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng tỷ lệ người dân biết và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến còn thấp; thói quen dùng giấy tờ, trình độ và điều kiện sử dụng thiết bị CNTT của người dân đặc biệt là khu vực nông thôn còn rất nhiều hạn chế và thiếu gây khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến nên dù nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã được cung cấp nhưng không phát sinh hồ sơ trực tuyến; tâm lý của người dân lo ngại về sự mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hoặc sự chưa rõ ràng về việc chứng thực cho các hồ sơ pháp lý trên mạng. Vì vậy, số lượng hồ sơ thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ Bưu chính công ích còn ít so với tổng số hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống phần mềm một cửa điện tử của tỉnh đã được cập nhật, bổ sung thêm các tiêu chí theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Tỉnh đã thực hiện rà soát, ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Cổng dịch vụ công của tỉnh đã được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo thực hiện cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ chạy trên Website, chưa chạy được trên nền tảng di động, chưa thân thiện, chưa dễ sử dụng. Do vậy người dân và doanh nghiệp còn hạn chế trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Đến nay tỉnh chưa xây dựng trung tâm điều hành thông minh (IOC); Hệ thống cơ sở dữ liệu lớn cho toàn tỉnh (Bigdata); Hệ thống thông tin chính quyền điện tử bao gồm nền tảng duy nhất cho các ứng dụng chính quyền điện tử dùng chung phục vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp sử dụng.

Ngoài ra, các cơ quan khác trong tỉnh tiếp tục sử dụng hiệu quả các ứng dụng, phần mềm CNTT của ngành dọc phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị mình. Tuy nhiên các ứng dụng này chưa được tích hợp và liên thông với nền tảng dung chung của tỉnh, do vậy người dân và doanh nghiệp còn tiếp cận hạn chế.

Hiện nay, nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong tình hình mới. Tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hiện chỉ có 19 cán bộ chuyên trách và 19 cán bộ phụ trách công nghệ thông tin (trong đó: cấp tỉnh có 18 cán bộ chuyên trách, 14 cán bộ phụ trách; cấp huyện, cấp xã có 01 cán bộ chuyên trách, 05 cán bộ phụ trách; về trình độ chuyên môn: 02 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 26 cán bộ có trình độ đại học, 01 cán bộ có trình độ cao đẳng và 01 cán bộ có trình độ trung cấp về công nghệ thông tin, có 08 cán bộ có trình độ không phải là chuyên ngành công nghệ thông tin), còn 06 cơ quan cấp tỉnh và 01 cơ quan cấp huyện không có cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách về công nghệ thông tin, 100% các xã, phường, thị trấn không có cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách về công nghệ thông tin. Mặt khác, cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách công nghệ thông tin tại một số cơ quan, đơn vị không ổn định do thay đổi vị trí công tác.

Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chỉ dừng lại ở mức sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, truy cập internet để tra cứu thông tin, ứng dụng các chương trình phần mềm đơn giản phục vụ công việc. Một số cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công nghệ thông tin, chưa tận dụng hết hiệu quả của công nghệ thông tin phục vụ cho công tác. Nhận thức về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở các cấp, các ngành vẫn còn hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp chưa cao.

Theo Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019 (do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tháng 6/2020), xếp hạng chỉ số đánh giá tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của tỉnh Tuyên Quang năm 2019 là hạng thứ 36/63, trong đó xếp hạng chỉ số hạ tầng kỹ thuật CNTT của tỉnh Tuyên Quang năm 2019 là hạng thứ 42/63, chỉ số ứng dụng CNTT trong hoạt động của tỉnh Tuyên Quang năm 2019 là hạng thứ 27/63.

Bảo đảm an toàn thông tin chưa được quan tâm chú trọng và đầu tư, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, như: Số lượng máy vi tính trong các cơ quan nhà nước cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền chỉ đạt 53,4% (9.574 máy tính), hệ thống an toàn thông tin, an toàn dữ liệu còn hạn chế: 9/28 cơ quan, đơn vị có tường lửa (32,1%), 4/28 cơ quan, đơn vị có hệ thống chống truy cập trái phép (14,3%), 10/28 cơ quan, đơn vị có triển khai giải pháp an toàn dữ liệu (35,7%),...

4. Đánh giá chung

4.1. Thuận lợi

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh luôn là những lĩnh vực được ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Tuyên Quang luôn coi chủ trương phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước là động lực cho sự phát triển; tích cực huy động nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng khá toàn diện trên các lĩnh vực, nhiều công trình trọng điểm được đầu tư, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.

Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin đã được các ngành, các huyện, thành phố xây dựng hoàn thành; thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể và hiện đang được tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh, của Quốc gia.

4.2. Tồn tại hạn chế, nguyên nhân

* Tồn tại, hạn chế

Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Về hạ tầng giao thông, chưa có đường cao tốc kết nối vùng; nhiều tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện chưa được đầu tư hoàn chỉnh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch; hệ thống đường từ trung tâm huyện, thành phố đến trung tâm các xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa 100%; đường từ trung tâm các xã đến thôn, bản nhiều nơi vẫn là đường đất, đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa; hệ thống cảng, bến thủy nội địa, bến xe khách, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe,... chưa được chú trọng đầu tư. Về hạ tầng đô thị, đô thị động lực còn thiếu, tốc độ đô thị hóa còn chậm, hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phát triển không đồng đều và chưa có đô thị loại III, IV; hạ tầng xã hội thiếu về số lượng, hiệu quả sử dụng một số công trình còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp các dịch vụ công; hạ tầng nông thôn phát triển còn chậm, chưa đồng đều. Về hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng diện rộng của tỉnh; các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; hệ thống giám sát an toàn thông tin 4 lớp; hệ thống giám sát, điều hành đô thị thông minh chưa được đầu tư xây dựng, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến chưa đầu tư đầy đủ và kết nối thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã; nhận thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến của người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn còn rất nhiều hạn chế; cổng dịch vụ công trực tuyến chưa thân thiện với người dùng, chưa có ứng dụng trên điện thoại và các thiết bị thông minh nên việc tiếp cận, khai thác, sử dụng của người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông và internet giữa khu vực đô thị và nông thôn còn lớn; an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước chưa đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Nhìn chung, việc huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và công nghệ thông tin hiệu quả chưa cao, quy mô và chất lượng chưa thuận lợi cho việc thu hút các đơn vị, nhà đầu tư lớn tham gia vào tỉnh; việc đầu tư hạ tầng chưa tính toán đến việc khai thác quỹ đất hai bên nên chưa phát huy triệt để hiệu quả của kết cấu hạ tầng sau khi được xây dựng.

* Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân chính là khó khăn về nguồn lực, khiến cho công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin triển khai chậm so với yêu cầu mặc dù đã được quan tâm đầu tư, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác hệ thống kết cấu hạ tầng hiện hữu cũng chưa có điều kiện duy tu, bảo dưỡng đầy đủ, kịp thời, làm hạn chế năng lực khai thác.

Cơ chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin chưa đủ hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư ngoài khu vực Nhà nước tham gia.

Công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin chưa hiệu quả, tiến độ giải ngân còn chậm, chưa có cơ chế quản lý đối với nguồn vốn nhà thầu đã tạm ứng sau khi ký kết hợp đồng xây dựng, dẫn đến tình trạng sử dụng sai mục đích của nhà thầu, tỷ lệ giải ngân cao, nhưng tiến độ thi công xây dựng không đúng tiến độ.

Công tác quy hoạch còn thiếu sự gắn kết, đồng bộ giữa các loại quy hoạch.

Nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin lớn nhưng khả năng đáp ứng nguồn lực đầu tư còn thấp. Đầu tư còn dàn trải, chưa tạo được bước đột phá về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

Tổ chức quản lý và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế, công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng chưa được chú trọng, phương thức quản lý, khai thác còn lạc hậu.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với một số công trình, dự án chưa bảo đảm tiến độ. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút nguồn vốn đầu tư và tiến độ thực hiện một số công trình, dự án.

Một số phần mềm và cơ sở dữ liệu được đầu tư từ những năm trước, tuy nhiên hàng năm không thực hiện nâng cấp, cập nhật theo tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ hiện hành. Các cơ quan, đơn vị khi triển khai dự án, đề án về công nghệ thông tin, xây dựng và triển khai các phần mềm không gửi cơ quan chuyên môn thẩm định về phương án kỹ thuật; chưa đáp ứng theo các quy định về chia sẻ, kết nối dữ liệu của bộ, ngành như: Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về Quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn ngân sách nhà nước; Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc tuyên tuyền sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, các phần mềm dùng chung của tỉnh chưa thực sự hiệu quả theo yêu cầu đặt ra. Nội dung an toàn thông tin chưa được quan tâm, đầu tư theo yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT hiện nay.

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

I. QUAN ĐIỂM

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin góp phần thực hiện thắng lợi định hướng, mục tiêu, đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin; phù hợp với Quy hoạch, Chiến lược về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin của Quốc gia và Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh cả giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Quan tâm, thực hiện tốt công tác quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo tổng thể, phổ quát khi lập quy hoạch, có lộ trình, thứ tự ưu tiên khi thực hiện; tập trung đầu tư các công trình, dự án trọng điểm, có tính đột phá, phạm vi ảnh hưởng rộng, sức lan tỏa cao, phát huy được tiềm năng, lợi thế các vùng, khu vực, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của tỉnh, nhất là tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư; quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm đồng bộ, có tính kết nối cao, hiện đại, thông minh gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và mục tiêu, yêu cầu tăng trưởng xanh, phù hợp với không gian cảnh quan, văn hóa, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo lập không gian sống hài hòa, chất lượng cao cho Nhân dân... tạo bước đột phá về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của hệ thống chính trị cả trước mắt và lâu dài; vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, của mọi công dân, doanh nghiệp. Cần đa dạng hóa các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó cân đối hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước; tích cực huy động sự tham gia từ nguồn lực xã hội; lấy đầu tư công dẫn dắt, hỗ trợ, phát huy, thu hút, huy động đầu tư tư.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; tập trung nguồn lực để đầu tư, phát triển, hình thành nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm đồng bộ, hiện đại, bền vững; ưu tiên đầu tư và hoàn thành sớm các dự án quan trọng tạo sự đột phá, có sức lan tỏa, sớm phát huy hiệu quả, tạo điều kiện khai thác nguồn lực mới, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của tỉnh.

Đầu tư, xây dựng, phát triển hệ thống giao thông cơ bản đồng bộ, chất lượng cao, kết nối sâu rộng; phát triển đô thị, đô thị động lực, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa bảo đảm bền vững, chất lượng cao; xây dựng hệ thống hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở các cấp đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh..., góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa tỉnh Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Về hạ tầng giao thông:

Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đồng bộ, kết nối nội vùng, liên vùng trong tỉnh, các vùng kinh tế của tỉnh với các tỉnh lân cận và hệ thống giao thông quốc gia; ưu tiên kết nối các trung tâm, các vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh, nhất là với các trung tâm kinh tế của các tỉnh trong vùng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh cả trước mắt và lâu dài, cụ thể:

- Hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; phối hợp với các cơ quan Trung ương, các địa phương có liên quan thực hiện đầu tư xây dựng các trục đường kết nối quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh), các tuyến đường tỉnh bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch; triển khai đầu tư xây dựng một số cầu vượt sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy... Tiếp tục thực hiện nâng cấp một số tuyến đường huyện lên đường tỉnh và đường tỉnh lên quốc lộ, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, nhu cầu giao thông.

- Hoàn thành nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã vào năm 2022; phấn đấu trên 70% đường trục chính qua trung tâm xã, qua các khu đông dân cư có điều kiện được đầu tư xây dựng với quy mô theo hướng đường đô thị; trên 85% đường thôn và trên 65% đường nội đồng được cứng hóa; đầu tư xây dựng trên 56% cầu trên đường giao thông nông thôn; 100% thôn, tổ dân phố có đường ô tô đến trung tâm.

- Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp một số bến cảng, bến thủy nội địa, bến xe khách, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe... Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư các trục giao thông kết nối, liên kết vùng, trục phát triển đô thị động lực, du lịch, dịch vụ, các khu, cụm công nghiệp; quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả quỹ đất dọc hai bên các tuyến đường có lợi thế; cải tạo tuyến đường thủy trên sông Lô đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến thị trấn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để đề xuất quy hoạch, đầu tư xây dựng đường sắt và sân bay nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của tỉnh và vùng lân cận...

2.2. Về đô thị động lực:

Tập trung quy hoạch, phát triển đô thị, nhất là các đô thị động lực, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa. Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt trên 27%; tạo tiền đề vững chắc đến năm 2030 đạt trên 35% và đến năm 2045 đạt trên 50%. Xây dựng và phát triển hệ thống đô thị động lực có chất lượng cao, tạo động lực, sức lan tỏa, kết nối phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh cho các vùng nói chung, các đô thị lân cận, các ngành, lĩnh vực khác nói riêng, trong đó:

- Xây dựng thành phố Tuyên Quang làm đô thị hạt nhân, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ của tỉnh; thị trấn Na Hang làm đô thị lõi vùng phía Bắc, là đô thị dịch vụ gắn với phát triển du lịch Khu Danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình; thị trấn Sơn Dương làm đô thị lõi vùng phía Nam, là đô thị công nghiệp, dịch vụ gắn với quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Tân Trào.

- Phấn đấu đến năm 2025, thành phố Tuyên Quang hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II; thị trấn: Sơn Dương (huyện Sơn Dương); Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hóa) đạt tiêu chí đô thị loại IV; thị trấn: Lăng Can (huyện Lâm Bình); Na Hang (huyện Na Hang); Tân Yên (huyện Hàm Yên); Yên Sơn (huyện Yên Sơn) theo hướng tiêu chí của đô thị loại IV; quy hoạch, xây dựng 16 đô thị mới tại trung tâm xã có điều kiện thuộc các huyện theo hướng các tiêu chí cơ bản của đô thị loại V làm đô thị vệ tinh.

- Thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, chất lượng cao tại Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, đô thị tại các khu, cụm công nghiệp và những nơi có điều kiện theo hướng đô thị hiện đại, thông minh, đô thị xanh, thân thiện, có kiến trúc, bản sắc văn hóa đặc trưng...

2.3. Hạ tầng Công nghệ thông tin

Phấn đấu đến năm 2023, 100% thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh có Internet băng thông rộng. Triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ 5G tại thành phố Tuyên Quang, khu vực trung tâm các huyện và các khu, điểm du lịch, khu, cụm công nghiệp, các khu tập trung đông dân cư, các khu dịch vụ... Phấn đấu số hóa, tạo lập và kết nối liên thông cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Xây dựng Cổng cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Tuyên Quang.

100% các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện phải được cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin cấp tỉnh thẩm định.

100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 hoạt động trên nền tảng di động, phục vụ hiệu quả cho người dân, các tổ chức và doanh nghiệp.

100% các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn hoàn thành đầu tư, lắp đặt và thường xuyên sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối thông suốt ba cấp (tỉnh, huyện, xã) phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

100% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách công nghệ thông tin khai thác, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh; hoàn thành xây dựng mạng diện rộng (WAN) tỉnh Tuyên Quang đáp ứng cho phát triển chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Đảm bảo liên thông, thông suốt và an toàn thông tin toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Về kết cấu hạ tầng giao thông:

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập quy hoạch mới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm đồng bộ, phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của Quốc gia, Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh cả trước mắt và lâu dài; quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt.

Tập trung đầu tư xây dựng một số tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh đảm bảo sớm hoàn thành, kết nối thông suốt với các đầu mối giao thông trong khu vực miền núi phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong đó có một số tuyến giao thông kết nối đối ngoại quan trọng từ Thủ đô Hà Nội qua tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ để mở rộng cánh cửa thu hút đầu tư vào tỉnh như khu vực phía Nam huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn và Thành phố Tuyên Quang, đường kết nối đi cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang, đường đến huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; kết nối mạng lưới giao thông từ Quốc lộ đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường thôn; quy hoạch và dần hình thành tuyến đường vành đai thành phố Tuyên Quang (điểm đầu từ nút giao giữa cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ và Quốc lộ 2D đến Suối khoáng Mỹ Lâm, tuyến đi tránh Thành phố Tuyên Quang qua Trung tâm huyện Yên Sơn, tiếp tục vượt sông Lô tại xã Tân Long, đi theo Quốc lộ 2C, đường Hồ Chí Minh qua cầu Bình Ca và kết thúc tại điểm ban đầu); kết hợp phát triển giao thông với nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 40,2km; phối hợp thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối tỉnh Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ dài 110km; đường liên vùng kết nối Khu du lịch Ba Bể (Bắc Kạn) - Na Hang, Lâm Bình (Tuyên Quang); đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh) dài 18 km; Quốc lộ 2C (đoạn từ thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa đến Khu danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình)...

Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì 474 km quốc lộ. Trong đó, ưu tiên đầu tư nâng cấp mặt đường Quốc lộ 280, Quốc lộ 2D đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi; cải tạo, nâng cấp mặt đường Quốc lộ 3B từ Km31 Quốc lộ 2 (đường Tuyên Quang - Hà Giang) qua huyện Chiêm Hóa; đề nghị bổ sung quy hoạch, nâng cấp một số tuyến đường lên thành Quốc lộ 2C, Quốc lộ 2D.

Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa 450 Km đường tỉnh trong đó tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng đường tỉnh ĐT.185 (đoạn từ thị trấn Na Hang đi xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình, đường tỉnh ĐT.186 (từ khu công nghiệp Long Bình An đi xã Hồng Lạc, Sơn Nam) để đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ Quốc gia và nâng thành đường Quốc lộ 2C và 2D; tuyến đường tỉnh ĐT.185 (đoạn từ cầu Thiện Kế đến xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) và một số đoạn tuyến đường tỉnh quan trọng khác.

Hoàn thiện, cải tạo và chỉnh trang các tuyến đường đô thị, tuyến đường vành đai thành phố Tuyên Quang, nâng cao năng lực phục vụ, giảm ách tắc giao thông. Ưu tiên đầu tư các trục đường phát triển đô thị tại thành phố Tuyên Quang (đường từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện Yên Sơn; đường từ trung tâm thành phố Tuyên Quang đi suối khoáng Mỹ Lâm; đường Lý Thái Tổ; đường từ Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến Quốc lộ 2D kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ…) và trục đường phát triển đô thị tại trung tâm các huyện; một số tuyến đường quan trọng khác đến các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, hình thành hệ thống hạ tầng giao thông cơ bản đồng bộ, hoàn thiện cho đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trọng tâm là phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, du lịch, công nghiệp...; xây dựng mới tại trung tâm các huyện ít nhất 01 trục đường phát triển đô thị, đường từ trung tâm xã Đà Vị đến trung tâm xã Hồng Thái, huyện Na Hang, đường từ xã Tam Đa, huyện Sơn Dương kết nối với huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa 170 km đường huyện; hoàn thành nhựa hóa, bê tông hóa 15,2 km còn lại của đường từ trung tâm các huyện đến trung tâm các xã; đầu tư xây dựng trên 35 km đường trục chính qua trung tâm xã và những nơi có điều kiện quy mô theo hướng đường đô thị (đầu tư đồng bộ về mặt đường có chiều rộng tối thiểu 5,5m, vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh và hệ thống thoát nước). Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn theo phương thức "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ"; hoàn thành Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn đã đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025; với mục tiêu bê tông hóa trên 1.080 km đường giao thông nông thôn (620 km đường thôn và 460 km đường nội đồng), xây dựng ít nhất 200 cầu trên đường giao thông nông thôn.

Cải tạo, sửa chữa và xây mới các cầu lớn vượt sông Lô, vượt sông Gâm, vượt sông Phó Đáy và các công trình cầu quan trọng khác trên địa bàn tỉnh (cầu Km71, Quốc lộ 2 đường Tuyên Quang - Hà Giang đi xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên; cầu Xuân Vân, huyện Yên Sơn; cầu Trường Thi, thành phố Tuyên Quang; cầu Sơn Dương 2, thị trấn Sơn Dương; cầu Sơn Nam - Ninh Lai và cầu Trắng 2, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương...); cải tạo tuyến đường thủy trên sông Lô đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến thị trấn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Xã hội hóa đầu tư xây dựng mới 03 bến xe khách: Bến xe khách Tuyên Quang, bến xe khách huyện Lâm Bình và bến xe khách huyện Hàm Yên; thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình quản lý đối với các bến xe khách còn lại; các trạm dừng nghỉ trên tuyến QL.2 (trạm Bình Ca, trạm Hàm Yên), QL.2C (trạm Sơn Dương), QL.279 (trạm thị trấn Na Hang) và các điểm dừng chân, điểm tham quan du lịch trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đến các khu, điểm du lịch như điểm dừng chân Đèo Gà, Đèo Lai, huyện Chiêm Hóa, Đèo Cổ Yểng, huyện Na Hang, Đèo Khau Lắc, Khau Cau, huyện Lâm Bình,... Tập trung kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng 19 bãi đỗ xe trên địa bàn các huyện, thành phố; trong đó: Tại trung tâm các huyện tối thiểu có 01 (một) bãi đỗ xe, riêng đối với thành phố Tuyên Quang 13 bãi đỗ xe.

Đầu tư xây dựng mới cảng cạn Tuyên Quang; 09 bến thủy nội địa, trong đó 02 bến khách: Bến Bản Phủng xã Xuân Tiến (cũ) nay là xã Khuôn Hà và bến Nà Năm, xã Thúy Loa (cũ) huyện Lâm Bình; 07 bến hàng hóa: Bến Kim Xuyên và bến Hồng Lạc, xã Hồng Lạc; bến Đồn Hang, xã Vân Sơn huyện Sơn Dương; bến Tân Ca, bến Bình Ca; bến thôn 6; bến Thôn Chanh 1, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn; cải tạo tuyến đường thủy trên sông Lô đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến thị trấn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, hành lang an toàn và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có; quản lý chặt chẽ chất lượng công trình ngay từ khâu lựa chọn, khảo sát, thiết kế, lập dự án đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn vốn, tránh lãng phí đối với các công trình, dự án cải tạo, xây dựng mới; có giải pháp xử lý các đoạn tuyến, vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông và tránh ùn tắc giao thông. Chú trọng trồng cây xanh theo chủ đề ở những tuyến đường nâng cấp, mở mới, những tuyến đường trục phát triển đến các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch tạo không gian, cảnh quan xanh, đẹp, đảm bảo sinh thái, phục vụ phát triển du lịch.

Nghiên cứu và từng bước chuẩn bị các điều kiện để đề xuất đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái dài 73 km; lập báo cáo đánh giá, đề nghị bổ sung quy hoạch và kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng sân bay tại huyện Na Hang.

2. Về phát triển đô thị động lực:

Lập và điều chỉnh các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, xây dựng chương trình phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị và lồng ghép các chương trình khác để tăng thêm nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội để đẩy nhanh tỷ lệ đô thị hóa; phát triển nhà ở đô thị, cải tạo chỉnh trang đô thị nhằm nâng cao các tiêu chí theo loại đô thị. Quy hoạch, quản lý và quan tâm đầu tư xây dựng các công viên cây xanh tại các phường, xã trên địa bàn thành phố, các khu đô thị xây dựng mới.

Xây dựng và phát triển hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng bền vững hiện đại, đô thị xanh, đô thị văn minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo vệ sinh môi trường, cây xanh cảnh quan để phát triển kinh tế - xã hội tăng tính kết nối giữa các đô thị trong tỉnh và trong khu vực, gắn kết phát triển đô thị và phát triển nông thôn.

Cụ thể:

Đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt trên 27%

Tỷ lệ đô thị hóa của các huyện, thành phố: Thành phố Tuyên Quang trên 74%; huyện Lâm Bình trên 22%; huyện Na hang trên 27%; huyện Chiêm Hóa trên 10%; huyện Hàm Yên trên 15%; huyện Yên Sơn trên 10%; huyện Sơn Dương trên 13%.

Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung, quy chế quản lý kiến trúc, khu vực phát triển đô thị của 4 đô thị loại IV (thị trấn Vĩnh Lộc huyện Chiêm Hóa, thị trấn Sơn Dương huyện Sơn Dương, thị trấn Na Hang huyện Na Hang, thị trấn Tân Yên huyện Hàm Yên).

Xây dựng 2 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (thị trấn Vĩnh Lộc huyện Chiêm Hóa, thị trấn Sơn Dương huyện Sơn Dương); đầu tư xây dựng 02 đô thị phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại IV (thị trấn Na Hang huyện Na Hang, thị trấn Tân Yên huyện Hàm Yên).

Lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, lập khu vực phát triển đô thị để xây dựng 16 đô thị theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại V tại trung tâm các xã: Sơn Nam, Tân Trào, Hồng Lạc huyện Sơn Dương, Phúc Sơn, Thượng Lâm huyện Lâm Bình, Đà Vị, Yên Hoa huyện Na Hang, Ngọc Hội, Hòa Phú, Kim Bình, Trung Hà huyện Chiêm Hóa, Phù Lưu, Thái Sơn huyện Hàm Yên, Mỹ Bằng, Xuân Vân, Trung Sơn huyện Yên Sơn.

Định hướng phát triển đô thị dọc theo tuyến đường trục phát triển đô thị lên trung tâm thị trấn Yên Sơn; Quy hoạch phát triển hình thành các cụm dân cư tại các khu du lịch, khu công nghiệp, cửa ngõ vào tỉnh theo dọc các trục đường phát triển, các tuyến đường giao thông động lực.

Lập chương trình phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị, quy chế quản lý kiến trúc cho 3 đô thị động lực (thành phố Tuyên Quang, thị trấn Na Hang, thị trấn Sơn Dương) để phát triển kinh tế, hạ tầng và quản lý đầu tư xây dựng.

Thành phố Tuyên Quang: Lập chương trình phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị, quy chế quản lý kiến trúc để quản lý đầu tư xây dựng.

Đầu tư xây dựng các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại (Đông Sơn, Tân Hà, Nông Tiến, Kim Phú, Mimosa,…), Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; định hướng 03 khu phát triển dọc theo hai bên tuyến đường trục phát triển đô thị trong đó có khu nhà ở xã hội, trung tâm hành chính….

 Xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các tuyến đường nội thị theo quy hoạch được duyệt, xây dựng các trung tâm thương mại; khu thể thao liên hợp tỉnh; mở rộng Quảng trường Nguyễn Tất Thành; bãi đỗ xe; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cấp nước sạch, nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thoát nước đô thị, nhà máy xử lý rác thải; nhà tang lễ thành phố; đầu tư xây dựng dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh 1.000 giường; Bệnh viện suối khoáng Mỹ Lâm; Trụ sở làm việc liên cơ quan; Trụ sở phường Mỹ Lâm; dự án trường THPT chuyên Tuyên Quang, Trường dân tộc Nội trú tỉnh.

Hoàn thành dự án chương trình phát triển đô thị miền núi phía Bắc nguồn WB, dự án đường 2 bờ sông Lô, Bệnh viện Y dược cổ truyền, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đại học Tân Trào, Trường Cao đẳng nghề Tuyên Quang.

Đến năm 2030: Xây dựng Thành phố Tuyên Quang cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh; xây dựng đô thị thông minh theo quy định tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 về phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. Đô thị tăng trưởng xanh đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra theo chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 và Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 của Bộ Xây dựng quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.

Thị trấn Na Hang:

Điều chỉnh quy hoạch để mở rộng thị trấn Na Hang theo tiêu chí đô thị loại IV, lập khu vực phát triển đô thị, quy chế quản lý kiến trúc để phát triển kinh tế, hạ tầng và quản lý đầu tư xây dựng.

Đầu tư xây dựng mới và hoàn thành, nâng cấp các tuyến đường nội thị theo quy hoạch được duyệt, hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải; dự án phát triển khu dân cư đô thị mới; đường giao thông và hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cụm công nghiệp Khuôn Phươn; dự án kè bảo vệ sông Gâm khu vực hạ lưu thủy điện Tuyên Quang, chương trình biến đổi khí hậu; đường cầu Nẻ đi trường PTTH Na Hang; xây dựng hạ tầng khu vực Bến Thủy lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang qua cầu Bà Đạo - Hang Khào; xây dựng Ban chỉ huy quân sự huyện; xây dựng trung tâm chính trị - hành chính của huyện Na Hang; xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị - giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên...

Thị trấn Sơn Dương:

Điều chỉnh quy hoạch để mở rộng thị trấn Sơn Dương theo tiêu chí đô thị loại IV, lập khu vực phát triển đô thị, quy chế quản lý kiến trúc để phát triển kinh tế, hạ tầng và quản lý đầu tư xây dựng.

 Đầu tư xây dựng mới và hoàn thành, nâng cấp các tuyến đường nội thị theo quy hoạch được duyệt, là đô thị động lực phía Nam của tỉnh, đáp ứng yêu cầu đón tiếp khách quốc tế và trong nước đến thăm Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào, xây dựng các tuyến đường: Xây dựng cầu và tuyến đường tránh thị trấn từ Km 183, QL.37 đến Km 188, QL.37; tuyến đường từ tổ dân phố Làng Cả đi tổ dân phố Măng Ngọt kết nối đến khu vực cầu Trắng (xã Hợp Thành); xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường 13B kéo dài từ tổ dân phố Thịnh Tiến đến tổ dân phố Măng Ngọt; xây dựng cầu và đường dẫn từ tổ dân phố Tân Phúc xã Phúc Ứng đến tổ dân phố Măng Ngọt thị trấn Sơn Dương; xây dựng đường đô thị dọc hai bên sông Phó Đáy kết hợp xây dựng đập dâng đa chức năng, kè hai bờ sông tại thị trấn; xây dựng mới Trung tâm hội nghị huyện, trụ sở làm việc của Đảng ủy - HĐND - UBND thị trấn Sơn Dương; xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị các tuyến đường trên địa bàn thị trấn, nâng cấp mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch; xây dựng nhà máy nước thải, nhà máy xử lý rác thải của huyện.

Xây dựng đô thị thông minh, đô thị xanh tại Tân Trào gắn với Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào.

Một số tiêu chuẩn cơ bản (theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội)

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Loại đô thị

I

II

III

IV

V

 Điểm

1

Diện tích sàn nhà ở bình quân

m2 sàn/người

≥ 29

≥ 29

≥ 29

≥ 29

≥ 29

1,0

26,5

26,5

26,5

26,5

26,5

0,75

2

Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố

%

≥ 95

≥ 95

≥ 95

≥ 90

≥ 90

1,0

90

90

90

85

85

0,75

3

Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng

%

≥ 24

≥ 22

≥ 19

≥ 17

≥ 16

1,0

16

15

13

12

11

0,75

4

Mật độ đường giao thông (tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy ≥7,5m)

km/km2

≥ 13

≥ 10

≥ 10

≥ 8

≥ 8

1,0

10

7

7

6

6

0,75

5

Diện tích đất giao thông tính trên dân số

m2/người

≥ 15

≥ 13

≥ 11

≥ 9

≥ 7

1,0

13

11

9

7

5

0,75

6

Cấp điện sinh hoạt

kwh/người/năm

≥1.000

≥ 850

≥ 700

≥ 500

≥ 350

1,0

850

700

500

350

250

0,75

7

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng

%

100

100

100

>95

>90

1,0

95

95

95

90

80

0,75

8

Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng

%

≥ 85

≥ 80

≥ 80

≥ 70

≥ 70

1,0

60

55

55

50

50

0,75

9

Cấp nước sinh hoạt

lít/người/ngày đêm

≥ 130

≥ 125

≥ 125

≥ 120

≥ 100

1,0

120

110

110

100

80

0,75

10

Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch,hợp vệ sinh

%

100

100

100

≥ 95

≥ 95

2,0

95

95

95

90

80

1,5

3. Về kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin

a) Về kết cấu hạ tầng đường truyền cáp quang Internet

Năm 2021 - 2024 ngầm hoá, nâng cao dung lượng đường truyền hệ thống mạng cáp quang tại: Khu vực các phường các tuyến đường chính tại thành phố Tuyên Quang, khu vực thị trấn các huyện, thôn bản, tổ nhân dân, khu vực các tuyến đường, phố có yêu cầu cao về mỹ quan, khu vực các khu du lịch, khu di tích, khu đô thị, khu dân cư mới, khu kinh tế, khu công nghiệp, để đảm bảo đáp ứng cho sự phát triển, nâng cấp các tuyến đường giao thông và đô thị, phù hợp với phát triển xây dựng đô thị thông minh và giao thông thông minh.

Năm 2021 - 2023, hoàn thiện hạ tầng đường truyền cáp quang Internet đến 132 thôn, bản, tổ nhân dân, đảm bảo 100% tốc độ đường truyền đáp ứng yêu cầu phát triển chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

Năm 2021 - 2023 tiến hành triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ 5G tại thành phố Tuyên Quang, các khu công nghiệp, trường đại học và tại các khu vực trung tâm huyện/thành phố, khu, điểm du lịch trong tỉnh.

b) Về kết cấu hạ tầng Công nghệ thông tin

Năm 2021 - 2022 hoàn thành xây dựng khung tham chiếu xây dựng đô thị thông minh tỉnh Tuyên Quang phù hợp với Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị trong tỉnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, để đồng bộ, thống nhất hạ tầng đường truyền và các ứng dụng CNTT để đảm bảo yêu cầu phát triển đô thị thông minh.

Năm 2021-2022 hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 chạy trên nền tảng di động (Mobile App), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Năm 2021 hoàn thành bổ sung, mở rộng, nâng cấp hệ thống thiết bị họp hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang từ cấp tỉnh đến cấp xã phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.

Năm 2021-2023 hoàn thành xây dựng mạng diện rộng(WAN) tỉnh Tuyên Quang đáp ứng cho phát triển chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh; triển khai giám sát an toàn an ninh thông tin 4 lớp cho các hệ thống dùng chung của tỉnh đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và hệ thống CNTT của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện hoàn thành năm 2023.

Giai đoạn năm 2021 - 2024, xây dựng Cổng cơ sở dữ liệu dùng chung; nền tảng ứng dụng dùng chung tỉnh Tuyên Quang; các cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Tài chính, Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng thời thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị trong việc gửi, nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính, công báo điện tử,... với nền tảng tích hợp, chia sẻ (LGSP) tỉnh Tuyên Quang.

Hàng năm, thực hiện cập nhật kiến thức về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, về chính quyền điện tử, về chuyển đổi số cho lãnh đạo các cấp; tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ ứng dụng và an toàn thông tin cho các cán bộ chuyên trách, phụ trách công nghệ thông tin của các cơ quan đơn vị; đào tạo, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng dùng chung của tỉnh và ứng dụng chuyên ngành cho các cán bộ, công chức, viên chức phục vụ triển khai chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, xây dựng đô thị thông minh.

4. Kinh phí thực hiện Đề án

TT

Lĩnh vực ngành

Tổng kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

Dự kiến nguồn vốn

Vốn ngân sách TW (Bộ, ngành quản lý)

Vốn TW cấp để đầu tư cho địa phương

Vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương

Vốn ODA

Nguồn thu tiền sử dụng đất và ngân sách huyện, TP

Vốn xã hội hóa

 

Tổng cộng (I II III)

29.134

2.905

8.947

6.172

3.729

1.617

5.764

I

Kết cấu hạ tầng giao thông

20.386

2.905

8.788

4.961

1.306

1.617

809

II

Đô thị động lực

8.361

-

159

904

2.423

-

4.875

III

Hạ tầng công nghệ thông tin

387

-

-

307

-

-

80

(Chi tiết có biểu kèm theo)

5. Nguồn lực đầu tư xây dựng:

5.1. Đối với nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông

* Về đường bộ:

- Đối với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Đối với Quốc lộ: Do Bộ Giao thông vận tải thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp và sửa chữa bằng các nguồn vốn ngân sách Trung ương.

- Đối với các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường qua trung tâm xã: Vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác,

- Đối với các tuyến đường trục phát triển đô thị, các tuyến đường mở mới có khả năng khai thác quỹ đất hai bên: Ngân sách địa phương, nguồn thu tiền sử dụng đất, vốn hợp pháp khác.

- Đối với các bến xe, điểm đỗ, trạm dừng nghỉ: Thực hiện chủ yếu theo hình thức đối tác công tư (PPP) kêu gọi vốn xã hội hóa của toàn xã hội tham gia đầu tư xây dựng. Riêng đối với bến xe tại các huyện xem xét, hỗ trợ ngân sách địa phương cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

* Về đường thủy nội địa:

- Cải tạo tuyến đường thủy trên sông Lô đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến thị trấn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ: Ngân sách Trung ương giao cho Bộ Giao thông vận tải thực hiện.

- Đầu tư xây dựng cảng cạn Tuyên Quang; xây dựng một số bến thủy nội địa: Thực hiện theo hình thức xã hội hóa.

* Về đường sắt: Vốn ngân sách Trung ương.

* Về đường hàng không: Vốn xã hội hóa.

5.2. Đối với nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị:

- Đối với lập quy hoạch, khu vực phát triển đô thị, đề án công nhận loại đô thị: Vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Đối với công trình giao thông đô thị và các công trình khác: Vốn ngân sách Trung ương, vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương.

5.3. Đối với nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin:

- Ngầm hóa hệ thống đường truyền Internet cáp quang: Vốn ngân sách Trung ương và xã hội hóa từ các doanh nghiệp thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cấp bổ sung, mở rộng, nâng cấp hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang từ cấp tỉnh đến cấp xã: Vốn ngân sách địa phương đã phân bổ (một phần) theo Quyết định số 686/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Tuyên Quang.

- Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh; triển khai giám sát an toàn an ninh thông tin 4 cấp cho các hệ thống dùng chung của tỉnh: Vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương và xã hội hóa của doanh nghiệp viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng Cổng cơ sở dữ liệu dùng chung; Nền tảng ứng dụng dùng chung tỉnh Tuyên Quang và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Tài chính, Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch; đồng thời thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị trong việc gửi, nhân văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính, công báo điện tử,... với nền tảng tích hợp, chia sẻ (LGSP) tỉnh Tuyên Quang: Vốn ngân sách địa phương đã phân bổ (một phần) theo Quyết định số 686/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Tuyên Quang.

- Xây dựng mạng diện rộng (WAN) tỉnh Tuyên Quang, đáp ứng cho phát triển chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh: Vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương.

- Xây dựng Mobile App nền tảng di động, đảm bảo 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 chạy trên nền tảng di động: Vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương

- Xây dựng hạ tầng truyền dẫn kết nối từ 41 xã đến 132 thôn hiện chưa có hạ tầng băng rộng: Vốn xã hội hóa.

Phần IV

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về quy hoạch, kế hoạch

Thực hiện ngay việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tích hợp quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin vào các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch quốc gia, đảm bảo đồng bộ, chất lượng cao, có tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu phát triển; việc quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin cần thống nhất, đồng bộ trong định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết. Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện việc xây dựng và quản lý quy hoạch; trong quy hoạch, kế hoạch cần có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược hướng đến sự phát triển chung của tỉnh trong giai đoạn mới, phù hợp với điều kiện của tỉnh đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

Lập và thực hiện quy hoạch phát triển các đô thị, khu dân cư, dịch vụ, thương mại, khu, cụm công nghiệp… dọc các trục đường phát triển đô thị, các tuyến giao thông chính có lợi thế, kết nối vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư dự án, giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương; đồng thời thực hiện quy hoạch và trồng cây xanh, cây theo chủ đề hai bên đường để tạo điểm nhấn phục vụ phát triển du lịch.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các dự án, công trình kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua làm cơ sở triển khai thực hiện.

Cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố là Chủ đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể đối với từng công trình theo các hình thức phù hợp để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện.

Các đề án, dự án, kế hoạch đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành phố, phải được cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin cấp tỉnh thẩm định.

2. Về huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

- Về nguồn vốn đầu tư

Xây dựng kế hoạch cụ thể để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, từ các thành phần kinh tế bằng các hình thức khác nhau như hình thức đối tác công tư (PPP), ODA, FDI, tinh thần là lấy đầu tư công dẫn dắt và thu hút đầu tư tư, từ đó huy động nguồn vốn từ khối tư nhân tham gia đầu tư để quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là các dự án, công trình có quy mô lớn, hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.

Đẩy mạnh sự chủ động, quyết liệt của người đứng đầu trong việc tranh thủ, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đưa danh mục dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực, công nghệ thông tin vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; theo đó tập trung bám sát để được bố trí vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, FDI,…;

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động lập quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư, các quỹ đất dịch vụ thương mại... ở khu vực trung tâm, khu vực có sức đột phá, lan tỏa lớn tạo quỹ đất để đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tăng nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị. Phát huy, tận dụng tối đa nội lực của các địa phương thông qua việc giao cho các Chủ đầu tư, các huyện, thành phố chủ động xây dựng quy hoạch, phương án tổng thể về hướng tuyến, về giải phóng mặt bằng, khả năng khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường để đầu tư xây dựng các trục đường phát triển đô thị tại trung tâm thành phố và trung tâm các huyện, các trục đường giao thông chính mở mới. Đồng thời, quy hoạch vào các dự án lớn đầu tư vào tỉnh có sử dụng đất để nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong phạm vi dự án.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, tiết kiệm tối đa các khoản chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin; tập trung vốn ngân sách tỉnh và huy động các nguồn vốn đầu tư khác để đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh, đường huyện theo quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên đảm bảo hợp lý, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Thực hiện đầu tư xây dựng đường trục chính qua trung tâm xã theo hướng đường đô thị với phương thức Nhà nước hỗ trợ kinh phí làm nền, mặt đường, rãnh thoát nước, nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng, làm vỉa hè, điện chiếu sáng và trồng cây xanh. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và cầu trên đường giao thông nông thôn theo phương thức “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; đồng thời nghiên cứu, lồng ghép các chương trình, dự án khác để đầu tư xây dựng hệ thống cầu và đường giao thông nông thôn đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

Ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng hệ thống bến xe khách, các tuyến xe buýt, trạm dừng nghỉ, điểm dừng chân, bãi đỗ xe, bến cảng, bến thủy nội địa, cảng cạn theo quy hoạch như hỗ trợ công tác giải phóng mặt mặt bằng và các ưu đãi đầu tư khác theo quy định.

- Về phương thức đầu tư: Để có nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin trong giai đoạn tới, cần huy động nguồn kinh phí rất lớn. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu đề ra, ngoài các nguồn vốn ngân sách được phân bổ quản lý và sử dụng theo kế hoạch, đề ra một số phương thức chính để huy động vốn để đầu tư xây dựng, cụ thể:

Đối với các trục đường phát triển đô thị tại trung tâm thành phố và trung tâm các huyện, các trục đường giao thông chính mở mới, nâng cấp có lợi thế khai thác quỹ đất hai bên: Các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố được giao làm Chủ đầu tư chủ động xây dựng quy hoạch, phương án tổng thể về hướng tuyến, về giải phóng mặt bằng, khả năng khai thác quỹ đất hai bên đường để đề xuất đầu tư xây dựng công trình hoặc quy hoạch vào các dự án đầu tư của tỉnh có sử dụng đất để nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong phạm vi dự án.

Đối với đường trục chính qua trung tâm xã theo hướng đường đô thị (đầu tư đồng bộ về mặt đường, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng và hệ thống thoát nước): Thực hiện theo phương thức Nhà nước hỗ trợ kinh phí làm nền, mặt đường, rãnh thoát nước; nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng, làm vỉa hè, điện chiếu sáng và trồng cây xanh.

Đối với xây dựng hệ thống bến xe khách, các tuyến xe buýt, trạm dừng nghỉ, điểm dừng chân, bãi đỗ xe, bến cảng, bến thủy nội địa, cảng cạn, một số lĩnh vực thuộc hạ tầng đô thị, công nghệ thông tin: Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của các thành phần kinh tế như hình thức đối tác công tư (PPP), đấu thầu dự án để đầu tư xây dựng hoặc đấu thầu quản lý dự án, công trình. Đối với việc đầu tư xây dựng mới bến xe khách trung tâm các huyện thì ngân sách hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng; các bến xe trung tâm các huyện đang hoạt động thì thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi mô hình quản lý từ nhà nước sang đấu thầu quản lý để kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tiếp tục kinh doanh, khai thác đảm bảo hiệu quả.

3. Về công tác giải phóng mặt bằng

Hoàn chỉnh, phê duyệt và công bố quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030. Rà soát các quy định về đất đai, đầu tư và xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định, điều kiện thực tế của địa phương. Thường xuyên, kịp thời làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích cho nhân dân về chủ trương, chế độ chính sách để nhân dân đồng tình ủng hộ và chủ động thực hiện.

Trên cơ sở quy hoạch, căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, xây dựng danh mục quỹ đất cần đầu tư, dự kiến kinh phí cần đầu tư, nguồn vốn, trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt danh mục để làm cơ sở thực hiện, trong đó ưu tiên nguồn kinh phí từ ngân sách để chủ động thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư các dự án Khu, cụm công nghiệp, các trục đường giao thông, khu đô thị và các khu du lịch, dịch vụ.

Về nguồn vốn tạo quỹ đất: Các cơ quan, đơn vị được giao tạo quỹ đất đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt nguồn vốn để thực hiện, bao gồm: Vốn tự có hoặc vốn ngân sách địa phương, vốn ứng từ Quỹ phát triển đất theo quy định; nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng; nguồn vốn từ liên doanh, liên kết để thực hiện các chương trình, dự án, đề án… và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Có cơ chế, chính sách phù hợp xây dựng các đề án vừa tạo quỹ nhà, quỹ đất phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư vừa tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Thực hiện cắm mốc quỹ đất đã quy hoạch và quản lý chặt chẽ, đồng bộ, tránh lãng phí, hạn chế khó khăn khi thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng dự án.

Lập, quản lý, thực hiện quy hoạch và giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để đấu giá hoặc thu hút các dự án đầu tư, tạo nguồn thu cho ngân sách.

Tiếp tục sắp xếp, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy đồng thời với đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm, phân cấp hợp lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố trong công tác thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư trong tổ chức thực hiện các công trình dự án, công trình trên địa bàn đảm bảo tiến độ, chất lượng.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin

Tăng cường chức năng quản lý Nhà nước đồng bộ ở tất cả các khâu quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng; khai thác, sử dụng hệ thống hạ tầng theo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật hiện hành và quy định của Nhà nước.

Tổ chức rà soát hệ thống văn bản liên quan đã ban hành, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế. Coi trọng công tác đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng.

Thường xuyên theo dõi, động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh.

5. Tiếp tục nâng cao công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ và xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số

Tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất, kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút gọn các thủ tục đầu tư xây dựng...

Đẩy mạnh triển khai các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; từng bước thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc.

Tiếp tục hoàn thiện Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh, cập nhật và nâng cấp thành kiến trúc chính quyền số; phát triển hạ tầng số, nền tảng số: Hoàn thiện trung tâm dữ liệu, xây dựng mạng WAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống các phần mềm dùng chung, dịch vụ số hóa dữ liệu, đẩy mạnh họp trực tuyến, họp không giấy, ký số,... phục vụ người dân, doanh nghiệp và nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

Thực hiện cập nhật và nâng cao kiến thức của các cấp, các ngành, các địa phương về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, về chính quyền điện tử, về chuyển đổi số; tiếp cận và ứng dụng hiệu quả các công nghệ cốt lõi của chuyển đổi số trong quản lý điều hành hệ thống chính trị và cải cách thủ tục hành chính của tỉnh. Xây dựng, tạo lập cơ sở dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng, góp phần tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế.

6. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo; quán triệt, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin; xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tổ chức, cá nhân, nhất là các tầng lớp nhân dân; là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền.

Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của quốc gia và của tỉnh về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin; nâng cao nhận thức về sự cần thiết, ý nghĩa, nội dung, giải pháp về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, thông minh, gắn với mục tiêu, yêu cầu tăng trưởng xanh, phù hợp với không gian cảnh quan, không gian văn hóa, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo lập không gian sống hài hòa, chất lượng cao cho nhân dân; tạo bước đột phá về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Công khai đầy đủ, kịp thời các quy hoạch, kế hoạch nói chung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nói riêng về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, tổ chức thực hiện và giám sát việc quản lý, thực hiện. Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; sự tham gia giám sát của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong quá trình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về trật tự, kỷ cương trong quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện thuộc lĩnh vực ngành quản lý (giao thông, xây dựng, công nghệ thông tin), trong đó đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, phân công rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; đồng thời lập kế hoạch đầu tư hàng năm nhằm khai thác tối đa nguồn lực của xã hội để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin, cụ thể:

1.1. Sở Giao thông vận tải

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Chủ trì triển khai thực hiện nội dung của Đề án và thực hiện các dự án theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn thực hiện Đề án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn giám sát và đánh giá đề án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đồng thời đề xuất những giải pháp cần thiết tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi thực hiện đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Định kỳ tổ chức sơ kết, báo cáo tình hình thực hiện đề án với Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với các Bộ, ngành Trung ương liên quan để bố trí vốn thực hiện Đề án phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở liên quan tham gia ý kiến đối với các kế hoạch, phương án đầu tư xây dựng công trình do các Chủ đầu tư trình thẩm định. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án đầu tư xây dựng công trình khi được giao làm Chủ đầu tư; đề xuất các giải pháp để hỗ trợ thu hút đầu tư xây dựng các dự án, công trình thuộc lĩnh vực như công tác giải phóng mặt bằng xây dựng bến xe tại trung tâm các huyện.

1.2. Sở Xây dựng

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; có nhiệm vụ trực tiếp triển khai thực hiện nội dung của Đề án thuộc lĩnh vực của ngành và thực hiện các dự án theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất các cơ chế chính sách thu hút nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giám sát và đánh giá xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, báo cáo định kỳ với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

1.3. Sở Thông tin và truyền thông

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin; có nhiệm vụ trực tiếp triển khai thực hiện nội dung của Đề án thuộc lĩnh vực của ngành và thực hiện các dự án theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất các cơ chế chính sách thu hút nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giám sát và đánh giá xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, báo cáo định kỳ với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

- Là cơ quan đầu mối thẩm định các kế hoạch, phương án đối với các dự án, công trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp, cân đối bố trí nguồn kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; nghiên cứu đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho các nội dung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh để thực hiện Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo theo quy định.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Kịp thời chủ trì, phối hợp thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2030; giải phóng mặt bằng các dự án, công trình và quản lý quy hoạch theo quy định.

4. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thực hiện việc hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các công tác khác có liên quan theo quy định.

5. Các tổ chức chính trị - xã hội: Tham gia phản biện, giám sát các chương trình, dự án về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghệ thông tin. Tích cực tổ chức vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển kết cấu hạ tầng.

6. Ủy ban nhân dân các huyện thành phố:

- Chủ động tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của mình, định kỳ, tổ chức đánh giá tổng kết tình hình thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý, cụ thể hóa thành kế hoạch 5 năm, hàng năm.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin; vận động nhân dân tham gia giám sát tạo sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện.

 

TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC, HẠ TẦNG CNTT, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Biểu Đề án kèm theo Quyết định số: 559/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Danh mục công trình

Tổng kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

Dự kiến nguồn vốn

Kinh phí (tỷ đồng) giai đoạn thực hiện từ năm 2021 - 2025,
cụ thể theo từng năm

Ghi chú

Vốn ngân sách TW (Bộ, ngành quản lý)

Vốn TW cấp để đầu tư cho địa phương

Vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương

Vốn ODA

Nguồn thu tiền sử dụng đất và ngân sách huyện, TP

Vốn xã hội hóa

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

TỔNG CỘNG

29.134

2.905

8.947

6.172

3.729

1.617

5.764

2.944

7.901

7.731

5.655

4.903

 

A

KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

 20.386

 2.905

 8.788

 4.961

 1.306

 1.617

 809

 1.209

 5.848

 5.959

 3.993

 3.377

 

I

Đường bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đường cao tốc

 3.662,97

 -

 2.100,00

 1.563

 -

 -

 -

 200

 1.731

 1.731

 -

 -

 

2

Đường Hồ Chí Minh

900

900

0

0

0

0

0

 100

 200

 200

 200

 200

 

3

Quốc lộ

 1.475,000

 1.475,000

 -

 -

 -

 -

 -

 100

 325

 350

 350

 350

 

4

Đường tỉnh

 1.951,980

 -

 1.545,000

 232

 50,000

 125,000

 -

 41

 506

 491

 460

 454

 

5

Đường đô thị và đường trục phát triển

 7.066,14

 290,00

 3.165,00

 1.409

 710,40

 1.491,96

 -

 90

 1.699

 1.910

 1.801

 1.566

 

6

Đường huyện

1.567,30

0,00

575,74

854,32

76,00

0,00

61,25

 131

 425

 382

 363

 267

 

7

Bê tông hóa đường GTNT và xây dựng cầu trên đường GTNT, giai đoạn 2021-2025

788,13

 

 

788,13

 

 

 

 154

 158

 159

 168

 150

 

8

Công trình cầu

 1.640,200

 -

 1.080,300

 89,900

 470,000

 -

 -

 133

 340

 481

 442

 245

 

9

Bến xe khách, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe

 485,00

 -

 -

 22,50

 -

 -

 462,50

 176

 252

 43

 15

 -

 

II

Đường thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đường thủy nội địa

 180,00

 180,00

 -

 -

 -

 -

 -

 30

 50

 50

 50

 -

 

2

Bến cảng

 50,00

 -

 -

 -

 -

 -

 50,00

 17

 17

 17

 -

 -

 

3

Bến thủy nội địa

 359,00

 -

 321,74

 2,26

 -

 -

 35,00

 40

 80

 80

 80

 80

 

III

Đường sắt

 60

 60

 -

 -

 -

 -

 -

 -

 15

 15

 15

 15

 

IV

Hàng không

200

0

0

0

0

0

200

 

 50

 50

 50

 50

 

B

ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC

 8.361

 -

 159

 904

 2.423

 -

 4.875

 1.709

 1.879

 1.679

 1.615

 1.479

 

C

HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 387

 -

 -

 307

 -

 -

 80

 26

 174

 92

 47

 47

 

 

BIỂU CHI TIẾT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC, HẠ TẦNG CNTT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Biểu Đề án kèm theo Quyết định số: 559/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Danh mục công trình

Năng lực thiết kế, quy mô xây dựng

Tổng kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

Dự kiến nguồn vốn

Thời gian thực hiện

Kinh phí (tỷ đồng) giai đoạn thực hiện từ năm 2021 - 2025, cụ thể theo từng năm

Ghi chú

Vốn ngân sách TW (Bộ, ngành quản lý)

Vốn TW cấp để đầu tư cho địa phương

Vốn đầu tư cân đối qua ngân sách địa phương

Vốn ODA

Nguồn thu tiền sử dụng đất và ngân sách huyện, TP

Vốn xã hội hóa

Khởi công

Hoàn thành

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

Tổng cộng

 

29.134

2.905

8.947

6.172

3.729

1.617

5.764

 

 

2.944

7.901

7.731

5.655

4.903

 

A

Hạ tầng giao thông

 

20.386

2.905

8.788

4.961

1.306

1.617

809

 

 

1.209

5.848

5.959

3.993

3.377

 

I

Đường bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đường cao tốc

 

 3.663

 -

 2.100

 1.563

 -

 -

 -

 

 

 200

 1.731

 1.731

 -

 -

 

 -

Xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội bài - Lào Cai

Đường cao tốc quy mô 4 làn xe

 3.112,970

 

 2.100,000

 1.012,970

 

 

 

2021

2023

 200,00

 1.456

 1.456

 

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Xây dựng đường tốc độ cao Hà Giang - Tuyên Quang kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ (dài 110km)

Cấp III, MN

 550

 

 

 550

 

 

 

2022

2025

 

 275

 275

 

 

 

2

Đường Hồ Chí Minh

 

 900,00

 900,00

 -

 -

 -

 -

 -

 

 

 100,00

 200,00

 200,00

 200,00

 200,00

 

 -

Xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn từ giáp ranh với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Ngã ba Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Cấp III - MN

 900

 900

 

 

 

 

 

2021

2023

 100

 200

 200

 200

 200

 

3

Quốc lộ

 

 1.475

 1.475

 -

 -

 -

 -

 -

 

 

 100

 325

 350

 350

 350

 

 -

Cải tạo, nâng cấp, QL.37 đoạn từ Km172 800 đến Km238 152

Cấp III - MN

 475

 475

 

 

 

 

 

2022

2025

 

 100

 125

 125

 125

 

 -

Cải tạo, nâng cấp tuyến QL.2C đoạn từ Km189 đến Km247 100 (Khu di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt Kim Bình đến Khu Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Na Hang, Lâm Bình)

Cấp III - MN

500

500

 

 

 

 

 

2022

2025

 

 125,00

 125,00

 125,00

 125,00

Có trong KH đầu tư công trung hạn của Bộ GTVT

-

Quản lý, bảo trì các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh

 

 500,0

 500,0

 

 

 

 

 

2022

2025

 100,00

 100,00

 100,00

 100,00

 100,00

Theo kế hoạch được giao hàng năm

4

Đường tỉnh

 

 1.951,980

 -

 1.545,000

 231,980

 50,000

 125,000

 -

 

 

 40,500

 506,240

 491,240

 460,250

 453,750

 

 -

Xây dựng hạ tầng khu vực bến thủy vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang và cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ cầu Ba Đạo đi qua Hang Khào đến bến thủy lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, huyện Na Hang

cấp IV MN

 44,98

 

 

 44,98

 

 

 

2021

2023

 10,00

 17,49

 17,49

 

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Dự án cải tạo, nâng cấp trục phát triển vùng đường tỉnh ĐT 185 từ Km29 500 đến Km236

Cấp IV-MN

 900

 

 900

 

 

 

 

2021

2025

 

 225

 225

 225

 225

NQ số 38/NQ-HĐND ngày 5/9/2020

 -

Đường ĐT185 từ cầu Thiện Kế qua xã Ninh Lai đến xã Đạo Trù, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Đường đô thị thứ yếu

 250

 

 

 125

 

 125

 

2024

2025

 20

 58

 58

 58

 58

 

-

Dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 188 đoạn từ Km0 - Km48 00 (Km151 600, QL.2 - thôn Vĩnh Bảo, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).

 Cấp IV-MN

 240,00

 

 240,00

 

 

 

 

2021

2025

 

 60,00

 60,00

 60,00

 60,00

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

-

Dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 189, Km0 00 - Km57 00 (xã Bình Xa - Thôn Lục Khang xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang).

 Cấp IV-MN

 285,00

 

 285,00

 

 

 

 

2021

2025

 

 71,25

 71,25

 71,25

 71,25

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

-

Dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 188 đoạn từ Km127 00 - Km134 00, (Cầu treo Khuẩy Trang - thôn Khuẩy Củng, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).

 Cấp IV-MN

 120,00

 

 120,00

 

 

 

 

2021

2025

 

 30,00

 30,00

 30,00

 30,00

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

-

Công trình Nâng cấp, cải tạo đường ĐT188 đoạn qua đèo Khau Lắc xã Lăng Can, xã Bình An, huyện Lâm Bình

Cấp IV-MN

 62

 

 

 12

 50

 

 

2021

2024

 1

 35

 20

 7

 

 

-

Quản lý, bảo trì các tuyến đường tỉnh

 

 50,00

 

 

 50,00

 

 

 

2021

2025

 10,00

 10,00

 10,00

 10,00

 10,00

Theo kế hoạch được giao hàng năm

5

Đường đô thị, đường trục phát triển, đường kết nối vùng và đường đến các khu, điểm công nghiệp, du lịch

 

 7.066

 290

 3.165

 1.409

 710

 1.492

 -

 

 

 90

 1.699

 1.910

 1.801

 1.566

 

-

Dự án đầu tư xây dựng đường trục phát triển đô thị từ thành phố Tuyên Quang đi Trung tâm huyện lỵ Yên Sơn, Km14 QL2 Tuyên Quang - Hà Giang

 Cấp II-MN

 635,00

 

 416,00

 60,00

 

 159,00

 

2022

2025

 

 158,75

 158,75

 158,75

 158,75

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Dự án đầu tư xây dựng đường từ trung tâm thành phố Tuyên Quang (Quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Tuyên Quang) đi khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn

 Cấp II-MN

 840,86

 

 

 2,50

 420,40

 417,96

 

2023

2026

 

 

 131,09

 287,36

 422,42

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND (dự kiến kinh phí năm 2025: 305,19 tỷ đồng; năm 2026: 117,23 tỷ đồng)

 -

Xây dựng đường từ khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến QL.2D và đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

Cấp III, MN

 487,00

 

 390,00

 

 

 97,00

 

2021

2023

30,00

228,50

228,50

 

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Xây dựng đường Lý Thái Tổ, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Cấp đường đô thị

 345,00

 

 

 120,00

 

 225,00

 

2021

2025

 

 86,25

 86,25

 86,25

 86,25

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

 -

Xây dựng đường từ Trung tâm thành phố Tuyên Quang đến Km31 (đường Tuyên Quang - Hà Giang)

 Cấp III, MN

 1.600,0

 

 1.600,0

 

 

 

 

2021

2025

 

 400,00

 400,00

 400,00

 400,00

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

 -

Xây dựng đường từ huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến xã Đà Vị, huyện Na Hang (dài 19,5km)

Cấp IV, MN

 500

 

 500

 

 

 

 

2022

2025

 

 125

 125

 125

 125

 

-

Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ đầu cầu Nẻ đến Trường THPT Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Cấp đường đô thị

 95,00

 

 60,00

 2,00

 

 33,00

 

2021

2024

2,00

31,00

31,00

31,00

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Đường mở mới từ Tổ dân phố 2 đến Tổ 5 và từ Quảng trường đi đến khu Ao Mon (Tổ dân phố 8), thị trấn Na Hang, huyện Na Hang

Đường đô thị

 150

 

 

 150

 

 

 

2021

2025

 

 38

 38

 38

 38

NQ số 38/NQ-HĐND ngày 5/9/2020

 -

 Đường (Hang Khào - Nà Kham) điểm đầu: tổ dân phố 14, thị trấn Na Hang; điểm cuối: Thôn Nà Kham, xã Năng Khả, chiều dài 8km

Đường đô thị thứ yếu

 70

 

 

 35

 

 35

 

2023

2025

 

 

 20

 30

 20

 

 -

Đường từ thôn Hang Khào đi thôn Bắc Danh kết nối với Quốc lộ 2C, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (bao gồm cả cầu Bắc Danh qua sông Gâm), chiều dài 12km

 Đường cấp IV-MN; cầu BTCTDUL cấp II

350,00

 

 

350

 

 

 

2022

2025

 

 80,00

 90,00

 90,00

 90,00

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

-

Đường từ Tát Ngà xã Phúc Yên đến Bến thủy tại khu vực Nà Năm, xã Thúy Loa (cũ), huyện Lâm Bình

Đường phố gom đô thị

 120,00

 

 

 120,00

 

 

 

2021

2025

 

 30,00

 30,00

 30,00

 30,00

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

 -

Đường Ta Tè, thôn Nặm Đíp đến chợ trung tâm huyện. Điểm đầu tuyến: Tại cầu Ta Tè, thôn Nặm Đíp; Điểm cuối tuyến: khu chợ trung tâm huyện tại thôn Nà Khà, xã Lăng Can, dài 3km

Đường đô thị thứ yếu

 110

 

 88

 

 

 22

 

2022

2025

 

 20

 50

 30

 10

 

 -

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ trung tâm xã Xuân Lập đến thôn Khau Cau, xã Phúc Yên huyện Lâm Bình và thông ra xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Cấp V-MN

 120

 

 

 

 120

 

 

2022

2025

 1

 30

 40

 30

 20

 

 -

Mở mới tuyến đường số 8, điểm đầu từ Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc tổ Vĩnh Thịnh đến Điện Lực Chiêm Hóa thuộc tổ Vĩnh Tài, chiều dài 1,8km.

Đường đô thị thứ yếu

 110

 

 

 40

 

 70

 

2022

2024

 

 37

 37

 37

 

 

-

Cải tạo nâng cấp đường Tân Yên - Thái Sơn - Thái Hòa - Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Cấp IV MN

 133,80

 

 111,00

 22,80

 

 

 

2021

2024

20,00

37,94

37,93

37,93

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

 -

Xây dựng mở mới đường trục phát triển đô thị trấn Tân Yên, điểm đầu km 173 550 điểm cuối km 179 260 Quốc lộ 2 (chân Dốc Đèn); chiều dài 4,75km

Đường cấp III MN

 220,00

 

 

 77,00

 

 143,00

 

2022

2024

 

 80,00

 70,00

 70,00

 

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

 -

Đường dẫn và cầu Tân Long kết nối Trung tâm thị trấn huyện lỵ Yên Sơn với các xã Tân Long, Xuân Vân, Trung Trực, Tân Tiến( QL2C) chiều dài 6 Km

Cấp III-MN

 350

 

 

 100

 170

 80

 

2022

2025

 

 80

 100

 110

 60

 

-

Đầu tư xây dựng cầu và tuyến đường tránh thị trấn Sơn Dương từ Km 183, QL37 đi qua tổ dân phố Tân Kỳ, Tân Phúc qua Quốc lộ 2C đến Km 188, QL37, tổ dân phố Đăng Châu, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Cầu BTCTDUL, cấp II

329,48

290,00

 

39,48

 

 

 

2021

2024

 20,00

 103,16

 103,16

 103,16

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

Đường phố đô thị thứ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 -

 Xây dựng cầu và đường từ khu vực tổ dân phố Tân Phúc qua khu vực Bể Tròn đến tổ dân phố Làng Cả, thị trấn Sơn Dương, dài 3km

 Đường đô thị thứ yếu; Cầu BTCTDUL, cấp III

 300

 

 

 105

 

 195

 

2022

2025

 

 50

 50

 100

 100

 

 -

Xây dựng Cầu và đường từ xã Ninh Lai đi Sơn Nam, huyện Sơn Dương

Đường đô thị thứ yếu

 165,00

 

 

 150,00

 

 15,00

 

 

 

 10,00

 77,50

 77,50

 

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Quản lý, bảo trì các tuyến đường đô thị trên địa bàn tỉnh

 

 35,00

 

 

 35,00

 

 

 

2021

2025

 7,00

 7,00

 7,00

 7,00

 7,00

Theo kế hoạch được giao hàng năm

6

Đường huyện

 

1.567

 

576

854

76

 

61

 

 

131

425

382

363

267

 

 -

Cải tạo nâng cấp đường Phúc Thịnh - Trung Hà - Bản Ba, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

cấp IV MN

 238,30

 

 

 238,30

 

 

 

2021

2024

 30,00

 69,43

 69,43

 69,43

 

 Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Dự án xây dựng đường giao thông từ trường Tiểu học Khuôn Hà đến đèo Kéo Ráo, thôn Nà Vàng, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

cấp IV MN

 98,00

 

 64,735

 33,27

 

 

 

2021

2024

20,00

26,00

26,00

26,00

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Cải tạo, sửa chữa tuyến đường ĐH.04 đoạn từ Quốc lộ 279 đến trung tâm xã Hồng Thái, huyện Na Nang, tỉnh Tuyên Quang

Cấp III MN

 39,00

 

 

 39,00

 

 

 

2022

2023

 

 19,50

 19,50

 

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Đường vào Ủy ban nhân dân xã Chi Thiết, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Cấp V MN

 14,00

 

 

 14,00

 

 

 

2021

2022

 7,00

 7,00

 

 

 

QĐ số 53/QĐ-UBND ngày 9/2/2021 phê duyệt chủ trương

-

Đường vào Ủy ban nhân dân xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Cấp V MN

 8,00

 

 

 8,00

 

 

 

2021

2022

 4,00

 4,00

 

 

 

QĐ số 52/QĐ-UBND ngày 9/2/2021 phê duyệt chủ trương

-

Đường vào Ủy ban nhân dân xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Cấp V MN

 13,00

 

 

 13,00

 

 

 

2021

2022

 6,50

 6,50

 

 

 

QĐ số 54/QĐ-UBND ngày 9/2/2021 phê duyệt chủ trương

-

Xây dựng tuyến đường kết nối vùng từ thôn Phúc Vượng, xã Phúc Ứng đi qua UBND xã Phúc Ứng đến thôn Làng Mông, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương

Cấp V MN

 153,00

 

 153,00

 

 

 

 

2021

2025

 

 38,25

 38,25

 38,25

 38,25

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

 -

Cải tạo, nâng cấp đường Thái Sơn - Thành Long - Bằng Cốc - Nhân Mục (ĐH.05), đoạn Km0 00-Km18 200, huyện Hàm Yên

Cấp V MN

 90

 

 

 90

 

 

 

2021

2025

 

 23

 23

 23

 23

NQ số 38/NQ-HĐND ngày 5/9/2020

-

Đường Yên Phú đi Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Cấp V MN

 198,00

 

 198,00

 

 

 

 

2021

2025

 

 49,50

 49,50

 49,50

 49,50

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

-

Cải tạo, sửa chữa tuyến đường Đức Ninh - Hùng Đức, huyện Hàm Yên, dài 11,6km

Cấp IV MN

 76

 

 

 

 76

 

 

2022

2025

 

 19

 19

 19

 19

 

-

Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 37 (xã Thái Bình) - xã Công Đa - xã Đạo Viện - Xã Kiến Thiết

Cấp V MN

 160,00

 

 160,00

 

 

 

 

2021

2025

 

 40,00

 40,00

 40,00

 40,00

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

-

Dự án đường giao thông từ xã Tân Long - xã Tân Tiến - xã Trung Trực (Đỉnh Mười) - Xã Kiến Thiết

Cấp V MN

 160

 

 

 160

 

 

 

2021

2025

 

 40

 40

 40

 40

NQ số 38/NQ-HĐND ngày 5/9/2020

 -

Nâng cấp, cải tạo đường từ xã Tam Đa, huyện Sơn Dương đi xã Bạch Lưu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Cấp IV MN 3km

 30

 

 

 30

 

 

 

 

 

 5

 25

 

 

 

 

-

Đường trung tâm xã (đoạn trục chính qua trung tâm xã) được đầu tư theo hướng đô thị (35km)

(vỉa hè, tô toa, rãnh tam giác, hệ thống điện chiếu sáng)

 175

 

 

 114

 

 

 61,25

 

 

 35

 35

 35

 35

 35

Ước tính kinh phí cho 500m đường là 2,5 tỷ đồng

 -

Quản lý, bảo trì các tuyến đường huyện

 

115,00

 

 

115,00

 

 

 

2021

2025

23,00

23,00

23,00

23,00

23,00

Theo kế hoạch được giao hàng năm

7

Bê tông hóa đường GTNT và xây dựng cầu trên đường GTNT, giai đoạn 2021-2025

 

788,13

 

 

788,13

 

 

 

 

 

153,74

158,23

158,69

167,77

149,70

 

-

Đề án bê tông hóa đường GTNT và xây dựng cầu trên đường GTNT, giai đoạn 2021-2025

Đường GTNT

 318,13

 

 

 318,13

 

 

 

2021

2025

 64,44

 66,58

 67,04

 62,02

 58,05

NQ số 88/NQ-HĐND ngày 29/12/2020

Cầu trên đường GTNT

 470,00

 

 

 470,00

 

 

 

2021

2025

 89,30

 91,65

 91,65

 105,75

 91,65

8

Công trình cầu

 

 1.640

 -

 1.080

 90

 470,000

 -

 -

 

 

 133

 340

 481

 442

 245

 

-

Cầu Xuân Vân vượt sông Gâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Cầu BTCTDUL, cấp II

 278,00

 

 250,00

 28,00

 

 

 

2021

2024

30,00

82,66

82,67

82,67

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Cầu Minh Xuân - Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang

Cầu BTCTDUL, cấp II

 380,00

 

 380,00

 

 

 

 

2021

2025

 

95,00

95,00

95,00

95,00

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

-

Cầu qua sông Lô Km71 đường Tuyên Quang - Hà Giang đi Bạch Xa, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Cầu BTCTDUL, cấp II

 177,00

 

 160,00

 17,00

 

 

 

2021

2024

30

49

49,00

49,00

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Xây dựng cầu Trắng 2 qua sông Phó Đáy, đi khu du lịch Quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Cầu BTCTDUL,
cấp II

 44,90

 

 

 44,90

 

 

 

2021

2023

3

 20,95

20,95

 

 

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Cải tạo nâng cấp cầu Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang

Cầu BTCTDUL, cấp II

 260,30

 

 260,30

 

 

 

 

2021

2024

65,08

65,08

65,08

65,08

 

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

-

Cầu Chả 2

Cầu BTCTDUL, cấp II

 30,00

 

 30,00

 

 

 

 

2022

2023

 

15,00

15,00

 

 

 

-

Cầu Trường Thi

Cầu BTCT và BTCTDUL, cấp II

 450,00

 

 

 

 450,00

 

 

2023

2025

 

 

150,00

150,00

150,00

 

-

Cầu qua suối Lũng Giềng, xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình

Cầu dầm BTCTDUL; rộng 6,5m, dài khoảng 30m;

 20,00

 

 

 

 20,00

 

 

2021

2023

5,00

12,00

3,00

 

 

 

9

Bến xe khách, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe

 

 485

 -

 -

 23

 -

 -

 463

 

 

 176

 252

 43

 15

 -

 

9.1

Bến xe khách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 -

Xây dựng bến xe khách thành phố Tuyên Quang

Bến xe loại I

200,00

 

 

 

 

 

200,00

2021

2022

 80,00

 120,00

 

 

 

 

 -

Bến xe thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên

Bến xe loại IV

20,00

 

 

 6,00

 

 

14,00

2021

2021

6,00

 14,00

 

 

 

Hỗ trợ GPMB

 -

Bến xe huyện Lâm Bình

Bến xe loại IV

15,00

 

 

 4,50

 

 

10,50

2021

2021

4,50

 10,50

 

 

 

Hỗ trợ GPMB

 -

Bến xe các huyện còn lại

Bến xe loại IV

40,00

 

 

 12,00

 

 

28,00

2021

2021

 

 12,00

 28,00

 

 

Hỗ trợ GPMB

9.2

Trạm dừng nghỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trạm dừng nghỉ Bình Ca, xã Thái Long, thành phố Tuyên Quang

Trạm loại 1

60,00

 

 

 

 

 

60,00

2021

2022

 15,00

 15,00

 15,00

 15,00

 

 

-

Trạm dừng nghỉ trên QL.2, huyện Hàm Yên

Trạm loại 3

20,00

 

 

 

 

 

20,00

2021

2022

10,00

 10,00

 

 

 

 

-

Trạm dừng nghỉ trên QL.2C, huyện Sơn Dương

Trạm loại 3

20,00

 

 

 

 

 

20,00

2021

2022

10,00

 10,00

 

 

 

 

-

Điểm dừng chân Đèo Gà

 

10,00

 

 

 

 

 

10,00

2021

2022

5,00

 5,00

 

 

 

 

-

Điểm dừng chân Đèo Lai

 

10,00

 

 

 

 

 

10,00

2021

2022

5,00

 5,00

 

 

 

 

-

Điểm dừng chân Đèo Khau Lắc

 

15,00

 

 

 

 

 

15,00

2021

2022

5,00

 10,00

 

 

 

 

-

Điểm dừng chân Đèo Khau Cau

 

10,00

 

 

 

 

 

10,00

2021

2022

5,00

 5,00

 

 

 

 

-

Điểm dừng chân Đèo Cổ Yểng

 

15,00

 

 

 

 

 

15,00

2021

2022

5,00

 10,00

 

 

 

 

9.3

Bãi đỗ xe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bãi đỗ xe tại thành phố tuyên Quang và các huyện trên địa bàn tỉnh

19 bãi đỗ xe (trong đó thành phố 13, các huyện 07)

50,00

 

 

 

 

 

50,00

2021

2022

25,00

25,00

 

 

 

 

II

Đường thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đường thủy nội địa

 

 180

 180

 -

 -

 -

 -

 -

 

 

 30

 50

 50

 50

 -

 

-

Nạo vét, khơi thông tuyến sông Lô đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (tại địa điểm Km41, Km46, Km74, Km77, Km83, Km103, Km104; Km107)

Phá đá ngầm, điều chỉnh dòng chảy, xây kè chống sạt lở, lắp đặt bổ sung biển báo hiệu đường thủy

 180,00

 180,00

 

 

 

 

 

2021

2024

30

 50,00

 50,00

 50,00

 

 

2

Bến cảng

 

 50,00

 -

 -

 -

 -

 -

 50,00

 

 

 16,67

 16,67

 16,67

 -

 -

 

-

Đầu tư xây dựng Cảng cạn Tuyên Quang

20.000 Teu/năm

50,0

 

 

 

 

 

50,0

2021

2023

 16,67

 16,67

 16,67

 

 

 

3

Bến thủy nội địa

 

 359

 -

 322

 2

 -

 -

 35

 

 

 40

 80

 80

 80

 80

 

 -

Xây dựng bến thủy và đường từ Nà Ráo ra bến thủy thuộc địa phận Bản Phủng xã Xuân Tiến (cũ), nay là xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình

cấp IV MN

 144,00

 

 141,74

 2,26

 

 

 

2021

2025

5,00

34,75

34,75

34,75

34,75

Đã có vốn theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021

-

Xây dựng bến thủy tại khu vực Nà Năm, xã Thúy Loa (cũ) huyện Lâm Bình

Bến hành khách

 180,00

 

 180,00

 

 

 

 

2021

2025

 

45,00

45,00

45,00

45,00

NQ số 38/NQ-HĐND ngày 5/9/2020

 -

Bến Hồng Lạc, xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương

Bến hàng hóa

5,00

 

 

 

 

 

5,00

2021

2021

5,00

 

 

 

 

 

 -

Bến Kim Xuyên, xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương

Bến hàng hóa

5,00

 

 

 

 

 

5,00

2021

2021

5,00

 

 

 

 

 

-

Bến Đồn Hang, xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương

Bến hàng hóa

5,00

 

 

 

 

 

5,00

2021

2021

5,00

 

 

 

 

 

 -

Bến Tân Ca, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn

Bến hàng hóa

5,00

 

 

 

 

 

5,00

2021

2021

5,00

 

 

 

 

 

 -

Bến Bình Ca, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn

Bến hàng hóa

5,00

 

 

 

 

 

5,00

2021

2021

5,00

 

 

 

 

 

-

Bến thôn 6, Thái Bình, huyện Yên Sơn

Bến hàng hóa

5,00

 

 

 

 

 

5,00

2021

2021

5,00

 

 

 

 

 

-

Bến Thôn Chanh 1, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn)

Bến hàng hóa

5,00

 

 

 

 

 

5,00

2021

2021

5,00

 

 

 

 

 

III

Đường sắt

 

60

60

 

 

 

 

 

 

 

 

15

15

15

15

 

1

Cập nhật quy hoạch, chuẩn bị các điều kiện để đầu tư, xây dựng đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái

Đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang dài khoảng 46 Km

60

60

 

 

 

 

 

 

 

 

 15,00

 15,00

 15,00

 15,00

 

IV

Hàng không

 

200

 

 

 

 

 

200

 

 

 

50

50

50

50

 

1

Xúc tiến các thủ tục để chuẩn bị đầu tư, xây dựng sân bay ở thị trấn Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

 

200

 

 

 

 

 

200

 

 

 

 50,00

 50,00

 50,00

 50,00

 

B

Đô thị động lực

 

8.361

 

159,0

904,3

2.423,0

 

4.874,8

 

 

1.709

1.879

1.679

1.615

1.479

 

1

Lập điều chỉnh Quy hoạch chung các thị trấn: Na Hang, Sơn Dương, theo tiêu chí đô thị loại IV (đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung các thị trấn: Sơn Dương, theo tiêu chí đô thị loại IV);

 

3,5

 

 

1,75

 

 

1,75

0

2022

1,75

1,75

 

 

 

 

2

Lập Chương trình Phát triển đô thị toàn tỉnh và thành phố Tuyên Quang

 

3,5

 

 

3,50

 

 

 

2021

2021

3,50

 

 

 

 

 

3

Lập khu vực phát triển đô thị: Thành phố Tuyên Quang, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, thị trấn Sơn Dương, thị trấn Tân Yên, thị trấn Na Hang

 

5,0

 

 

5,00

 

 

 

2021

2024

1,25

1,25

1,25

1,25

 

 

4

 Lập quy chế quản lý kiến trúc theo Luật Kiến trúc 2019 với các đô thị: thành phố Tuyên Quang, thị trấn Chiêm Hóa, thị trấn Sơn Dương, thị trấn Tân Yên, thị trấn Na Hang

 

2,0

 

 

2,00

 

 

 

2022

2025

 

0,5

0,5

0,5

0,5

 

5

Lập Quy hoạch phân khu thành phố Tuyên Quang.

 

10,0

 

 

10,00

 

 

 

2021

2025

2,5

2,5

2,5

2,5

 

 

6

Lập Đề án đề nghị công nhận các đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV: Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, thị trấn Sơn Dương, thị trấn Tân Yên, thị trấn Na Hang

 

8,0

 

 

8,00

 

 

 

2022

2025

 

 

4

4

 

 

7

Lập đề án điều chỉnh địa giới hành chính, thị trấn Sơn Dương, thị trấn Na Hang, thị trấn Vĩnh Lộc, thị trấn Tân Yên

 

4,0

 

 

4,0

 

 

 

2024

2025

 

 

 

2,0

2

 

8

Thành phố Tuyên Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.1

Hệ thống đường giao thông trong đô thị

 

925,0

 

 

 

925,0

 

 

2021

2025

185

185

185

185

185

 

8.2

Hệ thống thoát nước

 

300,0

 

 

 

300,0

 

 

2021

2025

75

75

75

75

 

 

8.3

Hệ thống cấp nước

 

67,0

 

 

 

67,0

 

 

2021

2025

33,5

33,5

 

 

 

 

8.4

Cấp điện chiếu sáng đô thị

 

37,0

 

 

37,0

 

 

 

2021

2025

 

18,5

18,5

 

 

 

8.5

Trạm xử lý nước thải

 

216,0

 

 

 

 

 

216,0

2021

2025

108,0

108,0

 

 

 

 

8.6

Chỉnh trang đô thị và xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị và ngầm hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật

 

330,0

 

 

330,0

 

 

 

2021

2025

66

66

66

66

66

 

8.7

Dự án các khu đô thị của tỉnh (nằm hai bên trục phát triển đoán kết nối Tuyên Quang - Yên Sơn) địa phận thành phố (20ha)

 

1.171,0

 

 

 

 

 

1.171,00

 

 

234,2

234,2

234,2

234,2

234,2

 

8.8

Dự án dân cư (nằm hai bên trục phát triển đoán kết nối Tuyên Quang - Yên Sơn) thuộc địa phận huyện Yên Sơn (58ha)

 

3.379,0

 

 

 

 

 

3.379,00

 

 

675,8

675,8

675,8

675,8

675,8

 

8.9

Mở rộng quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang (giai đoạn 2)

 

410,0

 

 

410,0

 

 

 

2022

2025

 

102,5

102,5

102,5

102,5

Có trong danh mục theo NQ số 19/NQ-HĐND ngày 12/5/2021 nhưng chưa bố trí nguồn vốn

9

Thị trấn Sơn Dương huyện Sơn Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.1

Giao thông đô thị tuyến đường tránh thị trấn từ Km 183 QL 37 đến Km 188 QL3; tuyến đường 13B kéo dài từ tổ dân phố Thịnh Tiến đến tổ dân phố Măng Ngọt;

 

629,0

 

 

 

629,0

 

 

2021

2025

125,8

125,8

125,8

125,8

125,8

 

9.2

Trụ sở làm việc của Đảng ủy-HĐND-UBND thị trấn Sơn Dương

 

12,0

 

 

12,0

 

 

 

2022

2023

 

12,0

 

 

 

 

9.3

Trung tâm hội nghị thị trấn

 

37,0

 

 

37,0

 

 

 

2022

2023

 

18,5

18,5

 

 

 

9.4

Hệ thống thoát nước

 

434,0

 

 

 

434,0

 

 

2021

2025

86,8

86,8

86,8

86,8

86,8

 

9.5

Hệ thống cấp nước

 

68,0

 

 

 

68,0

 

 

2021

2022

34

34

 

 

 

 

9.6

Cấp điện chiếu sáng đô thị

 

19,0

 

 

19,0

 

 

 

2021

2022

9,5

9,5

 

 

 

 

9.7

Trạm xử lý nước thải

 

100,0

 

 

 

 

 

100,0

2021

2024

25

25

25

25

 

 

10

Thị trấn Vĩnh Lộc huyện Chiêm hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.1

Giao thông đô thị tuyến đường số 8 (tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy ≥7,5m)

 

73,0

 

73,0

 

 

 

 

2021

2023

24,3

24,3

24,3

 

 

 

10.2

Đường số 6 từ tổ Vĩnh Quý (rẹ 1 cũ) đi tổ Vĩnh Thịnh (tổ Đồng Luộc cũ)

 

53,0

 

53,0

 

 

 

 

2022

2024

 

17,7

17,7

17,7

 

 

10.3

Đường số 2 từ sân vận động huyện Chiêm Hóa đến đường số 16 (Tổ Rẹ 2 cũ)

 

33,0

 

33,0

 

 

 

 

2022

2023

 

11

11

11

 

 

10.4

Cấp điện chiếu sáng đô thị

 

15,0

 

 

15,0

 

 

 

2021

2023

5

5

5

 

 

 

10.5

Xây dựng khu nghĩa trang nhân dân thị trấn Chiêm Hóa

 

10,0

 

 

10,0

 

 

 

2021

2024

5

5

 

 

 

 

10.6

Xây dựng khu xử lý chất thải

 

7,0

 

 

 

 

 

7,0

2021

2025

7,0

 

 

 

 

 

C

Hạ tầng Công nghệ thông tin

 

387

0

 

307

0

 

80

 

 

26

174

92

47

47

 

1

Ngầm hóa hệ thống đường truyền Internet cáp quang

 

60

 

 

 

 

 

60

2022

2023

 

30

30

 

 

 

2

Nâng cấp bổ sung, mở rộng, nâng cấp hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang từ cấp tỉnh đến cấp xã

 

50

 

 

50

 

 

 

2021

2025

25

6,2

6,2

6,2

6,2

 

3

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh; triển khai giám sát an toàn ANTT 4 cấp cho các hệ thống dùng chung của tỉnh

 

60

 

 

50

 

 

10

2022

2022

 

20

20

10

10

 

4

Xây dựng Cổng cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Tuyên Quang

 

15

 

 

15

 

 

 

2022

2022

 

15

 

 

 

 

5

Xây dựng nền tảng ứng dụng dùng chung của tỉnh

 

20

 

 

20

 

 

 

2022

2022

 

20

 

 

 

 

6

Xây dựng mạng diện rộng (WAN) tỉnh Tuyên Quang

 

10

 

 

10

 

 

 

2022

2022

 

10

 

 

 

 

7

Xây dựng Mobile App nền tảng di động, đảm bảo 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 chạy trên nền tảng di động

 

7

 

 

7

 

 

 

2022

2022

 

7

 

 

 

 

8

Tạo lập cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho chính điện tử, chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số

 

150

 

 

150

 

 

 

2022

2025

 

60

30

30

30

 

9

Tập huấn nâng cao trình độ về công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước

 

5

 

 

5

 

 

 

2021

2025

1

1

1

1

1

 

10

Xây dựng hạ tầng truyền dẫn kết nối từ 41 xã đến 132 thôn hiện chưa có hạ tầng băng rộng

 

10

 

 

 

 

 

10

2022

2023

 

5

5

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 559/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 559/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/09/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Nguyễn Văn Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản