Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5568/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NĂM 2021 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;

Căn cứ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 2020/QĐ-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016, Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 05/7/2018 của HĐND Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ các Nghị quyết của HĐND Thành phố: số 15/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội năm 2021; số 20/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2021; số 29/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố về ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 của UBND Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố;

Theo đề nghị của Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu, chi ngân sách và biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ năm 2021 cho các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị thuộc Thành phố (theo các biểu chi tiết đính kèm).

Điều 2. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Thành phố, các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp và dự toán ngân sách được giao, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc theo quy định trước ngày 31/12/2020 và tổ chức thực hiện theo các yêu cầu nhiệm vụ sau:

1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1.1. UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu Thành phố giao và Nghị quyết HĐND cùng cấp triển khai giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc, các phường, xã và thị trấn theo hướng dẫn của UBND Thành phố tại công văn số 8359/UBND-KH&ĐT ngày 19/10/2012 về việc chỉ đạo nội dung, quy trình xây dựng và giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên địa bàn thành phố Hà Nội. UBND các quận, huyện, thị xã giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc, các phường, xã và thị trấn đảm bảo giao đúng, giao đủ và không thấp hơn các chỉ tiêu Thành phố giao.

1.2. Các sở, ngành căn cứ các chi tiêu tổng hợp của Thành phố giao theo lĩnh vực quản lý, có trách nhiệm đề xuất, triển khai các giải pháp điều hành, thực hiện kế hoạch; thường xuyên đôn đốc tiến độ thực hiện và báo cáo kết quả hàng quý và cà năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

1.3. Căn cứ chỉ đạo của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu UBND Thành phố ban hành chương trình hành động triển khai nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch năm 2021.

2. Dự toán thu, chi ngân sách

Các cấp, các ngành, các đơn vị thuộc Thành phố thực hiện nghiêm túc các nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách.

2.1. Về thu ngân sách nhà nước

Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Ngân sách Nhà nước, các Luật thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết HĐND Thành phố. Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, đôn đốc thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuê, phí, lệ phí và thu khác vào Ngân sách Nhà nước; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, gian lận thuế, lợi dụng chính sách hoàn thuế.

Đẩy mạnh công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất và xử lý dứt điểm các nội dung tồn đọng về thu tiền sử dụng đất, về đấu giá quyền sử dụng đất.

Các quận, huyện, thị xã giao dự toán thu ngân sách đảm bảo không thấp hơn dự toán pháp lệnh Thành phố giao; đối với các khoản thu cao hơn dự toán Thành phố giao thì phải đảm bảo khả thi trong tổ chức thực hiện, nhất là thu tiền sử dụng đất; tránh ảnh hưởng tới cân đối ngân sách và dự toán, kế hoạch vốn cho các dự án, nhiệm vụ chi đã giao dự toán đầu năm.

2.2. Về chi ngân sách nhà nước

- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, đơn vị thuộc Thành phố giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải đảm bảo khớp đúng dự toán Thành phố giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực; phân bổ dự toán chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách được nhà nước ban hành, nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và những nhiệm vụ đã được Thành phố quyết định.

- Các quận, huyện, thị xã giao dự toán chi cho các đơn vị trực thuộc phải đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách của Thành phố; dự toán chi đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề không thấp hơn chỉ tiêu Thành phố giao; các cấp ngân sách (quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) bố trí dự phòng ngân sách không thấp hơn mức dự phòng UBND Thành phố giao. Phân bố dự toán chi ngân sách nhà nước đảm bảo nguyên tắc chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng chi chuyển nguồn lớn. Tổ chức chi ngân sách theo dự toán, khả năng thu ngân sách và tiến độ một số nguồn thu gắn với dự toán chi đầu tư phát triển (thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết).

2.2.1. Đối với chi đầu tư phát triển:

a) Đối với dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách cấp Thành phố:

- Việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư trên cơ sở danh mục và mức vốn được giao, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định khác liên quan; tuyệt đối không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản.

- Thực hiện cơ chế giải ngân linh hoạt kế hoạch vốn cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công trong danh mục kế hoạch năm 2021, công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thanh quyết toán dự án hoàn thành, các dự án, đồ án quy hoạch trong tổng nguồn vốn giao cho các công tác này theo dự toán được duyệt, không phụ thuộc mức vốn giao của từng dự án và đảm bảo quy định hiện hành của Nhà nước. Căn cứ kết quả giải ngân đến ngày 31/10/2021 và dự kiến nhu cầu vốn cả năm 2021 của các dự án thực hiện cơ chế giải ngân linh hoạt, các chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo, đề xuất UBND Thành phố qua đầu mối Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp tham mưu UBND Thành phố báo cáo HĐND Thành phố phê chuẩn kế hoạch vốn chính thức cho từng dự án, làm cơ sở tiếp tục giải ngân vốn trong những tháng cuối năm và quyết toán niên độ ngân sách theo quy định.

b) Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách của quận, huyện, thị xã theo phân cấp và vốn hỗ trợ của Thành phố:

- Thực hiện việc phân bổ kế hoạch đầu tư công theo đúng Luật Đầu tư công, Luật ngân sách Nhà nước, các Nghị định, hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương và chỉ đạo của Thành phố về đầu tư công.

- UBND các quận, huyện, thị xã phân bổ dự toán chi đầu tư công tập trung, không dàn trải và đảm bảo nguyên tắc: Bố trí đủ vốn ngay từ đầu năm đề hoàn ứng và thanh toán khối lượng đã thi công hoàn thành vượt kế hoạch năm 2020 đã giao thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện; phần vốn còn lại mới tiếp tục phân bố các công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm 2021, dự án chuyển tiếp hoàn thành sau 2021; không bố trí dự án khởi công mới nếu chưa bố trí đủ vốn cho thanh toán nợ xây dựng cơ bản, dự án chuyển tiếp theo tiến độ quy định và khả năng thực hiện; cân đối bố trí đủ vốn thực hiện các dự án theo phân cấp đảm bảo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã được HĐND Thành phố quyết nghị.

- Rà soát, đánh giá đầy đủ số liệu nợ xây dựng cơ bản; thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo tuyệt đối không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới. Chỉ phê duyệt quyết định đầu tư, quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách theo quy định tại Luật Đầu tư công và các văn bản quy định của Thành phố. Các dự án trong danh mục kế hoạch phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao; không được yêu cầu nhà thầu ứng vốn thi công khi chưa được bố trí vốn hoặc ứng vốn thi công vượt kế hoạch vốn đã bố trí; không tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu chưa được bố trí vốn.

- Các huyện thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND Thành phố về xử lý nợ xây dựng cơ bản; sử dụng toàn bộ nguồn ngân sách cấp huyện cho đầu tư phát triển, nguồn vốn tăng thu, thường vượt thu, kết dư, vốn đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ có mục tiêu để xử lý nợ xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm của ngân sách cấp huyện và cấp xã. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về việc không thực hiện triệt để xử lý nợ xây dựng cơ bản và phát sinh nợ mới.

- Đối với vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ các huyện, thị xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới: Căn cứ nguyên tắc hỗ trợ đầu tư thực hiện kiên cố hoá giao thông, thủy lợi nội đồng đã được UBND Thành phố chỉ đạo tại Văn bản số 4932/UBND-NNNT ngày 17/7/2015, các huyện, thị xã chỉ đạo công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán đảm bảo yêu cầu kinh tế kỹ thuật, đầu tư tiết kiệm, hiệu quả, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản tại địa phương. Chỉ triển khai dự án khi đảm bảo nguồn vốn ngân sách và huy động; ưu tiên hỗ trợ các xã đăng ký; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các xã sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chủ động cân đối ngân sách cấp huyện (ngoài phần hỗ trợ của Thành phố) đảm bảo hoàn thành kế hoạch về xây dựng nông thôn mới Thành phố giao.

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ có mục tiêu được Hội đồng nhân dân Thành phổ thông qua dự toán năm 2021 và chưa được thông qua trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025; để chủ động tổ chức triển khai thực hiện, các dự án có tổng mức đầu tư lán hơn mức vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ, ngân sách cấp huyện cân đối, bố trí phần còn lại để thực hiện hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ. Trường hợp phát sinh yếu tố khách quan ngoài dự kiến, không thể cân đối nguồn vốn, các huyện, thị xã báo cáo Thành phố xem xét, quyết định.

c) Đối với các nhiệm vụ phải xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch: yêu cầu đơn vị chủ trì hoàn thành trước tháng 7/2021; các nhiệm vụ còn lại hoàn thiện thủ tục đầu tư trước tháng 4/2021 để trình HĐND Thành phố phân bổ mức vốn chi tiết theo quy định.

d) Ngân sách các cấp (Thành phố và quận, huyện, thị xã) chủ động cân đối, bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương theo phân cấp để đầu tư hoặc hoàn trả kinh phí đã ứng từ Quỹ Đầu tư phát triển (nếu có) cho các dự án giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

đ) Kho bạc Nhà nước Hà Nội chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các sở ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ việc tạm ứng, thanh toán kế hoạch vốn xây dựng cơ bản, vốn giải phóng mặt bằng, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thanh quyết toán dự án hoàn thành, vốn cho các dự án, đồ án quy hoạch theo cơ chế linh hoạt đảm bảo điều kiện theo quy định, không để tình trạng tạm ứng kéo dài do chưa có khối lượng thực hiện, tạm ứng để bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng không chi trả, tránh tình trạng các dự án có số dư tạm ứng theo chế độ, chưa thu hồi, chưa quyết toán đề nghị chuyển nguồn sang năm sau, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ, chứng từ các khoản đã thực hiện chi trả cho các đối tượng được nhận bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thu hồi tạm ứng theo quy định.

e) Việc nộp hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành đảm bảo theo đúng thời gian quy định, nhóm C không quá 4 tháng, nhóm B không quá 6 tháng và nhóm A không quá 9 tháng; thanh quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố về nguồn thu nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách.

g) Chủ đầu tư, UBND cấp huyện và các sở ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trong việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ; định kỳ trước ngày 15 hàng tháng, gửi báo cáo về tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư, việc giải quyết thủ tục đầu tư và những nội dung liên quan về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thanh phố.

h) Đối với các dự án ghi thu, ghi chi nguồn tiền đất đối ứng các dự án BT: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành Thành phố (trường hợp giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành quản lý, theo dõi việc thực hiện hợp đồng) hoặc UBND cấp huyện (trường hợp được UBND Thành phố ủy quyền ký kết hợp đồng dự án) có trách nhiệm phối hợp với Nhà đầu tư rà soát, đối chiếu, xác định khối lượng hoàn thành theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, có văn bản xác định khối lượng dự án BT hoàn thành theo tiến độ, báo cáo đề xuất việc thực hiện ghi thu ngân sách nhà nước về giá trị tài sản công thanh toán (tiền sử dụng đất, thuê đất), ghi chi tạm ứng ngân sách nhà nước đối với khối lượng dự án BT hoàn thành tương ứng với giá trị tài sản công thanh toán, báo cáo UBND Thành phố.

Sở Tài chính thực hiện ghi thu ngân sách nhà nước về giá trị tài sản công thanh toán (tiền sử dụng đất, thuê đất), ghi chi tạm ứng ngân sách nhà nước đối với khối lượng dự án BT hoàn thành tương ứng với giá trị tài sản công thanh toán (trường hợp chưa phê duyệt quyết toán dự án BT hoàn thành) và ghi thu, ghi chi chính thức theo quy định (trường hợp đã phê duyệt quyết toán dự án BT hoàn thành). Giá trị dự án BT để thanh toán chính thức là giá trị dự án BT được phê duyệt quyết toán hoàn thành theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Đối với chi thường xuyên:

a) Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) để tạo nguồn, bố trí chi thực hiện cải cách tiền lương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

b) Đảm bảo các chính sách, chế độ đã ban hành, đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội và tiền lương; đảm bảo hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước các cấp theo quy định. Thực hành tiết kiệm, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2018 của Bộ Chính trị; việc rà soát, sắp xếp lại bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 25/01/2019 của Thành ủy Hà Nội chi tiết việc triển khai từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2021. Rà soát kỹ các nhiệm vụ chi ngoài định mức khoán chi, không bố trí dự toán cho các nhiệm vụ chưa thật sự cấp bách. Hạn chế mua sắm trang thiết bị đắt tiền; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách. Khi thực hiện công tác mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm phê duyệt dự toán mua sắm, tổ chức lựa chọn nhà thầu và thanh, quyết toán theo quy định.

c) Về triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tập trung triển khai các giải pháp nâng mức tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập đã giao tại Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 19/2/2019 của UBND Thành phố và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

d) Việc mua sắm tài sần phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản chuyên dùng, đơn vị có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sân chuyên dung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để thực hiện mua sắm theo quy định.

2.3. Về thời gian triển khai phân bổ ngân sách:

- Các đơn vị dự toán cấp 1 của ngân sách Thành phố và ngân sách quận, huyện, thị xã phải phân bổ dự toán được giao đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước và gửi cơ quan tài chính cùng cấp để nhập dự toán vào hệ thống TABMIS làm căn cứ để Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện kiểm soát chi.

- Sau khi HĐND quyết định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách theo quy định (HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách); UBND quận, huyện, thị xã tổ chức giao ngay kế hoạch và dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc (chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày HĐND cùng cấp nghị quyết). UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn căn cứ quyết định của UBND quận, huyện, thị xã trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bố dự toán ngân sách năm 2021 cho các đơn vị xong trước ngày 31/12/2020.

- Đối với các khoản chi chưa phân bổ theo đầu mối (trừ một số khoản thực hiện theo kế hoạch của Thành phố), cơ quan, đơn vị được Thành phố giao chủ trì có trách nhiệm xây dựng phương án phân bổ, thống nhất với Sở Tài chính, trình UBND Thành phố phân bổ, giao cho các đơn vị thực hiện trong quý I năm 2021.

2.4. Về điều hành quỹ ngân sách:

- Các cấp ngân sách của Thành phố thực hiện giải ngân cho các nhiệm vụ chi theo tiến độ thu; khi nguồn thu chưa kịp thời, thực hiện chi theo nguyên tắc ưu tiên đảm bảo nguồn chi lương, phụ cấp, các chế độ an sinh, xã hội và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị,

- Các quận, huyện, thị xã thực hiện rút dự toán bổ sung từ ngân sách Thành phố như sau:

+ Đối với thu bổ sung cân đối ngân sách: mức rút tối đa hàng tháng không vượt quá 01/12 tống mức bổ sung cân đối ngân sách cả năm; riêng các tháng trong Quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chi của ngân sách quận, huyện, thị xã, mức rút dự toán có thể cao hơn, nhưng mức rút 01 tháng không vượt quá 12% dự toán năm và bảo đảm tổng mức rút Quý I không vượt quá 30% dự toán năm.

+ Đối với thu bổ sung có mục tiêu: theo tiến- độ, khả năng triển khai các nhiệm vụ của quận, huyện, thị xã và khả năng cân đối nguồn thu ngân sách Thành phố.

+ Trường hợp đặc biệt cần tăng thêm tiến độ rút dự toán, UBND quận, huyện, thị xã có văn bản đề nghị Sở Tài chính xem xét, quyết định, đảm bảo phù hợp với khả năng nguồn thu ngân sách cấp Thành phố và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện.

2.5. Tiếp tục bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2021 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025 theo quy định:

- Sử dụng 50% tăng thu dự toán năm 2021 so với năm 2017 và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương năm 2020 (không kê thu tiền sử dụng đất).

- Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ).

- Đối với các cơ quan, đơn vị có nguồn thu được để lại: sử dụng một phần nguồn thu được để lại theo chế độ quy định.

- Sử dụng 50% phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập của ngân sách địa phương năm 2021 để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2021 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.

- Nguồn cải cách tiền lương năm 2020 chưa sử dụng chuyển sang, (nếu có).

- Đối với nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết), loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, gồm: thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khâu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuế, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

2.6. Thực hiện cơ chế thưởng cho ngân sách các quận, huyện, thị xã tối đa 30% số thu thuế, phí, lệ phí (đối với các khoản thu phân cấp cho quận, huyện, thị xã quản lý) tăng thêm so với dự toán năm 2021 và số thực hiện năm 2020 nộp về ngân sách cấp Thành phố nhưng không vượt quá số tăng thu của ngân sách cấp Thành phố.

3. Kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp

Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND Thành phố nghiêm túc thực hiện các nội dung sau :

3.1. Tổ chức thực hiện phân bổ biên chế hành chính, sự nghiệp theo đúng số giao của UBND Thành phố trên cơ sở Nghị quyết của HĐND Thành phố.

Trong năm 2021, nếu được giao bổ sung biên chế hành chính của Văn phòng Đoàn ĐBQH Thành phố do Văn phòng Quốc hội chuyển về; biên chế viên chức lĩnh vực giáo dục và các biên chế công chức thuộc UBND quận để thực hiện theo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, giao Sở Nội vụ tham mưu UBND Thành phố xây dựng phương án cụ thể, thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố để báo cáo HĐND Thành phố xem xét, quyết định.

3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7 (Khóa XII), Nghị quyết số 39- NQ/TW của Bộ Chính trị, các Nghị định của Chính phủ, các chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố gắn liền với kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

- Các sở ngành Thành phố tiếp tục rà soát quy hoạch, có các giải pháp để đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục; nghiên cứu thực hiện thí điểm mô hình trường liên cấp ở những nơi có đủ điều kiện thực hiện.

- Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai kịp thời, hiệu quả Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 01/12/2020 của UBND Thành phố về rà soát, sắp xếp, kiện toàn các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố theo các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 11/9/2020 quy định tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

3.3. Tổ chức rà soát lại và đánh giá các đơn vị sự nghiệp sau khi hợp nhất, đảm bảo việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đồng thời với tinh giản biên chế; đồng thời có Kế hoạch cụ thể để đẩy nhanh việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế tự chủ. Sở Tài chính tiếp tục bám sát Bộ Tài chính để sớm giải quyết các vướng mắc trong việc chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần.

3.4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với UBND quận, thị xã khẩn trương rà soát hồ sơ cán bộ, công chức của các phường thuộc quận, thị xã của Thành phố, trên cơ sở đó tiến hành phân loại các trường hợp đảm bảo các tiêu chuẩn của công chức cấp quận; xây dựng Đề án vị trí việc làm, Quy chế hoạt động mẫu của UBND phường; phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ giao bổ sung biên chế công chức năm 2021 do việc chuyển công chức phường thành công chức quận để tiến hành sắp xếp cán bộ, công chức phường ngay sau khi Nghị định của Chính phủ được ban hành. Đồng thời xây dựng kế hoạch đê đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này để nâng cao chất lượng công việc.

3.5. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới năm 2021; đổi mới về nội dung, hình thức thi tuyển; đồng thời nghiên cứu cơ chế xét tuyển đối với một số đối tượng đặc thù để đảm bảo thu hút người có đức, có tài phục vụ cho các cơ quan của Thành phố. Trong công tác quản lý công chức, viên chức tiếp tục thực hiện sắp xếp đảm bảo đúng đề án vị trí việc làm theo các quy định mới của Chính phủ, Bộ Nội vụ; xây dựng phương án để thực hiện việc luân chuyển, điều động viên chức giáo viên trên cùng một địa bàn và việc bố trí đội ngũ kế toán, y tế trường học phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.

3.6. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất với Thành ủy, HĐND Thành phố ban hành cơ chế chính sách đặc thù về khuyến khích các đối tượng nghi tinh giản biên chế của Thành phố và các trường hợp nghỉ do sắp xếp thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

3.7. Tăng cường công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính và việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

3.8. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố liên quan đến lĩnh vực tổ chức, bộ máy, biên chế, nhất là trong lĩnh vực phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội phù hợp với các quy định mới của luật.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với Thành ủy, HĐND ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện định mức khoán chỉ thường xuyên, chi thu nhập bình quân tăng thêm đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị Thành phố theo Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 01/11/2018 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, đặc biệt là các Nghị quyết của Quốc hội: Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

4. Kế hoạch Khoa học Công nghệ

4.1. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung xác định, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố; các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai phục vụ trực tiếp các chương trình, đề án, kế hoạch kinh tế - xã hội của Thành phố; các nhiệm vụ nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển khoa học và công nghệ do các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã quản lý.

4.2. Triển khai áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển phong trào lao động sáng tạo; phổ biến và lựa chọn các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý-hóa sản xuất để áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý đời sống xã hội. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ, hoạt động doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khoa học và công nghệ.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã quán triệt thực hiện năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2021 đã được UBND Thành phố giao, cụ thể hóa thành kế hoạch của từng đơn vị, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư (gồm Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công năm 2021), Sở Tài chính (về Dự toán thu, chi ngân sách) trước ngày 10/01/2021. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND Thành phố về công tác triển khai giao Kế hoạch năm 2021 trong Quý I năm 2021.

5.2. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tuân thủ thực hiện quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, quản lý nhà nước về đầu tư công theo quy định của pháp luật Đầu tư công, Đấu thầu, Xây dựng, Đất đai, Môi trường và pháp luật có liên quan. Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư, của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công; chấp hành chế độ báo cáo và cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin theo đúng quy định của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư và các văn bản hướng dẫn. Thực hiện cung cấp, đăng tải thông tin đấu thầu, tuân thủ quy định của Nhà nước và Thành phố về lộ trình đấu thầu qua mạng; Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đảm bảo cạnh tranh, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả ngân sách Thành phố theo đúng quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 20/6/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan. Thực hiện Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

5.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện và tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện theo quy định của Nhà nước; báo các UBND Thành phố có biện pháp cụ thể đối với các đơn vị không thực hiện đúng các nguyên tắc HĐND, UBND Thành phố đã thông qua và quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng cát ban, ngành, hội, đoàn thể Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT, TC, NV, KHCN;
- T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
- Các thành viên UBND Thành phố;
- Ban KTNS-HĐND Thành phố;
- TT Hội đồng thi đua khen thưởng TP;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng KT, TH, TKBT, ĐT, KGVX. NC;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Chu Ngọc Anh

 

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2021

Giao: Sở Y tế thành phố Hà Nội

(Kèm theo Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBHD thành phố Hà Nội)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2021

Ghi chú

1

Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước

0,1

 

2

Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước

%

0,1

 

3

Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng so với năm trước

%

0,1

 

4

Duy trì tỷ lệ xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế

%

100,0

 

5

Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường

%

100,0

 

 

 

 

 

 

* Sở Y tế có trách nhiệm đề xuất theo dõi, đôn đốc các giải pháp thực hiện; định kỳ báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện các chỉ tiêu được giao.

 

DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021

Giao: Sở Y tế

(Kèm theo Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBHD thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2021

I

Tổng số thu, chi nộp ngân sách phí, lệ phí

 

1

Số thu phí

18.442

 

Phí trong lĩnh vực y tế

6.000

 

Phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm

5.000

 

Phí vệ sinh an toàn thực phẩm

3400

 

Phí giám định y khoa

4.042

2

Chỉ từ nguồn thu phi được để lại

14.859

2.1

Chi quản lý hành chính

11.020

 

Kinh phí thực hiện chế độ tự chủ

11.020

 

Trong đó: Dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2021 theo quy định

4.408

2.2

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

2.839

a

Kinh phí nhiệm vụ thường xuyên

3.839

 

Trong đó: Dành nguồn thực hiện cải cách tiền tương năm 2021 theo quy định

 

3

Số phí nộp NSNN

3.583

 

Phí trong lĩnh vực y tế

1.200

 

Phí trong lĩnh vực được, mỹ phẩm

1.500

 

Phí vệ sinh an toàn thực phẩm

680

 

Phí giám định y khoa

203

II

Dự toán chi ngân sách nhà nước

2.067.574

1

Chi quản lý hành chính

29.286

a

Kinh phí thực hiện chế độ tự chủ

25.013

*

Tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương (BHXH, BHYT,...)

12.879

 

Trong đó: Kinh phí ngân sách Thành phố bổ sung để thực hiện cải cách tiền tương (1)

266

*

Chi khác ngoài lương

12.134

 

Trong đó: 10% tiết kiệm để cải cách tiền lương (2)

1.213

b

Kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ

4.273

*

Chi nghiệp vụ

3.798

-

Kinh phí thực hiện ký hợp đồng công việc (tiền lương, tiền công) theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ và Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ.

 

-

Hỗ trợ cán bộ làm công tác chuyên môn về công nghệ thông tin

 

-

Công tác thi đua - khen thưởng trong toàn ngành

 

-

Công tác thanh tra chuyên ngành

 

-

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

 

-

Kinh phí thực hiện chế độ điều dưỡng tại nhà đối với các đồng chí là cán bộ Ban thường vụ Thành ủy quản lý đang công tác tại cơ quan

 

-

Các khoản chi nghiệp vụ khác

 

*

Chi mua sắm sửa chữa TSCĐ (theo danh mục đính kèm)

475

*

Chi cải tạo, sửa chữa CXC các công trình

 

2

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

2.024.481

a

Kinh phí nhiệm vụ thường xuyên (3)

1.227.355

 

Trong đó:

- Kinh phí ngân sách Thành phố bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương (1)

130.468

b

Kinh phí nhiệm và không thường xuyên

797.126

*

Chi nghiệp vụ

467.076

-

Kinh phí thực hiện ký hợp đồng công việc (tiền lương, tiền công) theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 và số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ của các đơn vị sự nghiệp NSNN bảo đảm chi thường xuyên

 

-

Hỗ trợ điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone

 

-

Kinh phí chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động

 

-

Hỗ trợ kinh phí đồng chi trả thuốc ARV cho người nhiễm HIV đang điều trị tại thành phố Hà Nội

 

-

Hoạt động kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

 

-

Thực hiện Kế hoạch: “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025”

 

-

Thực hiện Kế hoạch: “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2025”

 

-

Thực hiện Kế hoạch: “Phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030”

 

-

Kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên phục vụ trực tiếp trong các ngày Tết và kinh phí hỗ trợ một phần tiền ăn thêm trong dịp Tết cho các đối tượng đang được chữa trị và nuôi dưỡng tập trung tại Bệnh viện 09

 

-

Kinh phí phục vụ công tác kiểm tra sử dụng ma túy khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

 

-

Vận chuyển và điều trị đối tượng lang thang

 

-

Kinh phí thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc bệnh nhân phong đã được điều trị khỏi bệnh phong nhưng bị khuyết tật nặng và đặc biệt nặng tại khu điều trị phong Quốc Oai thuộc Bệnh viện Da liễu Hà Nội

 

-

Kinh phí khám chữa bệnh định kỳ, phun thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng tại vùng ảnh hưởng môi trường của khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn

 

-

Công tác khám chữa bệnh cho cán bộ tại các phòng khám A theo quy định

 

-

Chế độ hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại bệnh viện cho các đồng chí thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý (đối tượng A) khi ốm đau điều trị nội trú tại các Bệnh viện

 

-

Trợ cấp đặc thù cho một số đơn vị

 

-

Kinh phí thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

 

-

Hỗ trợ các đơn vị không có nguồn thu mua bảo hiểm trách nhiệm theo quy định tại Thông tư số 210/2015/TT-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính

 

-

Hỗ trợ kinh phí đồng chi trả khám chữa bệnh bằng BHYT của người dân được cấp thẻ BHYT trong vùng ảnh hưởng môi trường Khu xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn

 

-

Chi công tác An toàn vệ sinh thực phẩm theo định mức (37.500 triệu đồng)

 

-

Công tác Dân số Kế hoạch hóa gia đình theo định mức (66.406 triệu đồng)

 

-

Chi công tác phòng chống dịch thường xuyên theo định mức (49.805 triệu đồng)

 

-

Chi các hoạt động sự nghiệp y tế theo định mức (132.813 triệu đồng)

 

-

Kinh phí thù lao cộng tác viên dân số

 

-

Kinh phí khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý

 

-

Các khoản chi nghiệp vụ khác

 

*

Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ (theo danh mục đính kèm)

250.000

*

Chi cải tạo, sửa chữa CXC các công trình (theo danh mục đính kèm)

80.050

3

Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề

13.807

a

Kinh phí nhiệm vụ thường xuyên

 

b

Kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên

13.807

*

Chi nghiệp vụ

13.807

-

Đề án đào tạo, tuyển dụng bác sỹ nội trú ngành y tế Hà Nội

 

Ghi chú:

(1) Kinh phí cải cách tiền lương do tăng lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên 1.490.000 đồng sau khi thực hiện tiết kiệm 10% chi khác và sử dụng 40% nguồn thu được để lợi năm 2021 (riêng y tế là 35%) theo chế độ quy định của Trung ương và Thành phố, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 còn dư (nếu có).

(2) Đơn vị theo dõi và sử dụng để thực hiện cải cách tiền lương do tăng lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên 1.490.000 đồng và theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

(3) Dự toán trên là số tạm giao. Đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm xây dựng phương ổn tự chủ tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trên cơ sở phương ổn được duyệt, đơn vị có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất điều chỉnh dự toán cho phù hợp.

 

DANH MỤC MUA SẮM, SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2021

Giao: Sở Y tế

(Kèm theo Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBHD thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2021

 

Tổng số (*)

250.475

I

Chi quản lý hành chính

475

1

Điều hòa nhiệt độ (1 chiều) 12.000BTU cấu hình 9 (10 Chiếc)

 

2

Điều hòa nhiệt độ (1 chiều) 18.000BTU cấu hình 17 (05 Chiếc)

 

3

Máy in (A4) (08 Chiếc)

 

4

Máy Scan (2 mặt) (01 Chiếc)

 

5

Máy chiếu (02 Chiếc)

 

6

Màn chiếu (02 Chiếc)

 

7

Máy tính xách tay (01 Chiếc)

 

8

Cây nước nóng lạnh (03 Cái)

 

II

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

250.000

1

Bảng thị lực điện tử (01 Cái)

 

2

Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi ổ bụng (01 Bộ)

 

3

Bơm tiêm điện (05 Cái)

 

4

Cân phân tích 5 số kèm máy in nhiệt (2 dải 4 số và 5 số) (05 Chiếc)

 

5

Cân phân tích 5 số kèm máy in nhiệt (phân tích kỹ thuật cao) (02 Chiếc)

 

6

Dao mổ điện cao tần (01 Cái)

 

7

Đèn mổ di động (01 Bộ)

 

8

Điều hòa treo tường 12.000BTU/h 2 chiều Inverter (1B) cấu hình 14 (bao gồm phụ kiện lắp đặt) (12 Chiếc)

 

9

Điều hòa treo tường 18.000BTU/h 2 chiều Inverter (1B) cấu hình 22 (bao gồm phụ kiện lắp đặt) (20 Chiếc)

 

10

Điều hòa treo tường 24.000BTU/h 2 chiều Inverter (1B) cấu hình 29 (bao gồm phụ kiện lắp đặt) (02 Chiếc)

 

11

Ghế khám và điều trị răng đơn giản (01 Hệ thống)

 

12

Ghế răng (01 Chiếc)

 

13

Giường hồi sức cấp cứu (20 Cái)

 

14

Hệ thống CT Scanner < 64 lát cắt/vòng quay (≥ 32 lát cắt/ vòng quay) (04 Hệ thống)

 

15

Hệ thống kiểm tra vô trùng tự động (01 Hệ thống)

 

16

Hệ thống nội soi tai mũi họng (ống cứng) (01 Hệ thống)

 

17

Hệ thống nội soi tai mũi họng (ống mềm) (01 Hệ thống)

 

18

Hệ thống nội soi tiêu hóa (dạ dày, đại tràng) (02 Hệ thống)

 

19

Hệ thống nội soi tiêu hóa (dạ dày, đại tràng) (có dụng cụ can thiệp) (01 Hệ thống)

 

20

Hệ thống nội soi tiêu hóa (dạ dày, đại tràng) (có nguồn cắt đốt) (07 Hệ thống)

 

21

Hệ thố thống phẫu thuật nội soi (lồng ngực) (01 Hệ thống)

 

22

Hệ thống phẫu thuật nội soi (mũi xoang 4K) (01 Hệ thống)

 

23

Hệ thống phẫu thuật nội soi (sản phụ khoa) (01 Hệ thống)

 

24

Hệ thống phẫu thuật nội soi (tiêu hóa) (01 Hệ thống)

 

25

Hệ thống sắc thuốc đóng gói tự động, công suất >=300 túi/giờ (01 Hệ thống)

 

26

Hệ thống số hóa chụp X quang đa năng (để nâng cấp hệ thống X quang cao tần) (01 Hệ thống)

 

27

Kính hiển vi phẫu thuật mắt thông thường (kèm theo ống kính phụ và camera HD) (01 Cái)

 

28

Laser nội nhãn quang đông kèm bộ lọc kính (01 Máy)

 

29

Máy cắt trĩ (01 Bộ)

 

30

Máy chụp phân tích da, tóc (01 Máy)

 

31

Máy đếm tế bào CD4 (01 Máy)

 

32

Máy điện phân điều trị (01 Máy)

 

33

Máy điện tim (05 Máy)

 

34

Máy điện tim (12 kênh) (01 Máy)

 

35

Máy điều trị các bệnh ngoài da, viêm da do Virus (01 Máy)

 

36

Máy điều trị sóng ngắn (02 Máy)

 

37

Máy định vị tán sỏi ngoài cơ thể C-arm (01 Máy)

 

38

Máy đo bão hòa ôxy (SPO2) (05 Máy)

 

39

Máy đo chức năng hô hấp (01 Máy)

 

40

Máy đo độ hòa tan (02 Máy)

 

41

Máy đo độ loãng xương (03 Máy)

 

42

Máy đo độ loãng xương toàn thân (01 Máy)

 

43

Máy đo khúc xạ (01 Cái)

 

44

Máy đo nhãn áp không tiếp xúc (máy đo nhãn áp hơi) (03 Máy)

 

45

Máy đo thị trường mắt (01 Máy)

 

46

Máy doppler tim thai (01 Cái)

 

47

Máy đốt cao tần phục vụ đốt U gan (01 Máy)

 

48

Máy đốt cổ tử cung (01 Máy)

 

49

Máy đốt laser (01 Máy)

 

50

Máy ép tim tự động (01 Máy)

 

51

Máy gây mê (kèm thở có theo dõi khí mê) (01 Máy)

 

52

Máy ghế răng (01 Hệ thống)

 

53

Máy huyết học tự động hoàn toàn 42 thông số (01 Chiếc)

 

54

Máy kéo dãn cột sống (01 Máy)

 

55

Máy kéo dãn cột sống (có bàn nâng hạ bằng điện) (01 Máy)

 

56

Máy kéo dãn cột sống 2 chức năng (01 Máy)

 

57

Máy khí dung (11 Máy)

 

58

Máy kích thích từ xuyên sọ (01 Máy)

 

59

Máy laser điều trị (01 Máy)

 

60

Máy Laser Hene điều trị các bệnh ngoài Da công suất 30mW (02 Máy)

 

61

Máy Laser Yag xung dài (01 Máy)

 

62

Máy lưu huyết não (02 Máy)

 

63

Máy lưu huyết não (có phần mềm chuyên dụng) (01 Máy)

 

64

Máy ly tâm (02 Máy)

 

65

Máy nhuộm hóa mô miễn dịch (01 Máy)

 

66

Máy nuôi cấy vi khuẩn lao và làm kháng sinh đồ (01 Máy)

 

67

Máy phá rung tim (02 Máy)

 

68

Máy phân tích huyết học (01 Máy)

 

69

Máy phân tích nước tiểu (18 Máy)

 

70

Máy phẫu thuật Phaco (01 Máy)

 

71

Máy siêu âm chuyên tim (4 đầu dò) (01 Máy)

 

72

Máy siêu âm chuyên tim mạch (bao gồm 1 đầu dò tim) (02 Máy)

 

73

Máy siêu âm chuyên tim mạch (cao cấp, bao gồm 1 đầu dò tim) (01 Máy)

 

74

Máy siêu âm đàn hồi mô gan (01 Máy)

 

75

Máy siêu âm tim mạch (4 đầu dò) (01 Máy)

 

76

Máy siêu âm tổng quát (02 Máy)

 

77

Máy siêu âm tổng quát (2 đầu dò) (01 Máy)

 

78

Máy siêu âm tổng quát (3 đầu dò) (02 Máy)

 

79

Máy siêu âm tổng quát (4 đầu dò: Convex, Linear, Tim, Âm đạo) (01 Máy)

 

80

Máy siêu âm tổng quát (4D - 4 đầu đò, có đầu dò âm đạo) (04 Máy)

 

81

Máy siêu âm tổng quát (4D, 3 đầu dò) (03 Máy)

 

82

Máy siêu âm tổng quát (đen trắng) (02 Máy)

 

83

Máy siêu âm tổng quát (xách tay) (04 Máy)

 

84

Máy soi cổ tử cung (01 Máy)

 

85

Máy tán sỏi bằng nguồn laser (01 Máy)

 

86

Máy tạo ôxy (01 Máy)

 

87

Máy thận nhân tạo (15 Máy)

 

88

Máy theo dõi bệnh nhân (07 Máy)

 

89

Máy theo dõi bệnh nhân (7 thông số) (02 Máy)

 

90

Máy theo dõi sản khoa 02 chức năng (02 Máy)

 

91

Máy truyền dịch (05 Máy)

 

92

Máy X quang C Arm (01 Máy)

 

93

Máy X quang kỹ thuật số chụp tổng quát (01 Máy)

 

94

Máy X quang di động (kỹ thuật số) (01 Máy)

 

95

Máy X quang kỹ thuật số chụp tổng quát (01 tấm cảm biến) (03 Máy)

 

96

Máy X quang kỹ thuật số chụp tổng quát (2 tấm cảm biến) (07 Máy)

 

97

Máy xét nghiệm điện giải (01 Máy)

 

98

Máy xét nghiệm HbA1c (01 Hệ thống)

 

99

Máy xét nghiệm huyết học (≥ 18 thông số) (02 Máy)

 

100

Máy xét nghiệm huyết học (tự động ≥ 42 thông số) (01 Máy)

 

101

Máy xét nghiệm miễn dịch (02 Hệ thống)

 

102

Máy xét nghiệm miễn dịch tự động (01 Hệ thống)

 

103

Máy xét nghiệm nước tiểu (14 Máy)

 

104

Máy xét nghiệm nước tiểu ≥ 10 thông số (01 Máy)

 

105

Máy xét nghiệm sinh hóa (01 Hệ thống)

 

106

Máy xét nghiệm sinh hóa (≥ 400 test/giờ) (01 Hệ thống)

 

107

Máy xét nghiệm sinh hóa tự động (02 Hệ thống)

 

108

Nồi hấp (áp lực ≥ 18 lít) (03 Chiếc)

 

109

Nồi hấp tiệt trùng (≥ 120 lít có sấy khô) (01 Cái)

 

110

Nồi hấp tiệt trùng (≥ 24 lít) (17 Cái)

 

111

Nồi hấp tiệt trùng (≥ 50 lít) (04 Chiếc)

 

112

Sinh hiển vi khám mắt (01 Cái)

 

113

Tủ an toàn sinh học (BSC) cấp 2 (01 Chiếc)

 

114

Tủ bảo quản vắc xin (2 - 8 độ C) (01 Chiếc)

 

115

Tủ bảo quản vacxin (≥ 200 lít) (01 Chiếc)

 

116

Tủ cấy vi sinh (01 Chiếc)

 

117

Tủ sấy (≥ 60 lít) (01 Cái)

 

118

Tù sấy điện (≥ 60 lít) (19 Chiếc)

 

119

Tủ sấy dụng cụ ≥ 60 lít (11 Cái)

 

120

Tủ sấy tiệt trùng (13 Cái)

 

Ghi chú: (*) Việc mua sắm tài sản phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật. Trường hợp mua sắm tài sản chuyên dùng, đơn vị chỉ được mua sắm theo tiêu chuẩn, định mức tài sản chuyên dùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật liên quan.

 

DANH MỤC CẢI TẠO, CHỐNG XUỐNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH NĂM 2021

Giao: Sở Y tế

(Kèm theo Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Thời gian KC-HT

Quyết định phê duyệt BCKTKT/chủ trương đầu tư hoặc Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền

Lũy kế thanh toán từ KC đến hết năm 2020

Kế hoạch năm 2021

Chủ đầu tư

Ghi chú

Số, ngày QĐ

Số tiền

Tổng số

Riêng năm 2020

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Tổng cộng

-

-

-

105.879

9.577

9.577

80.050

 

 

A

Công trình chuyển tiếp

-

-

-

11.117

5328

5328

4.120

 

 

1

Thực hiện dự án

-

-

-

11.117

5328

5328

4.120

 

 

1

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

 

 

 

11.117

5.328

5.328

4.120

 

 

-

Cải tạo sửa chữa bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai

Huyện Quốc Oai

2020 - 2021

Quyết định số 1073/QĐ-SXD ngày 10/9/2020

11.117

5.328

5.328

4.120

Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai

 

B

Công trình mới

 

 

 

94.762

4.249

4.249

75.930

 

 

I

Thực hiện dự án

 

 

 

94.762

4.249

4.249

75.930

 

 

1

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

 

 

 

94.762

4.249

4.249

75.930

 

 

-

Cải tạo, sửa chữa phòng khám A, Bệnh viện đa khoa Hà Đông

Quận Hà Đông

2020-2021

Quyết định số 1457/QĐ-SXD ngày 30/10/2020

7.272

332

332

5.850

Bệnh viện đa khoa Hà Đông

 

-

Cải tạo nhà 3 tầng Khu A Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba

Quận Hoàn Kiếm

2020-2021

Quyết định số 1552/QĐ-SXD ngày 06/11/2020

10.000

458

458

8.040

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba

 

-

Cải tạo, sửa chữa các đơn nguyên và các hạng mục phụ trợ Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Quận Long Biên

2020-2021

Quyết định số 1453/QĐ-SXD ngày 30/10/2020

13.008

478

478

10.580

Bệnh viện Tâm thần Hả Nội

 

-

Cải tạo, sửa chữa khối nhà A, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng

2020-2021

Quyết định số 1464/QĐ-SXD ngày 30/10/2020

14.257

574

574

11-540

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

 

-

Cải tạo, sửa chữa Bệnh viện đa khoa Đống Đa

Quận Đống Đa

2020-2021

Quyết định số 1454/QĐ-SXD ngày 30/10/2020

3.573

216

216

2.820

Bệnh viện đa khoa Đống Đa

 

-

Cải tạo, sửa chữa tại cơ sở số 34 Hòe Nhai, Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai

Quận Ba Đình

2020-2021

Quyết định số 1426/QĐ-SXD ngày 30/10/2020

7.351

423

423

5.830

Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai

 

-

Cải tạo, sửa chữa Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông

Quận Hà Đông

2020-2021

Quyết định số 1427/QĐ-SXD ngày 30/10/2020

11.868

574

574

9.510

Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông

 

-

Cải tạo, sửa chữa Bệnh viện Phổi Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng

2020-2021

Quyết định số 1463/QĐ-SXD ngày 30/10/2020

14.898

604

604

12.060

Bệnh viện Phổi Hà Nội

 

-

Cải tạo, sửa chữa Bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên

Huyện Phú xuyên

2020 - 2021

Quyết định số 1554/QĐ-SXD ngày 06/11/2020

12.535

590

590

9.700

Bệnh viện đa khoa Phú Xuyên

 

 

Biểu số 01

BIỂU GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBHD thành phố Hà Nội)

Đơn vịnh: Người

STT

TÊN ĐƠN VỊ

Chỉ tiêu kế hoạch năm 2021

Tổng cộng

Trong đó

Biên chế công chức

Biên chế viên chức

LĐHĐ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP

LĐHĐ theo định mức

15

Sở Y tế

11852

151

10 519

1182

 

A

Cơ quan, tổ chức hành chính

177

151

 

26

 

a

Khối Văn phòng Sở

95

83

 

12

 

b

Khối chi cục và tương đương

82

68

 

14

 

1

Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình

37

34

 

3

 

2

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

45

34

 

11

 

B

Đơn vị sự nghiệp

11675

 

10 519

1156

 

 

Biểu số 02

BIỂU BIÊN CHẾ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỰ CHỦ CHI THƯỜNG XUYÊN NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: người

STT

TÊN ĐƠN VỊ

Chỉ tiêu kế hoạch năm 2021

Số lượng đơn vị

Tổng cộng

Trong đó

Biên chế viên chức

LĐHĐ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP

LĐHĐ theo định mức

13

Sở Y tế

36

12 565

11874

691

 

1

BVĐK Xanh Pôn

1

853

800

53

 

2

BVĐK Hòe Nhai

1

171

161

10

 

3

BV Phụ sản Hà Nội

1

552

538

14

 

4

BV Ung bướu Hà Nội

1

358

350

8

 

5

BV Tim Hà Nội

1

204

199

5

 

6

BV Thanh Nhàn

1

822

803

19

 

7

BVĐK Đức Giang

1

663

608

55

 

8

BVĐK Đông Anh

1

429

421

8

 

9

BV Bác Thăng Long

1

420

406

14

 

10

BVĐK Thanh Trì

1

224

216

8

 

11

BVĐK Gia Lâm

1

235

210

25

 

12

BVĐK huyện Thạch Thất

1

277

262

15

 

13

BVĐK huyện Đan Phượng

1

317

288

29

 

14

BVĐK huyện Chương Mỹ

1

312

283

29

 

15

BV Thận Hà Nội

1

136

129

7

 

16

BVĐK Hà Đông

1

720

685

35

 

17

BVĐK Đống Đa

1

391

375

16

 

18

BVĐK Vân Đình

1

448

418

30

 

19

BVĐK huyện Ba Vì

1

364

340

24

 

20

BVĐK huyện Quốc Oai

1

300

282

18

 

21

BVĐK Y học cổ truyền Hà Nội

1

296

287

9

 

 

Biểu số 02

BIẾU BIÊN CHẾ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỰ CHỦ CHI THƯỜNG XUYÊN NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBHD thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: người

STT

TÊN ĐƠN VỊ

Chỉ tiêu kế hoạch năm 2021

Số lượng đơn vị

Tổng cộng

Trong đó

Biên chế viên chức

LĐHĐ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP

LĐHĐ theo định mức

22

BV Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba

1

215

209

6

 

23

BV Mắt Hà Nội

1

138

133

5

 

24

BV Da liễu Hà Nội (không gồm Khu Điều trị phong - Quốc Oai)

1

169

154

15

 

25

BV Mát Hà Đông

1

124

115

9

 

26

BVĐK Sơn Tây

1

479

444

35

 

27

BVĐK Sóc Sơn

1

387

362

25

 

28

BVĐK huyện Phúc Thọ

1

228

218

10

 

29

BVĐK huyện Hoài Đức

I

309

283

26

 

30

BVĐK huyện Thanh Oai

1

240

217

23

 

31

BVĐK huyện Mỹ Đức

1

274

247

27

 

32

BVĐK huyện Thường Tín

1

300

278

22

 

33

BVĐK huyện Phú Xuyên

1

312

298

14

 

34

BVĐK huyện Mê Linh

1

340

326

14

 

35

BV Y học cổ truyền Hà Đông

1

220

213

7

 

36

BV Phổi Hà Nội

1

338

316

22

 

 

Biểu số 03

BIỂU SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG LÀM CÔNG TÁC BẢO VỆ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÃ THỰC HIỆN CẮT GIẢM NĂM 2021 ĐỂ CHUYỀN SANG KÝ HỢP ĐỒNG THEO THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BNV NGÀY 14/5/2019 CỦA BỘ NỘI VỤ
(Kèm theo Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBHD thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: người

STT

Tên đơn vị

Số lượng

14

Sở Y tế

7

a

Khối Văn phòng Sở

3

b

Khối chi cục và tương đương

4

1

Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình

2

2

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

2

 

CHỈ TIÊU

KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021

Đơn vị: Sở Y tế Hà Nội