Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2016/NQ-HĐND | Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC HẠ TẦNG, KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XV - KỲ HỌP THỨ 2
(Từ ngày 01/8 đến ngày 03/8/2016)
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét Tờ trình số 86/TTr-UBND ngày 21/7/2016 của UBND Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố; báo cáo bổ sung, giải trình số 122/BC-UBND ngày 30/7/2016 của UBND Thành phố; ý kiến của các đại biểu HĐND Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền địa phương, vừa tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tính tích cực, chủ động cho cơ sở, vừa bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của chính quyền Thành phố, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố, nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
2. Nguyên tắc phân cấp
a) Đúng quy định pháp luật hiện hành, quy định tại Khoản 2 Điều 11 và Khoản 1 Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
b) Đảm bảo tính kế thừa những ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong quy định phân cấp giai đoạn 2011-2015 và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế, khả năng, năng lực quản lý của từng cấp.
c) Đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống, tính liên tục, không trùng, không sót trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước. Trách nhiệm, quyền hạn của cấp chính quyền nào thì cấp đó phải làm.
d) Đảm bảo nguyên tắc cấp nào làm thuận lợi, kịp thời hơn thì giao cho cấp đó nhằm phục vụ tốt nhất đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phù hợp với cơ chế chung về phân định thẩm quyền cho các cấp chính quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, trừ những lĩnh vực có tính liên kết hệ thống và tính đặc thù Thành phố cần thống nhất quản lý.
e) Tạo điều kiện tối đa cho cấp huyện phát huy cao nhất tính sáng tạo, linh hoạt, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp; đảm bảo phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa ngành với ngành và giữa ngành với cấp trong quản lý theo ngành, lĩnh vực và quản lý theo địa bàn.
f) Phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho cấp huyện quản lý về hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn đồng thời với việc đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cần thiết để cấp huyện thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
g) Đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng, gắn quyền hạn với trách nhiệm giải quyết công việc và cải cách hành chính trong các lĩnh vực được phân cấp; gắn với trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương. Gắn phân cấp quản lý với tăng cường kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện sau phân cấp.
3. Phạm vi điều chỉnh
a) Các nội dung phân cấp quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực về hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền Thành phố theo quy định của pháp luật.
Những nội dung phân cấp quản lý nhà nước về các lĩnh vực khác không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.
b) Nghị quyết này quy định việc phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền Thành phố và chính quyền cấp huyện. Nếu thấy cần thiết và được chính quyền Thành phố cho phép, căn cứ các nội dung được chính quyền Thành phố phân cấp quản lý, chính quyền cấp huyện có thể tiếp tục phân cấp cho cấp xã thực hiện quản lý từng lĩnh vực và nội dung công việc trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể của mỗi địa phương, phù hợp thẩm quyền, trách nhiệm của cấp xã theo quy định của Nhà nước.
4. Các lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội thực hiện phân cấp
a) Lĩnh vực đường bộ
b) Lĩnh vực chiếu sáng công cộng
c) Lĩnh vực công viên, vườn hoa, cây xanh
d) Lĩnh vực thoát nước đô thị
đ) Lĩnh vực xử lý nước thải
e) Lĩnh vực vệ sinh môi trường
f) Lĩnh vực bến, bãi đỗ xe, vận tải hành khách
g) Lĩnh vực cấp nước sạch
h) Lĩnh vực thủy lợi
i) Lĩnh vực đê điều
k) Lĩnh vực lâm nghiệp
l) Lĩnh vực thông tin truyền thông
m) Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề
n) Lĩnh vực văn hóa - thể thao, du lịch
o) Lĩnh vực y tế
p) Lĩnh vực nghĩa trang, tang lễ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định tại Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
2. Giao UBND Thành phố: Tổ chức thực hiện quy định tại Nghị quyết này, ban hành Quy định cụ thể phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các nội dung phân cấp quy định tại Nghị quyết này; ban hành danh mục các công trình phân cấp quản lý trong các lĩnh vực, chỉ đạo các cơ quan có liên quan và cấp huyện bàn giao, tiếp nhận quản lý công trình theo phân cấp; quy định xử lý các vấn đề chuyển tiếp. Hoàn thành các công việc trên trong tháng 11/2016.
3. HĐND Thành phố ủy quyền cho Thường trực HĐND Thành phố thống nhất với UBND Thành phố những vấn đề cấp bách phát sinh cần điều chỉnh nội dung phân cấp cho phù hợp với quy định và thực tiễn, UBND Thành phố có trách nhiệm tổng hợp báo cáo HĐND Thành phố tại kỳ họp gần nhất.
4. Một số lĩnh vực phân cấp hiện hành khác của Thành phố không đề cập tại Quy định này và không còn phù hợp với thẩm quyền quyết định phân cấp của UBND Thành phố, cho phép kéo dài thời hạn thực hiện đến hết năm 2016. UBND Thành phố khẩn trương tiếp tục rà soát, báo cáo HĐND Thành phố việc phân cấp các lĩnh vực còn lại để làm căn cứ xây dựng phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giai đoạn 2017 - 2020 cũng như xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2017 trình HĐND Thành phố quyết định tại kỳ họp cuối năm 2016.
5. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 03/8/2016 và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 22/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành công thương ban hành theo Quyết định 24/2015/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 21/2016/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
- 3Quyết định 2152/2016/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Quyết định 23/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 41/2016/QĐ-UBND
- 5Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND quy định phân cấp quản lý nhà nước lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 566/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022
- 7Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kỳ 2019-2023
- 1Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND quy định phân cấp quản lý nhà nước lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 566/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022
- 3Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kỳ 2019-2023
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 22/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành công thương ban hành theo Quyết định 24/2015/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 21/2016/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
- 5Quyết định 2152/2016/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6Quyết định 23/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 41/2016/QĐ-UBND
Nghị quyết 08/2016/NQ-HĐND về phân cấp quản lý nhà nước lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 08/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 03/08/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra