Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 556/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 03 tháng 3 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 03 / 3 /2021 của UBND tỉnh về kiện toàn Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 112/TTr-SNN&PTNT ngày 29/4/2020 và Báo cáo số 258/BC-SNN&PTNT ngày 07/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam, gồm 4 chương, 16 điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 13/5/2015 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
À HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 556/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam (dưới đây gọi tắt là Quỹ).
Điều 2. Tên gọi và địa vị pháp lý của Quỹ
1. Thông tin về Quỹ
a) Tên giao dịch: Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam.
b) Tên giao dịch quốc tế: Quang Nam Disaster Prevention Fund (viết tắt: Quang Nam DPF).
c) Trụ sở làm việc của Quỹ: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tiềm kiến cứu nạn tỉnh (117 Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).
2. Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam là tổ chức tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ
1. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Điều 4. Quản lý Nhà nước đối với Quỹ
1. UBND tỉnh trực tiếp quản lý hoạt động của Quỹ và quyết định các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đồng thời trực tiếp theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ.
TỔ CHỨC BỘ MÁY; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ QUỸ
Điều 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ và điều hành, quản lý Quỹ
1. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ theo các quy định của UBND tỉnh tại quyết định kiện toàn Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan quản lý Quỹ
a) Giám đốc Quỹ là người đại diện theo pháp luật, làm Chủ tài khoản của Quỹ; điều hành, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và pháp luật về toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ; Giám đốc Quỹ có nhiệm vụ, quyền hạn chính sau:
- Phối hợp với các ngành, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành hoặc điều chỉnh, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ.
- Ban hành Quy chế làm việc và các quy định nghiệp vụ. Tổ chức điều hành, quản lý các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật liên quan.
- Xây dựng kế hoạch thu Quỹ; phân khai, thông báo kế hoạch thu Quỹ; cấp phát kinh phí hỗ trợ và chi các khoản đã được UBND tỉnh quyết định; tổng hợp, báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ theo quy định tại
- Công khai kết quả thu, danh sách và mức thu nộp của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, huyện, thị xã, thành phố.
- Cung cấp thông tin về Quỹ cho các cơ quan, đơn vị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức liên quan để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định việc đình chỉ, thu hồi kinh phí đã cấp hoặc hỗ trợ khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm, tạm hoãn và thời hạn được miễn, giảm, tạm hoãn theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ.
- Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng được hỗ trợ từ Quỹ.
- Quản lý, sử dụng tài sản (nếu có); quản lý nguồn kinh phí chi hoạt động quản lý Quỹ đúng quy định, định mức chi tiêu hành chính hiện hành và các quy định khác liên quan của pháp luật.
- Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn triển khai thực hiện các quy định về thu, chi của Quỹ cho các cơ quan, đơn vị.
- Chuẩn bị nội dung, tài liệu và báo cáo tại các cuộc họp; các hội nghị sơ kết, tổng kết, chuyên đề theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các hoạt động của Quỹ cho UBND tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan liên quan theo quy định.
- Có nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật liên quan hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
b) Phó Giám đốc Quỹ thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc Quỹ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Quỹ và trước pháp luật về những nhiệm vụ đã được phân công.
c) Kế toán trưởng Quỹ có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Kế toán và quy định của pháp luật về quản lý tài chính hiện hành.
d) Thành viên Cơ quan quản lý Quỹ do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG GÓP QUỸ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN QUỸ
1. Đối tượng và mức đóng góp Quỹ
Được quy định tại Điều 5, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, gồm:
a) Các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài: Mức đóng góp bắt buộc một năm là hai phần vạn (2/10.000) trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hằng năm, nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa 100.000.000 đồng, được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh.
b) Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp, như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 01 (một) ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp.
- Người lao động trong các doanh nghiệp đóng 01 (một) ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng.
- Người lao động khác (trừ các đối tượng đã quy định tại 2 gạch đầu dòng nêu trên), đóng góp 15.000 đồng/người/năm.
c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện cho Quỹ.
2. UBND tỉnh quyết định miễn, giảm, tạm hoãn đối với các đối tượng quy định tại Điều 6, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ.
3. Việc xét miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ. Trường hợp, miễn giảm, tạm hoãn do thiệt hại thiên tai, tổ chức, cá nhân phải có báo cáo thiệt hại kèm theo đề xuất của chính quyền địa phương nơi có cơ sở hoạt động gởi Quỹ và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp, đối tượng đã đóng góp tiền vào Quỹ mà được xét miễn, giảm, tạm hoãn thì sẽ được khấu trừ vào khoản đóng góp của năm sau.
1. Lập kế hoạch thu Quỹ
a) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện; tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài lập đăng ký kinh doanh tại cấp huyện; UBND cấp xã căn cứ đối tượng, mức đóng góp thuộc phạm vi quản lý, các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn (trừ các đối tượng quy định tại điểm b, khoản này) xây dựng kế hoạch thu của cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo cấp huyện (gửi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế).
b) Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài đăng ký kinh doanh tại cấp tỉnh căn cứ đối tượng, mức đóng góp thuộc phạm vi quản lý, các đối tượng được miễn giảm, tạm hoãn xây dựng kế hoạch thu của cơ quan, đơn vị báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xem xét xử lý.
c) Cục Thuế tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp:
- Cung cấp danh sách, địa chỉ, thông tin liên hệ, thông tin tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hằng năm đối với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh để phục vụ công tác lập kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai; hỗ trợ thu Quỹ.
- Chỉ đạo và hướng dẫn Chi cục Thuế trực thuộc phối hợp cung cấp thông tin tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hằng năm đối với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn cho UBND cấp huyện (gửi phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế) để phục vụ công tác lập kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai; hỗ trợ thu Quỹ.
d) Bảo hiểm Xã hội tỉnh phối hợp cung cấp danh sách tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh có thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cho cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Phòng, chống thiên tai, UBND cấp huyện để hỗ trợ công tác thu Quỹ.
2. Phê duyệt, thông báo kế hoạch thu Quỹ
a) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng kinh tế) cấp huyện căn cứ vào mức đóng góp và đối tượng đóng góp trên địa bàn, kế hoạch thu của cấp xã và kế hoạch thu của cơ quan, đơn vị cấp huyện, tổng hợp kế hoạch thu
Quỹ trên địa bàn tham mưu UBND cấp huyện gởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổng hợp, xây dựng kế hoạch thu Quỹ trình UBND tỉnh phê duyệt.
b) Giám đốc Quỹ chịu trách nhiệm căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, thông báo chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ đến UBND cấp huyện, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
c) UBND cấp huyện thông báo chỉ tiêu kế hoạch thu đến cấp xã và các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng thu của cấp huyện.
d) UBND cấp xã thông báo mức thu đến các đối tượng thu trên địa bàn xã.
Điều 8. Tổ chức thu và quản lý các khoản thu đóng góp Quỹ
1. Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế trực thuộc hỗ trợ thu Quỹ và đóng góp từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài theo định mức được quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, chuyển nộp vào tài khoản của Quỹ mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam hoặc nộp vào tài khoản của UBND cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện để thu đóng góp Quỹ trên địa bàn huyện.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, nhân viên trong lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý và chuyển nộp vào tài khoản theo quy định tại khoản 1, Điều này.
3. UBND cấp xã tổ chức thu của các đối tượng lao động khác trên địa bàn (trừ các đối tượng tại khoản 2, Điều này) và nộp vào tài khoản của UBND cấp huyện (đã được UBND tỉnh ủy quyền tại khoản 1, Điều này). Việc thu bằng tiền mặt phải có chứng từ thu theo mẫu của Bộ Tài chính phát hành.
4. Thời hạn nộp Quỹ: Đối với cá nhân nộp một lần trước ngày 30/5 hằng năm; đối với tổ chức kinh tế hạch toán độc lập nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước ngày 30/5, số còn lại nộp trước ngày 30/10 hằng năm.
5. Sau mỗi đợt thu (30/5 và 30/10), UBND cấp huyện chuyển số tiền đã thu được nộp vào Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam.
1. Chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai và ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai và các hoạt động sau đây:
a) Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai; tu sửa, xử lý khẩn cấp đê, kè, cống và công trình phòng chống thiên tai được hỗ trợ kinh phí tối đa không quá 3 tỷ đồng/1 công trình.
b) Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai: Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế; thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến; hỗ trợ quan trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng; tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng chống thiên tai.
c) Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa: Xây dựng và phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật; lập, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai; tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng; diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp; tập huấn và duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
2. Hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ, nhưng không vượt quá 3% tổng số thực thu.
3. Được điều chuyển để hỗ trợ các địa phương khác bị thiệt hại do thiên tai vượt quá khả năng khắc phục của địa phương đó.
Điều 10. Phân bổ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh
1. Giao UBND cấp xã
a) Trích lại 3% tổng số thực thu trên địa bàn để chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ.
b) Trích lại 20% tổng số thực thu trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp xã.
c) Nộp 77% tổng số thực thu trên địa bàn vào tài khoản của UBND cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
2. Giao UBND cấp huyện
a) Trích lại 3% tổng số thực thu trên địa bàn để chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu và chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ.
b) Trích lại 20% tổng số thực thu trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện.
c) Nộp 77% tổng số thực thu trên địa bàn vào tài khoản của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
1. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã xem xét, quyết định mức chi và nội dung chi cho các đối tượng theo đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp.
2. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của UBND cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan; đồng thời phối hợp với Quỹ trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
3. Căn cứ vào số thu Quỹ thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc xuất Quỹ hỗ trợ cho các địa phương khác.
Điều 12. Báo cáo, phê duyệt quyết toán Quỹ
1. Giám đốc Quỹ chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ hằng năm theo quy định. UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Tài chính chỉ đạo tổ chức thẩm tra và quyết định phê duyệt quyết toán Quỹ theo quy định hiện hành.
2. Hằng năm, UBND tỉnh báo cáo kết quả thu, chi Quỹ với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính theo quy định.
Điều 13. Thanh tra, kiểm toán, giám sát hoạt động của Quỹ
1. Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý Quỹ chịu trách nhiệm đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp Quỹ theo đúng quy định.
3. Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức Hội liên quan đến Quỹ được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về Quỹ và thực hiện quyền giám sát thông qua các ý kiến, đề xuất, phản biện.
Điều 14. Công khai nguồn thu, chi Quỹ
1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức phải công khai danh sách thu, nộp Quỹ của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Hình thức công khai: Thông báo bằng văn bản, niêm yết tại đơn vị, công báo tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Thời điểm công khai chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành công việc thu nộp.
2. UBND cấp xã thực hiện công khai kết quả thu, nộp, danh sách người lao động đã đóng góp Quỹ trên địa bàn xã; tổng kinh phí được cấp cho công tác phòng, chống thiên tai và nội dung chi. Hình thức công khai: Báo cáo giải trình công khai tại cuộc họp tổng kết hằng năm; niêm yết tại trụ sở UBND xã, nhà sinh hoạt thôn, khu phố cộng đồng dân cư và thông báo trên phương tiện truyền thanh của xã.
3. Giám đốc Quỹ có trách nhiệm công khai kết quả thu, danh sách và mức thu đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và từng huyện; báo cáo quyết toán thu chi; nội dung chi theo địa bàn cấp huyện. Hình thức công khai: Niêm yết tại trụ sở Quỹ; thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đóng góp Quỹ; công khai trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Cơ quan quản lý Quỹ triển khai thực hiện Quy chế này; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện, đôn đốc thu Quỹ đúng thời gian quy định; sử dụng kinh phí Quỹ hỗ trợ đúng mục đích, nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành.
2. Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao triển khai phối hợp thực hiện Quy chế này. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ.
3. Sở Nội vụ theo dõi báo cáo kết quả hoạt động Quỹ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính về thu, nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai hằng năm của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để tổng hợp xem xét liên quan đến kết quả thi đua khen thưởng hằng năm.
4. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức thu, nộp Quỹ đúng quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
Điều 16. Nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế trong nước, nước ngoài và cá nhân có nghĩa vụ đóng góp Quỹ
Tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước hoạt động trên địa bàn tỉnh và cá nhân quy định tại khoản 1, Điều 7 của Quy chế này có nghĩa vụ đóng góp Quỹ theo đúng quy định.
1. Quy chế này được áp dụng kể từ ngày ký.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, xử lý./.
- 1Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam
- 2Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2021 sửa đổi Quyết định 1633/QĐ-UBND về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 04/2021/QĐ-UBND quy định về việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sử dụng nguồn thu từ Quỹ Phòng, chống thiên tai; và việc quản lý, sử dụng Quỹ thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Quyết định 594/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai năm 2021 do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Kế hoạch 1049/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 tỉnh Bắc Giang
- 7Quyết định 13/2021/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bến Tre
- 8Quyết định 2152/QĐ-UBND năm 2020 Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Nghệ An
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Nghị định 94/2014/NĐ-CP thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật kế toán 2015
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 83/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 7Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2021 sửa đổi Quyết định 1633/QĐ-UBND về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 04/2021/QĐ-UBND quy định về việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sử dụng nguồn thu từ Quỹ Phòng, chống thiên tai; và việc quản lý, sử dụng Quỹ thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 10Quyết định 594/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai năm 2021 do tỉnh Bình Định ban hành
- 11Kế hoạch 1049/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 tỉnh Bắc Giang
- 12Quyết định 13/2021/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bến Tre
- 13Quyết định 2152/QĐ-UBND năm 2020 Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Nghệ An
Quyết định 556/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 556/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Hồng Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra