Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 529/QĐ-UBND | An Giang, ngày 06 tháng 4 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN Y, DƯỢC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 15-KH/TU ngày 24 tháng 9 năm 2008 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 24 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại tờ trình số 594/TTr-SYT ngày 27 tháng 2 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 (Kế hoạch đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển y, dược cổ truyền và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 529/QĐ-UBND Ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Thực hiện kế hoạch hành động của chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 2166/QĐ.TTg ngày 30/11/2010 về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 và kế hoạch 15-KH/TU ngày 24/09/2008 của Tỉnh ủy An Giang thực hiện chỉ thị 24-CT/TW ngày 24/07/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới. Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch Phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 như sau:
1. Mục tiêu chung:
Hiện đại hóa và phát triển mạnh Y, dược cổ truyền (YDCT) trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; củng cố và phát triển tổ chức mạng lưới YDCT trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Mục tiêu cụ thể đến 2020:
a. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý YDCT từ tuyến tỉnh đến cơ sở.
b. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh YDCT:
- Đến năm 2015: Hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động Bệnh viện Y dược cổ truyền 50 giường theo hướng Bệnh viện đa khoa YDCT; 100% các Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tuyến tỉnh có khoa YDCT, 100% các BVĐK tuyến huyện có khoa hoặc tổ YDCT; 100% các Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có tổ YDCT.
- Đến năm 2020: Kiện toàn và nâng quy mô giường bệnh của Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh lên 100 giường; 100% các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện có khoa YDCT độc lập, 100% các Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có tổ YDCT do thầy thuốc YHCT của phòng khám đa khoa.
c. Khám chữa bệnh bằng YDCT:
- Đến năm 2015: Phấn đấu số lần khám chữa bệnh bằng YDCT so với số lần khám bệnh chung tại tuyến tỉnh đạt 15%, tuyến huyện đạt 20% và tuyến xã đạt 30%.
- Đến năm 2020: Phấn đấu số lần khám chữa bệnh bằng YDCT so với số lần khám bệnh chung tại tuyến tỉnh đạt 20%, tuyến huyện đạt 25% và tuyến xã đạt 40%.
d. Hiện đại hóa YDCT và kết hợp với y, dược hiện đại:
- Bệnh viện YDCT tỉnh được đầu tư các thiết bị y tế hiện đại trong chẩn đoán, điều trị theo tiêu chuẩn phân hạng bệnh viện của Bộ y tế;
- Các khoa YDCT trong BVĐK, Bệnh viện chuyên khoa đảm bảo thuốc và dụng cụ chẩn đoán, điều trị cơ bản để thực hiện đông tây y kết hợp;
- Hầu hết các tổ YDCT của các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có đủ trang thiết bị cơ bản thực hiện chẩn đoán, điều trị, chế biến dược liệu theo chuẩn 10 của chuẩn Quốc gia y tế xã.
đ. Đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu về dược liệu, thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đảm bảo chất lượng cho các cơ sở KCB bằng YDCT.
e. Đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhân lực y, dược cổ truyền ở trình độ trung học vào năm 2015 và trình độ đại học vào năm 2020.
g. Chuẩn hóa trình độ chuyên môn đội ngũ lương y, lương dược; tăng cường vai trò của Hội Đông y (HĐY) tỉnh An Giang trong bồi dưỡng chuyên môn, kế thừa, bảo tồn và phát triển YDCT.
1. Về tổ chức quản lý:
- Tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức quản lý công tác YDCT, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các chuyên viên, cán bộ y tế phụ trách công tác YDCT tại Sở Y tế và các Phòng Y tế huyện, thị, thành phố để thực hiện tốt vai trò tham mưu trong công tác quản lý Nhà nước về YDCT trên địa bàn tỉnh.
- Đến năm 2015: Sở Y tế có bộ phận quản lý YDCT; Phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố có cán bộ chuyên trách công tác YDCT trong biên chế Nhà nước.
- Năm 2020: Sở Y tế có phòng YDCT; Phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố có bộ phận quản lý YDCT.
2. Về phát triển hệ thống khám chữa bệnh YDCT:
- Đến năm 2015: Hoàn thành xây dựng Bệnh viện YDCT tỉnh và đưa vào phục vụ với quy mô 50 giường bệnh nội trú; khoa YDCT của BVĐK tuyến tỉnh có giường bệnh theo tỉ lệ cơ cấu của Bộ Y tế quy định; BVĐK tuyến huyện có khoa YDCT và phục hồi chức năng (theo thông tư 02/BYT-TT ngày 28/02/1997 của Bộ y tế). Giữ vững và nâng cao chất lượng các Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã về lĩnh vực YDCT theo mục tiêu và lộ trình xây dựng xã nông thôn mới của tỉnh.
- Đến năm 2020: Phát triển quy mô Bệnh viện YDCT đa khoa tỉnh lên 100 giường bệnh nội trú; các khoa YDCT của các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện và các Trạm Y tế xã cơ bản đạt điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chẩn đoán, điều trị, chế biến dược liệu theo quy định của Bộ Y tế.
- Thành lập Bệnh viện YDCT của Hội Chữ Thập đỏ tại huyện Tri Tôn hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Khuyến khích phát triển bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh YDCT ngoài công lập.
3. Về phát triển nguồn nhân lực YDCT:
a. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực YDCT theo cơ cấu phù hợp trong hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp y tế nhà nước vừa đảm bảo yêu cầu phát triển hài hòa về trình độ kỹ thuật y sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành YDCT. Phấn đấu đến năm 2015 100% các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện có bác sỹ YDCT và đến năm 2020 mỗi Bệnh viện đa khoa huyện có từ 01- 02 bác sỹ chuyên ngành YDCT.
b. Tăng cường kết hợp với các Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Trường Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức đào tạo theo nhiều loại hình: chính quy, đào tạo liên tục, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo, đào tạo theo cử tuyển đối với vùng đặc biệt khó khăn; khuyến khích đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên, người giúp việc, lương y, lương dược, y bác sĩ, dược sĩ trong các cơ sở hành nghề YDCT.
c. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên; đầu tư mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học Trường Trung cấp y tế An Giang và các cơ sở đào tạo cán bộ YDCT trong tỉnh.
d. Dự kiến nhu cầu đào tạo thêm nguồn nhân lực YDCT cơ bản đảm bảo phục vụ tại các tuyến trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 như sau:
- Giai đoạn 2011- 2015:
+ Bác sỹ YDCT: 10 người.
+ Y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên: 80 người.
- Giai đoạn 2015-2020:
+ Bác sỹ YDCT: 30 người.
+ Y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên: 80 người.
4. Về cơ chế, chính sách:
- Thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở KCB và các cơ sở đào tạo, dạy nghề YDCT; ưu đãi đầu tư phát triển nuôi trồng dược liệu quy mô công nghiệp, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên hợp lý đảm bảo, bảo tồn, tái sinh và phát triển nguồn dược liệu đa dạng ở các vùng sinh thái trong tỉnh.
- Thực hiện tốt cơ chế quản lý và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở đông y, đông dược.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa YDCT. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực YDCT; mở rộng liên kết, hợp tác giữa các cơ sở YDCT Nhà nước với các cơ sở YDCT ngoài công lập.
- Khuyến khích các thầy thuốc cống hiến và phát huy những bài thuốc hay, cây thuốc quý, những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh bằng YDCT có hiệu quả; bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu, nghiên cứu, kế thừa, ứng dụng và kết hợp YDCT với y dược hiện đại.
5. Bảo đảm, nâng cao chất lượng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu:
- Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP - WHO) theo lộ trình Bộ Y tế đề ra.
- Xây dựng Đề án quy hoạch vùng phát triển dược liệu và xây dựng thương hiệu dược liệu An Giang; khuyến khích phát triển thị trường kinh doanh dược liệu để đáp ứng tốt nhu cầu KCB của nhân dân.
- Thành lập cơ sở nghiên cứu, nuôi trồng dược liệu nhằm cung cấp giống dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, chú trọng tái sinh và phát triển nhân giống các dược liệu có giá trị cao.
- Xây dựng và phát triển vườn cây thuốc tại Bệnh viện YDCT tỉnh, khoa YDCT tại các bệnh viện, các cơ sở đào tạo và dạy nghề YDCT và các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, nhất là các xã đạt chuẩn xã nông thôn mới và chuẩn quốc gia y tế xã.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra:
Tăng cường phối hợp, tuyên truyền, phổ biến luật pháp, chủ trương của chính quyền cho công dân, người hành nghề YDCT; giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chủ trương, chính sách của chính quyền về phát triển YDCT.
7. Tăng cường vai trò nòng cốt của Hội Đông y trong phát triển YDCT địa phương:
- Xây dựng đề án tăng cường vai trò nòng cốt của Hội Đông y trong kế thừa, bảo tồn và phát triển YDCT theo quy định của pháp luật, chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm phát huy tốt hơn nữa lợi thế YDCT địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hỗ trợ về nhân lực, điều kiện, phương tiện và kinh phí để Hội Đông y thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội, làm nòng cốt và chủ động tổ chức hoạt động nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ đã được Nhà nước giao.
1. Lộ trình
1.1. Giai đoạn 2011 - 2015:
Đạt mục tiêu cụ thể về tổ chức quản lý YDCT; hoàn thành cơ bản việc hoàn thiện mạng lưới cơ sở KCB bằng YDCT trong hệ thống y tế công lập. Sửa đổi, bổ sung và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển YDCT trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm 5 năm thực hiện kế hoạch và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoàn thành mục tiêu kế hoạch này.
- Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động Bệnh viện YDCT quy mô 50 giường.
1.2. Giai đoạn 2016 - 2020:
Kiện toàn mạng lưới cơ sở KCB từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường vai trò chủ đạo của cơ sở y tế nhà nước trong hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở YDCT tư nhân.
Xây dựng, ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển YDCT ra nước ngoài. Hình thành khu vực quy hoạch vùng phát triển dược liệu, cơ sở nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu, sản xuất nguyên liệu dược phẩm từ dược thảo.
Tổng kết triển khai thực hiện kế hoạch và đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
2. Phân công thực hiện:
a. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp Sở ban, ngành liên quan và Hội Đông y tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này, rà soát, nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách phát triển YDCT trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của YDCT trong phòng và chữa bệnh. Chủ trì xây dựng, trình phê duyệt và triển khai thực hiện các Đề án Đầu tư xây dựng Bệnh viện YDCT tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên thanh tra kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khám chữa bệnh bằng YDCT và sản xuất kinh doanh dược liệu, thuốc đông dược, thuốc từ dược liệu. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án cho UBND tỉnh, Bộ Y tế.
b. Sở Tài chính: Chủ trì, bố trí ngân sách chi thường xuyên, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách chi đầu tư xây dựng mới bệnh viện YDCT tỉnh, thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ YDCT của kế hoạch này. Hỗ trợ ngân sách, điều kiện cơ sở, biên chế cho Hội đông y các cấp hoạt động, hướng dẫn các định mức chi ngân sách hằng năm để Hội Đông y có căn cứ xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cho Hội và các đơn vị trực thuộc thực hiện cơ chế tự chủ phù hợp với nhiệm vụ được giao trong từng thời kỳ phát triển.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Bố trí kế hoạch vốn hằng năm cho các đề án, dự án thực hiện kế hoạch này.
d. Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh: Hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực YDCT; hỗ trợ Hội Đông y triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chuyển giao khoa học - công nghệ; nghiên cứu thừa kế kinh nghiệm chữa bệnh hay ứng dụng công nghệ sinh học phát triển và bảo tồn nguồn dược liệu có giá trị cao và lợi thế ở địa phương; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu từ dược thảo phục vụ nhu cầu phòng trị bệnh.
đ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp Sở Y tế và Hội Đông y nghiên cứu quảng bá và phát triển hình thức du lịch kết hợp chữa bệnh bằng YDCT.
e. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trường Đại học An Giang và các Trường, Trung tâm dạy nghề phối hợp, hỗ trợ Hội Đông y thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tiến tới nâng cấp cơ sở dạy nghề Đông y - châm cứu.
f. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Y tế và Hội Đông y xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt đề án, dự án quy hoạch vùng phát triển dược liệu và xây dựng thương hiệu dược liệu, hình thành vùng nguyên liệu dược thảo theo tiêu chuẩn thực hành trồng, thu hái và chế biến dược thảo tốt (GACP).
g. Sở Nội vụ và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chế độ và định mức lao động thường xuyên của cơ quan Hội Đông y các cấp.
h. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
- Chỉ đạo ngành y tế địa phương phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung và nhiệm vụ của kế hoạch này.
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa phương xây dựng và ban hành kế hoạch hành động của huyện, thị xã, thành phố và bố trí ngân sách để triển khai thực hiện kế hoạch này.
- Tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất, duy trì và bổ sung định biên để các cấp Hội đông y hoạt động và phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo về văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và thông báo về Sở Y tế kết quả thực hiện kế hoạch này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 2673/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển Y - Dược cổ truyền tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
- 2Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển y, dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 08/2007/QĐ-UBND về đề án phát triển y dược học cổ truyền đến năm 2010 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4Quyết định 1326/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch phát triển Y, Dược cổ truyền đến năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Quyết định 1339/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển Y, Dược cổ truyền giai đoạn 2011 - 2015 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 6Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2011 ban hành kế hoạch hành động về phát triển y, dược cổ truyền của đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7Công văn 4813/BYT-QLD năm 2014 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành
- 8Chỉ thị 15/CT-CTUBND năm 2006 tăng cường công tác Y Dược cổ truyền do tỉnh Bình Định ban hành
- 9Quyết định 1089/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 2166/QĐ-TTg về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 10Kế hoạch 6443/KH-UBND năm 2015 về phát triển y, dược học cổ truyền Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 2166/QĐ-TTg năm 2010 ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2673/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển Y - Dược cổ truyền tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
- 4Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển y, dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Chỉ thị 24-CT/TW năm 2008 về phát triển nền đông y và Hội Đông y Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Quyết định 08/2007/QĐ-UBND về đề án phát triển y dược học cổ truyền đến năm 2010 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 7Quyết định 1326/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch phát triển Y, Dược cổ truyền đến năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 8Quyết định 1339/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển Y, Dược cổ truyền giai đoạn 2011 - 2015 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2011 ban hành kế hoạch hành động về phát triển y, dược cổ truyền của đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 10Công văn 4813/BYT-QLD năm 2014 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành
- 11Chỉ thị 15/CT-CTUBND năm 2006 tăng cường công tác Y Dược cổ truyền do tỉnh Bình Định ban hành
- 12Quyết định 1089/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 2166/QĐ-TTg về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 13Kế hoạch 6443/KH-UBND năm 2015 về phát triển y, dược học cổ truyền Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch Phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020
- Số hiệu: 529/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/04/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Hồ Việt Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra