Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2024/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 30 tháng 10 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 10 năm 2024.

Quyết định này thay thế Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 23/2024/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng sửa đổi đơn giá bồi thường cây Dâu tằm Loại A tại Phụ lục II Bảng giá bồi thường cây lâu năm ban hành kèm theo Quy định tại Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh ban hành Quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT, các Ủy viên UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP UBND tỉnh: Các PCVP;
- Cổng Thông tin điện tử UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT(pvT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

 

QUY ĐỊNH

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2. Những nội dung không quy định trong văn bản này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2. Người sử dụng đất quy định tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2024 khi Nhà nước thu hồi đất.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Nuôi trồng thủy sản thâm canh: là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thủy sản.

2. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh: là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản.

3. Nuôi thả tận dụng mặt nước: Đây là hình thức nuôi phổ biến của người dân Cao Bằng. Hình thức này không áp dụng định mức kỹ thuật, không định lượng, mật độ rất thưa (có thể 1 hoặc dưới 1 con giống/m²). Trường hợp người nuôi thủy sản không bổ sung thêm thức ăn chủ động (thức ăn công nghiệp) thì đều tính ở nuôi ở hình thức này, tương ứng mật độ thả cá giống 1 con/m².

Chương II

NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH BỒI THƯỜNG

Điều 4. Đối với cây trồng

1. Đối với cây hằng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đối với cây trồng đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và đơn giá bồi thường;

2. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

Đối với cây lâu năm là loại cho thu hoạch nhiều lần mà đang trong thời kỳ thu hoạch thì mức bồi thường được tính bằng sản lượng vườn cây còn chưa thu hoạch tương ứng với số năm còn lại trong chu kỳ thu hoạch và đơn giá bồi thường.

3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

4. Chủ sở hữu cây trồng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tự thu hồi cây trồng trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước (trừ các loài cây thuộc thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES).

Điều 5. Đối với vật nuôi, vật nuôi là thủy sản

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bồi thường thiệt hại thực tế theo mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

2. Chỉ bồi thường cho vật nuôi là thủy sản và hỗ trợ di dời đối với vật nuôi là tài sản hợp pháp của chủ sở hữu, được tạo lập trước thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản thông báo thu hồi đất.

3. Chủ sở hữu vật nuôi, vật nuôi là thủy sản quy định tại Điều này được tự thu hồi vật nuôi, vật nuôi là thủy sản trước khi bàn giao lại đất đúng thời hạn cho Nhà nước.

4. Việc bồi thường, hỗ trợ trên nguyên tắc thống kê thực tế diện tích có nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản; khối lượng vật nuôi trên diện tích đất bị thu hồi của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

5. Trường hợp vật nuôi có thể di chuyển đến địa điểm khác (có hoặc thuê chuồng trại ở khu vực được phép chăn nuôi đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Chăn nuôi) thì thực hiện hỗ trợ di dời vật nuôi.

6. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo Luật chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn luật Chăn nuôi hiện hành trước thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản thông báo thu hồi đất.

Điều 6. Trường hợp không được bồi thường về cây trồng (cây nông nghiệp), vật nuôi, vật nuôi là thủy sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

1. Trường hợp không được bồi thường về cây trồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai năm 2024.

2. Cây con vãi hạt, tự mọc không đủ tiêu chuẩn cây giống, không đảm bảo chất lượng, mật độ, quy trình kỹ thuật theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

3. Cây trồng ngắn ngày (nhóm cây thu hoạch hằng năm, hoa, cây làm thuốc trồng 01 lần thu hoạch 01 năm), cây chuối, thủy sản đã đến thời kỳ thu hoạch tại thời điểm thông báo thu hồi đất.

4. Đối với vật nuôi, vật nuôi là thủy sản được nuôi, nuôi trồng kể từ thời điểm có thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền (kể cả vật nuôi, vật nuôi là thủy sản đảm bảo đúng mật độ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật) thì không được bồi thường.

Chương III

XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TÍNH BỒI THƯỜNG

Điều 7. Phương pháp xác định tính bồi thường đối với cây hằng năm (theo Phụ lục I)

Mức bồi thường = Giá trị sản lượng. Trong đó: Giá trị sản lượng = Năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề nhân (x) đơn giá bồi thường.

Điều 8. Phương pháp xác định tính bồi thường đối với cây trồng lâu năm (theo Phụ lục II)

1. Đối với cây lâu năm được chia ra 04 giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để xác định loại cây như sau:

Loại A: Cây trồng đang trong thời kỳ trưởng thành, cho quả, năng suất cao, ổn định.

Loại B: Cây đang thời kỳ sinh trưởng, cho quả chưa ổn định.

Loại C: Cây đang thời kỳ sinh trưởng, chưa cho trái (cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản).

Loại D: Cây mới trồng (dưới 1 năm).

(Riêng một số cây có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn, có thể phân giai đoạn theo thực tế thời gian sinh trưởng)

2. Giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây để tính bồi thường được xác định như sau:

a) Đối với cây lâu năm giai đoạn mới trồng hoặc đang ở thời kỳ sinh trưởng, chưa cho trái (cây loại D, loại C) thì giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây là toàn bộ chi phí trồng cộng (+) chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất.

b) Đối với cây lâu năm thu hoạch nhiều lần đang ở thời kỳ cho quả (cây loại B, loại A), thì giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây được tính bồi thường là giá trị sản lượng của cây trồng cộng (+) chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản trừ (-) chi phí chăm sóc năm thực hiện đền bù.

3. Cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng có chứng nhận của cơ quan thẩm quyền, còn trong thời gian được phép khai thác được nhân hệ số 1,5 lần so với đơn giá tại Quyết định này.

4. Đối với trường hợp trên thửa đất thu hồi có nhiều loại cây trồng khác nhau thì tổng chi phí bồi thường trên một đơn vị diện tích bằng (=) chi phí bồi thường của từng loại cây đó cộng lại (trên cơ sở số lượng và đơn giá của từng loại cây đo đếm, kiểm tra hiện trạng thực tế).

5. Mật độ cây trồng: Mật độ cây trồng phải phù hợp với quy định tại Quyết định này (theo Phụ lục III).

Điều 9. Bồi thường đối với cây trồng lâm nghiệp, cây đa tác dụng: (theo Phụ lục IV).

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường, hỗ trợ.

2. Đối với cây trồng lấy gỗ: Chỉ bồi thường cho cây trồng là tài sản hợp pháp của chủ sở hữu được tạo lập trước khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, đúng mật độ, phù hợp với tiêu chuẩn cây giống theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành (Chủ sở hữu cây trồng được lựa chọn phương án bồi thường hoặc tự thu hồi cây trồng trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước). Không bồi thường đối với các trường hợp cố tình trồng trên đất đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cây con vãi hạt, tự mọc không đủ tiêu chuẩn cây giống, không đảm bảo chất lượng, quy trình kỹ thuật theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

3. Đối với cây vườn ươm: vườn ươm phải đảm bảo tiêu chuẩn vườn ươm theo quy định. Cây giống ươm trong bầu và cây vườn ươm trồng đất theo tiêu chuẩn vườn ươm chỉ hỗ trợ công di chuyển.

4. Giá trị bồi thường, hỗ trợ cây trồng được tính theo số cây, khối lượng, diện tích thực tế đo đếm nhân (x) với đơn giá.

Điều 10. Bồi thường đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác; cây cảnh trồng trong bồn, chậu, trên đất có thể di chuyển được

1. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác, cây cảnh trồng trong bồn, chậu, trên đất có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

2. Mức bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ tình hình thực tế đề xuất, gửi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định, trình Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định.

3. Một số cây trồng khác thực hiện (theo Phụ lục V)

Điều 11. Bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản: (theo Phụ lục VI)

Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường được thực hiện như sau:

1. Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản thông báo thu hồi đất đã đến kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.

2. Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản thông báo thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường do thu hoạch sớm.

Mức bồi thường được tính như sau: M = S x GBT

Trong đó:

- M là mức bồi thường;

- S là Diện tích mặt nước thực tế nuôi trồng thủy sản;

- GBT là đơn giá bồi thường quy định tại phụ lục VI của Quyết định này;

- Dấu (x) là phép nhân, dấu (-) là phép trừ.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm phối hợp với Chủ đầu tư dự án, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan căn cứ thực tế tại thời điểm kiểm đếm, xác nhận khối lượng trung bình đối với các loài thủy sản của các tổ chức, cá nhân hộ gia đình nuôi thủy sản bị thiệt hại trên địa bàn. Lập biên bản xác nhận để làm căn cứ lập phương án bồi thường.

Điều 12. Hỗ trợ di dời đối với vật nuôi có thể di dời đến địa điểm mới trong địa bàn tỉnh được phép chăn nuôi đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Chăn nuôi

1. Trường hợp được hỗ trợ di dời đối với vật nuôi: Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản thông báo thu hồi đất cho chủ sở hữu đến thời điểm ban hành quyết định thu hồi đất, chủ sở hữu vật nuôi có hoặc thuê được chuồng trại ở khu vực mới được phép chăn nuôi đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Chăn nuôi.

2. Biện pháp hỗ trợ di dời vật nuôi:

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kiểm tra thực tế số lượng vật nuôi phải di dời và địa điểm vật nuôi được di dời đến.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Chủ đầu tư dự án, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm đếm và cân khối lượng vật nuôi tại thời điểm thu hồi đất, lập biên bản xác nhận làm căn cứ hỗ trợ di dời vật nuôi.

Cách tính khối lượng vật nuôi: Sử dụng phương pháp cân trực tiếp từng cá thể hoặc các phương pháp khác tính khối lượng vật nuôi theo quy định hiện hành.

3. Mức hỗ trợ di dời vật nuôi được tính như sau: MHT = CBX + PVC

Trong đó:

MHT: là mức hỗ trợ

CBX: là công lao động bốc xếp vật nuôi

PVC: là chi phí vận chuyển

a) Công bốc xếp: đơn giá công lao động là 16.600 đồng/giờ (căn cứ Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng).

b) Chi phí vận chuyển được tính như sau:

PVC = Tổng khối lượng vật nuôi (tấn) x cự ly di chuyển 1 chiều (km) x 1,4 x đơn giá theo phụ lục VII

Trong quá trình vận chuyển có vấn đề cước phát sinh, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định về giá cước vận tải hàng hóa bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 13. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản không có tên trong các Phụ lục đơn giá bồi thường

1. Trường hợp khi kiểm kê, lập phương án bồi thường, một số loại cây trồng, vật nuôi là thủy sản chưa được quy định trong các Phụ lục đơn giá bồi thường ban hành kèm theo Quyết định này thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng khảo sát xác định bồi thường theo nguyên tắc quy định tại Điều 103, Luật Đất đai năm 2024 trình cấp có thẩm quyền quy định theo quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt cho từng trường hợp cụ thể theo quy định.

2. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố quyết định đơn giá bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản không có tên trong các biểu Phụ lục đơn giá bồi thường ban hành kèm theo Quyết định này cho từng trường hợp bồi thường cụ thể, làm cơ sở lập, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan theo dõi, kiểm tra, thực hiện Quyết định này;

b) Theo dõi diễn biến giá cây trồng, vật nuôi. Trường hợp tại thời điểm thu hồi đất mà giá cây trồng, vật nuôi trên thị trường tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá bồi thường cây trồng tại Quyết định này, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan xây dựng lại đơn giá bồi thường trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư của cấp mình quản lý phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định số tiền bồi thường, hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn đúng theo Quy định. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả trên địa bàn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất điều chỉnh, bổ sung đơn giá bồi thường cây trồng cho phù hợp với tình hình thực tế;

b) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong thực hiện công tác bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất.

c) Đối với các cây trồng, vật nuôi chưa được quy định tại Quyết định này thì Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi cho từng dự án cụ thể làm cơ sở lập, phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

3. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

a) Lập phương án bồi thường cây trồng, vật nuôi trình cấp thẩm quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với Chủ đầu tư, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan đề xuất, báo cáo UBND cấp huyện quyết định mức bồi thường, chi phí di chuyển cho phù hợp, lập thành biên bản tập hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Trong quá trình thực hiện bồi thường, trường hợp cây trồng trên đất vượt quá mật độ theo quy định, phối hợp với Chủ đầu tư, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan căn cứ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của nhân dân địa phương để xác định mức độ hợp lý về số lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích đất để tính bồi thường, hỗ trợ nhưng tối đa không vượt quá 2,0 (hai) lần theo mật độ quy định của UBND tỉnh;

d) Đối với các loại cây trồng, vật nuôi chưa được quy định trong Bảng đơn giá ban hành kèm theo Quyết định này, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xem xét vận dụng đơn giá các loại cây trồng, vật nuôi tương đương theo mức giá quy định để lập và phê duyệt phương án bồi thường. Trường hợp không có cây trồng, vật nuôi tương đương thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng khảo sát xác định đơn giá bồi thường theo nguyên tắc quy định tại Điều 103 Luật Đất đai năm 2024 và trình UBND các huyện, thành phố quyết định phê duyệt cho từng trường hợp cụ thể theo quy định.

4. Chủ sở hữu cây trồng được tận thu tài sản gắn liền trên đất như: Cây lâm nghiệp, cây ăn quả... khi nhà nước thu hồi đất (trừ trường hợp cây trồng cần giữ lại để tiếp tục sử dụng theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ).

Điều 15. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh lại theo quy định của Quyết định này.

2. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.

 

PHỤ LỤC I

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY HẰNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND ngày 30/10/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng)

STT

Cây trồng

ĐVT

Đơn giá bồi thường

1

Lúa

Đồng/m²

6.724

2

Ngô

Đồng/m²

4.181

3

Sắn thường

Đồng/m²

14.108

4

Sắn công nghiệp

Đồng/m²

3.626

5

Khoai lang

Đồng/m²

14.259

6

Khoai môn

Đồng/m²

19.810

7

Khoai sọ

Đồng/m²

16.083

8

Khoai tây

Đồng/m²

25.883

9

Đậu tương (đậu nành)

Đồng/m²

3.591

10

Đỗ xanh

Đồng/m²

4.207

11

Đỗ đen

Đồng/m²

7.280

12

Lạc (đậu phộng)

Đồng/m²

10.934

13

Vừng

Đồng/m²

6.480

14

Ớt cay

Đồng/m²

15.586

15

Dong riềng

Đồng/m²

15.779

16

Thạch đen

Đồng/m²

23.800

17

Gừng

Đồng/m²

54.220

18

Nghệ

Đồng/m²

34.378

19

Cây Sả

Đồng/m²

20.187

20

Thuốc lá

Đồng/m²

14.096

21

Kiệu

Đồng/m²

33.763

22

Dưa lấy quả (Dưa hấu, dưa lê, dưa vàng, dưa bở, dưa lưới ...)

Đồng/cây

39.442

23

Mía đường

Đồng/m²

8.123

24

Mía ăn

Đồng/m²

20.036

25

Các loại rau lấy lá (rau muống, cải các loại, mùng tơi, rau ngót, bắp cải, rau dền, súp lơ, rau diếp, rau đay...)

Đồng/m²

15.738

26

Các loại rau họ đậu (đậu đũa, đậu cove, đậu hà lan, đậu bắp...)

Đồng/m²

15.958

27

Các loại rau lấy quả (dưa chuột, cà chua, bí đỏ, bí xanh, bầu, mướp, su su...)

Đồng/m²

23.036

28

Các loại rau lấy củ, rễ hoặc lấy thân (su hào, cà rốt, củ cải, tỏi lấy củ, hành tây, cần tây...)

Đồng/m²

24.085

29

Cỏ voi

Đồng/m²

4.348

30

Hoa Hồng

Đồng/m²

27.339

31

Hoa cúc

Đồng/m²

72.825

32

Hoa lay ơn

Đồng/m²

62.632

33

Hoa huệ

Đồng/m²

63.465

34

Cây gia vị khác (tía tô, kinh giới, riềng, rau mùi các loại...)

Đồng/m²

23.716

35

Ngô cây

Đồng/m²

4.387

36

Dây lang

Đồng/m²

6.702

37

Chuối chăn lợn:

- D < 10 cm

- D > 10 cm

Đồng/cây

 

15.000

20.000

 

PHỤ LỤC II

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY LÂU NĂM
(Ban hành kèm theo Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND ngày 30/10/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng)

Đơn giá bồi thường

STT

Loại cây

ĐVT

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

1

Cây lê

Đồng/cây

1.246.319

444.986

140.236

102.047

2

Cây dứa

Đồng/m²

62.675

 

 

18.683

3

Cây nhãn, vải

Đồng/cây

1.876.658

826.658

136.908

97.152

4

Cây bưởi

Đồng/cây

1.227.700

529.733

139.983

100.408

5

Cây cam quýt

Đồng/cây

859.906

238.398

121.206

88.666

6

Cây thanh long

Đồng/trụ

437.866

259.166

85.616

 

7

Cây chuối

Đồng/cây

161.546

 

 

44.746

8

Cây mận

Đồng/cây

942.570

342.570

190.412

124.125

9

Cây táo

Đồng/cây

732.160

143.600

 

82.288

10

Cây ổi

Đồng/cây

656.824

160.824

68.524

 

11

Cây dẻ

Đông/cây

1.949.050

635.984

175.850

123.584

12

Cây mít

Đồng/cây

1.347.542

572.037

157.292

109.378

13

Cây dâu tằm

Đồng/cây

4.767

 

 

3.181

14

Cây bơ

Đồng/cây

1.101.689

526.849

224.179

147.489

15

Cây chanh leo

Đồng/cây

276.356

 

 

82.710

16

Cây hồng

Đồng/cây

764.687

339.808

148.808

99.687

17

Cây na

Đồng/cây

589.967

310.513

117.949

87.337

18

Cây nho

Đồng/cây

596.385

167.985

113.635

 

19

Cây vú sữa

Đồng/cây

1.442.684

842.684

562.884

319.301

20

Cây xoài

Đồng/cây

732.500

432.500

192.750

127.750

21

Cây chè

Đồng/cây

35.476

23.363

 

15.175

22

Cây chanh

Đồng/cây

289.612

172.259

97.459

70.099

23

Cây hồng xiêm

Đồng/cây

893.765

363.559

168.988

117.936

24

Cây khế

Đồng/cây

271.068

164.524

148.724

104.758

25

Cây gấc

Đồng/cây

138.869

 

 

62.994

26

Cây đu đủ

Đồng/cây

149.242

 

 

52.773

27

Cây mác mật

Đồng/cây

225.228

139.593

89.353

62.133

28

Cây mác cọt

Đồng/cây

249.576

163.616

116.233

85.725

29

Cây nhót

Đồng/cây

189.245

100.545

 

68.353

30

Cây roi

Đồng/cây

1.336.676

336.676

146.036

100.434

31

Cây chùm ngây

Đồng/cây

198.341

 

 

49.043

32

Cây Gai xanh

Đồng/cây

7.753

 

 

4.687

 

PHỤ LỤC III

MẬT ĐỘ CÁC LOẠI CÂY TRỒNG LÂU NĂM
(Ban hành kèm theo Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND ngày 30/10/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng)

STT

Loại cây

ĐVT

Mật độ

Ghi chú

1

Cây lê

Cây/ha

400

 

2

Cây dứa

Cây/ha

60.000

 

3

Cây nhãn, vải

Cây/ha

400

 

4

Cây bưởi

Cây/ha

400

 

5

Cây cam quýt

Cây/ha

625

 

6

Cây thanh long

Trụ/ha

1.200

 

7

Cây chuối

Cây/ha

2.500

 

8

Cây mận

Cây/ha

500

 

9

Cây táo

Cây/ha

500

 

10

Cây ổi

Cây/ha

600

 

11

Cây dẻ

Cây/ha

150

 

12

Cây mít

Cây/ha

400

 

13

Cây dâu tằm

Cây/ha

40.000

 

14

Cây bơ

cây/ha

200

 

15

Cây chanh leo

Cây/ha

1.300

 

16

Cây hồng

Cây/ha

600

 

17

Cây na

Cây/ha

1.100

 

18

Cây nho

Cây/ha

2.000

 

19

Cây vú sữa

Cây/ha

100

 

20

Cây xoài

Cây/ha

400

 

21

Cây chè

Cây/ha

22.000

 

22

Cây chanh

Cây/ha

900

 

23

Cây hồng xiêm

Cây/ha

280

 

24

Cây khế

Cây/ha

400

 

25

Cây gấc

Cây/ha

500

 

26

Cây đu đủ

Cây/ha

2.000

 

27

Cây mác mật

Cây/ha

500

 

28

Cây mác cọt

Cây/ha

400

 

29

Cây nhót

Cây/ha

625

 

30

Cây roi

Cây/ha

500

 

31

Cây chùm ngây

Cây/ha

6.666

 

32

Cây gai xanh

Cây/ha

27.000

 

 

PHỤ LỤC IV

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP, CÂY ĐA TÁC DỤNG
(Ban hành kèm theo Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND ngày 30/10/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng)

1. Cây lấy quả, vỏ, lá

TT

LOẠI CÂY TRỒNG

ĐVT

Đơn giá bồi thường

1

Cây Sấu

Cây mới trồng

Đồng/cây

90.000

Cây có đường kính < 10 cm

197.000

Cây có đường kính 10 cm đến < 15 cm

501.000

Cây có đường kính 15 cm đến < 25 cm

994.000

Cây có đường kính ≥ 25 cm

1.826.000

2

Cây Trám trắng

Cây mới trồng

Đồng/cây

91.000

Cây có đường kính < 10 cm

166.000

Cây có đường kính 10 cm đến < 15 cm

663.000

Cây có đường kính 15 cm đến < 25 cm

1.290.000

Cây có đường kính ≥ 25 cm

2.250.500

3

Cây Trám đen

Cây mới trồng

Đồng/cây

86.000

Cây có đường kính < 10 cm

161.000

Cây có đường kính 10 cm đến < 15 cm

818.000

Cây có đường kính 15 cm đến < 25 cm

1.444.000

Cây có đường kính ≥ 25 cm

2.660.000

4

Cây Giổi xanh

Cây mới trồng

Đồng/cây

108.000

Cây có đường kính từ < 6 cm

191.000

Cây có đường kính 6 cm đến 15 cm

820.000

Cây có đường kính > 15 cm đến 20 cm

2.055.000

Cây có đường kính > 20 cm

3.877.000

5

Cây Mắc ca (cây ghép)

Năm thứ 1

Đồng/cây

192.000

Năm thứ 2

290.000

Năm thứ 3

386.000

Năm thứ 4

548.000

Năm thứ 5

1.099.000

Năm thứ 6

3.207.000

Năm thứ 7 trở đi

7.415.000

6

Cây Chè đắng

Cây mới trồng

Đồng/cây

55.000

Cây có đường kính < 6cm

72.000

Cây có đường kính 6 cm đến 15 cm

152.000

Cây có đường kính > 15 cm đến 25 cm

277.000

Cây có đường kính > 25 cm

465.000

7

Cây Sở

Cây mới trồng

Đồng/cây

38.000

Thời kỳ kiến thiết cơ bản

73.000

Thời kỳ cho thu hoạch

237.000

8

Cây Trẩu

Cây mới trồng

Đồng/cây

55.000

Cây có đường kính < 6cm

116.000

Cây có đường kính 6 cm đến 15 cm

196.000

Cây có đường kính > 15 cm đến 25 cm

320.000

Cây có đường kính > 25 cm

533.000

9

Cây Hồi (lấy quả)

Cây mới trồng

Đồng/cây

40.000

Cây từ 2 đến 4 năm tuổi

78.000

Cây từ 5 đến 7 năm tuổi (đường kính ≤ 7 cm)

230.000

Cây từ 8 đến dưới 10 năm tuổi (đường kính > 7 cm đến ≤ 10 cm)

1.360.000

Cây từ 10 đến dưới 15 năm tuổi (đường kính > 10 cm đến ≤ 15 cm)

2.943.000

Cây trên 15 năm tuổi (đường kính > 15 cm)

5.113.000

10

Cây Quế

Cây mới trồng

Đồng/cây

22.000

Cây từ 2 đến 5 năm tuổi (đường kính < 6 cm)

48.000

Cây từ 6 đến dưới 8 năm tuổi (đường kính 6 cm đến ≤ 10 cm)

35.000

Cây từ 8 đến dưới 10 năm tuổi (đường kính > 10 cm đến ≤ 15 cm)

728.000

Cây từ 10 đến dưới 15 năm tuổi (đường kính > 15 cm đến ≤ 25 cm)

1.359.000

Cây trên 15 năm tuổi (đường kính > 25 cm)

2.235.000

11

Cây Sảng, trôm mề gà (tiếng địa phương là cây Mắc Noạng) (cây làm bóng mát, thu quả)

Cây mới trồng

Đồng/cây

176.000

Cây cho quả có đường kính < 25 m

326.000

Cây cho quả có đường kính ≥ 25 cm

626.000

2. Cây lấy gỗ, tre trúc (cây trồng), củi:

TT

LOẠI CÂY TRỒNG

ĐVT

Đơn giá bồi thường

A. CÂY LẤY GỖ

1

Gỗ nhóm I

 

 

-

Gỗ nhóm I

D<25cm

Đồng/m³

6.000.000

25cm≤D<35cm

8.400.000

35cm≤D<50cm

12.000.000

D≥50 cm

23.000.000

2

Gỗ nhóm II

 

 

-

Đinh

D<25 cm

Đồng/m³

9.500.000

25 cm≤D<50cm

13.000.000

D≥50 cm

17.000.000

-

Lim xanh

D<25 cm

7.600.000

25 cm≤D<50 cm

14.000.000

D≥50 cm

16.000.000

-

Nghiến

D<25cm

4.800.000

25 cm≤D<50cm

8.000.000

D≥50 cm

11.500.000

-

Gỗ nhóm II khác

D<25cm

4.000.000

25 cm≤D<50cm

9.000.000

D≥50 cm

12.000.000

3

Gỗ nhóm III

 

 

-

Chò chỉ

D<25cm

Đồng/m³

2.900.000

25cm≤D<50cm

4.100.000

D≥50 cm

9.000.000

-

Giổi

D<25cm

6.300.000

25cm≤D<50cm

9.100.000

D≥50 cm

13.000.000

-

Gỗ nhóm III khác

D<25cm

1.700.000

25cm≤D<35cm

3.300.000

35cm≤D<50cm

5.600.000

D≥50 cm

7.700.000

4

Gỗ nhóm IV

 

 

-

Mỡ

Đồng/m³

1.100.000

-

Thông

2.500.000

 

Gỗ nhóm IV khác

D<25cm

 

1 300 000

25cm≤D<35cm

2.500.000

35cm≤D<50cm

3.900.000

D≥50 cm

5.200.000

5

Gỗ nhóm V

 

 

 

-

Lim vang (lim xẹt)

Đồng/m³

4.500.000

-

Gỗ nhóm V khác

D<25cm

 

1.260.000

25cm≤D<50cm

2.500.000

D≥50cm

4.400.000

6

Gỗ nhóm VI

 

 

 

-

Bạch đàn

Đồng/m³

2.000.000

-

Keo

2.000.000

-

Gỗ nhóm VI khác

D<25cm

 

910.000

25cm≤D<50cm

2.000.000

D≥50cm

3.500.000

7

Gỗ nhóm VII

 

 

 

-

Sữa

Đồng/m³

2.100.000

-

Trám trắng

2.300.000

-

Xoan ta

1.400.000

-

Gỗ nhóm VII khác

D<25cm

 

1.000.000

25cm≤D<50cm

 

2.000.000

D≥50cm

 

3.500.000

8

Gỗ nhóm VIII

 

 

 

-

Bồ đề

Đồng/m³

1.100.000

-

Gỗ nhóm VIII khác

D<25cm

 

800.000

D≥25cm

1.960.000

B. TRE, TRÚC VÀ CÁC LOẠI KHÁC

 

 

1

Tre

D<5 cm

Đồng/cây

16.000

5cm≤D<6cm

26.000

6cm≤D<10cm

43.000

D≥10 cm

58.000

2

Trúc cần câu

 

Đồng/cây

20.000

3

Trúc sào

D<3cm

Đồng/cây

66.000

3cm≤D<5cm

75.000

5cm≤D<7cm

84.000

D≥7cm

88.000

4

Nứa

D<7cm

Đồng/cây

6.000

D≥7cm

12.000

5

Mai

D<6cm

Đồng/cây

26.000

6cm≤D<10cm

43.000

D≥10 cm

58.000

6

Vầu, hóp

D<6cm

Đồng/cây

15.000

6cm≤D<10cm

25.000

D≥10 cm

30.000

7

Giang

D<6cm

Đồng/cây

26.000

6cm≤D<10cm

43.000

D≥10 cm

58.000

c. CỦI

 

 

 

1

Các loại cây thân gỗ lấy củi khác

(Mắc rạc, trứng cá, bàng, phượng, móng bò...)

 

Đồng/ste

490.000

3. Các loại cây mới trồng

TT

LOẠI CÂY TRỒNG

ĐVT

ĐƠN GIÁ (đồng)

1

Thông

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

31 000

Trồng được 2 năm

44.000

Trồng được 3 năm

57.000

Trồng được 4 năm

60.000

2

Sa mộc

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

29.000

Trồng được 2 năm

40.000

Trồng được 3 năm

50.000

Trồng được 4 năm

52.000

3

Keo

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

26.000

Trồng được 2 năm

37.000

Trồng được 3 năm

48.000

Trồng được 4 năm

51.000

4

Lát hoa

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

37.000

Trồng được 2 năm

51.000

Trồng được 3 năm

65.000

Trồng được 4 năm

69.000

5

Mỡ

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

24.000

Trồng được 2 năm

33.000

Trồng được 3 năm

43.000

Trồng được 4 năm

45.000

6

Bạch đàn

Trồng được 1 năm

Đồng/Cây

27.000

Trồng được 2 năm

38.000

Trồng được 3 năm

49.000

Trồng được 4 năm

52.000

7

Tông Dù

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

27.000

Trồng được 2 năm

38.000

Trồng được 3 năm

49.000

Trồng được 4 năm

52.000

8

Xoan ta

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

28.000

Trồng được 2 năm

39.000

Trồng được 3 năm

50.000

Trồng được 4 năm

53.000

9

Hồi (lấy lá)

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

20.000

Trồng được 2 năm

29.000

Trồng được 3 năm

37.000

Trồng được 4 năm

38.000

10

Sưa

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

30.000

Trồng được 2 năm

41.000

Trồng được 3 năm

52.000

Trồng được 4 năm

55.000

Đường kính thân trên 3 cm đến 10 cm

70.000

Đường kính thân trên 10 cm đến 15 cm

180.000

Đường kính thân trên 15 cm đến 20 cm

260.000

Đường kính thân trên 20 cm đến 25 cm

350.000

Đường kính thân trên 25 cm

450.000

11

Cây Cát Sâm

Trồng được 1 năm

Đồng/cây

17.000

Trông được 2 năm

20.000

Trồng được 3 năm

52.000

Trồng được 4 năm

162.000

Trồng được 5 năm

333.000

Trồng được 6 năm

583.000

11

Cây giống vườn ươm (hỗ trợ di chuyển)

 

Đồng/m²

16.063

 

PHỤ LỤC V

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG KHÁC
(Ban hành kèm theo Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND ngày 30/10/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng)

TT

Cây trồng

ĐVT

Tiêu chuẩn tính toán

Phân loại

Đơn giá bồi thường

1

Mạch các loại

Đồng/m²

 

 

3.500

2

Các loại cây lấy lá

Đồng/m²

 

 

3.000

3

Trầu không

Đồng/giàn

 

 

60.000

4

Cây làm hàng rào

Đồng/m

Tính theo mét dài

 

15.000

5

Cây muỗm

Đồng/cây

- Có từ 100 kg quả trở lên

A

220.000

- Cây có từ 50 kg quả trở lên

B

160.000

- Dưới 50 kg quả

C

100.000

- Cây chưa có quả (ĐK cây 6-15 cm)

D

60.000

- Cây chưa có quả (ĐK cây < 6cm)

E

15.000

6

Cây le ki ma (quả trứng gà)

Đồng/cây

- Có từ 200 quả trở lên

A

80.000

- Có từ 100 - 200 quả

B

60.000

- Dưới 100 quả

C

40.000

- Cây chưa có quả (ĐK cây 4-10 cm)

D

20.000

- Cây chưa có quả (ĐK cây dưới 04 cm)

E

10.000

7

Quất hồng bì

Đồng/cây

- Có từ 30 kg quả trở lên

A

180.000

- Có từ 20 đến dưới 30 kg quả

B

130.000

- Có từ 10 đến dưới 20 kg quả

C

100.000

- Dưới 10 kg quả

D

80.000

- Mới có quả

E

60.000

- Cây chưa có quả (trồng từ 2 đến dưới 4 năm)

G

30.000

- Cây chưa có quả (trồng từ 1 đến dưới 2 năm)

H

20.000

- Cây mới trồng

I

15.000

8

Phì phà (hay còn gọi là Nhót tây, Tỳ bà, Sơn trà Nhật Bản)

Đồng/cây

- Có từ 20 kg quả trở lên

A

180.000

- Có từ 10 đến dưới 20 kg quả

B

130.000

- Dưới 10 kg quả

C

100.000

- Mới có quả

D

70.000

- Chưa có quả

E

35.000

- Cây mới trồng

G

25.000

9

Cà phê

Đồng/cây

- Có từ 2,5 kg quả trở lên

A

70.000

- Có từ 1,5 đến dưới 2,5 kg quả

B

60.000

- Dưới 1,5 kg quả

C

30.000

Chưa có quả

D

20.000

10

Cây bồ kết

Đồng/cây

Có từ 20 kg quả trở lên

A

470.000

Có từ 15 đến dưới 20 kg quả

B

350.000

Có từ 10 đến dưới 15 kg quả

C

230.000

Dưới 10 kg quả

D

170.000

Mới có quả (ĐK 6-15cm)

E

80.000

Cây chưa có quả

G

30.000

 

PHỤ LỤC VI

BỒI THƯỜNG VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND ngày 30/10/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng)

TT

Vật nuôi thủy sản

ĐVT

Khối lượng trung bình khi thu hoạch sớm (kg/con)

Đơn giá bồi thường

Nuôi thâm canh

Nuôi bán thâm canh

Nuôi thả tận dụng mặt nước

1

Nuôi ghép các loại thủy sản thông thường (cá Rô phi; cá Trắm cỏ; cá Chép...)

Đồng/m²

< 0,4

38.000

25.000

12.000

2

Cá Rô phi đơn tính

Đồng/m²

< 0,5

67.000

33.000

13.000

3

Cá Chim Trắng

Đồng/m²

< 0,5

35.000

23.000

11.000

4

Baba thịt

Đồng/m²

< 1,2

465.000

 

 

5

Cá Tầm

Đồng/m²

< 1,6

1.660.000

 

 

Cách xác định khối lượng trung bình khi thu hoạch sớm: Bắt ngẫu nhiên 30 cá thể. Cân lần lượt khối lượng của 30 con, cộng tổng khối lượng 30 con và chia cho 30.

 

PHỤ LỤC VII

ĐƠN GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HỖ TRỢ DI DỜI VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND ngày 30/10/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng)

ĐVT: Tấn/km

Loại đường

Cự ly

Đường loại 1

Đường loại 2

Đường loại 3

Đường loại 4

Đường loại 5

Đường loại 6

1 km

12.546

14.929

21.946

31.821

46.141

55.369

2 km

6.945

8.264

12.149

17.615

25.544

30.652

3 km

4.996

5.946

8.739

12.671

18.375

22.050

4 km

4.089

4.866

7.151

10.370

15.037

18.044

5 km

3.584

4.265

6.271

9.091

13.184

15.821

6 km

3.239

3.856

5.666

8.217

11.914

14.297

7 km

2.986

3.553

5.224

7.574

10.984

13.181

8 km

2.789

3.320

4.879

7.075

10.258

12.310

9 km

2.628

3.127

4.597

6.665

9.665

11.597

10 km

2.496

2.971

4.366

6.331

9.178

11.014

11 km

2.381

2.834

4.167

6.040

8.760

10.511

12 km

2.276

2.709

3.981

5.773

8.372

10.046

13 km

2.169

2.581

3.793

5.500

7.975

9.570

14 km

2.070

2.464

3.620

5.251

7.612

9.135

15 km

1.978

2.355

3.461

5.018

7.276

8.732

16 km

1.895

2.256

3.316

4.808

6.972

8.366

17 km

1.837

2.187

3.213

4.660

6.757

8.108

18 km

1.790

2.131

3.132

4.541

6.584

7.901

19 km

1.738

2.068

3.040

4.409

6.394

7.673

20 km

1.680

2.001

2.939

4.261

6.179

7.414

21 km

1.613

1.920

2.821

4.091

5.932

7.119

22 km

1.550

1.844

2.713

3.932

5.702

6.842

23 km

1.494

1.779

2.614

3.791

5.495

6.594

24 km

1.445

1.721

2.527

3.665

5.314

6.377

25 km

1.398

1.665

2.446

3.546

5.141

6.170

26 km

1.353

1.611

2.368

3.432

4.976

5.971

27 km

1.308

1.557

2.290

3.318

4.812

5.775

28 km

1.264

1.503

2.211

3.206

4.646

5.576

29 km

1.221

1.454

2.135

3.096

4.490

5.387

30 km

1.183

1.407

2.070

3.000

4.351

5.221

31 - 35 km

1.147

1.364

2.007

2.910

4.218

5.062

36 - 40 km

1.116

1.328

1.951

2.829

4.104

4.925

41 - 45 km

1.091

1.299

1.909

2.767

4.012

4.815

46 - 50 km

1.069

1.272

1.868

2.711

3.929

4.715

51 - 55 km

1.048

1.248

1.835

2.659

3.856

4.627

56 - 60 km

1.031

1.225

1.803

2.614

3.791

4.549

61 - 70 km

1.015

1.208

1.774

2.574

3.732

4.479

71 - 80 km

1.001

1.192

1.752

2.540

3.683

4.420

81 - 90 km

990

1.178

1.732

2.511

3.643

4.371

91 - 100 km

981

1.167

1.716

2.489

3.609

4.331

Từ 101 km trở lên

975

1.160

1.705

2.471

3.584

4.301

Ghi chú: Cách phân loại đường được quy định tại Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định về giá cước vận tải hàng hóa bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 52/2024/QĐ-UBND quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

  • Số hiệu: 52/2024/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/10/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Hoàng Xuân Ánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản