- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 6Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch do Bộ Công an - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2014/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 21 tháng 8 năm 2014 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL ngày 22/7/2009 của Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 160/TTr-SVHTTDL ngày 25/6/2014, số 2083/TTr-SVHTTDL ngày 11/8/2014, đề nghị của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định văn bản QPPL số 923/BCTĐ-STP ngày 24/6/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 131/2006/QĐ-UBND ngày 13/12/2006 của UBND tỉnh ban hành Quy định về công tác bảo đảm trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã có điểm tham quan, du lịch; Thủ trưởng các đơn vị quản lý các điểm tham quan, du lịch; Giám đốc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch và khách tham quan, du lịch chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH, TRẬT TỰ, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN CHO KHÁCH DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM THAM QUAN, DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Nghệ An)
Quy định này quy định về việc bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch tại các điểm di tích lịch sử, di tích văn hoá, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An (sau đây gọi là điểm tham quan, du lịch).
1. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường liên quan đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. UBND cấp huyện, cấp xã nơi có điểm tham quan, du lịch.
3. Các đơn vị, tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao quản lý các điểm tham quan, du lịch.
4. Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch và khách tham quan, du lịch.
Điều 3. Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự
1. Các điểm tham quan, du lịch phải có quy chế hoạt động, nội quy tham quan, lắp đặt các biển chỉ dẫn; tổ chức đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan chu đáo tận tình, văn minh, lịch sự; có bãi đậu xe quy mô phù hợp với lượng khách tham quan, có hệ thống hạ tầng và cơ sở dịch vụ phục vụ khách được quản lý chặt chẽ, bảo đảm chất lượng.
2. Mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ phải tuân thủ pháp luật và nội quy, quy chế hoạt động của điểm tham quan, du lịch. Việc xây dựng quầy, ốt, quán hàng dịch vụ, các công trình phục vụ khách du lịch phải được phép của cơ quan có thẩm quyền và theo đúng quy hoạch đã được công bố; đảm bảo mỹ quan, văn minh, lịch sự, phù hợp với môi trường cảnh quan.
3. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, hàng hoá phải niêm yết giá công khai và bán theo giá đã niêm yết; hàng hoá phải có nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, số lượng, trọng lượng; không được bán hàng rong, không đeo bám, nài ép, chèo kéo khách tham quan, du lịch.
4. Các phương tiện tham gia vận chuyển khách tham quan, du lịch (mô tô, xe máy, ô tô điện, taxi…) phải dừng, đỗ chờ đón khách đúng địa điểm quy định; phải được đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền. Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép phù hợp với loại phương tiện điều khiển và có đủ sức khỏe theo quy định; chấp hành nghiêm túc pháp luật về an toàn giao thông, không nài ép, tranh giành, đeo bám khách tham quan, du lịch để môi giới các loại hình dịch vụ.
Đối với đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô phải thực hiện đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải về vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch và văn bản pháp luật có liên quan khác.
5. Phương tiện vận chuyển khách bằng đường thuỷ, kể cả tàu thuỷ lưu trú du lịch và phương tiện có động cơ dùng cho dịch vụ vui chơi giải trí trên biển (mô tô nước) phải được đăng kiểm, đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền, có trang bị áo phao và phao cứu sinh. Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép và chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại phương tiện điều khiển, có đủ sức khỏe theo quy định.
6. Thợ chụp ảnh, ghi hình hoạt động kinh doanh tại các điểm tham quan, du lịch phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, không được tranh giành, đeo bám, nài ép khách.
7. Cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch phải thực hiện việc thẩm định xếp loại, hạng theo quy định của pháp luật.
8. Nghiêm cấm các hành vi lừa đảo, ép giá, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, gian lận thương mại, hành nghề mê tín, dị đoan, dịch vụ đổi tiền lẻ, các hoạt động tệ nạn xã hội, ăn xin tại các điểm tham quan, du lịch.
9. Các tổ chức, cá nhân quản lý điểm tham quan, du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tuyên truyền, hướng dẫn khách du lịch chấp hành tốt nội quy, quy chế hoạt động cũng như các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn của điểm tham quan, du lịch.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi đầu tư, khai thác kinh doanh bất hợp pháp, không tuân thủ đúng quy định, quy chế của điểm tham quan, du lịch.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự cho cơ quan Công an; phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự.
10. Đối với khách tham quan, du lịch:
a) Phải tuân thủ nghiêm nội quy, quy chế hoạt động cũng như các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự của điểm tham quan, du lịch; tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch.
b) Không được mang vũ khí trái phép, các loại chất nổ, chất dễ gây cháy đến nơi tham quan, du lịch; không đốt lửa, tạo tia lửa điện, nguồn gắn nhiệt dễ cháy trong các khu vực dễ gây cháy rừng hoặc huỷ hoại thảm thực vật.
c) Kịp thời phản ánh với người có trách nhiệm những hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự của điểm tham quan, du lịch.
d) Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự.
Điều 4. Quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường
1. Chủ đầu tư, chủ quản lý cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các điểm tham quan, du lịch khi lập dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các công trình phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định; thực hiện đầy đủ việc quan trắc môi trường và báo cáo định kỳ công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hoặc xây dựng mới hạng mục liên quan đến di tích, thì đơn vị được giao quản lý và tổ chức thi công phải thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường của Luật Di sản văn hóa, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan; chỉ được sử dụng hóa chất nằm trong danh mục cho phép sử dụng của cơ quan có thẩm quyền, bảo đảm an toàn cho di tích, người sử dụng hóa chất và không gây ô nhiễm môi trường.
3. Các điểm tham quan, du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ phải niêm yết nội quy, quy định, hướng dẫn về bảo vệ môi trường bằng tiếng Việt, bảo đảm mỹ quan tại những nơi thuận tiện cho khách du lịch quan sát và không ảnh hưởng đến cảnh quan chung. Trường hợp điểm tham quan, du lịch, cơ sở dịch vụ có đón khách nước ngoài có thể trình bày thêm nội dung bằng tiếng Anh.
4. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý điểm tham quan, du lịch và chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ phải bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) có kiến thức nghiệp vụ về bảo vệ môi trường để theo dõi tình hình vệ sinh môi trường và thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường quy định tại Thông tư Liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
5. Đối với các di tích văn hóa, lịch sử thường xuyên có khách tham quan, đơn vị được giao quản lý phải thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường; bố trí hợp lý nơi thắp hương, hóa vàng mã bảo đảm an toàn và phòng, chống cháy nổ; lắp đặt hệ thống thông gió tại những nơi thắp hương không phải ngoài trời, có nhiều người thắp hương trong cùng thời điểm.
6. Các điểm tham quan, du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ phải thực hiện việc quản lý và xử lý chất thải, khí thải, nước thải được thải ra từ hoạt động của cơ sở theo các quy định sau đây:
a) Đặt các thiết bị thu gom rác ở vị trí thuận tiện cho khách sử dụng và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
b) Có phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại; thực hiện phân loại chất thải rắn, chất thải nguy hại tại nguồn; thực hiện thu gom hoặc hợp đồng với các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện để thu gom chất thải tại cơ sở và chuyển đến nơi xử lý.
c) Bảo đảm có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt tại QCVN 14:2008/BTNMT; trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung.
d) Thực hiện quản lý và kiểm soát bụi, khí thải của cơ sở theo quy định; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường và bảo đảm quy chuẩn quốc gia về môi trường không khí xung quanh tại QCVN 05:2013/BTNMT.
đ) Trong trường hợp tự xử lý chất thải rắn, lỏng thì công trình, hệ thống xử lý phải đạt tiêu chuẩn môi trường, bảo đảm về mặt công nghệ và được vận hành đúng quy định.
7. Các điểm tham quan, du lịch phải xây dựng nhà vệ sinh công cộng để phục vụ du khách theo đúng quy hoạch, có số lượng, quy mô phù hợp; có khu vực vệ sinh riêng cho nam và nữ; có vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận và bảo đảm an ninh, an toàn cho khách khi sử dụng; có đầy đủ trang thiết bị tiện nghi cần thiết, hoạt động tốt, được lắp đặt chắc chắn, sắp xếp gọn gàng; bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng; bảo đảm mỹ quan và tiêu chuẩn quy định về vệ sinh môi trường, tối thiểu phải bảo đảm theo tiêu chuẩn nhà tiêu tại QCVN 01:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế. Trường hợp điểm tham quan, du lịch có tổ chức sự kiện, lễ hội với lượng khách lớn, đơn vị quản lý phải bố trí thêm nhà vệ sinh lưu động hoặc thuê nhà vệ sinh đủ điều kiện gần nơi tổ chức, bảo đảm cho khách tham gia có nhà vệ sinh để sử dụng.
8. Nghiêm cấm các hành vi chôn lấp, xả thải chất thải rắn xuống các bãi tắm du lịch, các điểm du lịch sinh thái sông, suối, hồ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…; chất thải lỏng trước khi thải xuống khu vực này phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Các phương tiện vận chuyển khách đường thuỷ, kể cả phương tiện có động cơ dùng cho dịch vụ vui chơi giải trí thể thao trên biển (mô tô nước) phải bảo đảm mức xả thải trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép.
9. Các hoạt động dịch vụ không được để tiếng ồn và độ rung vượt quá giới hạn tối đa cho phép tại QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
10. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có biện pháp phòng ngừa ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh, không để lây lan đến các điểm tham quan, du lịch; không khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng, vận chuyển trái phép các loài động vật, thực vật quý hiếm và sản phẩm có nguồn gốc từ động thực vật quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
11. Các tổ chức, cá nhân quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ phải tuyên truyền, giáo dục và vận động người làm việc tại cơ sở, du khách và cộng đồng dân cư địa phương chấp hành tốt nội quy, quy chế của điểm tham quan, du lịch và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành việc kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường; thực hiện việc nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
12. Đối với khách tham quan, du lịch:
a) Phải giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường, không chặt phá, bẻ cành hoặc có những hành vi khác làm làm thiệt hại cây xanh, thảm thực vật và gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và tài nguyên du lịch của điểm tham quan, du lịch;
b) Không mang hoá chất độc hại, các chất hôi thối, ô nhiễm, đến nơi tham quan, du lịch; bỏ rác thải đúng nơi quy định;
c) Dâng lễ, đặt tiền lễ, tiền giọt dầu, thắp hương, hoá vàng mã đúng nơi quy định; không xâm hại đến di tích, di vật, không viết, vẽ, ký hiệu riêng làm ảnh hưởng đến mỹ quan của những bộ phận cấu thành của di tích;
d) Không mua bán, sử dụng động vật, thực vật quý hiếm và sản phẩm có nguồn gốc từ động thực vật quý hiếm theo quy định; không mang các loại sinh vật ngoại lai gây nguy hại đối với môi trường, con người vào cơ sở;
đ) Kịp thời phản ánh với người có trách nhiệm tại cơ sở những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường;
e) Khuyến khích tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở; sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường;
g) Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 5. Quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch
1. Các điểm tham quan, du lịch phải niêm yết nội quy bảo đảm an toàn, lắp đặt biển báo nguy hiểm hoặc biển cấm tại các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn rủi ro để thông tin cho khách tham quan, du lịch; đối với các bãi tắm ven biển, khu dịch vụ vui chơi giải trí thể thao trên biển, tuyến vận tải khách du lịch bằng đường thuỷ nội địa phải có hệ thống phao tiêu và cờ giới hạn phạm vi hoạt động theo quy định để du khách dễ nhận biết.
2. Các bãi tắm du lịch (biển, hồ, sông, suối) phải lắp đặt hệ thống thông tin cảnh báo cho khách du lịch khi có thời tiết thay đổi hoặc thiên tai bất thường và tổ chức lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch ứng trực thường xuyên.
3. Phương tiện vận tải hành khách đường thuỷ nội địa, kể cả tàu thuỷ lưu trú du lịch, mô tô nước phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn theo tiêu chuẩn quy định; chỉ được hoạt động, neo đậu trong khu vực, bến bãi được quy hoạch và giới hạn cho phép.
4. Các tổ chức, cá nhân quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ tại điểm tham quan, du lịch phải thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh, sự cố môi trường và các nguy cơ khác có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch; thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi xảy ra sự cố môi trường, dịch bệnh hoặc tai nạn rủi ro; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn liên quan nơi xảy ra sự cố để có biện pháp ứng phó phù hợp.
5. Tại các địa bàn tham quan, du lịch trọng điểm có lượng khách đông (trên 01 triệu lượt khách/năm), UBND cấp huyện phối hợp với các Sở, ngành liên quan thành lập Bộ phận/Tổ hỗ trợ khách du lịch; thiết lập và niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng; xây dựng cơ chế tiếp nhận, xử lý phản ánh của khách du lịch qua đường dây nóng hoặc các kênh thông tin khác; cung cấp thông tin cho du khách về dịch vụ du lịch, mua sắm, giao thông, y tế, an ninh… qua Internet và ấn phẩm quảng bá du lịch.
Điều 6. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; hàng năm có báo cáo UBND tỉnh kết quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch theo Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Quy định này.
b) Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan nghiên cứu và đề xuất với UBND tỉnh các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự, trị an, vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn cho khách du lịch tại các địa điểm tham quan, du lịch, bao gồm cả việc thành lập Bộ phận/Tổ hỗ trợ khách du lịch đối với các địa bàn trọng điểm có lượng khách du lịch lớn.
c) Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành, thị xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các điểm tham quan, du lịch theo phân cấp quản lý; công bố công khai các quy hoạch này cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan biết; chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy hoạch chi tiết các điểm tham quan, du lịch đã được phê duyệt.
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi có điểm tham quan, du lịch tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư về văn hoá giao tiếp ứng xử đối với khách du lịch, ý thức tự giác giữ gìn an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.
đ) Phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan, du lịch. Tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
e) Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, bảo vệ khai thác các di tích lịch sử, di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
g) Chỉ đạo các đơn vị quản lý di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thực hiện việc giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn cho khách du lịch trong khu vực được giao quyền quản lý.
h) Chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền địa phương quản lý các hoạt động dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch tại các điểm tham quan, du lịch đảm bảo văn minh, lịch sự, an toàn, chất lượng.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch.
b) Báo cáo các thông tin về chỉ tiêu chất lượng, hiện trạng môi trường tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh.
c) Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ quản các dự án đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ về thủ tục lập, thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
d) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, kế hoạch ứng phó khắc phục sự cố môi trường tại các điểm tham quan, du lịch.
đ) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các huyện, thành, thị thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hiện trạng môi trường và công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch; tiến hành xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
e) Thông báo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, địa phương có liên quan các thông tin về sự cố môi trường một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác khi phát hiện sự cố có nguy cơ tổn hại đến môi trường điểm tham quan, du lịch.
3. Sở Y tế:
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm quy định vệ sinh nguồn nước, an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở các địa điểm tham quan, du lịch theo quy định của pháp luật.
4. Sở Lao động thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát, phân loại, hỗ trợ, tạo việc làm cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang kiếm sống tại các điểm tham quan, du lịch.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thu gom đối tượng tâm thần, lang thang, cơ nhỡ hành nghề ăn xin ở các đường phố, điểm tham quan, du lịch, nếu đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện các thủ tục để xem xét đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh.
5. Sở Công Thương:
Chủ trì phối hợp với chính quyền các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ tại các điểm tham quan, du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch theo quy định của pháp luật.
6. Sở Giao thông vận tải:
Chủ trì phối hợp với chính quyền các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động vận chuyển khách du lịch tại các điểm tham quan, du lịch; chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra, xử lý đối với người và phương tiện vi phạm các điều kiện về kinh doanh vận tải.
7. Sở Xây dựng:
Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, các huyện, thành, thị thực hiện việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư, cấp giấy phép cho các công trình xây dựng tại các điểm tham quan, du lịch; phối hợp thanh tra, kiểm tra xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đầu tư xây dựng tại các điểm tham quan, du lịch.
8. Công an tỉnh:
a) Chủ trì phối hợp với chính quyền các huyện, thành phố, thị xã làm tốt công tác phòng chống các hoạt động xâm phạm trật tự xã hội; quản lý hoạt động của các phương tiện giao thông đảm bảo văn minh lịch sự, an toàn giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của du khách.
b) Phối hợp với các ngành liên quan điều tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Sở Thông tin và Truyền Thông:
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình trên địa bàn tỉnh, các hoạt động thông tin cơ sở, hệ thống truyền thanh ở xã, phường đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan, du lịch.
10. Các sở, ngành khác có liên quan:
Phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị
1. Phối hợp với các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan lập quy hoạch cụ thể các khu, điểm tham quan, du lịch, khu chức năng phát triển dịch vụ du lịch, kế hoạch sử dụng đất phát triển dịch vụ, du lịch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức công bố công khai.
2. Trực tiếp chỉ đạo và triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư về văn hoá giao tiếp ứng xử đối với khách du lịch, ý thức tự giác giữ gìn an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.
3. Trực tiếp chỉ đạo và triển khai các biện pháp trong việc giữ gìn trật tự, trị an, vệ sinh môi trường và bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn do huyện, thành, thị quản lý; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về vấn đề này.
4. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy chế đã ban hành.
5. Quản lý nhà nước các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Trực tiếp triển khai các biện pháp về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch tại các địa điểm tham quan, du lịch trên địa bàn thuộc quyền quản lý, chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về vấn đề này.
2. Tổ chức cho cộng đồng dân cư có điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ngăn chặn kịp thời các hành vi lấn chiếm quy hoạch đã được công bố.
3. Tuyên truyền vận động, giáo dục nhân dân địa phương nâng cao ý thức giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và văn hoá ứng xử văn minh, lịch sự đối với khách du lịch.
1. Bảo vệ an toàn các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh được giao quản lý.
2. Tổ chức tiếp đón, hướng dẫn, phục vụ khách tham quan chu đáo, tận tình, văn minh, lịch sự.
3. Tổ chức các hoạt động dịch vụ trong khu di tích, danh lam thắng cảnh theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự trị an, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch trong khu vực được giao quản lý.
4. Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm trật tự trị an, vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch của điểm tham quan, du lịch.
5. Tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn khách tham quan, du lịch và cộng đồng dân cư chấp hành tốt nội quy, quy chế hoạt động cũng như các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường của điểm tham quan, du lịch.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm nội dung của Quy định này. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo văn bản xử phạt hành chính và các văn bản pháp luật hiện hành.
2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện nội dung Quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này có những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 10/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các hoạt động du lịch trên sông Hương do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 02/2007/QĐ-UBND quy định tổ chức quản lý vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại điểm tham quan, du lịch do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 131/2006/QĐ-UBND về quy định công tác đảm bảo trật tự, trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 5349/QĐ-UBND năm 2014 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2013 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 410/QĐ-UBND năm 2015 công bố sửa đổi định mức dự toán đối với công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 2055/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự tại Khu công nghiệp VSIP thuộc Dự án Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng do Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành
- 8Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2016 triển khai Chỉ thị 09-CT/TU về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 9Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2016 bảo đảm an ninh trên lĩnh vực du lịch ở Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 10Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt thông số kỹ thuật của xe buýt và bộ nhận diện thương hiệu thuộc đề án Đầu tư xe buýt mui hở 01 tầng và 02 tầng vận chuyển khách tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 11Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên lĩnh vực du lịch trong tình hình mới do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 1Quyết định 131/2006/QĐ-UBND về quy định công tác đảm bảo trật tự, trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 5349/QĐ-UBND năm 2014 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2013 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 6Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch do Bộ Công an - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Quyết định 10/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các hoạt động du lịch trên sông Hương do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Thông tư 27/2011/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 02/2007/QĐ-UBND quy định tổ chức quản lý vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại khu du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 11Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại điểm tham quan, du lịch do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 13Quyết định 410/QĐ-UBND năm 2015 công bố sửa đổi định mức dự toán đối với công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 14Quyết định 2055/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự tại Khu công nghiệp VSIP thuộc Dự án Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng do Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành
- 15Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2016 triển khai Chỉ thị 09-CT/TU về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 16Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2016 bảo đảm an ninh trên lĩnh vực du lịch ở Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 17Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt thông số kỹ thuật của xe buýt và bộ nhận diện thương hiệu thuộc đề án Đầu tư xe buýt mui hở 01 tầng và 02 tầng vận chuyển khách tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 18Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên lĩnh vực du lịch trong tình hình mới do tỉnh Ninh Bình ban hành
Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch tại điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 51/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/08/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Đinh Thị Lệ Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực