ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2013/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 3 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG GIỮ GÌN TRẬT TỰ, TRỊ AN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC ĐIỂM THAM QUAN, DU LỊCH
Thời gian qua, thực hiện chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của Việt Nam, du lịch Thừa Thiên Huế phát triển khá nhanh, lượng khách đến Thừa Thiên Huế ngày càng nhiều, thời gian lưu trú dài hơn và quay trở lại Thừa Thiên Huế cũng nhiều lần hơn, cơ sở vật chất phục vụ du lịch từng bước được đầu tư nâng cấp, môi trường du lịch không ngừng được cải thiện. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch được tăng cường trên nhiều mặt, trong đó, công tác đảm bảo trật tự, trị an và vệ sinh môi trường được xác định là nhiệm vụ quan trọng, được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và thực hiện.
Tuy nhiên, tình hình trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh còn nhiêu hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch bền vững, tình trạng rác thải ven các tuyến đường, hệ thống nhà vệ sinh công cộng còn thiếu và chưa đạt yêu cầu, tình trạng ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo, đeo bám, lừa đảo du khách tại một số khu vực gây ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, làm trong sạch và lành mạnh môi trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế là điểm đến hấp dẫn, thân thiện và an toàn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiếp tục triển khai, tăng cường đôn đốc, thực hiện thường xuyên, nghiêm túc Quy chế đảm bảo trật tự, trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, thương mại, khu vui chơi giải trí và khu vực công cộng trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo tại Quyết định số 1218/2008/QĐ-UBND ngày 23/5/2008 của UBND tỉnh)
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp cố tình vi phạm tại các điểm nóng về du lịch theo quy định của pháp luật, với những trọng tâm là:
a) Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các ngành, các địa phương liên quan, định kỳ tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý tình trạng chèo kéo, đeo bám, lừa đảo du khách.
b) Triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và xử phạt các đơn vị, cá nhân quản lý các khu, điểm du lịch không thực hiện nghiêm việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 08/5/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.
c) Kiểm soát chặt chẽ đội ngũ hướng dẫn du lịch tự do thường tiếp cận du khách tại các khách sạn, nhà hàng, quán bar để dẫn khách tham quan mà không có hợp đồng với đơn vị lữ hành, không có chương trình du lịch.
d) Kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không niêm yết giá vé trên các chương trình du lịch, giá vé cao hơn giá đăng ký nhằm thu lợi bất chính.
đ) Duy trì và bố trí cán bộ trực 24/24 đường dây nóng, đảm bảo xử lý kịp thời thông tin do du khách phản ánh.
3. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố Huế, các phòng chức năng phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các địa phương, các ngành liên quan trong việc thu gom, xử lý các đối tượng lang thang, ăn xin, cơ nhỡ thường xuyên chèo kéo, đeo bám du khách.
b) Chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh, môi trường du lịch, an toàn tài sản, sức khỏe của du khách.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
a) Có kế hoạch tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho các Trung tâm thuộc Sở để quản lý, phân loại nuôi dưỡng những đối tượng lang thang ăn xin, cơ nhỡ đeo bám du khách và các đối tượng khác theo quy định.
b) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các ngành chức năng tiếp nhận thu gom các đối tượng lang thang ăn xin, cơ nhỡ đeo bám du khách vào các Trung tâm bảo trợ xã hội để quản lý, hoặc chuyển trả về gia đình, địa phương, tạo môi trường văn hóa, du lịch lành mạnh, hấp dẫn.
5. Sở Giao thông Vận tải rà soát hệ thống giao thông, biển báo dẫn đến các điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; kịp thời khắc phục, sửa chữa các đoạn đường, biển báo giao thông hư hỏng, xuống cấp, đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch tới tham quan tại các khu vực này.
6. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:
a) Bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, an toàn du khách và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch tới cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh du lịch tại các địa phương ; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong cộng đồng dân cư, thực hiện nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh với với khách du lịch.
b) Rà soát xây dựng đủ nhà vệ sinh công cộng đảm bảo đủ tiêu chuẩn, trang bị đủ thùng rác tại các điểm tham quan du lịch. Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan thu gom rác thải dọc các tuyến đường, đặc biệt khu vực thị trấn Thuận An, Lăng Cô… nhằm đảm bảo môi trường sạch đẹp.
c) Tập trung chỉ đạo, phối hợp với các ngành liên quan xử lý dứt điểm tình trạng chèo kéo, đeo bám du khách tại các phường, xã trên địa bàn quản lý; đặc biệt tại các điểm sau: Bến xe Nguyễn Hoàng, Cửa Ngăn, Bến thuyền du lịch Tòa Khâm, Ga Huế, Chùa Linh Mụ, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, tượng Phật Quán Thế Âm…
7. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế:
a) Phối hợp với các địa phương và các ngành liên quan tiếp tục quy hoạch và tổ chức sắp xếp các dịch vụ trong và ngoài di tích (các quầy bán hàng, bãi đỗ xe, thuyền…) phù hợp cảnh quan, yêu cầu công khai niêm yết giá bán theo quy định.
b) Tăng cường công tác bảo vệ, phát hiện những vi phạm trong khu vực di tích và vùng phụ cận, thông tin kịp thời và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan xử lý dứt điểm tình trạng chèo kéo, đeo bám du khách.
8. Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Khách sạn phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám sát, nhắc nhở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về hoạt động du lịch; chủ động phối hợp với chính quyền và công an địa phương phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch tại cơ sở và các biểu hiện không lành mạnh khác trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi, định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 13/2009/CT-UBND về tăng cường thu hút khách quốc tế và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Nghị quyết 08/2000/NQ-HĐND giữ gìn vệ sinh môi trường do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3Quyết định 73/2000/QĐ-UB quy định giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ vệ sinh môi trường tại cảng, bến cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch tại điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Công văn 1944/UBND-TNMT năm 2013 thực hiện tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường kênh rạch trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
- 1Quyết định 225/QĐ-TCDL năm 2012 về Quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch và kế hoạch triển khai do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ban hành
- 2Chỉ thị 13/2009/CT-UBND về tăng cường thu hút khách quốc tế và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3Nghị quyết 08/2000/NQ-HĐND giữ gìn vệ sinh môi trường do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Quyết định 73/2000/QĐ-UB quy định giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ vệ sinh môi trường tại cảng, bến cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch tại điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Công văn 1944/UBND-TNMT năm 2013 thực hiện tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường kênh rạch trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại điểm tham quan, du lịch do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 10/2013/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/03/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Ngô Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực