Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HĐND TỈNH LẠNG SƠN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2000/NQ-HĐND | Lạng Sơn, ngày 27 tháng 7 năm 2000 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Trên cơ sở xem xét các báo cáo và tờ trình số 24/TT-UB ngày 24/7/2000 của UBND tỉnh, ý kiến của các đại biểu HĐND,
QUYẾT NGHỊ:
Tán thành tờ trình của UBND tỉnh về giữ gìn vệ sinh môi trường và những vấn đề cần giải quyết.
HĐND tỉnh nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau đây:
I- Về hiện trạng vệ sinh môi trường:
Vệ sinh môi trường là vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống con người và văn minh xã hội. Đảng, Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết đồng bộ từ nhận thức đến hành động thiết thực bảo vệ môi trường.
Những năm gần đây, tỉnh ta cũng đã đề ra nhiều biện pháp xử lý vệ sinh môi trường. Kết quả là ở một số trung tâm quan trọng như thị xã, thị trấn có mặt đã được cải thiện. Nhưng do sự phát triển kinh tế-xã hội ngày càng tăng nhanh, trong khi việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ, xử lý những vấn đề thuộc vệ sinh môi trường lại chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, ý thức giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng của nhiều người chưa được đề cao: tình trạng vứt, đổ rác, chất thải bừa bãi vẫn thường xuyên xẩy ra, đã làm cho môi trường tiếp tục bị ô nhiễm, có nơi, có lúc mức ô nhiễm rất nghiêm trọng, gây bức bối trong cộng đồng dân cư. Do vậy tìm mọi biện pháp để giữ gìn tốt vệ sinh môi trường đang đặt ra nhiệm vụ rất cấp bách.
II- Các giải pháp giữ gìn vệ sinh môi trường:
Để từng bước khắc phục dần tình trạng gây ô nhiễm môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường với mục tiêu là tạo ra một môi trường xanh, sạch, đẹp góp phần nâng cao sức khoẻ đời sống con người trước mắt cũng như lâu dài cần khẩn trương thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1- Bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể và của từng cộng đồng dân cư với phương châm có sự đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân.
2- Những cơ sở có phát sinh nguồn ô nhiễm như lò mổ gia súc, chế biến lương thực, thực phẩm, vận chuyển vật liệu... phải có các giải pháp xử lý kịp thời để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có chất thải gây ô nhiễm vệ sinh môi trường phải có biện pháp xử lý thích hợp, hiệu quả.
3- Khẩn trương quy hoạch và sớm đầu tư xây dựng các bãi chứa rác thải hợp vệ sinh. Trước mắt mỗi huyện phải có một bãi rác hợp lý để tập trung rác thải của huyện và quy định các nghĩa trang tập trung phù hợp với mỗi khu vực, nhất là địa bàn thị xã, thị trấn. Xây dựng các nhà vệ sinh nơi công cộng, có dịch vụ, vận động nhân dân ở vùng nông thôn di dời chuồng trại gia súc ra cách xa nhà ở, hạn chế đến mức tối đa việc đổ các nguồn nước thải bẩn trực tiếp vào các nguồn nước sông, suối. Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình cấp, thoát nước.
4- Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động về dịch vụ vệ sinh môi trường trên cơ sở các quy định của Nhà nước.
5- Xử phạt nghiêm minh đối với mọi hành động, việc làm gây mất vệ sinh môi trường theo đúng các quy định của pháp luật.
HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện cụ thể Nghị quyết này.
Nghị quyết đã được Kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIII thông qua ngày 27 tháng 7 năm 2000./.
Nơi nhận: | TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |
- 1Kế hoạch 59/KH-UBND về tăng cường, đẩy mạnh công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- 2Quyết định 2147/QĐ-UBND năm 2012 kiện toàn Ban Điều hành Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012- 2015
- 3Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại điểm tham quan, du lịch do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Kế hoạch 1844/KH-UBND năm 2013 Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2014 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 6Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 3Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Kế hoạch 59/KH-UBND về tăng cường, đẩy mạnh công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- 3Quyết định 2147/QĐ-UBND năm 2012 kiện toàn Ban Điều hành Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012- 2015
- 4Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại điểm tham quan, du lịch do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 73/2000/QĐ-UB quy định giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 6Kế hoạch 1844/KH-UBND năm 2013 Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2014 do tỉnh Bắc Giang ban hành
Nghị quyết 08/2000/NQ-HĐND giữ gìn vệ sinh môi trường do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- Số hiệu: 08/2000/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 27/07/2000
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Trần Ngát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra