BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5079/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Chánh Thanh tra Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn tạm thời việc xử lý các vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong kiểm tra, thanh tra hậu kiểm”, gồm:
1. Xử lý vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm;
2. Xử lý vi phạm về quảng cáo sản phẩm thực phẩm;
3. Xử lý vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
4. Xử lý vi phạm về ghi nhãn sản phẩm thực phẩm;
5. Xử lý khi hàng hóa thực phẩm có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật, quy định tương ứng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông/bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
VIỆC XỬ LÝ CÁC VI PHẠM VỀ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KIỂM TRA, THANH TRA HẬU KIỂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5079/QĐ-BYT ngày 23/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Văn bản này hướng dẫn tạm thời việc xử lý các vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong kiểm tra, thanh tra hậu kiểm, bao gồm:
(1) Xử lý vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm;
(2) Xử lý vi phạm về quảng cáo sản phẩm thực phẩm;
(3) Xử lý vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
(4) Xử lý vi phạm về ghi nhãn sản phẩm thực phẩm;
(5) Xử lý khi hàng hóa thực phẩm có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật, quy định tương ứng.
Văn bản này áp dụng đối với các cơ quan quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan thanh tra y tế và các Đoàn kiểm tra, thanh tra hậu kiểm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế.
Văn bản này không áp dụng đối với các Đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc tổ công tác do cơ quan có thẩm quyền lập để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xử lý các vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được phát hiện trong hoạt động quản lý hoặc phát hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định hiện hành.
XỬ LÝ VI PHẠM VỀ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KIỂM TRA, THANH TRA HẬU KIỂM
Điều 3. Xử lý vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm
1. Xử lý đối với sản phẩm hàng hóa vi phạm:
1.1. Đoàn kiểm tra, thanh tra hậu kiểm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (gọi chung là đoàn kiểm tra) yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán sản phẩm hàng hóa. Trong thời hạn không quá 24 giờ của ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc cơ quan thanh tra y tế (gọi chung là cơ quan kiểm tra), nơi đã tổ chức đoàn kiểm tra để ban hành thông báo tạm dừng lưu thông sản phẩm hàng hóa vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo mẫu tại phụ lục 1 kèm theo văn bản này; niêm phong sản phẩm hàng hóa còn tồn ở cơ sở đã kiểm tra.
1.2. Hướng dẫn cơ sở lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tương ứng với từng loại thực phẩm.
1.3. Căn cứ kết quả kiểm nghiệm để xử lý tiếp theo:
+ Nếu kết quả kiểm nghiệm đạt: Cơ sở tiến hành công bố tiêu chuẩn sản phẩm (nếu sản phẩm chưa công bố tiêu chuẩn) hoặc công bố lại tiêu chuẩn sản phẩm (nếu sản phẩm đã công bố tiêu chuẩn nhưng giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hết hạn) để được lưu hành.
+ Nếu kết quả kiểm nghiệm không đạt: Yêu cầu cơ sở thu hồi sản phẩm hàng hóa vi phạm và xử lý sản phẩm hàng hóa vi phạm theo quy định (có thể tái chế, chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy ….).
1.2. Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm, không chấp hành các yêu cầu của cơ quan kiểm tra thì cơ quan kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận vi phạm, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên sản phẩm hàng hóa vi phạm theo mẫu 2 tại phụ lục kèm theo văn bản này. Đồng thời xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý đối với các sản phẩm hàng hóa vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý hành chính đối với thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa vi phạm:
Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn) tiến hành xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện hàng hóa vi phạm có dấu hiệu hàng giả, dấu hiệu hình sự, cơ quan kiểm tra thông báo hoặc chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan chức năng (Quản lý thị trường/Cơ quan điều tra …) để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Xử lý vi phạm về quảng cáo sản phẩm thực phẩm
1. Xử lý đối với sản phẩm quảng cáo có vi phạm
1.1. Đoàn kiểm tra yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo tạm dừng việc quảng cáo có vi phạm. Trong thời hạn không quá 24 giờ của ngày làm việc đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan kiểm tra để ban hành văn bản yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo dừng việc quảng cáo sai quy định; niêm phong sản phẩm quảng cáo còn tồn ở cơ sở đối với các loại sản phẩm quảng cáo có thể niêm phong như tờ rơi, áp phíc, panô, biển hiệu …
1.2. Trường hợp sản phẩm quảng cáo có nội dung vi phạm nghiêm trọng (Quảng cáo thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh; Quảng cáo tranh ảnh hoặc lời văn nhằm khuyến khích việc cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ; So sánh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ; Quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức) hoặc người quảng cáo, người phát hành quảng cáo vẫn tiếp tục vi phạm, không chấp hành các yêu cầu của cơ quan kiểm tra thì cơ quan kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận vi phạm, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo, tên sản phẩm quảng cáo vi phạm theo mẫu tại phụ lục 2 kèm theo văn bản này. Đồng thời xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý đối với các sản phẩm quảng cáo có vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý hành chính đối với người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo có vi phạm:
Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn) tiến hành xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện quảng cáo có vi phạm nhưng không thuộc quyền quản lý hoặc xử lý của cơ quan kiểm tra thì cơ quan kiểm tra thông báo hoặc chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan chức năng (thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông; Văn hóa Thể thao và Du lịch; Công an; Ủy ban nhân dân ….) để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Xử lý vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Ngăn chặn hành vi vi phạm:
1.1. Đoàn kiểm tra, yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để khắc phục, Thời gian khắc phục, báo cáo được ghi trong biên bản kiểm tra. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trong thời hạn 24 giờ của ngày làm việc đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan kiểm tra để ban hành văn bản yêu cầu cơ sở tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để khắc phục.
1.2. Trường hợp cơ sở vẫn tiếp tục vi phạm, không chấp hành các yêu cầu của đoàn kiểm tra và cơ quan kiểm tra hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như nêu tại mục 1.1, Điều 5 trên đây thì cơ quan kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận vi phạm, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên cơ sở, địa chỉ, nội dung vi phạm theo mẫu tại phụ lục 2 kèm theo văn bản này.
2. Xử lý hành chính đối với chủ cơ sở có vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn) tiến hành xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống vi phạm có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh hàng giả, dấu hiệu hình sự, cơ quan kiểm tra thông báo hoặc chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan chức năng (Quản lý thị trường; Cơ quan điều tra, Ủy ban nhân dân …) để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý vi phạm về ghi nhãn sản phẩm thực phẩm; xử lý khi hàng hóa thực phẩm có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
1. Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định có trách nhiệm tổ chức thực hiện bản “Hướng dẫn tạm thời việc xử lý các vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong kiểm tra, thanh tra hậu kiểm”.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề mới phát sinh ngoài nội dung đã được hướng dẫn tại văn bản này, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị kịp thời phản ảnh, đề xuất về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
MẪU THÔNG BÁO TẠM DỪNG LƯU THÔNG HÀNG HÓA VI PHẠM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5079/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-… | ……….., ngày tháng năm 20... |
THÔNG BÁO
Tạm dừng lưu thông hàng hóa
Kính gửi: (Tên cơ sở chịu trách nhiệm về sản phẩm hàng hóa)
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003;
Căn cứ kết quả kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại ……… ngày …/…/20 … do đoàn kiểm tra theo Quyết định số …../QĐ-…… ngày …/…/20… của …… thực hiện,
(Tên cơ quan kiểm tra) THÔNG BÁO:
1. Tạm dừng lưu thông hàng hóa:
+ Tên hàng hóa: .....................................................................................................................
+ Số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng: ......................................................................................
+ Số lượng: ..........................................................................................................................
của tổ chức, cá nhân (ghi rõ thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm hàng hóa).
+ Địa chỉ ...............................................................................................................................
Lý do: Không công bố tiêu chuẩn sản phẩm/giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đã hết hạn.
2. Thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa có trách nhiệm thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc gia hạn công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định. Hàng hóa nêu trên chỉ được phép lưu thông nếu đã công bố tiêu chuẩn sản phẩm/gia hạn công bố tiêu chuẩn sản phẩm và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.
3. Thông báo này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, đoàn kiểm tra, thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
MẪU THÔNG BÁO VỀ VIỆC VI PHẠM CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM/QUẢNG CÁO SẢN PHẨM THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5079/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-… | ……….., ngày tháng năm 20... |
THÔNG BÁO
Về việc vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm/quảng cáo sản phẩm thực phẩm
Kính gửi: Các cơ quan thông tin đại chúng
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001;
Căn cứ Kết quả kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại ……… ngày …/…/20 …,
(Tên Cơ quan kiểm tra) THÔNG BÁO:
- Tên cơ sở vi phạm: ..............................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
- Tên sản phẩm hàng hóa/sản phẩm quảng cáo/dịch vụ có vi phạm: ............................................
(Đối với sản phẩm hàng hóa vi phạm, ghi rõ số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng).
- Số lượng sản phẩm hàng hóa/sản phẩm quảng cáo vi phạm: ...................................................
- Nhãn hiệu ghi trên sản phẩm hàng hóa/sản phẩm quảng cáo: ..................................................
Nội dung vi phạm (ghi cụ thể, chi tiết theo kết luận kiểm tra, xác minh): ......................................
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
- 1Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
- 2Công văn 5940/TCHQ-PC năm 2018 thực hiện Nghị định 115/2018/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 5897/BYT-TB-CT năm 2018 về tăng cường hậu kiểm, hướng dẫn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế trên địa bàn do Bộ Y tế ban hành
- 1Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 2Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 3Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 4Thông tư 16/2009/TT-BKHCN hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
- 6Công văn 5940/TCHQ-PC năm 2018 thực hiện Nghị định 115/2018/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 5897/BYT-TB-CT năm 2018 về tăng cường hậu kiểm, hướng dẫn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế trên địa bàn do Bộ Y tế ban hành
Quyết định 5079/QĐ-BYT năm 2010 hướng dẫn tạm thời việc xử lý vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong kiểm tra, thanh tra hậu kiểm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 5079/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/12/2010
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Trịnh Quân Huấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/12/2010
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết