- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Nghị quyết 112/NQ-HĐND năm 2019 thông qua “Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2020-2022, định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030"
- 4Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2021 triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh (IOC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5039/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28 tháng 5 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 112/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua “Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2020-2022, định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ”;
Căn cứ Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh (IOC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 97/TTr-STTTT ngày 03 tháng 11 năm 2021 về Ban hành Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm giám sát, điều hành Đồ thị thông minh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn thử nghiệm.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn thử nghiệm đến ngày 31/3/2022.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ VẬN HÀNH TRUNG TÂM GIÁM SÁT, ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRONG GIAI ĐOẠN THỬ NGHIỆM
(Kèm theo Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Quy chế này quy định về chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, khai thác, vận hành Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gọi tắt là IOC tỉnh).
Quy chế này áp dụng trong thời gian thử nghiệm IOC tỉnh theo Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 08/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh (đến 31/3/2022).
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh, Cục Thống kê tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý, quản trị, vận hành và sử dụng các dịch vụ của IOC tỉnh.
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dữ liệu số là dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được biểu diễn bằng tín hiệu số. Dữ liệu số mang thông tin số và được chia sẻ dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong Quy chế này, dữ liệu được hiểu là dữ liệu số.
2. Cấu trúc dữ liệu trao đổi là cấu trúc của thông điệp dữ liệu được trao đổi giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
3. Dịch vụ chia sẻ dữ liệu là các dịch vụ cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác hoặc thu nhận dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân qua các hệ thống thông tin. Trong hệ thống thông tin, dịch vụ chia sẻ dữ liệu là giao diện tương tác của phần mềm phục vụ tiếp nhận, kết nối và trao đổi các thông điệp dữ liệu với các hệ thống bên ngoài.
4. Chia sẻ dữ liệu mặc định là hình thức chia sẻ các dữ liệu thường xuyên trong cơ quan nhà nước theo quy trình đơn giản, trong đó cơ quan nhà nước chuẩn bị sẵn các dịch vụ chia sẻ dữ liệu và cung cấp dữ liệu đã được chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu trao đổi thông qua dịch vụ chia sẻ dữ liệu cho nhiều cơ quan nhà nước sử dụng.
5. Chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù là hình thức chia sẻ dữ liệu cho cơ quan nhà nước khác sử dụng theo yêu cầu riêng đối với dữ liệu không được sử dụng thông dụng bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau; việc chia sẻ dữ liệu theo hình thức này cần thực hiện các hoạt động phối hợp của các bên về mặt kỹ thuật để chuẩn bị hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ nhằm xử lý hoặc tạo ra dữ liệu phục vụ chia sẻ.
6. Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh là nơi tập trung thực hiện việc giám sát, tích hợp, thu thập và xử lý các hệ thống thông tin đã được thiết lập trong từng ngành, từng lĩnh vực để phân tích, xử lý phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Các đơn vị xử lý là các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan có liên quan khác ở địa phương tham gia xử lý thông tin trên hệ thống.
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, trung thực và chính xác.
3. Bảo đảm an toàn thông tin trong việc gửi, chuyển, lưu trữ dữ liệu và phân phối dữ liệu.
4. Đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của IOC tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ, chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phối hợp chặt chẽ, đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ trong quản lý và thực thi công vụ giữa các cơ quan, đơn vị.
6. IOC tỉnh đảm bảo vai trò là đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc đào tạo, hướng dẫn vận hành phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
7. Người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định; đồng thời có trách nhiệm trả lời, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị về thông tin, dữ liệu cung cấp.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM GIÁM SÁT, ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRONG GIAI ĐOẠN THỬ NGHIỆM
Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện chức năng giám sát, điều hành tập trung trong các hoạt động của dịch vụ đô thị thông minh, thực hiện thu thập và xử lý thông tin từ các hệ thống chuyên ngành, phục vụ công tác phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị trực quan và hỗ trợ công tác quản lý, điều hành đảm bảo thống nhất, hiệu quả.
IOC tỉnh bao gồm các chức năng chính sau:
- Chức năng giám sát: hỗ trợ hoạt động giám sát bằng công nghệ thông minh để ghi nhận, nhận diện các vấn đề cần quan tâm hoặc các vi phạm trong hoạt động của ngành, lĩnh vực. Kết quả giám sát sẽ được chuyển đến cơ quan chuyên môn liên quan để nắm bắt thông tin hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý.
- Chức năng điều hành: hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai hoạt động quản lý, điều hành, điều phối xử lý công việc thông qua chức năng tổng hợp, phân tích, dự báo từ các nguồn dữ liệu đã thu thập.
- Chức năng hỗ trợ chỉ đạo: đảm bảo sẵn sàng các điều kiện, quy trình hỗ trợ cho lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các vụ việc nóng, nhạy cảm có tính tức thời, điều hành hoạt động các lực lượng xử lý tại hiện trường thông qua IOC tỉnh (áp dụng trong trường hợp khẩn cấp như bạo động, biểu tình, thiên tai, dịch bệnh,...).
1. Giám sát, điều hành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội: tổng hợp từ các nguồn dữ liệu do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thống kê, hệ thống thông tin Báo cáo của tỉnh và các nguồn dữ liệu chuyên ngành khác; thực hiện phân tích, đánh giá, đưa ra dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Giám sát, điều hành các ngành, lĩnh vực
- Y tế: triển khai thực hiện y tế thông minh, phát triển y tế số kết hợp với các công nghệ nhằm tạo ra các bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, được tư vấn, sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.
- Du lịch: ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển du lịch thông minh, chủ động đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị trường khách du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các chủ thể liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương.
- Giáo dục và Đào tạo: xây dựng giáo dục thông minh với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông đủ điều kiện để xử lý nhanh, hiệu quả thông tin giáo dục và đào tạo, tạo môi trường đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng môi trường học tập suốt đời, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Tài nguyên và Môi trường: các thiết bị cảm biến môi trường được lắp đặt ở các khu đông dân cư, các khu công nghiệp, các hồ đập cũng như các khu vực thường xuyên xảy ra ngập lụt. Dữ liệu từ thiết bị cảm biến chuyển về sẽ được hệ thống phần mềm tổng hợp, phân tích tình hình ô nhiễm môi trường, không khí, nước... Dịch vụ kịp thời cảnh báo tới người dân và cơ quan chức năng để có giải pháp xử lý phù hợp, giảm nhẹ thiên tai, nâng cao chất lượng sống, sức khỏe cộng đồng.
3. Hệ thống giao tiếp công dân (phản ánh hiện trường)
Tiếp nhận phản ánh của người dân qua giao diện Web, thư điện tử, tổng đài điện thoại, bằng ứng dụng di động thông minh. Thời gian tiếp nhận là 24/24 giờ và 07 ngày/tuần.
Giúp người dân có nhiều phương tiện để phản ánh các vấn đề bất cập tại địa phương một cách kịp thời và giúp chính quyền địa phương tiếp nhận, giải quyết các bất cập cho người dân nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Cho phép người dân đăng tải hình ảnh phản ánh, nội dung phản ánh, vị trí tại nơi phản ánh; người dân có thể xem, theo dõi tiến độ xử lý nội dung đã phản ánh.
IOC tỉnh tiếp nhận các phản ánh của công dân; các cơ quan chức năng liên quan đến xử lý phản ánh sẽ tiến hành xử lý theo quy định; tổng hợp, thống kê, phân tích các thông tin phản ánh như: số lượng tiếp nhận, số lượng xử lý...
4. Giám sát, điều hành lĩnh vực hành chính công
Cho phép người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động để tra cứu kết quả xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến. Các nội dung vi phạm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hành chính công sẽ được xây dựng kịch bản và áp dụng hình thức tự động kiểm tra qua giải pháp công nghệ thông tin. Kết thúc một thao tác xử lý của công chức, viên chức trên phần mềm, hệ thống sẽ kiểm tra tức thời và phân tích các vi phạm theo kịch bản. IOC tỉnh sẽ kiểm tra, xác minh vi phạm; trong trường hợp có vi phạm, IOC tỉnh sẽ kích hoạt kịch bản xử lý có thời gian hay xử lý tức thời tùy theo nội dung vi phạm.
Hệ thống sẽ nhận diện nhanh chóng và xử lý kịp thời vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm thi hành công vụ; phòng, chống tiêu cực trong hệ thống cơ quan nhà nước.
5. Giám sát, điều hành tình hình an ninh, trật tự công cộng
Thực hiện chức năng cảnh báo tình hình an ninh trật tự đô thị qua việc tích hợp các camera tại các vị trí trọng điểm, những vị trí cần giám sát. Cho phép phân tích tự động hình ảnh từ camera về các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự đô thị và cảnh báo các hành vi ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Theo đó, người dân có thể nhận các cảnh báo về tình hình an ninh, trật tự đô thị, các tình huống khẩn cấp diễn ra trong đô thị thông qua ứng dụng di động.
Hệ thống camera truyền tải hình ảnh về IOC tỉnh giúp giám sát tình hình trật tự an toàn giao thông, cung cấp thông tin giao thông, hỗ trợ điều hành giao thông, đảm bảo an toàn giao thông tại địa phương. Cụ thể, giám sát các khu vực công cộng, địa điểm du lịch tập trung, cổng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, giám sát tình hình giao thông tại các tuyến đường, giao lộ chính, các khu vực trung tâm, nơi tập trung đông người, như: chợ, các địa bàn trọng điểm (an ninh trật tự, giao thông, tài nguyên môi trường...),... phục vụ công tác phòng ngừa, điều tra và xử lý tội phạm một cách thiết thực và hiệu quả.
6. Giám sát, điều hành thông tin mạng xã hội
Thu thập dữ liệu từ các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube, Twitter,...), từ các báo mạng để phân tích, chắt lọc thông tin cần giám sát theo thời gian thực. Cho phép phân loại thông tin quan tâm theo từ khóa để giám sát thông tin, lọc các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân để theo dõi. Những vấn đề nóng, nhạy cảm đang lan truyền nhanh trên mạng được thông báo kịp thời để xử lý.
7. Giám sát, điều hành an toàn thông tin
Cho phép giám sát hệ thống mạng và các thiết bị đầu cuối của Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, của hạ tầng triển khai thử nghiệm IOC tỉnh; có khả năng phát hiện kịp thời các vấn đề ảnh hưởng đến an toàn thông tin và cảnh báo những vấn đề gây mất an toàn thông tin.
Theo dõi tình hình phòng, chống và nguy cơ lây nhiễm mã độc trong tỉnh.
Hệ thống sẽ chủ động theo dõi, phân tích, phòng ngừa để kịp thời phát hiện, ngăn chặn rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng; chủ động phòng ngừa tấn công mạng của tin tặc, giảm thiểu tối đa sự cố an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; đảm bảo hoạt động ổn định, tăng cường khả năng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, phục vụ lợi ích người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Quy trình tiếp nhận, xử lý
Trung tâm IOC thực hiện giám sát và vận hành các dịch vụ đô thị thông minh theo 02 nhóm quy trình chính:
- Quy trình xử lý có thời gian: thông qua các dịch vụ, ứng dụng đô thị thông minh được giám sát tập trung tại IOC tỉnh, các cảnh báo sẽ được phân tích, xác minh và chuyển kết quả xác minh đến các cơ quan chức năng để tiến hành xử lý vụ việc theo một quy trình được xác định rõ thời gian.
- Quy trình xử lý tức thời: đối với các trường hợp cảnh báo cần được xử lý tức thời, như: hỏa hoạn, tai nạn, trộm cướp, mất an ninh, trật tự đô thị,... IOC tỉnh hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quy trình xử lý tức thời để điều hành, điều phối các lực lượng đến hiện trường xử lý. Đối với các cảnh báo liên quan đến vụ việc nóng, nhạy cảm, như: bạo động, biểu tình, thiên tai, dịch bệnh,... IOC tỉnh sẽ hỗ trợ chỉ đạo thông qua việc bảo đảm sẵn sàng các điều kiện kỹ thuật, phương tiện và các kịch bản hỗ trợ lãnh đạo tỉnh ngay tại IOC tỉnh để trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng tại hiện trường nhằm xử lý vụ việc.
- Trưng dụng Hội trường C2 của Trung tâm Hội nghị tỉnh làm Trụ sở chính của IOC tỉnh.
- Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh là một bộ phận thuộc Sở Thông tin và Truyền thông.
- Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh làm việc theo quy định giờ hành chính nhà nước.
Trong giai đoạn thử nghiệm, Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm bố trí nhân sự vận hành chính cho IOC tỉnh. Đồng thời hướng dẫn, tập huấn cho nhân sự phụ trách của các cơ quan, đơn vị làm quen, tiếp cận và vận hành hệ thống về sau. Trước mắt, Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh của tỉnh gồm:
- 01 Tổ trưởng: Sở Thông tin và Truyền thông phân công 01 lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm.
- 01 Tổ phó thường trực: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh phân công lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm.
- 01 Tổ phó: Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu bố trí nhân sự thực hiện nhiệm vụ.
- 01 Quản trị hệ thống: Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu bố trí nhân sự thực hiện nhiệm vụ.
- 04 nhân sự phụ trách theo dõi các chỉ số, thông tin trên các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, hành chính công, giao tiếp công dân, thông tin mạng xã hội, an toàn thông tin, kinh tế - xã hội, an ninh trật tự: Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu bố trí nhân sự thực hiện nhiệm vụ.
- Các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, Công an tỉnh và Cục Thống kê tỉnh phân công 01 đầu mối cho mỗi lĩnh vực để phối hợp chặt chẽ với Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc rà soát, cung cấp thông tin, cập nhật dữ liệu chuyên ngành mình quản lý cho IOC tỉnh.
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đối với nhân sự kiêm nhiệm làm việc tại IOC tỉnh.
2. Kinh phí duy trì hoạt động tại IOC tỉnh (điện, nước, văn phòng phẩm...) và kinh phí khác (nếu có) do Sở Thông tin và Truyền thông lập dự toán trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí và thực hiện chi trả theo quy định hiện hành.
3. Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu chịu toàn bộ chi phí lắp đặt, cài đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, duy trì hệ thống, bao gồm: phần cứng, phần mềm, đường truyền, dịch vụ kỹ thuật.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VỚI TRUNG TÂM GIÁM SÁT, ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Điều 11. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Là đầu mối tổ chức vận hành, quản lý chung hoạt động của IOC tỉnh và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh; điều phối việc kết nối, chia sẻ, phối hợp với các cơ quan có liên quan; chỉ đạo đơn vị trực thuộc cử cán bộ kỹ thuật làm việc tại IOC tỉnh để phối hợp với Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu quản trị, vận hành hệ thống.
2. Quản lý nhân sự làm việc tại IOC tỉnh theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm về tính xác thực trước lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các thông tin chuyển cho các cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực xử lý. Hàng tháng, quý tổng hợp tình hình xử lý thông tin báo cáo lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Phối hợp, đôn đốc các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện.
5. Kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo nhằm triển khai có hiệu quả mô hình IOC tỉnh.
Điều 12. Ban Quản lý Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh
Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh cho khu vực bên ngoài Hội trường C2, tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động, vận hành IOC tỉnh.
Điều 13. Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu
1. Tự quản lý các trang thiết bị, đảm bảo an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ tại Hội trường C2.
2. Tổng hợp, thu thập, tích hợp, kết nối thông tin, dữ liệu của các sở, ban, ngành, đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ vận hành hiệu quả IOC tỉnh.
3. Đảm bảo hệ thống IOC tỉnh hoạt động thông suốt, không gián đoạn và an toàn thông tin.
4. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia vận hành IOC tỉnh.
Điều 14. Trách nhiệm cá nhân làm việc tại IOC tỉnh
- Phối hợp với các sở, ban, ngành để tổng hợp, phân tích, cung cấp các thông tin liên quan phục vụ vận hành IOC tỉnh.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định vận hành IOC tỉnh, quy trình xử lý thông tin.
- Khi tiếp nhận thông tin phải xác minh tính xác thực, đồng thời xin ý kiến lãnh đạo phụ trách IOC tỉnh nhanh chóng chuyển thông tin xử lý đến lãnh đạo cơ quan để kịp thời xử lý; chịu trách nhiệm đối với thông tin và tính xác thực thông tin trước lãnh đạo phụ trách IOC tỉnh và lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
Điều 15. Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị
1. Chịu trách nhiệm cung cấp, cập nhật, chia sẻ dữ liệu mặc định và chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù cho IOC tỉnh, đảm bảo tính chính xác của thông tin, dữ liệu thuộc đơn vị quản lý.
2. Duy trì hệ thống thông tin, cập nhật dữ liệu chuyên ngành, đặc thù kịp thời nhằm đảm bảo dữ liệu được chia sẻ, kết nối tự động theo thời gian thực với IOC tỉnh, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và người dân, doanh nghiệp. Trong trường hợp chưa thể cung cấp dữ liệu tự động, các cơ quan, đơn vị cung cấp dữ liệu theo biểu mẫu cho IOC tỉnh với tần suất cập nhật dữ liệu 02 lần/tuần, vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.
3. Phối hợp chặt chẽ với IOC tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan khắc phục và xử lý thông tin theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Khi tiếp nhận thông tin từ IOC tỉnh, trong phạm vi xử lý, các cơ quan, đơn vị nhanh chóng tiến hành xử lý thông tin và thông báo tình trạng xử lý về IOC tỉnh.
5. Thường xuyên tổng hợp, trao đổi với IOC tỉnh các thông tin, kịp thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ được giao theo quy định.
6. Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, từng bước tiếp cận, làm quen và vận hành hệ thống. Phối hợp trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền về IOC tỉnh.
Điều 16. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo
1. Trong quá trình hoạt động, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức họp giao ban về các hoạt động của IOC tỉnh và thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức các sở, ban, ngành tham gia tại IOC tỉnh.
2. Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quá trình hoạt động của IOC tỉnh.
3. Hết giai đoạn thử nghiệm, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức đánh giá kết quả, hiệu quả của các giải pháp thử nghiệm, xác định giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chi phí, tham mưu cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục tiếp theo đúng quy định hiện hành.
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo cập nhật dữ liệu thường xuyên, định kỳ, liên tục, chính xác phục vụ vận hành IOC tỉnh và phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với IOC tỉnh thực hiện các nội dung quy định trong Quy chế này và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tính chính xác của dữ liệu và trong việc phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc quy định chưa phù hợp, các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện kịp thời phản ánh, kiến nghị qua Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp sử dụng thông tin, dữ liệu thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh để xử phạt phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 3016/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp giám sát môi trường thông qua dữ liệu tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 380/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế phối hợp giám sát quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo thông qua dữ liệu tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Kế hoạch 72/KH-UBND về xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang năm 2022
- 5Quyết định 451/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh Cao Bằng
- 6Quyết định 1043/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý, khai thác và vận hành thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh An Giang
- 7Quyết định 1792/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Điều hành đô thị thông minh Cần Thơ
- 8Kế hoạch 1009/KH-UBND năm 2018 về xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh của thành phố Hồ Chí Minh
- 9Quyết định 1089/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế tạm thời quản lý, vận hành và sử dụng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Thuận
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp sử dụng thông tin, dữ liệu thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh để xử phạt phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Nghị quyết 112/NQ-HĐND năm 2019 thông qua “Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2020-2022, định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030"
- 5Quyết định 3016/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp giám sát môi trường thông qua dữ liệu tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 380/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế phối hợp giám sát quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo thông qua dữ liệu tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2021 triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh (IOC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 8Kế hoạch 72/KH-UBND về xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang năm 2022
- 9Quyết định 451/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 1043/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý, khai thác và vận hành thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh An Giang
- 11Quyết định 1792/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Điều hành đô thị thông minh Cần Thơ
- 12Kế hoạch 1009/KH-UBND năm 2018 về xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh của thành phố Hồ Chí Minh
- 13Quyết định 1089/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế tạm thời quản lý, vận hành và sử dụng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Thuận
Quyết định 5039/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn thử nghiệm
- Số hiệu: 5039/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực