Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2012/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 12 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Quyết định số Quyết định số 2113/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2880/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi NSNN năm 2012;
Căn cứ Thông tư số 222/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân Tỉnh khoá VI, kỳ họp thứ 5 về dự toán ngân sách địa phương năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về giao dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2013;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách địa phương:
1. Năm 2013 là năm thứ ba của thời kỳ ổn định ngân sách (2011-2015), tiếp tục thực hiện ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách tỉnh và ngân sách các huyện, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế và số bổ sung cân đối cho từng huyện, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế (sau đây gọi chung là cấp huyện) theo mức HĐND tỉnh đã quyết định trong năm 2011.
2. Tiếp tục thực hiện cơ chế cân đối nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và sử dụng một phần từ nguồn thu này để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 2. Phân bổ và giao dự toán ngân sách:
1. Giao dự toán thu ngân sách:
1.1. Giao tổng mức dự toán thu NSNN trên địa bàn cho UBND cấp huyện, phần thu cân đối NSNN, phần được để lại chi quản lý qua NSNN.
1.2. Giao mức nộp NSNN về phí, lệ phí, thu sự nghiệp cho các đơn vị tổ chức thu theo qui định của nhà nước, các đơn vị dự toán thuộc tỉnh.
2. Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước tỉnh:
Việc phân bổ, giao dự toán chi ngân sách địa phương cần phải sắp xếp hết sức hợp lý các khoản chi ngay từ đầu năm. Đồng thời, xem xét kỹ để bố trí mọi khoản chi cần thiết trong dự toán được giao. Việc bố trí chi ngân sách cần hết sức tiết kiệm, ưu tiên cho những nhiệm vụ thiết yếu nhất, bám sát dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao, đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn NSNN, cụ thể cần tập trung vào các giải pháp:
2.1. Phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển:
Giao dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và danh mục các công trình cho các chủ đầu tư thực hiện theo đúng Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Đồng thời, khi phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển phải ưu tiên:
- Tập trung vốn cho trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản theo Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2013; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA theo cam kết; hạn chế khởi công mới các công trình, dự án; chỉ bố trí vốn cho các dự án khởi công mới thật sự cấp bách khi đã bố trí đủ nguồn vốn để thanh toán cho các dự án hoàn thành năm 2012 trở về trước và các dự án chuyển tiếp, hoàn trả các khoản vốn ứng trước. Các dự án khởi công mới năm 2013 phải nằm trong kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tập trung vốn từ nguồn thu Công ty xổ số kiến thiết năm trước chuyển sang để đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế xã hội và phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2013.
- Bố trí trả các khoản vay tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản đến hạn phải trả trong năm 2013.
2.2. Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên:
- Giao tổng mức dự toán chi hành chính, chi sự nghiệp đã trừ tiết kiệm 20% chi thường xuyên, trong đó chi tiết phần do NSNN cấp và chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ cho các đơn vị dự toán thuộc tỉnh và nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ.
- Đơn vị dự toán cấp trên phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị cấp dưới phải khớp đúng dự toán chi được UBND giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi; đảm bảo vốn thực hiện những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật; những nhiệm vụ UBND tỉnh đã quyết định; phân bổ dự toán chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
- Phân bổ kinh phí hành chính, sự nghiệp giao cho đơn vị quản lý phải góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển ngành theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bố trí kinh phí chi cho công tác Đảng, kinh phí thực hiện chương trình công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính của đơn vị mình trong dự toán chi ngân sách được giao.
- Phân bổ dự toán đảm bảo kinh phí trợ giúp an sinh xã hội; kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi; kinh phí thực hiện chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ; chính sách miễn thủy lợi phí; kinh phí bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí miễn giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ; kinh phí cải cách tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp cho cán bộ, viên chức y tế theo Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ và Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ, phụ cấp công vụ theo Nghị định 57/2011/NĐ-CP ngày 07/07/2011 và Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ, chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2011/NĐ-CP ngày 24/12/2011 của Chính phủ, phụ cấp Đảng, Đoàn thể theo Hướng dẫn 05/HD-BTCTW ngày 01/07/2011 của Ban Tổ chức Trung ương; phụ cấp thâm niên giáo dục theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011...
- Các ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, UBND cấp huyện chủ động bố trí kinh phí hợp lý để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác có thể phát sinh tăng thêm trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.
3. Giao dự toán chi ngân sách huyện, xã:
a) Giao chi ngân sách huyện, xã theo tổng mức dự toán và theo những lĩnh vực chi chủ yếu: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng; trong đó giao mức tối thiểu đối với chi lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ, môi trường. Các lĩnh vực còn lại trên cơ sở định hướng của UBND tỉnh, UBND huyện trình HĐND cấp huyện quyết định. UBND cấp huyện khi phân bổ chi sự nghiệp giáo dục phải ưu tiên đảm bảo chi trả lương và các khoản có tính chất lương, sắp xếp hợp lý lịch giảng dạy trong các trường, tăng cường biện pháp quản lý kinh phí dạy thêm giờ phù hợp với khả năng kinh phí được cấp.
b) Giao Sở Tài chính hướng dẫn giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và chỉ tiêu huy động nguồn thực hiện cải cách tiền lương cho UBND cấp huyện.
c) Năm 2013 là năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 nên tiếp tục ổn định trong dự toán ngân sách huyện một số nhiệm vụ chi như năm 2011, đồng thời bổ sung trong dự toán đã giao năm 2013 một số nhiệm vụ chi sau:
- Chi trả chênh lệch tiền lương tăng thêm theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP và Nghị định 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ;
- Kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội như: Trợ cấp cho người cao tuổi và các đối tượng chính sách xã hội theo Nghị định 13/NĐ-CP và Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ; Chi mừng thọ người cao tuổi.
- Chi trả các khoản chính sách, chế độ như: phụ cấp thâm niên giáo dục theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011; đối với cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2011/NĐ-CP ngày 24/12/2011 của Chính phủ; phụ cấp Đảng, Đoàn thể theo Hướng dẫn 05/HD-BTCTW ngày 01/07/2011 của Ban Tổ chức Trung ương; Hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP; Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định 239/QĐ-TTg; kinh phí thực hiện đề án chuyển đổi trường mầm non bán công thành công lập và tăng biên chế theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; Hỗ trợ hoạt động công tác Đảng theo Quyết định 99/QĐ-TW ngày 30/6/2012 của Trung ương; Hỗ trợ các chi hội đặc thù thuộc các xã đặc biệt khó khăn;
- Bổ sung một số nhiệm vụ khác như: Phụ cấp trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư; kinh phí thực hiện cuộc vận động xây dựng khu văn hóa dân cư; Hỗ trợ cho sinh viên dân tộc thiểu số; Thực hiện Luật dân quân tự vệ và pháp lệnh công an xã; Chi tổ chức các lớp trung học hành chính, chính trị, đại học chuyên ngành theo kế hoạch của tỉnh; tăng cường cơ sở vật chất của các Trung tâm Chính trị huyện; chi phát triển các thiết chế văn hóa thể thao cấp xã; Chính sách miễn giảm thủy lợi phí; Kinh phí nạc hóa đàn lợn; Hỗ trợ 50% chi phí giao rừng, cho thuê rừng; Chi kiến thiết thị chính, thu gom và xử lý rác thải, nước thải; Sự nghiệp khoa học công nghệ; Hỗ trợ các nhiệm vụ khác...
d) Căn cứ số bổ sung có mục tiêu của ngân sách tỉnh giao, UBND cấp huyện thực hiện phân bổ, giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, UBND xã phường, thị trấn đảm bảo theo đúng mục tiêu, nội dung đã bố trí. Trường hợp năm này kinh phí sử dụng không hết mà năm sau còn tiếp tục nhiệm vụ chi thì được phép chuyển nguồn sang năm để thực hiện; nếu năm sau không còn nhiệm vụ chi thì UBND huyện có trách nhiệm thực hiện hoàn trả kinh phí còn dư cho ngân sách tỉnh, không sử dụng cho mục đích khác.
Kinh phí phụ cấp thâm niên, phụ cấp cho cán bộ công chức ở vùng đặc biệt khó khăn, hỗ trợ chi phí học tập, chính sách miễn, giảm thủy lợi phí bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện là số tạm cấp trên cơ sở số trung ương tạm bổ sung cho tỉnh. Năm 2013, căn cứ vào nhu cầu thực tế do cấp huyện báo cáo, tổng hợp gửi Sở Tài chính trước 30/5/2012. Sở Tài chính tổ chức thẩm định, bổ sung phần kinh phí còn thiếu cho cấp huyện trên cơ sở nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu trong năm 2013. Kinh phí chuyển đổi trường mầm non bán công thành công lập và tăng biên chế theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, ngân sách tỉnh bổ sung đảm bảo đủ cho số biên chế phát sinh đến thời điểm tháng 10/2012. Đối với số biên chế phát sinh tăng thêm theo Quyết định phê duyệt của tỉnh sau thời điểm nói trên, Sở Tài chính tổng hợp bổ sung cho cấp huyện.
Riêng kinh phí chi trả chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh chuyên trách tại các hội đặc thù theo Quyết định 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ, cấp huyện chủ động cân đối ngân sách huyện để chi trả. Đối với kinh phí trợ cấp cho người cao tuổi và các đối tượng chính sách xã hội theo Nghị định 13/NĐ-CP và Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ của một số huyện phát sinh đối tượng tăng thêm cuối năm 2012 và năm 2013 lớn, vượt quá khả năng cân đối ngân sách huyện, giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Sở Tài chính kiểm tra cụ thể để hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách huyện từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh trong năm 2013.
Các chính sách, chế độ mới phát sinh trong năm 2013, đề nghị UBND cấp huyện tạm ứng ngân sách huyện để đảm bảo chi trả kịp thời trong thời gian Sở Tài chính tổng hợp, bổ sung kinh phí theo quy định.
đ) Cấp huyện thực hiện cân đối vốn từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất để chi thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và bê tông hoá giao thông nông thôn, chi thực hiện qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã theo Nghị quyết của HĐND Tỉnh, qui hoạch đất nghĩa trang, hạ tầng, các công trình phúc lợi, hoạt động môi trường,… bố trí tối thiểu 10% nguồn thu tiền sử dụng đất để xây dựng trường học; dành tỉ lệ vốn hợp lý để tiếp tục thực hiện lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số hoạt động thuộc sự nghiệp địa chính nhằm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
e) UBND cấp huyện chủ động bố trí từ nguồn tăng thu dự toán 2013 so với năm 2012 từ thuế, phí đã phân cấp thu (sau khi trừ nguồn làm lương) để ưu tiên tăng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi quản lý hành chính, chi thực hiện Luật dân quân tự vệ, chi trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội tăng thêm trong năm 2012 và năm 2013, chi đảm bảo phổ biến giáo dục pháp luật, trợ cấp cho đại biểu HĐND cấp huyện, xã theo chính sách của Tỉnh, chi hoạt động của Ban giám sát đầu tư cộng đồng xã, kinh phí hoạt động của HĐND các cấp; chi động viên các đối tượng chính sách, chế độ nhân dịp lễ, tết; nâng lương, tuyển mới cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện quản lý; trang cấp cho cán bộ thanh tra, Uỷ ban Kiểm tra Đảng; chống đánh bắt cá, khai thác khoáng sản trái phép, chuẩn bị đầu tư, tăng dự phòng ngân sách, dự trữ lương thực, thực phẩm phòng chống bão lụt; và các nhiệm vụ bức thiết khác theo quy định của pháp luật.
4. Về sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh
Dự phòng ngân sách tỉnh được sử dụng để phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán theo quy định của Luật NSNN.
Cấp huyện, cơ quan, đơn vị phải làm việc thống nhất với Sở Tài chính về việc bổ sung kinh phí ngoài kế hoạch trước khi báo cáo UBND tỉnh để đảm bảo tính cân đối kinh phí; Sở Tài chính tổng hợp, thẩm định chung; định kỳ hàng quý cân đối; đề xuất UBND tỉnh giải quyết theo quy định, ngoại trừ những nhiệm vụ cấp thiết, đột xuất về quốc phòng, an ninh hoặc chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 3. Một số biện pháp triển khai thực hiện dự toán NSNN tỉnh
1. Về quản lý điều hành thu ngân sách nhà nước
1.1. Tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật.
1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường, các Ban quản lý dự án, UBND cấp huyện tập trung đôn đốc việc đầu tư hoàn chỉnh các khu qui hoạch đấu giá đất để tăng thu cấp quyền sử dụng đất. Các Sở có liên quan khẩn trương tìm biện pháp và đối tác để sớm chuyển nhượng quyền sử dụng các khu đất có lợi thế kinh doanh. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
1.3. Tiếp tục rà soát, kiểm tra, tổ chức thực hiện các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của pháp lệnh về phí, lệ phí và Chỉ thị 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.
1.4. Cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân; đồng thời, tổ chức thu triệt để các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu hồi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả biện pháp cưỡng chế nợ thuế; Đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro, tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm, các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp rủi ro cao, có dấu hiệu chuyển giá và việc thực hiện miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, hoàn thuế để truy thu đầy đủ vào NSNN các khoản tiền thuế bị gian lận.
1.5. Cơ quan Thuế thực hiện hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nộp thuế vào NSNN theo phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương thời kỳ 2011-2015 đã được HĐND tỉnh thông qua. Tổ chức triển khai tốt, có hiệu quả Luật quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung và các cơ chế, chính sách tài chính, thuế có hiệu lực thi hành từ năm 2013.Tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với các khoản thuế, tiền sử dụng đất được gia hạn nộp sang năm 2013.
2. Về tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước
2.1. Về quản lý vốn đầu tư
- Nâng cao trách nhiệm của các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn quản lý đầu tư.
- Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ quyết toán vốn đầu tư. Xử phạt nghiêm theo qui định đối với các chủ đầu tư chậm quyết toán công trình XDCB. Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính tham mưu, theo dõi và báo cáo UBND Tỉnh việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB theo quy định tại Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ.
- Thực hiện việc ứng trước dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm sau phải đảm bảo theo đúng quy định Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ.
2.2. Về quản lý chi thường xuyên
a) Về công tác phân bổ, thông báo dự toán:
- Về việc đảm bảo kinh phí hoạt động khi chưa có dự toán được duyệt: Trường hợp trong tháng 01/2013, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước tạm cấp kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Thời gian phân bổ dự toán kéo dài chậm nhất đến ngày 31/01/2013; quá thời hạn này, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm dự toán chi của đơn vị để điều chuyển cho cơ quan, đơn vị khác, hoặc bổ sung vào dự phòng ngân sách theo quy định của Chính phủ. Đối với các nguyên nhân do khách quan, vượt quá thẩm quyền của đơn vị như chưa có phê duyệt của cấp có thẩm quyền về tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện nhiệm vụ..., đơn vị dự toán cấp I phải dự kiến thời hạn hoàn thành để cơ quan tài chính cho kéo dài thời gian phân bổ, song chậm nhất không quá ngày 31/3/2013; quá thời hạn này, dự toán còn lại chưa phân bổ sẽ xử lý tương tự như đối với các nguyên nhân chủ quan nêu trên.
- Khi phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp I phải chú ý phân bổ để hoàn trả các khoản đã được tạm ứng, tạm cấp, các khoản phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp đơn vị không phân bổ dự toán cho các khoản phải thu hồi này, cơ quan tài chính có văn bản thông báo cho các cơ quan, đơn vị để phân bổ lại, đồng thời thông báo cho cơ quan Kho bạc nhà nước cùng cấp để tạm thời chưa cấp kinh phí cho đến khi nhận được bản phân bổ theo đúng quy định trên.
- Việc bổ sung kinh phí chi thường xuyên ngoài dự toán chỉ thực hiện theo định kỳ.
b) Điều chỉnh dự toán đơn vị sử dụng ngân sách:
- Trường hợp cần điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc mà không làm thay đổi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao, đơn vị dự toán cấp I thống nhất với cơ quan tài chính đồng cấp điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách liên quan, đồng gửi các Kho bạc nhà nước giao dịch.
- Trường hợp đơn vị dự toán cấp I được cấp có thẩm quyền giao bổ sung dự toán để thực hiện nhiệm vụ phát sinh, nếu quyết định bổ sung dự toán đã thể hiện chi tiết lĩnh vực chi và đơn vị thực hiện thì không phải lập phương án phân bổ gửi cơ quan tài chính thẩm định, mà phân bổ giao dự toán cho đơn vị trực thuộc và thông báo Kho bạc nhà nước có liên quan để thực hiện.
- Trường hợp điều chỉnh dự toán từ kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ sang kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, kinh phí không thường xuyên sang kinh phí thường xuyên, đơn vị cần phải có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính để đảm bảo việc phân bổ kinh phí thực hiện được các nhiệm vụ được giao.
c) Về việc kiểm soát chi, thực hiện kỷ luật trong công tác lập báo cáo:
- Cơ quan tài chính, KBNN các cấp tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí NSNN từ khâu lập, phân bổ và phê duyệt dự toán chi tiết, cấp phát và xét duyệt quyết toán. Trong quá trình phân bổ dự toán phải bám sát các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, đảm bảo bố trí kinh phí hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả. Thực hành tốt Luật tiết kiệm chống lãng phí, không bố trí các khoản chi vượt tiêu chuẩn, định mức, không đúng chính sách chế độ, các khoản ngoài nhiệm vụ chi của đơn vị.
- Tăng cường kỷ luật tài chính trong công tác lập báo cáo định kỳ và quyết toán ngân sách nhà nước. Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, cơ quan tài chính cấp dưới chậm phân bổ dự toán, chậm nộp báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo thời gian quy định thì cơ quan tài chính có quyền áp dụng một trong hai biện pháp: thông báo cho KBNN nơi giao dịch tạm ngừng cấp phát thanh toán (trừ các khoản lương và có tính chất lương); áp dụng hình thức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ. Thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị dự toán chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 72 của Luật NSNN.
- KBNN tỉnh, huyện thực hiện nghiêm túc việc cung cấp đầy đủ các báo cáo theo Quyết định số 130/2009/QĐ-BTC ngày 20/06/2009 của Bộ Tài chính cho các cơ quan tài chính, các đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch trực tiếp.
d) Việc rút dự toán:
- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách:
Căn cứ dự toán ngân sách năm được giao, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chi tiêu ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo nguyên tắc:
+ Các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội, ...) đảm bảo thanh toán theo mức được hưởng hàng tháng của các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước.
+ Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác thực hiện thanh toán theo tiến độ, khối lượng thực hiện theo chế độ quy định.
- Đối với bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:
Căn cứ dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách dưới được cấp có thẩm quyền giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, hàng tháng cơ quan tài chính cấp dưới chủ động rút dự toán tại Kho bạc nhà nước đồng cấp để đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình; riêng ngân sách cấp xã rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
Mức rút dự toán hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán có thể cao hơn mức bình quân trên, song tổng mức rút dự toán cả quý I không được vượt quá 30% dự toán năm.
Trường hợp đặc biệt cần tăng tiến độ rút dự toán, Uỷ ban nhân dân cấp dưới phải có văn bản đề nghị cơ quan tài chính cấp trên xem xét, quyết định.
d) Về xử lý ngân sách cuối năm:
Việc xử lý ngân sách cuối năm thực hiện theo Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính. Số kinh phí cuối năm không sử dụng hết thì các đơn vị dự toán cấp nào phải hoàn trả cho NSNN cấp đó, nếu có nhu cầu chi tiếp trong năm sau phải báo cáo cơ quan tài chính xem xét, giải quyết chuyển nguồn. Thực hiện chi chuyển nguồn sang năm sau không cần xét chuyển bao gồm: nguồn thực hiện chế độ tiền lương mới, chuyển nguồn của các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, chi cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
d) Về tăng cường hiệu quả sử dụng kinh phí:
- Các đơn vị dự toán các cấp phải thực hiện đầy đủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; chế độ tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Triển khai 100% khoán chi hành chính và biên chế đối với các cơ quan hành chính ở cấp huyện.
- Tiến hành sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, tinh giản biên chế, hạn chế tăng biên chế sự nghiệp được đảm bảo từ nguồn NSNN cấp, thực hiện chế độ làm việc kiêm nhiệm đối với cán bộ xã bán chuyên trách nhằm sử dụng vốn NSNN một cách tiết kiệm, có hiệu quả.
2.3. Về phương thức quản lý, cấp phát vốn chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án trung ương bổ sung có mục tiêu trên địa bàn:
Việc cấp quản lý, cấp phát vốn chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án trung ương bổ sung mục tiêu thực hiện theo quy định hiện hành của UBND tỉnh và các văn bản pháp luật liên quan. Các Sở được phân công theo dõi, quản lý các chương trình, dự án và UBND cấp huyện, các chủ đầu tư phải khẩn trương hoàn tất các thủ tục có liên quan để sử dụng kinh phí có hiệu quả, theo quy định nhà nước hiện hành.
Điều 4. Về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành, tiết kiệm và chống lãng phí, Chương trình hành động của UBND Tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chỉ thị của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Tiến hành rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng vốn NSNN trong các lĩnh vực, đặc biệt trong khâu chủ trương và xác định quy mô đầu tư, quy hoạch, đấu thầu, chi tiêu ngân sách, tài sản công, tài nguyên thiên nhiên để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới đáp ứng yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính...
- Tập trung thanh tra chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB; kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động đối với một số đơn vị sự nghiệp thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 về giao quyền tự chủ về tài chính và một số chương trình mục tiêu trọng điểm khác. Đồng thời, tổ chức xử lý kịp thời, đầy đủ những tồn tại, sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và đã có kết luận bằng văn bản; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách. Thực hiện công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kết quả xử lý. Các đơn vị sử dụng ngân sách cần thực hiện đầy đủ quy chế tự kiểm tra tài chính kế toán theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước” để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai phạm trong quản lý tài chính ngân sách.
Điều 5. Về thực hiện cải cách tiền lương năm 2013
1. Dự toán chi ngân sách năm 2013 của các đơn vị dự toán cấp tỉnh, số bổ sung chênh lệch tiền lương tăng thêm từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện đã bao gồm kinh phí cải cách tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP và Nghị định 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
2. UBND cấp huyện bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2013 như sau:
2.1. Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ lương và các khoản có tính chất lương) đảm bảo không thấp hơn số tiết kiệm chi thường xuyên được UBND Tỉnh giao;
2.2. Dành 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2013; riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, kinh phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh. Số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước và đã được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí cho hoạt động thu như: số thu học phí để lại cho trường công lập; số thu dịch vụ khám, chữa bệnh để lại cho bệnh viện công lập sau khi trừ chi phí thuốc, máu dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao,..Số thu được để lại theo chế độ được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này là thu từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước, nhưng chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động thu.
2.3. Dành 50% số chênh lệch dự toán thu thực hiện năm 2012 so với dự toán năm 2012;
2.4. Dành 50% số tăng thu dự toán năm 2013 so dự toán năm 2012.
2.5. Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2012 còn lại chưa sử dụng chuyển sang năm 2013 (nếu có);
3. Các đơn vị hành chính và sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ) sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2013; riêng ngành y tế 35% như quy định tại mục 2.2, điểm 2, điều 5 của Quyết định này.
4. Ngoài 10% tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, UBND huyện có trách nhiệm thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) trước khi giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị để bố trí chi cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Điều 6. Uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài chính
1. Thống nhất với thủ trưởng các đơn vị về phân bổ dự toán chi tiết cho đơn vị dự toán cấp dưới; được quyền yêu cầu thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc tỉnh điều chỉnh dự toán chi tiết trong trường hợp xét thấy việc phân bổ chưa thực sự tiết kiệm, không đúng chủ trương, định hướng chung của tỉnh về dự toán NSNN năm 2013.
2. Quyết định chuyển nguồn kinh phí sang năm 2013 đối với một số nhiệm vụ chi đã được UBND Tỉnh quyết định trong năm 2012 nhưng vì lý do khách quan chưa thực hiện.
3. Thông báo bổ sung chênh lệch tiền lương tăng thêm và các khoản phụ cấp theo lương…
4. Quyết định chi thực hiện chính sách thôi việc theo Nghị định 67/NĐ-CP trên cơ sở Quyết định tinh giản biên chế của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phân bổ và thông báo kinh phí đào tạo học sinh Lào, đào tạo theo chế độ cử tuyển, kinh phí đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, kinh phí triển khai ISO theo kế hoạch của UBND tỉnh đã được giao tại Quyết định số 2356/QĐ-UBND ngày 13/12/2012 của UBND tỉnh về việc giao dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2013.
6. Thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt dự toán và phân bổ kinh phí thực hiện công tác quy hoạch ở địa phương căn cứ trên dự toán của các ngành, các cấp lập gửi Sở Tài chính theo quy định tại Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính.
7. Kiểm tra, thanh toán chi phí thực tế phát sinh liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính và bổ sung kinh phí hoạt động cho các đơn vị theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan.
8. Phân bổ và thông báo kinh phí cho các đơn vị và ngân sách cấp huyện từ nguồn thu xử phạt an toàn giao thông.
9. Điều chỉnh danh mục chi mục tiêu kiến thiết thị chính, kinh phí quy hoạch trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của UBND cấp huyện, các ngành và theo qui định của nhà nước.
10. Phân bổ và thông báo chi tiết kinh phí cho cấp huyện:
a) Kinh phí tăng biên chế, tăng lương ngạch bậc, kinh phí chia tách, thành lập trường mới và thẩm định, phân bổ kinh phí tăng biên chế giáo viên mầm non và tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục và đào tạo (bao gồm Sở Giáo dục Đào tạo và UBND cấp huyện), các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; đào tạo nghề; trợ giúp các đối tượng chính sách; đào tạo trung học hành chính, chính trị, đại học chuyên ngành theo kế hoạch của tỉnh, phân bổ đầu tư cho một số huyện từ nguồn thu tiền sử dụng đất căn cứ vào tình hình thu NSNN năm 2013 …
b) Chi thực hiện một số chính sách chế độ chuyển tiếp và mới trong năm 2012 đã xác định rõ số lượng đối tượng được hưởng.
c) Thông báo số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện (đối với các khoản bổ sung mục tiêu theo Quyết định UBND tỉnh, Thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư) để UBND cấp huyện rút dự toán theo quy định tại Thông tư số 222/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2013.
11. Đối với các khoản lương, chi thực hiện các chính sách, chế độ cho con người tạm giao trong dự toán năm 2013, giao Sở Tài chính thẩm định, bổ sung đủ nguồn cho các cơ quan, đơn vị, cấp huyện căn cứ theo số thực tế phát sinh và nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu trong năm 2013.
12. Quyết định chi từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh đối với các khoản chi cấp thiết, phát sinh ngoài dự toán từ 30 triệu đồng trở xuống.
Định kỳ 6 tháng; báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện nhiệm vụ ủy quyền nêu tại Điều này cho UBND tỉnh (hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh).
Điều 7. Xử lý ngân sách trong trường hợp hụt thu:
Trong quá trình điều hành ngân sách, nếu thực tế thu ngân sách nhà nước khó thu đạt dự toán được HĐND tỉnh giao, Sở Tài chính căn cứ tiến độ thu ngân sách nhà nước và dự kiến khả năng thu chủ động phối hợp các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo UBND tỉnh để thống nhất ý kiến với Thường trực HĐND tỉnh điều chỉnh giảm dự phòng ngân sách tỉnh, sắp xếp bố trí cắt giảm vốn đầu tư phát triển và một số nguồn sự nghiệp có mức chi lớn để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách địa phương.
Điều 8. Thủ trưởng các đơn vị Dự toán cấp 1 thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ Nghị quyết của HĐND Tỉnh, Quyết định của UBND Tỉnh về giao dự toán thu, chi NSNN năm 2013 của tỉnh và các cơ chế, giải pháp điều hành dự toán NSNN của Tỉnh theo Quyết định này:
1. Khẩn trương phân bổ, thống nhất bằng văn bản với cơ quan tài chính để giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc.
2. Cụ thể hóa các giải pháp và triển khai thực hiện ngay từ đầu năm nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2013 và tạo đà phát triển kinh tế xã hội cho những năm tiếp theo./.
Điều 9. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và áp dụng cho năm ngân sách 2013.
Điều 10. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- 1Quyết định 46/2011/QĐ-UBND quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Công văn 3731/UBND-TM năm 2013 thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 62/2013/QĐ-UBND quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2014 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 03/2017/QĐ-UBND về quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 3100/QĐ-UBND năm 2017 về quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2014-2018
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 3Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Luật quản lý thuế 2006
- 5Quyết định 09/2007/QĐ-TTg về việc xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc Sở hữu nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 7Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 10Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 185/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
- 12Chỉ thị 24/2007/CT-TTg về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- 14Thông tư 24/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch do Bộ Tài chính ban hành
- 15Quyết định 140/2008/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 09/2007/QĐ-TTg sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Thông tư 108/2008/TT-BTC hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm do Bộ Tài chính ban hành
- 17Thông tư 130/2009/TT-BTC quy định hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị áp dụng trong chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước ban hành theo Quyết định 120/2008/QĐ-BTC do Bộ Xây dựng ban hành
- 18Nghị định 64/2009/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 19Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 20Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 22Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 23Nghị định 22/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung
- 24Quyết định 30/2011/QĐ-TTg về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- 26Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập
- 27Nghị định 57/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ
- 28Hướng dẫn 05-HD/BTCTW thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và tiền lương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam theo Thông báo 13-TB/TW do Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 29Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Nghị định 116/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 31Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung
- 32Nghị định 34/2012/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ
- 33Quyết định 2113/QĐ-TTg năm 2011 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34Quyết định 2880/QĐ-BTC năm 2011 về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2012 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 35Quyết định 99-QĐ/TW năm 2012 về Quy định chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 36Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 37Thông tư 222/2012/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 38Quyết định 2356/QĐ-UBND về giao dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2013 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 39Nghị quyết 23/2012/NQ-HĐND dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2013 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 40Quyết định 46/2011/QĐ-UBND quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 41Công văn 3731/UBND-TM năm 2013 thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 42Quyết định 62/2013/QĐ-UBND quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2014 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 43Quyết định 03/2017/QĐ-UBND về quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 44Quyết định 3100/QĐ-UBND năm 2017 về quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Quyết định 49/2012/QĐ-UBND quy định tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước địa phương năm 2013 do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 49/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra