- 1Quyết định 59/2006/QĐ-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 149/2004/NĐ-CP qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- 3Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 4Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- 5Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 8Thông tư 09/2009/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Thông tư 02/2010/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 10Nghị định 26/2010/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 8 Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2012/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 31 tháng 7 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ các Luật: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP; số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010 về sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Xây dựng: số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 về quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 480/TTr-SXD ngày 05/7/2012 của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. UBND TỈNH |
QUẢN LÝ THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng cho các hoạt động thoát nước ngoài nhà, trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
2. Quy chế này quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân và hộ tham gia hoạt động thoát nước trong đô thị.
Điều 2. Các thành phần của hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh
Hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh bao gồm:
1. Mạng lưới thoát nước cấp 1: Bao gồm hệ thống cống bao, kênh, mương dẫn nước thải, nước mưa xả vào các kênh mương, sông, ngòi chính có dòng chảy tiêu thoát nước cho khu vực, vùng hoặc liên vùng;
2. Mạng lưới thoát nước cấp 2: Bao gồm hệ thống cống dọc các đường phố chính có chức năng vận chuyển nước thải và nước mưa, có thể thông qua hoặc không thông qua các trạm bơm, các trạm xử lý hồ điều hòa, đến hệ thống thoát nước cấp 1;
3. Mạng lưới thoát nước cấp 3: Bao gồm các cống dọc đường phố tại các tiểu khu, cống dẫn nước mưa, nước từ các hố ga mặt đường, dùng để thu gom, truyền tải nước thải, nước mưa của các hộ hoặc nước bề mặt tới mạng lưới thoát cấp 1 và cấp 2.
4. Công trình trên hệ thống thoát nước gồm:
- Hố kiểm tra, ga thăm, cửa thu nước lề đường, cửa tràn tách nước v.v…;
- Trạm bơm nước thải, nước mưa; cống liên quan đến trạm bơm;
- Hồ điều hoà và kênh mương;
- Cửa xả nước mưa hoặc nước thải đã xử lý vào môi trường tiếp nhận;
- Nhà máy xử lý nước thải, phòng thí nghiệm;
- Công trình xử lý bùn cặn.
1. Nước mưa là nước do mây ngưng tụ rơi xuống.
2. Bùn là cặn bã hữu cơ, vô cơ có trong nước thải hoặc nước mưa.
3. Hố kiểm tra là một thành phần của hệ thống thoát nước công cộng dùng để kiểm tra và làm sạch hệ thống ống bên trong của hộ thoát nước tương ứng.
4. Ống đấu nối là đường ống nối từ hố kiểm tra ra cống cấp 3, cấp 2 hoặc cấp 1.
5. Cống bao là tuyến cống chính có cửa tràn để thu và chuyển nước thải về nhà máy xử lý nước thải hoặc các trạm bơm nước thải cục bộ.
6. Các hộ xả nước trực tiếp (hoặc hộ thoát nước đơn lẻ) là hộ xả nước mưa, nước thải trực tiếp vào môi trường, không xả vào hệ thống cống thoát.
7. Các gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ xả nước mưa, nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng gọi chung là hộ xả nước gián tiếp (hoặc gọi là hộ thoát nước).
8. Khách hàng là đối tượng có sử dụng các dịch vụ thoát nước và ký hợp đồng dịch vụ với cơ quan vận hành hệ thống thoát nước.
9. Đơn vị vận hành hệ thống thoát nước (hoặc đơn vị thoát nước) là tổ chức được chủ sở hữu lựa chọn để quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống và cung cấp các dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý vận hành.
10. Dịch vụ thoát nước là dịch vụ đô thị mà đơn vị được giao quản lý vận hành cung cấp, bao gồm thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải và nước mưa.
11. Các hoạt động thoát nước là tất cả các hoạt động có liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ thoát nước từ khâu đầu tư vào hệ thống thoát nước, lập kế hoạch, thiết kế, quản lý, thu gom, vận hành và bảo dưỡng.
12. Vận hành và bảo dưỡng là toàn bộ các hoạt động thường nhật hoặc định kỳ của đơn vị quản lý vận hành, để đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động một cách hiệu quả và lâu dài.
13. Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị quản lý vận hành với hộ thoát nước (trừ hộ gia đình).
14. Tiêu chuẩn dịch vụ là mức độ chất lượng dịch vụ, phù hợp với các quy định pháp lý liên quan, do đơn vị quản lý vận hành đề ra và cam kết thực hiện.
15. Hợp đồng quản lý vận hành là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu hệ thống thoát nước và đơn vị quản lý vận hành được chủ sở hữu lựa chọn để quản lý vận hành một phần hoặc toàn bộ hệ thống thoát nước đó.
16. Biểu phí thoát nước là bảng giá tính theo đơn vị mà hộ xả nước phải trả cho các dịch vụ thoát nước.
17. Tiền dịch vụ thoát nước là tổng số tiền mà hộ xả nước thải phải trả theo hợp đồng dịch vụ.
18. Giếng tách là hố ga thực hiện việc đưa nước thải vào đường ống thu gom riêng khi trời không mưa và xả nước mưa vào cống dẫn nước mưa khi có mưa.
19. Cống áp lực là tuyến cống dẫn nước thải có áp suất cao hơn áp suất khí quyển.
20. Cửa vận hành cống hộp là các cửa của cống hộp phục vụ cho công tác nạo vét, bảo dưỡng, sửa chữa các cống hộp.
21. Các quy định liên quan khác là các quy định có hiệu lực pháp luật của Nhà nước Việt Nam hoặc các quy định khác được Chính phủ Việt Nam cho phép áp dụng, mà việc áp dụng bất kỳ nội dung nào trong đó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc/và gián tiếp đến công tác quản lý nước thải.
22. Một số từ ngữ khác được giải thích tại Điều 2 Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ.
Điều 4. Áp dụng quy chuẩn xả thải
1. Nước thải từ hệ thống thoát nước thành phố, từ các hộ thoát nước trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt.
2. Nước thải khác (không phải sinh hoạt) khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị phải đạt quy chuẩn xả thải gián tiếp vào hệ thống quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này. Trường hợp không đạt quy chuẩn, phải được xử lý sơ bộ cho đạt quy chuẩn trước khi xả vào hệ thống.
3. Các hộ xả gián tiếp nước thải khác phải xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống thoát nước, nếu chất lượng của nước thải phát sinh vượt quá các trị số xả thải nêu trong Phụ lục 2.
CÁC QUI ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động thoát nước
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển thoát nước; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước cho các cơ quan chuyên môn và Uỷ ban nhân dân các cấp.
2. Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh lựa chọn đơn vị quản lý vận hành có đủ năng lực.
3. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố bổ sung các định mức, đơn giá dịch vụ thoát nước đô thị còn thiếu hoặc chưa phù hợp trên địa bàn tỉnh để áp dụng; thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt giá dự toán hợp đồng quản lý vận hành; thỏa thuận đấu nối được lập giữa hộ thoát nước và đơn vị quản lý vận hành; tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng và Chủ tịch UBND tỉnh về số liệu, tình hình hoạt động thoát nước trên địa bàn theo định kỳ và đột xuất; xử phạt hành vi vi phạm các quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước (theo Điều 42, Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ).
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước; xác định thông báo và thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định của Chỉnh phủ: số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003, số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007; tiếp nhận, thẩm định, trình UBND tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận theo Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chỉnh phủ; theo dõi, kiểm soát việc xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận.
5. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc thẩm định phí thoát nước, hướng dẫn việc quản lý tài chính, kiểm tra và thẩm định quyết toán sử dụng phí thoát nước theo quy định.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Ninh về đầu tư phát triển hệ thống thoát nước.
7. Sở Nông nghiệp và PTNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; quản lý việc cấp, thu hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi.
8. Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, các xã phường, trưởng các khu phố và khu dân cư chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý vận hành, các tổ chức quần chúng và tổ chức xã hội để tuyên truyền, giáo dục và truyền thông vấn đề bảo vệ môi trường; hướng dẫn các tổ chức, các hộ dân, cá nhân bảo vệ hệ thống thoát nước, phát hiện kịp thời và ngăn chặn các vi phạm có ảnh hưởng xấu tới môi trường (nguồn nước), làm hư hỏng, phá huỷ các công trình thoát nước.
9. Cảnh sát môi trường là đơn vị giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực thi, xử lý các vi phạm pháp luật trong các hoạt động thoát nước (áp dụng theo Điều 42 Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ).
1. Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh là chủ sở hữu toàn bộ hệ thống thoát nước trên địa bàn gồm:
a) Được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới trong thành phố;
c) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn.
2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới Bắc Ninh sở hữu, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư đến khi bàn giao cho Uỷ ban nhân dân thành phố (nếu có quy định trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư).
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của các hộ xả nước thải và nước mưa
1. Các đối tượng sản sinh ra nước thải sinh hoạt và nước thải khác đều có quyền và nghĩa vụ đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng nếu hệ thống này đã được xây dựng và sẵn sàng để sử dụng, công việc này phải hoàn tất trong vòng ba tháng kể từ khi có đơn yêu cầu đấu nối.
2. Hộ xả nước thải sinh hoạt và không phải sinh hoạt nằm trong vùng phục vụ của hệ thống thoát nước đều phải trả tiền cho các dịch vụ thoát nước.
3. Hộ xả nước thải đấu nối với hệ thống thoát nước đô thị có quyền:
a) Được cung cấp các dịch vụ trong quy chế này;
b) Yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kịp thời sửa chữa hoặc khôi phục hệ thống thoát nước khi bị hư hỏng;
c) Được bồi thường các mất mát, hư hỏng do đơn vị gây ra.
4. Đối với các công trình, nhà ở mới xây dựng, việc đấu nối phải được hoàn tất trước khi nhà, công trình đó đưa vào sử dụng.
5. Trường hợp trong một khu đất do một chủ sở hữu mà có nhiều hộ xả nước thì tất cả các hộ xả nước thải đều bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ như trên.
6. Các hộ tự xử lý nước thải sau đó xả trực tiếp vào môi trường cần phải:
a) Tuân thủ quy chuẩn xả thải vào môi trường (tại Phụ lục 1);
b) Có Giấy phép xả thải của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có sự chấp thuận của đơn vị quản lý vận hành đồng ý miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị.
7. Các hộ xả nước gián tiếp phải trang bị trạm bơm dâng bằng kinh phí của mình nếu nước thải của hộ đó không tự chảy được vào hệ thống thoát nước đô thị.
8. Các hộ xả nước gián tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng mọi loại nước mưa và nước thải phát sinh trong phạm vi danh giới khu đất của mình.
9. Hộ xả nước thải sử dụng các dịch vụ thoát nước có nghĩa vụ trả phí thoát nước cho đơn vị quản lý vận hành.
10. Hộ xả nước thải làm hư hỏng tài sản của các hộ khác, làm hư hại hệ thống thoát nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường đều phải bồi thường thiệt hại.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hệ thống thoát nước
1. Ký hợp đồng quản lý vận hành với đơn vị có đủ năng lực.
2. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành có đủ năng lực thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh hoặc giao thầu.
3. Thanh toán tiền cho đơn vị quản lý vận hành theo giá hợp đồng và khối lượng thực hiện.
4. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước phải cung cấp đủ nguồn lực để mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa, phát triển hệ thống và đóng vai trò là chủ đầu tư.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước
1. Đơn vị quản lý vận hành được chủ sở hữu hệ thống thoát nước giao cho nhiệm vụ thu phí thoát nước. Số phí thu được sử dụng vào việc chi trả cho đơn vị quản lý vận hành, nếu thu không đủ thì ngân sách Thành phố phải bù để đảm bảo vận hành theo quy trình.
2. Nước thải từ khi được xả vào hệ thống thoát nước trở thành tài sản của đơn vị quản lý vận hành.
3. Quyền của đơn vị quản lý vận hành thông qua hợp đồng quản lý vận hành phải bao gồm:
a) Ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng (trừ khách hàng hộ gia đình) và thực hiện mọi hoạt động theo hợp đồng dịch vụ đã ký;
b) Thu phí thoát nước;
c) Nhận thanh toán đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng quản lý vận hành, yêu cầu bồi thường thiệt hại tài chính do việc thanh toán chậm gây ra đã được cụ thể hóa theo hợp đồng;
d) Đề nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét, bổ sung và sửa đổi quy phạm, quy chuẩn, các định mức kinh tế - kỹ thuật, chính sách có liên quan tới các hoạt động thoát nước;
e) Báo cáo với chủ sở hữu và đề nghị các cơ quan hữu quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm của tổ chức và cá nhân gây ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động thoát nước.
4. Nhiệm vụ của đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước gồm:
a) Vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước, bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ thoát nước cho khách hàng cả về chất lượng và số lượng theo đúng hợp đồng quản lý vận hành và hợp đồng dịch vụ đã ký;
b) Tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản ánh có liên quan đến dịch vụ thoát nước, ký kết các hợp đồng dịch vụ với khách hàng (trừ hộ gia đình). Giải quyết các khiếu nại về dịch vụ thoát nước, bảo đảm sự hài lòng cao nhất của khách hàng;
c) Quản lý các tài sản do chủ sở hữu giao, thường xuyên theo dõi sự hoạt động của các công trình thoát nước và báo cáo với chủ sở hữu tài sản;
d) Theo dõi và báo cáo với chủ sở hữu về hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước;
e) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống thoát nước, bảo đảm việc thu gom, xử lý và xả nước vào môi trường theo thoả thuận; sửa chữa kịp thời các trục trặc, hư hỏng;
f) Bồi thường thiệt hại gây ra cho khách hàng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng dịch vụ;
g) Việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước và các tài sản di động theo đúng các quy trình tác nghiệp đã được phê duyệt;
h) Theo dõi, thiết lập cơ sở chỉ dữ liệu các hộ xả nước;
l) Hàng năm hoặc đột xuất xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thoát nước trình chủ sở hữu phê duyệt;
m) Xây dựng dự thảo về phí thoát nước gửi Sở Xây dựng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 10. Hợp đồng quản lý vận hành
Hợp đồng quản lý vận hành được ký kết giữa chủ sở hữu và đơn vị quản lý vận hành, với các nội dung chính quy định trong Thông tư 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
Điều 11. Hợp đồng dịch vụ thoát nước
1. Nội dung cơ bản hợp đồng dịch vụ thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 88/2007/NĐ-CP và theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng.
2. Hợp đồng dịch vụ thoát nước phải được ký kết trước khi tiến hành đấu nối vào hệ thống thoát nước.
3. Các hộ thoát nước (trừ hộ gia đình) đã đấu nối trực tiếp hoặc chảy gián tiếp vào hệ thống thoát nước đô thị trước khi quy chế này có hiệu lực phải ký hợp đồng với đơn vị thoát nước trong thời gian 30 ngày kể từ khi Quy chế này có hiệu lực.
1. Việc đấu nối các hộ xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị được thực hiện giữa đơn vị quản lý vận hành và hộ thoát nước.
2. Ống nối và hố kiểm tra là các bộ phận của hệ thống thoát nước công cộng do chủ sở hữu hệ thống hoặc đơn vị quản lý vận hành thiết kế, xây dựng, sửa chữa, thay thế hoặc dỡ bỏ.
3. Các hộ thoát nước đều được cung cấp:
a) Một vị trí đấu nối chung cho cả nước thải và nước mưa nếu thuộc lưu vực của hệ thống thoát nước chung;
b) Một vị trí đấu nối vào cống thoát nước thải và một vị trí đấu nối vào cống thoát nước mưa nếu thuộc lưu vực của hệ thống thoát nước riêng.
4. Đơn vị quản lý vận hành mới có quyền giải quyết miễn trừ đấu nối hoặc cho phép hai hộ thoát nước hoặc nhiều hơn được đấu nối vào cùng một vị trí đấu nối và một hố kiểm tra. Trong trường hợp này, đơn vị quản lý vận hành sẽ phải chỉ định rõ vị trí của hố kiểm tra và vị trí đấu nối.
5. Hệ thống vệ sinh riêng của khách hàng xả nước thải kể từ công trình vệ sinh trong nhà tới hố kiểm tra thuộc về trách nhiệm của khách hàng đấu nối, kể cả xây dựng, vận hành và bảo dưỡng.
6. Đơn vị quản lý vận hành sẽ kiểm soát việc xây dựng theo đúng quy cách ống nối từ nhà ra tới hố kiểm tra kể cả chất lượng vật liệu và kỹ thuật thi công công trình.
Điều 13. Làm sạch và hút hầm cầu
Hầm cầu do các hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ quan đều phải được làm sạch và hút cặn định kỳ tuỳ theo các thông số thiết kế bằng kinh phí của chủ hộ hoặc người được chủ hộ đó uỷ quyền. Đơn vị quản lý vận hành có thể tham mưu về kỹ thuật, giám sát việc thực hiện và điều phối các hoạt động có liên quan nếu được yêu cầu.
Điều 14. Tiếp cận với các công trình xả nước thải
1. Hộ thoát nước thải phải tạo điều kiện cho đơn vị quản lý vận hành tiếp cận với các công trình xả nước thải bên trong nhà và cung cấp cho đơn vị này các số liệu kỹ thuật của chúng.
2. Đơn vị quản lý vận hành có quyền lấy mẫu nước thải khác trong hố kiểm tra trên đường đấu nối của khách hàng bất kể lúc nào. Các kết quả xét nghiệm mẫu dùng làm cơ sở để tính phí nước thải.
3. Trong trường hợp nước thải của hộ xả thải bắt buộc phải đi qua khu vực của một chủ sở hữu khác trước khi đến được điểm đấu nối của hệ thống thoát nước đô thị, thì hộ xã thải có quyền yêu cầu và chủ sở hữu khu vực đó có trách nhiệm phải cho phép đường ống đấu nối của hộ xả thải đi qua trên cơ sở thỏa thuận của 2 chủ sở hữu liền kề với sự chứng kiến của chính quyền cấp xã (phường) và đơn vị cung cấp dịch vụ thoát nước.
1. Trường hợp khuôn viên ở gần nguồn tiếp nhận và chất lượng của nước thải xả ra đáp ứng được các yêu cầu của quy chuẩn xả thải thì hộ thoát nước có thể được miễn trừ đấu nối.
2. Trường hợp trong khu vực không có hệ thống thoát nước tập trung thì không cần đấu nối, tuy nhiên hộ thoát nước phải có trách nhiệm xử lý nước thải của mình.
Đơn vị quản lý vận hành phải xây dựng mục tiêu chất lượng vụ đồng thời công bố với khách hàng làm căn cứ để đánh giá việc thực hiện dịch vụ. Mục tiêu chất lượng dịch vụ là một tài liệu không tách rời của hợp đồng quản lý vận hành, hợp đồng dịch vụ thoát nước.
Điều 17. Tạm thời gián đoạn, chấm dứt dịch vụ thoát nước
1. Tạm ngừng dịch vụ thoát nước khi hệ thống thoát nước sửa chữa hoặc thay thế. Đơn vị quản lý vận hành phải thông báo cho khách hàng trước khi ngừng dịch vụ trước 3 ngày và phải có giải pháp thích hợp để hạn chế thiệt hại do việc ngừng dịch vụ, đảm bảo không gây phiền hà cho khách hàng và áp dụng giải pháp thay thế tạm thời. Trong trường hợp đơn vị quản lý vận hành không thông báo hoặc không có giải pháp thay thế tạm thời mà gây thiệt hại cho khách hàng thì xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
2. Đơn vị quản lý vận hành không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện trách nhiệm trả tiền phí thoát nước hoặc tự ý thay đổi, sửa chữa hệ thống thoát nước mà không có sự thoả thuận với đơn vị quản lý vận hành hoặc vi phạm quy chế quản lý thoát nước sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; Khi đó đơn vị quản lý vận hành sẽ yêu cầu đơn vị cấp nước chấm dứt hợp đồng cấp nước, việc cấp nước trở lại chỉ được thực hiện khi khách hàng đã khắc phục toàn bộ các hậu quả hoặc hoàn thành việc chấp hành việc xử phạt các vi phạm của mình gây ra.
3. Khi hộ thoát nước vi phạm quy chế này nhưng chưa gây tác động xấu tới môi trường, đơn vị quản lý vận hành sẽ gửi thông báo lần thứ nhất về việc vi phạm và yêu cầu khắc phục. Nếu hộ thoát nước không khắc phục trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được thông báo lần thứ nhất, đơn vị quản lý vận hành sẽ gửi thông báo lần thứ hai. Trường hợp hộ thoát nước vẫn không khắc phục, trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được thông báo lần thứ hai, đơn vị quản lý vận hành sẽ chấm dứt dịch vụ thoát nước; Đồng thời yêu cầu đơn vị cấp nước chấm dứt hợp đồng cấp nước, bịt kín đường ống đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng.
4. Trường hợp hộ thoát nước vi phạm quy chế gây hậu quả xấu cho môi trường, đơn vị quản lý vận hành yêu cầu khách hàng khắc phục vi phạm. Nếu khách hàng không khắc phục, đơn vị quản lý vận hành sẽ chấm dứt dịch vụ , bịt kín đường ống đấu nối vào hệ thống và yêu cầu đơn vị cấp nước ngừng cấp nước. Đồng thời bị xử lý theo pháp luật.
5. Nếu điểm xả xảy ra sự cố thì đơn vị quản lý vận hành phải báo cáo chủ sở hữu và khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất, chậm nhất là 15 ngày, đồng thời có biện pháp hạn chế tối đa thiệt hại môi trường xung quanh.
Điều 18. Đối tượng phải thanh toán phí thoát nước
1. Hộ thoát nước xả nước thải vào hệ thống thoát nước phải thanh toán phí thoát nước do đơn vị quản lý vận hành cung ứng. Các chi phí vận hành, bảo dưỡng và đầu tư sẽ từng bước được thu hồi thông qua phí thoát nước.
2. Tất cả các hộ thoát nước xả nước thải trực tiếp ra môi trường có nghĩa vụ trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP.
Điều 19. Lập và trình duyệt phương án phí thoát nước
1. Trách nhiệm lập, thẩm quyền thẩm định, quyết định phí thoát nước theo Điều 55 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP.
2. Phương án thu phí tính toán trên cơ sở sau:
a) Đánh giá việc sử dụng nước sạch, việc xả nước thải trên địa bàn;
b) Đánh giá nhu cầu, khả năng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước trên địa bàn;
c) Giải thích các chi phí vận hành bảo dưỡng tương ứng với từng giai đoạn phát triển hệ thống thoát nước và việc cải thiện chất lượng dịch vụ;
d) Doanh thu phí thoát nước được tính toán;
e) Đánh giá và dự báo phát triển kinh tế - xã hội, mức sống thu nhập hiện tại của các hộ thoát nước trên địa bàn trong thời hạn 5 năm tiếp theo, tỉ lệ lạm phát và khả năng thanh toán của các hộ;
f) Các kiến nghị về các phương án thu phí thoát nước cụ thể và lộ trình tăng phí thoát nước dựa trên các chi phí vận hành bảo dưỡng, các chi phí trả nợ vốn vay đầu tư (nếu có) và doanh thu từ phí thoát nước và mức độ bao cấp có thể của địa phương tương ứng với phương án kể trên.
Điều 20. Xác định khối lượng nước thải thu phí
Thực hiện theo Điều 51 Nghị định 88/2007/NĐ-CP:
1. Trường hợp hộ thoát nước xả nước thải sinh hoạt có sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố, khối lượng nước thải tính phí bằng 100% khối lượng nước tiêu thụ ghi trên hoá đơn tiền nước.
2. Trường hợp hộ thoát nước xả nước thải sinh hoạt không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố, khối lượng nước thải tính phí được xác định dựa trên mức khoán 4m3/người/tháng và có thể điều chỉnh tùy theo sự tăng lên của mức sống.
3. Trường hợp hộ thoát nước xả nước thải khác có sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố, khối lượng nước tính phí bằng 80% khối lượng nước tiêu thụ ghi trên hoá đơn tiền nước.
4. Trường hợp hộ thoát nước xả nước thải khác không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố, khối lượng nước tính phí bằng 80% lượng nước sạch qua đồng hồ. Hộ xả nước chịu trách nhiệm mua, lắp đặt và vận hành đồng hồ đo nước thô và các thiết bị phụ trợ khác. Nếu hộ thoát nước xả nước không lắp đặt đồng hồ thì đơn vị quản lý vận hành có quyền ghi phí theo ước tính hợp lý.
Điều 21. Xác định hàm lượng chất gây ô nhiễm để thu phí
Thực hiện theo Điều 52 Nghị định 88/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 22. Xác định mức thu phí thoát nước
Thực hiện theo Điều 53 Nghị định 88/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 23. Điều chỉnh phí thoát nước
Thực hiện theo Điều 56 Nghị định 88/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 24. Sử dụng phí thoát nước
Nguồn thu phí thoát nước chỉ được sử dụng cho các hoạt động thoát nước và lần lượt theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Thanh toán các dịch vụ vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
2. Thanh toán dịch vụ thu phí.
3. Thanh toán việc xả thải vào các công trình thuỷ lợi cần phải đóng phí theo Quyết định 59/2006/QĐ-BTC ngày 25/10/2006 của Bộ Tài chính.
4. Đầu tư bổ sung để duy trì và phát triển hệ thống thoát nước.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Các hành vi sau đây về thoát nước trong thành phố Bắc Ninh bị cấm:
1. Phá hoại các hệ thống thoát nước.
2. Cản trở các hoạt động kiểm tra thoát nước.
3. Không chấp hành các quy định về độ cao nền đất khi xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo hạ tầng trong đô thị.
4. Đấu nối tùy tiện hoặc không theo đúng thỏa thuận với hệ thống thoát nước.
5. Xả nước thải vào các hệ thống thoát nước hoặc nguồn nước tiếp nhận khi nước thải không đạt quy chuẩn chất lượng xả thải.
6. Pha loãng nước thải để đạt được yêu cầu của quy chuẩn xả thải hoặc đưa chất gây ô nhiễm vào môi trường không khí hoặc đất.
7. Bịt các cửa thu nước hoặc xả các chất không phải là nước mưa hoặc nước thải vào các hệ thống thoát nước.
8. Cung cấp thông tin sai làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân khác tham gia các hoạt động thoát nước.
9. Lợi dụng chức quyền để làm phiền và đe doạ các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động thoát nước.
10. Các hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật về nước thải.
11. Cấm sử dụng nước thải chưa qua xử lý để tưới cây hoặc sử dụng vào các mục đích khác gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe của con người.
12. Cấm các hành vi lấn chiếm, xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ (theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) của công trình thoát nước.
13. Cấm sử dụng công trình thoát nước vào các mục đích khác gây ảnh hưởng tới việc quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về thoát nước do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành. Khi phát hiện có vi phạm thì áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời kiến nghị các cơ quan có chức năng khắc phục các sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, thực hiện, không để các đối tượng lợi dụng vi phạm.
Điều 27. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quy định về quản lý thoát nước.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, các tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thoát nước. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động thoát nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực thì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
Điều 28. Xử lý vi phạm, khen thưởng
1. Xử lý vi phạm
a) Mọi tranh chấp về hoạt động thoát nước, công trình thoát nước, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước sẽ được xử lý hoặc giải quyết theo quy định này. Trường hợp quy định không có điều khoản áp dụng thì xử lý hoặc giải quyết theo Nghị Định 88/2007/NĐ-CP, ngày 28/05/2007 của Chính Phủ.
b) Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, phòng ngừa, kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm quy định quản lý thoát nước.
c) Tổ chức, cá nhân vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động thoát nước được quy định tại Điều 25 của Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý theo quy định.
d) Trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì đối tượng vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
e) Thẩm quyền xử phạt vi phạm, hình thức và mức độ xử lý thực hiện theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành; Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
f) Nếu hộ thoát nước cung cấp thông tin sai lệch về chất lượng và khối lượng nước thải sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Khen thưởng: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát hiện đối tượng vi phạm quy định trên, kịp thời báo cho đơn vị cấp thoát nước, UBND phường, xã gần nhất sẽ được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
1. Đơn vị vận hành và quản lý có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định này; hướng dẫn các tổ chức và hộ gia đình xả thải ra vùng tiếp nhận thực hiện các điều khoản của Quy định này.
2. Chủ tịch UBND Thành phố Bắc Ninh và Giám đốc các Sở chuyên ngành liên quan, Giám đốc đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm quản lý nước thải trên địa bàn theo các quy định trong Quy chế này.
3. Mọi khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện phải được báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu và các cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục.
4. Trong quá trình tổ chức, thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
QUY CHUẨN XẢ THẢI VÀ NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN
- QCVN 01:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su tự nhiên.
- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản.
- QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.
- QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may.
- QCVN 40:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- QCVN 25:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn.
(Các chỉ số trong Bảng dưới đây được đề xuất dựa trên yêu cầu của Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác tài chính giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức được ký kết vào ngày 17/12/2003 về việc cải thiện việc thoát nước các thị xã tỉnh lỵ - Chương trình phía Bắc: Các thành phố Bắc Ninh và Hải Dương).
- Các giá trị giới hạn này được áp dụng bắt buộc cho toàn bộ các hộ thoát nước thải công nghiệp và thương mại. Bảng dưới đây là một phần của hợp đồng dịch vụ ký giữa đơn vị quản lý vận hành và hộ thoát nước công nghiệp/thương mại.
- Chi tiết việc thực hiện bảng này phải được quy định trong Hợp đồng quản lý vận hành ký giữa đơn vị quản lý vận hành và chủ sở hữu hệ thống thoát nước.
Bảng 1: Tiêu chuẩn xả thải của nước thải công nghiệp vào hệ thống thoát nước công cộng
Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn | Nhận xét |
Nhiệt độ | 0oC | 40 |
|
pH |
| 5-0 |
|
Mùi |
| Không khó chịu |
|
COD | mg/l | 2000 | BOD/COD tối đa=1:4 Nếu COD>2000 mg/l tỉ lệ COD/BOD phải <2:1 |
Dầu động thực vật | mg/l | 200 |
|
Dầu mỡ khoáng | mg/l | 20 | Thậm chí ở mức 100mg/l nếu trạm xử lý nước thải tập trung có thể loại bỏ được dầu mỡ khoáng |
Hydrocarbon chủng halogen hữu cơ dễ bị hấp thu (AOX) | mg/l | 0.5 | Chỉ áp dụng khi điều kiện cho phép |
Hydrocarbon chủng halogen có thể chiết được | mg/l | 0.5 | Chỉ áp dụng khi điều kiện cho phép |
Phenol | mg/l | 100 | Nếu phân huỷ được bằng vi sinh |
Màu |
|
| Hàm lượng quá thấp nên không thể phát hiện ra màu sắc có trong nước thải ở trạm xử lý nước thải tập trung |
Asen | mg/l | 0.3 |
|
Thuỷ ngân | mg/l | 0.05 | Nếu nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung đạt được tiêu chuẩn |
Chì | mg/l | 2.0 | Nếu nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung đạt được tiêu chuẩn |
Cadimi | mg/l | 0.2 | Nếu nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung đạt được tiêu chuẩn |
Crom VI | mg/l | 0.2 |
|
Tổng crom | mg/l | 1.0 |
|
Đồng | mg/l | 1.0 |
|
Kẽm | mg/l | 0 |
|
Nickel | mg/l | 1.0 |
|
Thiếc | mg/l | 1.0 |
|
Xianic | mg/l | 0.2 |
|
PCB | mg/l | 0.05 |
|
Sunphua | mg/l | 2.0 |
|
Sunphat | mg/l | 600 |
|
Florua | mg/l | 20 |
|
Nitơ: NH4-N + NH3 _ N
NO2 - N (Nitrite) |
mg/l
mg/l |
200 100 10 | Nếu C/S NMXLNT> 5000 p.e (1) hoặc 500 m3/ngày Nếu C/S NMXLNT< 5000 p.e (1) hoặc 500 m3/ngày |
Phốt pho | mg/l | 15 |
|
(1)= Tương đương dân số
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Quyết định 59/2006/QĐ-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 5Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- 6Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Nghị định 149/2004/NĐ-CP qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- 9Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 10Thông tư 09/2009/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 12Thông tư 02/2010/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 13Nghị định 26/2010/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 8 Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 14Quyết định 1016/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thoát nước và xử lý nước thải đô thị đối với công trình thoát nước và vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 15Quyết định 31/2015/QĐ-UBND quy định quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 48/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thoát nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 48/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết