ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4768/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tại Văn bản số 6001/VP-BTCD ngày 12 tháng 9 năm 2014 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2355/TTr-SNV ngày 12 tháng 9 năm 2014 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội
Thành lập Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội trên cơ sở Ban Tiếp công dân của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 4825/QĐ-UBND ngày 17/9/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Ban Tiếp công dân của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội (gọi tắt là Ban Tiếp công dân Thành phố) có trụ sở chính đặt tại số 34, phố Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
1. Ban Tiếp công dân Thành phố là tổ chức trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức và sinh hoạt; đồng thời chịu sự lãnh đạo trực tiếp về công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Tiếp công dân Thành phố có con dấu riêng phục vụ công tác theo quy định của pháp luật.
2. Ban Tiếp công dân Thành phố có chức năng là cơ quan tham mưu giúp Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội; phối hợp cùng đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; là đầu mối tiếp nhận phân loại, đề xuất xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy trình của pháp luật; theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết của các cơ quan, đơn vị, báo cáo kết quả giải quyết với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan có thẩm quyền của Thành phố.
1. Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội:
a) Bố trí người tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân Thành phố;
b) Điều hòa, phối hợp hoạt động tiếp công dân giữa người của Ban Tiếp công dân Thành phố với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân hoặc với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Thành phố tiếp công dân. Dự thảo nội dung kết luận của Lãnh đạo Thành phố, thông báo truyền đạt nội dung kết luận hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố tại các buổi tiếp công dân để gửi đến các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện.
2. Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.
3. Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Là cơ quan đầu mối xử lý bước đầu tất cả các đơn thư khiếu nại, tố cáo, dân nguyện phản ánh theo luật định; Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố hoặc qua đường bưu điện hoặc do các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chuyển đến Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Tiếp công dân Thành phố, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố;
b) Hướng dẫn, chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết đối với đơn đã tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của Ban Tiếp công dân Thành phố, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố.
4. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với những đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân Thành phố chuyển đến;
b) Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban Tiếp công dân Thành phố chuyển đến khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giao.
c) Dự thảo nội dung văn bản chỉ đạo trình Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố; tổng hợp, thẩm định các kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, thông báo giải quyết tố cáo trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố ký ban hành.
d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, thông báo giải quyết tố cáo, các nội dung kết luận, chỉ đạo của Trung ương và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố có liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Được tham dự các cuộc họp và hội nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố liên quan đến công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và các cuộc họp giao ban tuần của Ủy ban nhân dân Thành phố; Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân Thành phố; của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố; báo cáo định kỳ và đột xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố, Thanh tra Thành phố và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về tình hình tiếp công dân, xử lý đơn, tiến độ thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, kết quả giải quyết và việc thực hiện thông báo giải quyết các đơn tố cáo, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố.
6. Tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung:
a) Chủ trì tổ chức tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung;
b) Phối hợp với cơ quan công an địa phương bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố;
c) Phối hợp với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vận động, thuyết phục hoặc có biện pháp để công dân trở về địa phương xem xét, giải quyết.
7. Phối hợp với Thanh tra Thành phố tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc:
a) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội;
b) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn đối với nhân dân, công chức, viên chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.
8. Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giao.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo Ban Tiếp công dân Thành phố
a) Ban Tiếp công dân Thành phố có Trưởng ban và một số Phó Trưởng ban. Trưởng ban do một Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố kiêm nhiệm. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố về toàn bộ hoạt động của Ban và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Phó Trưởng ban là người giúp Trưởng ban chỉ đạo một số nhiệm vụ của Ban theo sự phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được ủy quyền điều hành hoạt động của Ban.
b) Trưởng Ban Tiếp công dân Thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm theo quy trình về công tác cán bộ của Nhà nước và Thành phố. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban. Việc miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng ban, Phó Trưởng ban theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
c) Trưởng Ban Tiếp công dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 14 Luật Tiếp công dân và có trách nhiệm xây dựng Quy chế làm việc của Ban Tiếp công dân Thành phố trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
Ban Tiếp công dân Thành phố có 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Tiếp công dân và xử lý đơn;
b) Phòng Tổng hợp;
c) Phòng Kiểm tra.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức giúp việc.
3. Biên chế
Biên chế công chức của Ban Tiếp công dân Thành phố được Ủy ban nhân dân Thành phố giao hàng năm trong tổng biên chế của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 5. Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân
1. Người tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
2. Người làm công tác tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ. Khi đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì công chức Ban Tiếp công dân Thành phố được bổ nhiệm và hưởng chế độ theo ngạch, bậc ngành Thanh tra.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Tiếp công dân Thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 926/QĐ-UBND năm 2014 về tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 1575/QĐ-UBND năm 2014 thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 4488/QĐ-UBND năm 2014 đổi tên, kiện toàn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban Tiếp công dân của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2014 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy định về tổ chức tiếp công dân của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2015 Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Hòa Bình, thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 391/QĐ-UBND năm 2014 về thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Tuyên Quang
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 4825/QĐ-UBND năm 2009 về thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Ban Tiếp công dân của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Luật tiếp công dân 2013
- 4Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân
- 5Quyết định 926/QĐ-UBND năm 2014 về tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Hà Nam
- 6Quyết định 1575/QĐ-UBND năm 2014 thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 4488/QĐ-UBND năm 2014 đổi tên, kiện toàn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban Tiếp công dân của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2014 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Ninh Thuận
- 9Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy định về tổ chức tiếp công dân của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 10Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2015 Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Hòa Bình, thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình
- 11Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Quảng Ngãi
- 12Quyết định 391/QĐ-UBND năm 2014 về thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Tuyên Quang
Quyết định 4768/QĐ-UBND năm 2014 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 4768/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/09/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Vũ Hồng Khanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết