Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 325/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 17 tháng 03 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN TIẾP CÔNG DÂN TỈNH HÒA BÌNH, THUỘC VĂN PHÒNG UBND TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật tiếp công dân ngày 25/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
Căn cứ Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 17/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc Ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình;
Thực hiện Quyết định số 42/QĐ/UBND ngày 11/01/2013 của UBND tỉnh về việc thành lập Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Hòa Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 345/SNV-TCCB ngày 13/02/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Hòa Bình, như sau:
1. Vị trí, chức năng
Ban Tiếp công dân là cơ quan tham mưu giúp Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp công dân theo theo định kỳ và đột xuất để tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.
Ban Tiếp công dân là đầu mối tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết của các cơ quan tham mưu, báo cáo tiến độ giải quyết đến lãnh đạo và cơ quan chức năng theo quy định.
Ban Tiếp công dân trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức và sinh hoạt, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp về công tác của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh; có con dấu riêng để phục vụ hoạt động công tác tiếp công dân tỉnh Hòa Bình.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
2.1. Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh:
a) Bố trí người tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân tỉnh;
b) Điều hòa, phối hợp hoạt động tiếp công dân giữa người của Ban Tiếp công dân tỉnh với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân hoặc với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở cấp tỉnh tiếp công dân.
2.2. Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.
2.3. Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh hoặc qua đường bưu điện hoặc do các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chuyển đến Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh;
b) Hướng dẫn, chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết đối với đơn đã tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của Ban Tiếp công dân tỉnh, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh.
2.4. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với những đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân tỉnh chuyển đến;
b) Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban Tiếp công dân tỉnh chuyển đến khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2.5. Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân tỉnh; của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh; báo cáo định kỳ và đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, Thanh tra tỉnh và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2.6. Tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung:
a) Chủ trì tổ chức tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung;
b) Phối hợp với cơ quan công an nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh;
c) Phối hợp với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vận động, thuyết phục hoặc có biện pháp để công dân trở về địa phương xem xét, giải quyết.
2.7. Phối hợp với Thanh tra tỉnh tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc:
a) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh;
b) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn đối với nhân dân, công chức, viên chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh.
2.8. Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
3. Quy chế làm việc
Ban Tiếp công dân có nhiệm vụ xây dựng Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ của lãnh đạo, chuyên viên và nhân viên trong thực thi công vụ.
4. Cơ cấu, tổ chức
4.1. Cơ cấu tổ chức:
- Ban Tiếp công dân tỉnh có Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và công chức làm công tác tiếp công dân;
- Trưởng Ban Tiếp công dân là người đứng đầu Ban Tiếp công dân do một Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách; Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh về mọi hoạt động của Ban Tiếp công dân;
- Phó Trưởng Ban Tiếp công dân tương đương cấp Trưởng phòng, là người giúp Trưởng Ban chỉ đạo một số nhiệm vụ của Ban Tiếp công dân theo sự phân công của Trưởng Ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng Ban vắng mặt, 01 Phó Trưởng Ban được ủy quyền điều hành hoạt động của Ban Tiếp công dân;
- Trưởng Ban, Phó Trưởng ban Tiếp công dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước về bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý;
- Trưởng Ban Tiếp công dân căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân để bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức và nhân viên theo quy định.
4.2. Biên chế:
Biên chế của Ban Tiếp công dân tỉnh được điều chuyển từ biên chế của Phòng Tiếp công dân, thuộc biên chế công chức trong tổng biên chế của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hằng năm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các văn bản quy định việc thành lập và ban hành chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng tiếp công dân tỉnh hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh Hòa Bình, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 4768/QĐ-UBND năm 2014 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2014 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 13/2006/QĐ-UBND sửa đổi lịch tiếp công dân tại Quyết định 06/2000/QĐ-UB do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 56/2004/QĐ-UB Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy và biên chế của Văn phòng UBND tỉnh do Tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 9262/QĐ-UBND năm 2014 Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân thành phố Đà Nẵng
- 7Quyết định 517/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 8Quyết định 09/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Phước
- 9Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy chế làm việc của Ban Tiếp công dân tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 3315/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh An Giang
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 10/2012/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình
- 3Luật tiếp công dân 2013
- 4Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân
- 5Quyết định 4768/QĐ-UBND năm 2014 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2014 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Ninh Thuận
- 7Quyết định 13/2006/QĐ-UBND sửa đổi lịch tiếp công dân tại Quyết định 06/2000/QĐ-UB do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Quyết định 56/2004/QĐ-UB Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy và biên chế của Văn phòng UBND tỉnh do Tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Quảng Ngãi
- 10Quyết định 9262/QĐ-UBND năm 2014 Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân thành phố Đà Nẵng
- 11Quyết định 517/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 12Quyết định 09/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Phước
- 13Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy chế làm việc của Ban Tiếp công dân tỉnh Thanh Hóa
- 14Quyết định 3315/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh An Giang
Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2015 Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Hòa Bình, thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 325/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra