- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- 3Luật thanh tra 2010
- 4Luật khiếu nại 2011
- 5Luật tố cáo 2011
- 6Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012
- 7Luật tiếp công dân 2013
- 8Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 9Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Tổng Thanh tra Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2018/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 09 tháng 11 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng năm 2007 và năm 2012;
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010;
Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Thực hiện Quyết định số 999-QĐ/TU ngày 10 tháng 4 năm 2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về việc ban hành Đề án triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Thực hiện Quyết định số 1136-QĐ/TU ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về những nội dung thực hiện Quyết định số 999-QĐ/TU ngày 10 tháng 4 năm 2018 của Tỉnh ủy đối với Thanh tra tỉnh;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 28/TTr-T.Tr ngày 22 tháng 10 năm 2018 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2083/TTr-SNV ngày 26 tháng 10 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2018 và thay thế Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2018/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác chuyên môn, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
2. Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thanh tra tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các phòng thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là Thanh tra huyện).
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Dự thảo kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật;
c) Dự thảo: quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Giám đốc sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, Thanh tra sở.
6. Về thanh tra:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, Thanh tra sở;
b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, của thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện khi cần thiết;
e) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
g) Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;
b) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp nhằm làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;
d) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định;
đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
8. Về phòng, chống tham nhũng:
a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
c) Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ;
d) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
9. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh trà, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
12. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp các Ủy ban nhân dân tỉnh.
14. Phối hợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Thanh tra; tham gia ý kiến thỏa thuận về việc điều động, luân chuyển Thanh tra viên thuộc Thanh tra sở, Thanh tra huyện.
15. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 4. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra và hai (02) Phó Chánh Thanh tra.
2. Chánh Thanh tra tỉnh (do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiêm nhiệm) là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.
a) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
b) Việc miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
3. Một (01) Phó Chánh Thanh tra chuyên trách và một (01) Phó Chánh Thanh tra do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiêm nhiệm.
a) Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một (01) Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
b) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.
c) Việc miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.
4. Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh
1. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh, gồm:
a) Văn phòng Thanh tra tỉnh;
b) Phòng Thanh tra Kinh tế - Xã hội;
c) Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo;
d) Phòng Tiếp dân, giám sát, thẩm định, xử lý sau thanh tra và phòng chống tham nhũng.
2. Văn phòng Thanh tra tỉnh có Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng; các phòng có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng. Việc bố trí chức danh lãnh đạo cấp phòng theo tiêu chí: Đủ 10 biên chế trở lên sẽ bố trí 01 cấp trưởng, không quá 02 cấp phó; từ 05 - 09 biên chế sẽ bố trí 01 cấp trưởng, 01 cấp phó; phòng dưới 05 biên chế chỉ được bố trí trưởng phòng, không bố trí phó trưởng phòng.
3. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Thanh tra tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ khác thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và theo phân cấp thẩm quyền quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành.
Điều 6. Biên chế của Thanh tra tỉnh
1. Biên chế công chức của Thanh tra tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Thanh tra tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chánh Thanh tra tỉnh quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh được quy định trong Quy định này và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra Chính phủ về các lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh và trước pháp luật.
2. Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp việc cho Chánh Thanh tra, được Chánh Thanh tra tỉnh phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác. Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh; đồng thời, cùng Chánh Thanh tra tỉnh liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về phần việc được phân công phụ trách, khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một (01) Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy quyền điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
3. Trưởng phòng và tương đương chịu trách nhiệm về mọi công việc của phòng trước Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Phó Chánh Thanh tra phụ trách lĩnh vực công tác được Chánh Thanh tra giao. Phó Trưởng phòng và tương đương được Trưởng phòng phân công phụ trách lĩnh vực công tác và được ủy quyền điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
Điều 8. Mối quan hệ công tác của Thanh tra tỉnh với các ngành, các cấp
1. Đối với Thanh tra Chính phủ:
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ cho Thanh tra Chính phủ theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.
2. Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh:
Thanh tra tỉnh chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, có trách nhiệm báo cáo hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng cho Hội đồng nhân dân tỉnh khi có yêu cầu; trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm báo cáo theo quy định và yêu cầu đột xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các lĩnh vực công tác do Thanh tra tỉnh phụ trách. Trước khi tổ chức thực hiện các chủ trương, công tác của Thanh tra Chính phủ hoặc các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình, kế hoạch công tác chung của tỉnh, Thanh tra tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể:
Thanh tra tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể ở tỉnh thực hiện những nhiệm vụ chung có liên quan.
5. Đối với các sở, ban, ngành:
Thanh tra tỉnh có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có quyền đề nghị các sở, ban, ngành báo cáo tình hình và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực mà Thanh tra tỉnh quản lý để triển khai thực hiện nhiệm vụ được Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
6. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Thanh tra tỉnh tăng cường mối quan hệ với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực ngành quản lý, cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp có những vấn đề chưa thống nhất, các bên xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Đối với Thanh tra sở, ban, ngành và Thanh tra huyện:
Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với Thanh tra sở, ban, ngành; Thanh tra huyện; được quyền yêu cầu Thanh tra sở, ban, ngành; Thanh tra huyện báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất; kiểm tra về chuyên môn và các mặt công tác thuộc chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra tỉnh.
8. Đối với Ban Tiếp công dân tỉnh:
Thanh tra tỉnh có quan hệ phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc:
a) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn đến nhân dân, công chức, viên chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Đối với các cơ quan Tư pháp và Kiểm toán Nhà nước:
Thanh tra tỉnh phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng.
1. Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành và Quy định này, Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm ban hành Quy chế làm việc của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
2. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai Quy định này đến toàn thể công chức và người lao động của cơ quan. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 06/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 19/2018/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định 20/2015/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Long An
- 3Quyết định 36/2018/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 34/2018/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2 Điều 4 của quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 07/2015/QĐ-UBND
- 5Quyết định 51/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 10/2015/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 65/2018/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 09/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Cao Bằng kèm Quyết định 02/2016/QĐ-UBND
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- 3Luật thanh tra 2010
- 4Luật khiếu nại 2011
- 5Luật tố cáo 2011
- 6Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012
- 7Luật tiếp công dân 2013
- 8Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 9Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Tổng Thanh tra Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 12Quyết định 19/2018/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định 20/2015/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Long An
- 13Quyết định 36/2018/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Sơn La
- 14Quyết định 34/2018/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2 Điều 4 của quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 07/2015/QĐ-UBND
- 15Quyết định 51/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 10/2015/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh
- 16Quyết định 65/2018/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Lạng Sơn
- 17Quyết định 09/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Cao Bằng kèm Quyết định 02/2016/QĐ-UBND
Quyết định 47/2018/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 47/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/11/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Trăm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực