- 1Quyết định 62/2006/QĐ-BVHTT ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 2Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Chỉ thị 27-CT/TW năm 1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội do Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 88/2008/QĐ-UBND về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 5249/QĐ-UBND năm 2008 về việc duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 7Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 9Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 10/2009/QĐ-UBND về kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết 26-NQ/TW do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 15/2011/QĐ-UBND Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 20/2013/QĐ-UBND ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4586/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 08 năm 2013 |
VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI XÃ LONG HÒA, HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2013-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động sổ 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Xét Tờ trình số 60/TTr-BQL, ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Long Hòa, huyện Cần Giờ về phê duyệt Đề án Nông thôn mới xã Long Hòa, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015, có phê duyệt của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ; ý kiến khảo sát thực tế của Tổ Công tác giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Thông báo số 421/TB-TCT-PTNT ngày 26 tháng 12 năm 2012; đề xuất của Liên Sở Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình Liên Sở số 1527/TTr-NNPTNT-KHĐT-TC ngày 15 tháng 8 năm 2013 về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, giai đoạn 2013 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt đề án nông thôn mới xã Long Hòa, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015 (theo nội dung đề án đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh thay đổi về cơ chế, chính sách đầu tư xã nông thôn mới, Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Long Hòa nghiên cứu, đề xuất kịp thời điều chỉnh, bổ sung.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở, ngành thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Trưởng Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Long Hòa và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Long Hòa - huyện Cần Giờ có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ LONG HÒA, HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4586/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
THỰC TRẠNG NÔNG THÔN XÃ LONG HÒA - HUYỆN CẦN GIỜ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ LAO ĐỘNG
1. Đặc điểm tự nhiên
Xã Long Hòa cách trung tâm huyện (thị trấn Cần Thạnh) khoảng 6,5km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 56km (đường bộ) và cách Thành phố Vũng Tàu khoảng 12km (đường biển); xã có đường bờ biển dài khoảng 10km (tương đương 50% tổng chiều dài bờ biển toàn huyện);
Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía bắc giáp xã Tam Thôn Hiệp (đông bắc giáp xã Long Hòa)
- Phía nam giáp Thị trấn Cần Thạnh và Biển đông
- Phía tây giáp xã Lý Nhơn (qua sông Đồng Tranh) và cửa biển tây nam
- Phía đông giáp xã Thạnh An (qua sông Lòng Tàu) và cửa biển phía đông nam;
Diện tích tự nhiên: là 13.257,69ha (18,8% toàn huyện); trong đó:
- Đất nông nghiệp 8.806,2ha (chiếm 66,42%)
- Đất phi nông nghiệp 4.451,5ha (chiếm 35,6%)
- Đất chưa sử dụng khoảng 30ha (chiếm 0,24%)
2. Dân số
- Toàn xã có 2.811 hộ, tổng số nhân khẩu là 11.222 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm ở mức dưới 1%. Tổng số lao động trong độ tuổi 7.121 người (≈62,9%). Xã Long Hòa có 4 ấp và 50 tổ nhân dân (các ấp gồm: ấp Long Thạnh, ấp Đồng Tranh, ấp Đồng Hòa và ấp Hòa Hiệp);
- Về dân tộc: gồm có các dân tộc Kinh (chiếm đa số với 2.728 hộ, với 10.921 nhân khẩu), dân tộc Hoa (68 hộ, với 232 nhân khẩu), dân tộc Khơme (8 hộ, với 20 nhân khẩu), dân tộc Chăm (6 hộ, với 24 nhân khẩu) và dân tộc Nùng (1 hộ, với chỉ 1 nhân khẩu).
- Về tôn giáo: Các tôn giáo gồm: Phật giáo; Công giáo; Cao đài; Tin lành, với 829 nhân khẩu (7,4%); trong đó Công giáo có 145 nhân khẩu (1,29%); Cao đài có 684 nhân khẩu (6,1%). Có 10 cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng dân gian.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Quy hoạch
Theo Quyết định số 5249/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) huyện Cần Giờ, trong đó có phần quy hoạch của xã Long Hòa. Tuy nhiên, đây chỉ là quy hoạch mang tính chất định hướng chung, hiện nay đang xúc tiến lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội
a) Giao thông
Hiện tại xã có ba tuyến đường chính, gồm: tuyến đường Rừng Sác đoạn qua xã Long Hòa dài khoảng 14km, tuyến đường Duyên Hải - Long Thạnh - Đồng Hòa dài khoảng 13km, tuyến đường Long Thạnh - Thạnh Thới - Hòa Hiệp dài khoảng 3km. Hiện trạng hệ thống giao thông của xã (đường trục xã, liên xã; đường trục ấp, liên ấp; đường trục chính nội đồng...): khoảng 48,3km.
b) Thủy lợi
Hoạt động sản xuất ngành thủy sản của xã chủ yếu là khai thác tự nhiên, theo chế độ thủy triều (bán nhật triều); kể cả ngành diêm nghiệp cũng tổ chức sản xuất theo vụ mùa (mùa nắng) và sử dụng phương thức lấy nước thủ công,... Để nâng quy mô và năng lực hoạt động của các bến thủy nội địa phục vụ sản xuất, khai thác thủy sản, vận chuyển vật tư, hàng hóa, dịch vụ du lịch cần phải nghiên cứu đầu tư vét luồng, tuyến phục vụ giao thông đường thủy (luồng vào bến Đồng Hòa, luồng vào bến Long Thạnh và luồng vào bến Hòa Hiệp).
c) Điện
- Số trạm biến áp: 41, công suất 5.988KVA
- Đường dây trung thế: 30,964km
- Đường dây hạ thế: 18,084km
- Có 2.934/2.968 hộ có điện, đạt 99,16% có điện sinh hoạt và sản xuất (toàn xã được điện khí hóa 99,15%).
d) Trường học: xã Long Hòa có 5 trường học, gồm:
- Trường Mẫu giáo Long Hòa: Gồm 1 điểm chính và 3 cơ sở phụ; có 10 nhóm lớp với 280 trẻ và 17 giáo viên; diện tích đất: 3.732m2; diện tích sân chơi, bãi tập: 780m2.
- Trường Tiểu học Đồng Hòa: Gồm 10 lớp, 324 học sinh, 14 giáo viên; diện tích đất: 7.070m2; diện tích sân chơi, bãi tập: 2.121m2.
- Trường Tiểu học Long Thạnh: Gồm 10 lớp, 310 học sinh, 14 giáo viên; diện tích đất: 17.000m2; diện tích sân chơi, bãi tập: 5.000m2.
- Trường Tiểu học Hòa Hiệp: Gồm 9 lớp, 238 học sinh, 12 giáo viên (Giáo viên đạt chuẩn: 12); diện tích đất: 3.287m2; diện tích sân chơi, bãi tập: 980m2.
- Trường Trung học cơ sở Long Hòa: Gồm 16 lớp, 606 học sinh, 33 giáo viên (Giáo viên đạt chuẩn: 33 giáo viên); diện tích đất: 8.170 m2; diện tích sân chơi, bãi tập: 2.451 m2.
đ) Cơ sở vật chất văn hóa
Xã Long Hòa có một Nhà văn hóa trung tâm (Long Thạnh) và hai khu sinh hoạt văn hóa - thể thao ấp (Đồng Hòa và Hòa Hiệp); riêng ấp Đồng Tranh chưa có điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao; so với nhu cầu thực tế thì cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu văn hóa - thể thao của xã còn thiếu (cả về trang thiết bị và nhân sự).
- Trụ sở Ủy ban nhân dân xã và các trụ sở Ban nhân dân ấp:
+ Trụ sở Ủy ban nhân dân xã: diện tích đất sử dụng 1 ha; giai đoạn 1 đã sử dụng 0,5ha, đầu tư xây dựng khối hành chính đủ phục vụ cho Khối đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.
+ Ban nhân dân ấp Long Thạnh: sử dụng một phần diện tích Nhà văn hóa xã (xây dựng năm 2000);
+ Ban nhân dân ấp Đồng Hòa: sử dụng một phần diện tích Điểm sinh hoạt văn hóa thể thao ấp Đồng Hòa (xây dựng năm 2008);
+ Ban nhân dân ấp Hòa Hiệp: sử dụng một phần diện tích Điểm sinh hoạt văn hóa thể thao ấp Hòa Hiệp (xây dựng năm 2000);
+ Ban nhân dân ấp Đồng Tranh: sử dụng nhà tạm cùng với công an khu vực hai ấp Đồng Hòa và Đồng Tranh. Đồng Tranh là duy nhất chưa được đầu tư xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa thể thao.
e) Chợ: xã có 4 chợ và 2 cửa hàng tự chọn:
- Chợ Hòa Hiệp 1.088m2, 42 quầy, chợ loại 3
- Chợ Đồng Hòa 273m2, 54 quầy, chợ loại 3
- Chợ Long Thạnh 246m2, 34 quầy, chợ loại 3
- Chợ Hàng Dương 1.200m2, 57 quầy, chợ loại 3
- Cửa hàng tự chọn tiện ích của Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ Cần Giờ, 60m2 (hoạt động từ tháng 7 năm 2011).
- Chi nhánh Hợp tác xã Thỏ Việt, 120m2 (hoạt động từ tháng 7 năm 2011).
g) Bưu điện
Xã có 3 bưu cục (Đồng Hòa, Long Thạnh và Hòa Hiệp) phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân, doanh nghiệp, du khách.
- Toàn xã có 9 điểm truy cập Internet tư nhân tại 4 ấp (Đồng Tranh 3 điểm, Đồng Hòa 1 điểm, Long Thạnh 2 điểm và Hòa Hiệp 3 điểm). Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin như hiện nay, các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình có nhu cầu đều được sử dụng dịch vụ internet, công nghệ 3G... đến tại nơi ở và làm việc.
- Về hệ thống thông tin liên lạc: trên 85% hộ gia đình có sử dụng điện thoại cố định (khoảng 2.250 hộ); có trên 25% hộ gia đình có máy vi tính (đồng thời với kết nối Internet).
- Năm 2012 hệ thống truyền thanh không dây của xã (gồm 35 cụm loa) đã được nâng cấp và hoạt động với năng lực và chất lượng phục vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin và tuyên truyền của chính quyền đến người dân.
h) Nhà ở và dân cư nông thôn: tổng số căn nhà 2.728 căn, trong đó:
- Nhà đạt chuẩn (kiên cố và bán kiên cố): 1.448 căn, tỷ lệ 53,08%;
- Nhà chưa đạt chuẩn: 1.146 căn, tỷ lệ 42%;
- Nhà tạm, dột nát: 134 căn, tỷ lệ 5%.
Tình hình chung về xây dựng nhà ở dân cư: trung bình mỗi năm xây dựng mới khoảng 100 căn (từ bán kiên cố đến kiên cố), và sửa chữa nâng cấp khoảng 150 căn. Phần lớn nhà ở xây dựng tự phát, không theo quy hoạch, không đồng bộ, do đó làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị chung.
3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
a) Kinh tế
- Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành chuyển dịch như sau: Khu vực I (nông nghiệp, thủy sản) chiếm tỷ trọng khoảng 20%, khu vực II (công nghiệp, xây dựng) chiếm tỷ trọng khoảng 15%, khu vực III (thương mại - dịch vụ, giao thông - bưu điện) chiếm 65% trong tổng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2012: xấp xỉ 24 triệu đồng/người/năm; có 606 hộ/ 2.811 hộ (21,6%). Phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 44 - 48 triệu đồng/người/năm.
b) Lao động
- Tổng lao động trong độ tuổi 7.121 người (62,9%). Trong đó: lao động đang có việc làm: 5.650 người (79,43%), đang đi học: 637 người (8,95%), chưa có việc làm ổn định: 834 người (11,7%):
+ Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp là 1.100/7.121 người (15,44%), Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các ngành khác: 3.754/7.121 người (52,7%), thương mại - dịch vụ - dịch vụ du lịch: 1.630/7.121 người (22,89%), học sinh và sinh viên 637/7.121 người (8,95%).
+ Lao động phân theo kiến thức phổ thông: Tiểu học: 2.958/7.121 (41,54%); Trung học cơ sở: 2.248/7.121 (31,56%); Trung học phổ thông: 1.915/7.121 (26,89%).
+ Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: khoảng 35% trên tổng số lao động trong độ tuổi, phân ra như sau: Sơ cấp (thạo việc ít nhất 1 nghề hoặc được đào tạo từ 3 tháng trở lên): 5.650/7.121 (79,34%); Trung cấp: 440/7.121 (6,17%); Cao đẳng: 73/7.121 (1,02%); Đại học: 187/7.121 (2,62%); trên Đại học: 03/7.121 (0,042%).
c) Hình thức tổ chức sản xuất
- Toàn xã có 582 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, cơ cấu vào các ngành sau: công nghiệp (22), vận tải kho bãi (13) và thương mại dịch vụ (547) (số liệu điều tra các cơ sở kinh tế năm 2012);
- Số doanh nghiệp: 10 Công ty TNHH và Công ty cổ phần, 7 cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, 16 cơ sở chế biến thủy sản, 1 cơ sở sản xuất nước đá, 1 cơ sở làm bánh mì, 4 cơ sở hàn tiện, 3 cơ sở chế biến gỗ, 2 cơ sở kinh doanh xăng dầu, 6 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thương mại dịch vụ, 5 cơ sở thu mua phế liệu, và các cơ sở cá thể nhỏ lẻ khác (buôn bán tạp hóa, ăn uống, buôn bán hải sản, cơ sở tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương tại các chợ...);
- Kinh tế trang trại: hiện xã chưa phát triển mô hình kinh tế trang trại. Các hộ nuôi heo trắng và heo rừng lai chỉ ở dạng cá thể, nhỏ lẻ với số lượng khoảng 50-100 con/hộ; có 3 hộ xin được chủ trương cho phép tổ chức nuôi gia cầm (nuôi gà) nhưng cũng chưa tổ chức nuôi đúng mô hình theo quy định.
- Kinh tế tập thể: hiện xã có 1 hợp tác xã (Hợp tác xã Thanh niên Long Hòa) và có 13 tổ hợp tác sản xuất, gồm: 7 tổ hợp tác nuôi nghêu, 1 tổ hợp tác nuôi hàu, 1 tổ hợp tác nuôi heo rừng lai, 2 tổ hợp tác trồng xoài, 1 tổ hợp tác sản xuất muối và 1 tổ hội nghề cá.
4. Văn hóa, xã hội và môi trường
a) Văn hóa - giáo dục
- Văn hóa: Năm 2012, xã có 3/4 ấp (75%). Số hộ dân được công nhận hộ gia đình văn hóa là 2.268 hộ, đạt tỷ lệ 80,68%.
- Giáo dục: Năm 2012, xã Long Hòa được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2012 (Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2012 Ủy ban nhân dân huyện); được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập trung học phổ thông (Quyết định số 1135/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 Ủy ban nhân dân huyện). Cụ thể:
+ Xóa mù chữ: 3.624/3.630 người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ (99,83%);
+ Phổ cập tiểu học: 613/629 trẻ từ 11 - 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (97,46%);
+ Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2: 162/173 trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (93,64%). Số còn lại không bỏ học ở bậc tiểu học;
+ Phổ cập Trung học cơ sở: 595/644 trẻ trong độ tuổi 15 - 18 tốt nghiệp trung học cơ sở (92,39%);
+ Phổ cập bậc trung học:
* Huy động vào học bậc trung học: 137/150 trẻ tốt nghiệp Trung học cơ sở vào học bậc trung học (91,33%);
* Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm: 95/97 trẻ hoàn thành bậc trung học (97,94%);
* Tỷ lệ hiệu quả phổ cập bậc trung học: 328/424 người trong độ tuổi 18 - 21 hoàn thành bậc trung học (77,36%);
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 35%.
b) Y tế
- Xã có 1 trạm y tế xã (được công nhận Trạm y tế đạt chuẩn) (có 2 cơ sở y tế tại ấp Đồng Hòa và ấp Hòa Hiệp); nhân sự gồm: 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 y tá, 4 dược trung cấp và 3 hộ sinh.
- Số lượng người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 6.410/11.222 người (≈57,12%; yêu cầu là trên 70%).
c) Môi trường
- Xã có 1 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; khả năng cấp nước đạt khoảng trên 95%
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: trên 98%
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí và bể nước) đạt chuẩn: 65%
- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 31%
- Xử lý chất thải: thực hiện theo Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường; xã lập 4 tổ thu gom rác tại 4 ấp (có tập huấn và hướng dẫn sử dụng nước hợp vệ sinh, cách thức xử lý rác thải...), thu nhập bình quân khoảng trên 1,5 triệu đồng/người.
- Về cơ sở sản xuất đạt chuẩn môi trường: hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh (kể cả kinh doanh dịch vụ du lịch) hoạt động mà không đạt chuẩn về môi trường. Chỉ có 6 đơn vị có đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghĩa trang: trên địa bàn xã có 1 nghĩa trang nhân dân, có quản lý và quy chế quản lý bởi Công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích huyện Cần Giờ.
- Môi trường phục vụ sản xuất: sản xuất thủy sản của xã chủ yếu là nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, tuy nhiên liên tục nhiều năm qua đã xảy ra tình trạng chết hàng loạt và trên diện rộng vào một vài thời điểm cố định trong năm (khoảng từ tháng 01 đến tháng 3, nghêu và hàu thường xảy ra hiện tượng chết hàng loạt), các ngành chức năng của Thành phố và huyện đã khảo sát và có đưa ra một số khuyến cáo, tuy nhiên tình trạng vẫn chưa được cải thiện.
5. Hệ thống chính trị và tình hình an ninh trật tự - xã hội
a) Hệ thống chính trị của xã
Đảng bộ cơ sở xã có 13 chi bộ trực thuộc, với 146 đảng viên (84 nam và 62 nữ); các chi bộ trực thuộc gồm:
- 4 chi bộ ấp (Long Thạnh: 14 Đảng viên, Hòa Hiệp: 20 Đảng viên, Đồng Hòa: 10 Đảng viên, Đồng Tranh: 11 Đảng viên);
- 5 chi bộ trường học (Trường Trung học cơ sở Long Hòa: 15 Đảng viên, Trường Trung học Long Thạnh: 11 Đảng viên, Trường Trung học Đồng Hòa: 11 Đảng viên, Trường tiểu học Hòa Hiệp: 9 Đảng viên, Trường mẫu giáo Long Hòa: 7 Đảng viên);
- Các chi bộ y tế: 5 Đảng viên; Ban chỉ huy quân sự xã: 10 Đảng viên; Công an xã: 12 Đảng viên; Cơ quan Ủy ban nhân dân xã: 11 Đảng viên
- Hiện trạng đội ngũ cán bộ xã so với chuẩn: số lượng cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách của Ủy ban nhân dân xã được giao năm 2013 là 47 người; trong đó có 25 cán bộ công chức, 22 cán bộ không chuyên trách. Thực hiện đến tháng 4/2013 là 10 cán bộ, 10 công chức, và 16 cán bộ không chuyên trách.
- Hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở: Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp của xã gồm:
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã: có 7 tổ chức thành viên với 30 thành viên, có đầy đủ Ban Mặt trận ở 4 ấp.
+ Hội Cựu chiến binh: có 4 chi hội với 80 hội viên
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ: có 4 chi hội và 49 tổ hội với 2.333 hội viên
+ Hội Nông dân: có 4 chi hội với 1.397 hội viên
+ Hội Người cao tuổi: có 4 chi hội với 627 hội viên
+ Hội Chữ thập đỏ: có 5 chi hội với 541 hội viên (nam 222, nữ 319)
+ Hội Khuyến học: có 11 chi hội; 321 hội viên
+ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 9 chi đoàn với 142 đoàn viên (chi đoàn 4 ấp, chi đoàn Công an, Quân sự xã, chi đoàn Trường mẫu giáo Đồng Hòa, Trường Trung học cơ sở Long Hòa và chi đoàn trường tiểu học Long Thạnh)
+ Hội Liên hiệp thanh niên: có 4 chi hội với 925 hội viên
+ Công đoàn cơ quan: có 52 công đoàn viên
+ Chi Hội Luật gia: có 7 hội viên
+ 4 Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc: 90 thành viên
+ 1 Câu lạc bộ phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường: 152 thành viên
+ Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình: có 1, với 47 thành viên
+ Câu lạc bộ nữ tiền hôn nhân: có 1, với 33 thành viên
b) An ninh trật tự xã hội
Tình hình quốc phòng - an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững ổn định, các loại tội phạm luôn được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Nhân dân có ý thức tốt trong chấp hành chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Trong thời gian qua chính quyền xã thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện tốt và có hiệu quả chương trình mục tiêu “3 giảm”. Giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, không xảy ra các tình huống bất ngờ, nhân dân đồng thuận thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Xây dựng và duy trì tốt “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, ý thức cảnh giác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhân dân, cán bộ công chức ngày càng nâng cao. Các ban, ngành, đoàn thể phối hợp công an xã thực hiện nghị quyết liên tịch có hiệu quả.
NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LONG HÒA - HUYỆN CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015
I. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2015
1. Mục tiêu chung
Xây dựng xã Long Hòa trở thành xã nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa thể hiện các đặc trưng: kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển bền vững phù hợp với xu thế chung, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển ngành thương mại - dịch vụ; đô thị - nông thôn phát triển theo đúng quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ... nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã, ấp dưới sự lãnh đạo của Đảng;
- Xây dựng xã Long Hòa trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp tập trung mọi nguồn lực; tập trung vào nguồn lực trong dân, các tổ chức, các mạnh thường quân... do cộng đồng địa phương làm chủ.
* Hoàn thành 19/19 tiêu chí về nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo từng giai đoạn cụ thể:
- Năm 2012: có 6/19 tiêu chí đạt chuẩn (3 ,4, 8, 16, 18, 19).
- Năm 2013: phấn đấu đạt 11/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 5 tiêu chí: 1, 2, 6, 13, 15).
- Năm 2014: phấn đấu đạt 17/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 6 tiêu chí: 5, 7, 9, 12, 14, 17).
- Năm 2015: phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 2 tiêu chí: 10, 11).
* Nội dung thực hiện cụ thể:
- Hoàn thành quy hoạch nông thôn mới theo Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 về quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội, khu dân cư (giúp cho người dân ổn định sản xuất, đảm bảo có đủ và phù hợp quy định các bãi rác, nghĩa trang nhân dân; chỉnh trang khu dân cư, cải thiện bộ mặt nông thôn);
- Hoàn chỉnh cơ sở vật chất - hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - quốc phòng an ninh; xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại - vận chuyển hàng hóa - tiêu thụ nông sản dịch vụ du lịch;
- Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học;
- Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2015 tăng 1,5 đến 1,8 lần so với mức khởi điểm xuất phát năm 2012 (từ 18 - 24 triệu đồng/người/năm tiến lên 40 - 50 triệu đồng/người/năm);
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của Thành phố (thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm): giảm từ 21,6% (606 hộ, năm 2013) xuống còn dưới 2% (theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới), tức còn không quá 56 hộ vào năm 2015;
- Tỷ lệ qua đào tạo nghề đến năm 2015 đạt trên 70% (trong đó có trên 40% lao động nữ). Phấn đấu đào tạo nghề và giải quyết việc làm hàng năm cho trên 500 lao động (giai đoạn 2013 - 2015);
- Cơ cấu kinh tế của xã Long Hòa giai đoạn 2011 đến năm 2015 được xác định là Thương mại - Du lịch - Dịch vụ du lịch, Nuôi trồng kỹ thuật cao (lĩnh vực nông nghiệp: thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi) và Xây dựng. Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, an toàn vệ sinh dịch bệnh;
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã là trên 13,5%/năm trong giai đoạn 2012-2015;
- Phấn đấu phát triển đời sống văn hóa ở nông thôn với 4/4 ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 90%.
II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Quy hoạch
- Mục tiêu: Đạt tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện: Việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
a) Giao thông
- Mục tiêu: Đạt tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện:
+ Đường trục xã, liên xã: khoảng 8,8 km (4 tuyến đường):
* Điều chỉnh các đoạn cua gắt đường Duyên Hải (cua Đồng hồ và cua Đồn Biên phòng): mở rộng khúc cua; đường láng nhựa;
* Cải tạo nút giao thông đường Duyên Hải (nút Bạch Lê và Búp sen): mở rộng các nút giao thông; đường láng nhựa;
* Xây dựng mới đường Lâm Viên - Đồng Đình, đường Lương Văn Nho theo dự án được duyệt.
+ Đường trục ấp, liên ấp: khoảng 3,15 km (04 tuyến đường) từ nền đất đỏ lên cấp phối đá dăm và láng nhựa.
+ Đường ngõ xóm: khoảng 5,98 km (10 tuyến đường nội ấp): từ nền đất đỏ lên bê tông xi măng.
+ Xây dựng - nâng cấp mở rộng các bến:
* Xây dựng mới Bến chợ Đồng Tranh (phục vụ cho hoạt động của chợ Đồng Tranh chuẩn bị xây dựng).
* Xây dựng nâng cấp Bến đò Đồng Tranh (phục vụ khai thác thủy sản hai ấp Đồng Hòa và Đồng Tranh và Thương mại - dịch vụ);
* Xây dựng nâng cấp Bến đò Hòa Hiệp (phục vụ khai thác thủy sản và Thương mại - dịch vụ).
+ Nạo vét các tuyến, luồng phục vụ giao thông thủy: Nạo vét luồng Đồng Hòa và luồng vào bến đò Long Thạnh.
b) Thủy lợi
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 3 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Kè chống sạt lở các khu dân cư ven sông, biển: khoảng 400m
- Gia cố, nâng cấp tuyến Kè chống sạt lở tại KDC mới Đồng Tranh (Đoạn từ trụ đèn báo bão đến kè mỏ hàn K1): khoảng 400m;
+ Nạo vét luồng Rạch cầu nò.
c) Điện
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: Cải tạo nâng cấp: 24 Trạm biến áp công suất 3000KVA; 2km đường dây hạ thế. Xây dựng mới: 4 Trạm biến áp công suất 1200KVA; và 1,5km đường dây hạ thế.
d) Trường học
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: Thực hiện đầu tư cải tạo; nâng cấp mở rộng và xây dựng mới các cơ sở trường học. Gồm 4 công trình sau:
+ Nâng cấp, mở rộng Trường Mầm non Long Hòa (ấp Long Thạnh): Quy mô đầu tư theo dự án được duyệt.
+ Xây dựng mới trường Tiểu học Hòa Hiệp (ấp Hòa Hiệp): Quy mô đầu tư theo dự án được duyệt.
+ Nâng cấp, mở rộng Trường Trung học cơ sở Long Hòa: Quy mô đầu tư theo dự án được duyệt.
+ Nâng cấp, mở rộng Trường Tiểu học Đồng Hòa: Quy mô đầu tư: Xây mới nhà đa năng, các khối công trình phụ, cải tạo các khối hiện hữu.
đ) Cơ sở vật chất văn hóa
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Long Hòa (giai đoạn II): Đầu tư giai đoạn I (năm 2008) chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu đủ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động của bộ máy chính quyền xã. Quy mô đầu tư giai đoạn II: San lấp hoàn thiện 5.000m2 mặt bằng còn lại; xây dựng cổng, tường rào (400m); xây dựng nhà làm việc Công an, Xã hội; hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phù hợp.
+ Nâng cấp Nhà văn hóa xã: nâng cấp khối nhà hiện hữu, quy hoạch tổng mặt bằng còn lại thành sân thể thao đa năng.
+ Nâng cấp văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp Hòa Hiệp.
+ Xây dựng mới văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp Đồng Tranh.
+ Xây dựng công viên ấp Đồng Hòa - Đồng Tranh.
+ Xây dựng cổng chào xã Long Hòa.
e) Chợ nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng mới chợ Long Thạnh: đầu tư xây dựng mới theo mô hình khu liên hợp dịch vụ - thương mại - nhà ở.
+ Xây dựng mới chợ Đồng Hòa: sử dụng đất khoảng 0,25ha (trong Khu dân cư Đồng Tranh), xây dựng Nhà lồng chợ 1.764m2 và các khu chức năng phụ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, chiếu sáng...
+ Nâng cấp chợ Hòa Hiệp: sử dụng mặt bằng chợ hiện hữu (xây dựng bổ sung diện tích nhà lồng chợ).
g) Bưu điện
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: nâng cấp Bưu cục xã.
h) Nhà ở dân cư nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: Hỗ trợ xây dựng khoảng 150 căn nhà tạm, dột nát.
3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức
a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Vận dụng các chính sách hỗ trợ để giúp người dân mở rộng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho sản xuất của các ngành khai thác - nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...
+ Đối với ngành nuôi thủy sản, tập trung hướng dẫn người dân sản xuất theo đúng khu vực quy hoạch, đúng thời vụ; tập trung sử dụng, khai thác hiệu quả mặt nước, bãi bồi... để sản xuất thủy sản;
+ Đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thương mại góp phần giải quyết việc làm, giảm thời gian nông nhân, tăng thu nhập cho người dân như phát triển các hình thức tiểu thủ công nghiệp, tạo thêm việc làm tại nhà... đặc biệt lưu ý phát triển nông nghiệp trên cơ sở kết hợp với phát triển các loại hình du lịch nhà vườn gắn với du lịch sinh thái.
+ Vận dụng các chính sách hỗ trợ: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình Hợp tác xã nông nghiệp thương mại - dịch vụ giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;...
+ Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm: thông qua việc cung cấp thông tin về chủ trương chính sách và tình hình sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của xã.
b) Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia và phù hợp với đặc điểm riêng của thành phố.
- Nội dung thực hiện:
+ Tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do các yếu tố suy giảm kinh tế; huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm cho người nghèo; chăm lo khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; chính sách cho người có công...
+ Tăng cường thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước thực sự hỗ trợ được người nghèo và các đối tượng chính sách.
c) Tỷ lệ lao động có việc làm
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 12 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã liên kết chặt chẽ với Trung tâm dạy nghề huyện, các trường dạy nghề khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp nhằm có định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật góp phần giải quyết việc làm cho người lao động;
+ Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi; Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, trường đại học, Viện nghiên cứu... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch...;
+ Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất, doanh nghiệp.
d) Hình thức tổ chức sản xuất
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể;
+ Bồi dưỡng, đào tạo cho Tổ trưởng, Tổ phó Tổ hợp tác; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã nhằm nâng cao về năng lực quản lý;
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như cho mượn địa điểm làm văn phòng, trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính,...);
+ Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế thông qua hỗ trợ các điều kiện sản xuất như: cho mượn địa điểm làm nơi sản xuất - kinh doanh, làm kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản... Hỗ trợ kỹ thuật tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. Tổ chức tham quan học tập mô hình liên kết sản xuất đáp ứng tốt dịch vụ cho các hộ xã viên trong và ngoài thành phố...
4. Giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường
a) Giáo dục
Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
Nội dung thực hiện:
+ Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới xã phối hợp với các đoàn thể vận động các nguồn tài trợ để nâng cao số lượng và chất lượng các suất học bổng khuyến học dành cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tốt;
+ Phân nguồn lao động trên địa bàn xã thành 3 nhóm và đưa ra những hình thức đào tạo cụ thể cho từng nhóm lao động: nhóm chuyển dịch lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp; nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhóm là chủ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Bên cạnh đó là tăng cường công tác tuyên truyền, hội thảo... về đào tạo nghề, lao động; chú trọng đầu tư nâng cấp và nâng chất hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng xã, tăng cường phối hợp với các Trung tâm dạy nghề đào tạo nguồn lao động có tay nghề;
+ Tăng cường công tác huy động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học Trung học phổ thông theo 2 hệ (phổ thông, bổ túc) đạt trên 98%;
+ Làm tốt công tác điều tra lao động có tay nghề ở nông thôn;
+ Làm tốt công tác huy động học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục học phổ thông trung học.
b) Y tế
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tập trung công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, công tác dân số gia đình và trẻ em; thực hiện tốt công tác khám, điều trị và phòng chống các dịch bệnh; kết hợp Trung tâm Y tế dự phòng huyện tổ chức tiêm ngừa vaccin, uống vitamin A cho trẻ và khám phụ khoa cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đạt kế hoạch giao hàng năm;
+ Tổ chức truyền thông lồng ghép, tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai;
+ Xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn.
c) Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng quy ước ấp về nếp sống văn hóa nông thôn: thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 8 năm 1998 của Bộ Chính trị và quy chế thực hiện văn minh trong tiệc cưới, lễ tang và lễ hội; giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
+ Bổ sung các quy ước về nếp sống văn hóa. Xây dựng chuẩn gia đình văn hóa, các ấp văn hóa, tổ nhân dân văn hóa theo Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 6 năm 2006 và Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa thể thao du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa", "Ấp văn hóa:...
+ Nghiên cứu thí điểm và nhân rộng mô hình xã hội hóa Nhà văn hóa xã, các điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao tại các ấp trên cơ sở chọn lọc những loại hình phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ phục vụ cộng đồng, thông tin địa phương.
+ Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, dân gian, văn hóa - lịch sử trên địa bàn xã. Xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao, phong trào văn nghệ quần chúng ở xã, ấp. Thông qua hoạt động trên nhằm giảm thiểu các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong cộng đồng dân cư.
+ Xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thông, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở xã. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, xã văn hóa; gương người tốt việc tốt theo các tiêu chí mới của thành phố giai đoạn 2013-2015.
+ Xây dựng và nhân rộng mô hình người nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, thành đạt; đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội, đoàn thể của xã và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho các phong trào càng phát triển sâu rộng, góp phần làm chuyển biến nhanh và tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn xã.
d) Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Thường xuyên thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường (thông qua định kỳ thực hiện phiếu khảo sát hộ); đẩy mạnh công tác kiểm tra môi trường, kịp thời phát hiện những yếu tố gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là lao động và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; vận động triển khai tổ chức “Hội thi môi trường Xanh - Sạch - Đẹp” kết hợp trồng cây xanh trên các trục đường đã được quy hoạch trên địa bàn xã.
+ Tuyên truyền về Nước sạch và vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư và vận động nhân dân định kỳ tổng vệ sinh trên địa bàn toàn xã mỗi tháng một lần trong suốt năm (trong đó có đợt cao điểm vào tháng 5 hàng năm - Hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn).
5. Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội
a) Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 18 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt chuẩn để không ngừng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã và phải hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
+ Thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở xã để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã;
+ Hoàn thiện bộ máy chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Rà soát, xác định rõ vai trò của mỗi tổ chức trong xây dựng nông thôn mới; đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng. Tiếp tục đổi mới thiết chế dân chủ cơ sở, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, từng bước xây dựng nền hành chính văn minh, xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương có đủ kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức để vận hành tốt nhiệm vụ.
b) An ninh chính trị và trật tự xã hội nông thôn
- Mục tiêu: Duy trì đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại cơ sở. Các tổ chức, đoàn thể tăng cường công tác vận động tuyên truyền hội viên, đoàn viên làm nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
+ Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, ấp, tổ hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
+ Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và tự nguyện đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là lực lượng công an xã, dân quân, dự bị động viên... để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 708/KH-CACG(PT) ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Công an huyện Cần Giờ về phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phòng, chống tội phạm giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn dân cư.
III. DỰ KIẾN KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
A. Tổng kinh phí đầu tư, hỗ trợ để thực hiện Đề án nông thôn mới xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, dự kiến: 977.422 triệu đồng, gồm:
1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 896.422 triệu đồng (chiếm 91,71%).
2. Vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động trên địa bàn xã: 81.000 triệu đồng (chiếm 8,29%).
B. Nguồn vốn
1. Vốn từ Ngân sách nhà nước: 722.450 triệu đồng, chiếm 73,91%; trong đó:
+ Vốn Nông thôn mới: 146.450 triệu đồng, chiếm 14,98%.
+ Vốn lồng ghép: 576.000 triệu đồng, chiếm 58,93%; chia ra:
* Vốn ngân sách tập trung: 549.000 triệu đồng (đã có chủ trương và Quyết định đầu tư của cấp thẩm quyền);
* Vốn phân cấp huyện: 0 triệu đồng;
* Vốn sự nghiệp: 27.000 triệu đồng (dự kiến bố trí thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp hàng năm của các ngành).
2. Vốn cộng đồng đóng góp: 221.972 triệu đồng, chiếm 22,71%; trong đó:
+ Vốn dân: 13.072 triệu đồng;
+ Vốn doanh nghiệp: 208.900 triệu đồng;
3. Vốn vay tín dụng: 33.000 triệu đồng, chiếm 3,38%
* Vốn đầu tư các nguồn được xác định cụ thể theo chương trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
1. Thời gian thực hiện đề án: từ nay đến hết năm 2015.
2. Quy mô và khối lượng thực hiện: theo các biểu đính kèm.
3. Phương châm và nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ
- Phát huy nội lực của địa phương là chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giúp đỡ của các doanh nghiệp.
- Phát huy dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư, khẩn trương, đồng bộ và chặt chẽ trong thủ tục hành chính và đầu tư.
a) Cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020.
b) Quản lý đầu tư và xây dựng
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Vận dụng theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020.
4. Phân công thực hiện
a) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Ủy ban nhân dân xã Long Hòa, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Long Hòa:
- Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, Đảng viên, cán bộ, công chức quán triệt chủ trương của Trung ương và thành phố về chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã; vận động cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đóng góp hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Thực hiện theo đúng nội dung của Đề án được phê duyệt, không được thay đổi nội dung của Đề án khi chưa được chấp thuận của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phân công các phòng, ban, đơn vị chức năng của huyện, cán bộ chuyên môn của xã tham gia, hỗ trợ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Long Hòa xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện đề án giai đoạn 2012 - 2015, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm đảm bảo tiến độ và mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
b) Các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố:
- Phân công cán bộ, công chức theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Long Hòa huyện Cần Giờ chuẩn bị và thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí của ngành trên địa bàn xã.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu của Trung ương và thành phố do Sở, ngành phụ trách trên địa bàn xã.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã Long Hòa và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Long Hòa triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn, hoàn tất thẩm định quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch hạ tầng thiết yếu (theo phân công, phân cấp) của huyện Cần Giờ và xã Long Hòa; tổ chức giám sát việc công bố, công khai các quy hoạch được phê duyệt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Long Hòa cân đối, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết và bố trí vốn ngân sách tập trung, vốn phân cấp hàng năm (2013 - 2015), đảm bảo tiến độ đầu tư, hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Long Hòa.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Long Hòa, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp chi thường xuyên để thực hiện các hoạt động, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Long Hòa.
b) Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án, các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Long Hòa, huyện Cần Giờ; định kỳ hàng tháng báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện; tham mưu, đề xuất, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để thành phố tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố./.
- 1Quyết định 6330/QĐ-UBND năm 2010 về Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 3505/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- 3Quyết định 2005/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 911/QĐ-UBND.HC năm 2010 về ban hành đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2020 do UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Quyết định 62/2006/QĐ-BVHTT ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Chỉ thị 27-CT/TW năm 1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội do Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ban hành
- 5Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 88/2008/QĐ-UBND về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 5249/QĐ-UBND năm 2008 về việc duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 10/2009/QĐ-UBND về kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết 26-NQ/TW do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 12Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 6330/QĐ-UBND năm 2010 về Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 15Quyết định 15/2011/QĐ-UBND Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 16Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 17Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 18Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 19Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành
- 20Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 3505/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- 22Quyết định 2005/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030
- 23Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 24Quyết định 911/QĐ-UBND.HC năm 2010 về ban hành đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2020 do UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 25Quyết định 20/2013/QĐ-UBND ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020
Quyết định 4586/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án nông thôn mới xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015
- Số hiệu: 4586/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/08/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Mạnh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 51
- Ngày hiệu lực: 26/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực