Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2013/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 10 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 quy định trình tự thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước; Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/8/2011 quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước; Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Thực hiện Quy định số 335-QĐ/TU ngày 22/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 892/SNV-TCBC ngày 07/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi:
a) Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh;
b) Quy định về quản lý nhà nước đối với tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ;
c) Quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức bộ máy bao gồm:
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi là sở, ban, ngành); đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); các chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành và tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức hội, tổ chức phi Chính phủ; doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh.
b) Biên chế trong cơ quan hành chính, số người làm việc theo vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các loại hình tổ chức khác (nếu có) hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn tự bảo đảm do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
c) Cán bộ, công chức, viên chức trong quy định này bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm thuộc khối nhà nước;
Công chức, viên chức, người lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước và tổ chức hội đặc thù cấp tỉnh, cấp huyện hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn tự bảo đảm do Ủy ban nhân dân tỉnh giao; cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với y tế cơ sở;
Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát viên và thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên của các tổng công ty nhà nước thuộc tỉnh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc tỉnh; người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước;
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ, công chức cấp xã).
1. Về tổ chức bộ máy và biên chế:
a) Thành lập, tổ chức lại, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, đổi tên các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Cho phép thành lập; chia tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
c) Quản lý biên chế: xây dựng, phê duyệt, sử dụng biên chế công chức trong cơ quan hành chính, số người làm việc theo vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các loại hình tổ chức khác (nếu có) hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn tự bảo đảm; số lượng cán bộ công chức cấp xã; số người lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.
2. Về cán bộ, công chức, viên chức:
Tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, nâng ngạch, chuyển ngạch, thăng hạng, nâng lương, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã;
3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Quy định này.
1. Đảng lãnh đạo thống nhất, toàn diện về công tác cán bộ. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu.
2. Bảo đảm bộ máy tinh gọn, tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phù hợp với tình hình thực tế; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành; tránh bỏ sót, trùng lặp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các ngành.
3. Bảo đảm quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế, số người làm việc theo vị trí việc làm theo quy định của pháp luật.
4. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật.
5. Phân cấp quản lý gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và nâng cao trách nhiệm, thẩm quyền của các cấp, các ngành, người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
6. Đối với các nội dung về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức đã được quy định của luật, các văn bản của Chính phủ hoặc của cơ quan trung ương có thẩm quyền thì thực hiện theo quy định đó.
QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ
Điều 4. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt: đề án về tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn được tổ chức mang tính chất đặc thù theo quy định của pháp luật; phân cấp quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh kế hoạch biên chế công chức, số người làm việc theo vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và các loại hình tổ chức khác (nếu có) và tổ chức thực hiện khi được Bộ Nội vụ giao hoặc có ý kiến thẩm định; số lượng cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã.
3. Quyết định tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ quan tổ chức, đổi tên của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, chi cục; đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh.
Cho phép Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, tổ chức lại, giải thể, đổi tên các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Cho phép thành lập, tổ chức lại, giải thể, đổi tên các đơn vị sự nghiệp dân lập, tư thục trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với các hội, tổ chức phi chính phủ có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Quyết định hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh, huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn.
4. Quyết định phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
5. Phê duyệt đề án tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; thực hiện các nội dung về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
6. Phân bổ chỉ tiêu biên chế công chức trong các cơ quan hành chính, số người làm việc theo vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các loại hình tổ chức khác (nếu có) hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn tự bảo đảm.
Điều 5. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Sở Nội vụ
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Điều 4 (trừ khoản 5) quy định này.
2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tổ chức bộ máy, biên chế công chức trong các cơ quan hành chính, số người làm việc theo vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các loại hình tổ chức khác, tổ chức hội đặc thù.
3. Thông báo chỉ tiêu biên chế công chức, số người làm việc theo vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các loại hình tổ chức khác hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn tự bảo đảm sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính; chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc theo vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các loại hình tổ chức khác (nếu có) hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn tự bảo đảm.
7. Tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan về tổ chức bộ máy, biên chế theo quy định.
1. Xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể, đổi tên các phòng, ban chuyên môn, chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc trình Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định).
2. Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn theo cơ cấu tổ chức đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Hướng dẫn các ban, chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy. Thẩm định, phê duyệt chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; quy chế hoạt động theo cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, tổ chức lại, đổi tên, giải thể các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép. Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền quyết định cho phép thành lập, tổ chức lại, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ cấp huyện, cấp xã.
Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà tổ chức hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh; quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của mình đối với các hội, tổ chức phi chính phủ, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
5. Tham gia phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp trực thuộc và lập hồ sơ trình Sở Nội vụ phê duyệt.
6. Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch biên chế công chức; xây dựng đề án vị trí việc làm; tổng hợp kế hoạch biên chế công chức và tổng số người làm việc theo vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc gửi Sở Nội vụ thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Tổ chức thực hiện việc sử dụng, quản lý biên chế công chức được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc và tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
8. Báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế, số người làm việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
1. Xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại, đổi tên, giải thể các phòng, bộ phận của đơn vị trình sở, ban, ngành.
2. Xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị.
3. Xây dựng kế hoạch biên chế, đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của đơn vị báo cáo sở, ban, ngành tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Tổ chức thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của đơn vị theo quyết định được phê duyệt.
5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và sử dụng biên chế theo quy định.
1. Xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại, đổi tên, giải thể các phòng, bộ phận của đơn vị.
2. Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng dẫn của sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức chính trị - xã hội (có đơn vị sự nghiệp); xây dựng quy chế hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị trình sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức chính trị - xã hội (có đơn vị sự nghiệp) thẩm định, phê duyệt.
3. Xây dựng kế hoạch số người làm việc theo vị trí việc làm của đơn vị báo cáo sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức chính trị - xã hội (có đơn vị sự nghiệp) tổng hợp, trình Sở Nội vụ thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Tổ chức thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy và số người làm việc theo vị trí việc làm của đơn vị theo quyết định đã được phê duyệt.
5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và sử dụng số lượng người làm việc theo quy định.
QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Điều 9. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Theo dõi, báo cáo danh sách để cấp có thẩm quyền quản lý:
a) Giáo sư, Phó Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động đang công tác; Chuyên viên cao cấp và tương đương đang công tác trong các cơ quan nhà nước.
b) Tiến sỹ, Nghệ sỹ ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo ưu tú đang công tác trong các cơ quan nhà nước; đại biểu Quốc hội.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cử đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các chức danh:
Giám đốc, phó giám đốc sở; trưởng ban, phó trưởng ban, ngành tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra tỉnh;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh; hiệu trưởng các trường cao đẳng, cao đẳng nghề; Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh;
Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hạng I trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Thỏa thuận về công tác cán bộ đối với chức danh Chủ tịch các Hội: Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật, Liên minh Hợp tác xã, Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nhà báo sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Thỏa thuận về công tác cán bộ đối với các hội đặc thù cấp tỉnh (ngoài diện quản lý của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy).
5. Phê chuẩn kết quả bầu cử chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã.
6. Xây dựng, tổng hợp, theo dõi, đánh giá cán bộ và cán bộ trong quy hoạch thuộc thẩm quyền.
7. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các tổ chức liên quan; khen thưởng, kỷ luật, cử đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với các chức danh:
a) Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát viên và các thành viên hội đồng quản tri, thành viên hội đồng thành viên của các tổng công ty nhà nước thuộc tỉnh; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (ngoài diện Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy quản lý);
Thủ trưởng một số cơ quan đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc các sở, ban, ngành (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước, Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Vườn Quốc gia Vũ Quang); trưởng, phó ban quản lý các chương trình, dự án thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập và ủy quyền làm chủ đầu tư);
b) Phó hiệu trưởng các trường cao đẳng, cao đẳng nghề; hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề;
c) Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh và các bệnh viện tuyến tỉnh.
8. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; quyết định bổ nhiệm hiệu phó các trường trung cấp nghề; các chức danh khác ngoài các chức danh quy định tại khoản 3, khoản 7 Điều này thuộc thẩm quyền.
Cử người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước.
Điều 10. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Sở Nội vụ
1. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung quy định tại Điều 9 Quy định này.
2. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện quy trình giới thiệu để bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử để bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khối nhà nước đối với các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quy trình để tham mưu bổ nhiệm cán bộ hoặc ứng cử để bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khối nhà nước đối với các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trình phê duyệt và tổ chức thực hiện.
5. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền về thực hiện công tác cán bộ theo quy định.
Điều 11. Nhiệm vụ, thẩm quyền của sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Tổ chức thực hiện các quy định của cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ.
2. Xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đánh giá đội ngũ cán bộ thuộc thẩm quyền.
3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ chức danh: Trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương; người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu các đơn vị sự nghiêp; chi cục trưởng, phó chi cục trưởng thuộc sở; kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ngoài diện quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Chủ trì, phối hợp trao đổi với cấp ủy cấp huyện hoặc các tổ chức có liên quan về việc bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của sở, ngành, đơn vị nhưng công tác và sinh hoạt trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
5. Tham gia đánh giá, nhận xét để đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc lĩnh vực quản lý của sở, ban, ngành.
6. Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cử người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước thuộc ngành quản lý.
Điều 12. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.
2. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng sau khi có thông báo của Ban Thường vụ huyện, thành, thị ủy và quyết định khen thưởng đối với các chức danh: trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương của các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
Đối với Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo cấp huyện có văn bản hiệp y của Sở Giáo dục-Đào tạo.
3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở, tiểu học, mầm non và cán bộ khối nhà nước ngoài diện quản lý của Ban Thường vụ huyện, thành, thị ủy.
4. Phê chuẩn kết quả bầu cử chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; thỏa thuận công tác cán bộ đối với chủ tịch, phó chủ tịch các hội đặc thù cấp huyện sau khi có ý kiến của thường vụ huyện ủy, thành ủy, thị ủy; thỏa thuận công tác cán bộ đối với chủ tịch, phó chủ tịch các hội cấp huyện, cấp xã ngoài diện quản lý của thường vụ huyện ủy, thành ủy, thị ủy.
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.
2. Đề nghị hoặc kiến nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ của đơn vị theo thẩm quyền quản lý.
Điều 14. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu công chức; phê duyệt số lượng, chỉ tiêu cơ cấu tuyển dụng, kết quả tuyển dụng, tổ chức tuyển dụng hoặc phân cấp tuyển dụng công chức.
2. Tiếp nhận những người có kinh nghiệm công tác, cán bộ, công chức cấp xã vào công chức cấp huyện trở lên.
3. Điều động, thuyên chuyển, tiếp nhận, biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Thực hiện chế độ, chính sách:
a) Cử công chức dự thi lên ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên; trình Bộ Nội vụ bổ nhiệm ngạch và xếp lương lần đầu, nâng lương trước hạn đối với chuyên viên cao cấp (trừ trường hợp nâng lương trước hạn để nghỉ hưu) sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
b) Phê duyệt đề án, chỉ tiêu, cơ cấu thi nâng ngạch; tổ chức thi và phê duyệt kết quả thi nâng ngạch lên ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương;
c) Nâng lương, bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch đối với công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; bổ nhiệm ngạch, hạ ngạch, nâng lương trước hạn, chuyển ngạch đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương (trừ nâng lương trước hạn để nghỉ hưu); quyết định nghỉ hưu đối với công chức thuộc quyền quản lý (sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy);
d) Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.
5. Khen thưởng, kỷ luật công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
6. Phê duyệt kế hoạch đào tạo công chức; cử công chức thuộc thẩm quyền đi công tác, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và nước ngoài.
7. Thực hiện một số chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với: Giáo sư, Phó Giáo sư, Nghệ sỹ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động đang công tác trong cơ quan Nhà nước; Tiến sỹ, Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, đại biểu Quốc hội, chuyên viên cao cấp (sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
Điều 15. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Sở Nội vụ
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung tại Điều 14, Quy định này.
2. Quyết định:
a) Tuyển dụng công chức sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả tuyển dụng. Tuyển dụng công chức ngạch chuyên viên và tương đương theo chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (trừ đối tượng do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định); Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật trong thời gian tập sự;
b) Tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, biệt phái công chức giữa các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện ngoài các đối tượng quy định tại Điều 14 của Quy định này; chuyển công chức ra khỏi cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với công chức ngạch chuyên viên trở xuống;
c) Bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả thi nâng ngạch; được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền nâng lương thường xuyên, nghỉ hưu, thôi việc đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương (trừ đối tượng Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định);
d) Cử công chức thuộc đối tượng hưởng chính sách khuyến khích đào tạo của tỉnh đi đào tạo sau đại học (trừ đối tượng Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định);
3. Tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ theo quy định; xác nhận biên chế, quỹ tiền lương công chức trong các cơ quan hành chính.
Điều 16. Nhiệm vụ, thẩm quyền của sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ):
a) Phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức của đơn vị; phê duyệt số lượng, cơ cấu tuyển dụng công chức; tiếp nhận công chức không qua thi tuyển;
b) Bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, hạ ngạch công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên; nâng lương định kỳ, trước hạn đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; nâng lương trước hạn đối với công chức ngạch chuyên viên chính (trừ nâng lương trước hạn để nghỉ hưu); kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ, chính sách khác đối với công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, quyết định.
2. Đề nghị Sở Nội vụ:
a) Tuyển dụng công chức ngạch chuyên viên và tương đương theo chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao;
b) Tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, biệt phái công chức;
c) Nâng lương thường xuyên, nghỉ hưu đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương (trừ đối tượng thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định); quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức ngạch chuyên viên trở xuống; quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật trong thời gian tập sự; xác nhận biên chế quỹ tiền lương công chức trong cơ quan hành chính;
d) Cử công chức thuộc đối tượng hưởng chính sách khuyến khích đào tạo của tỉnh đi đào tạo sau đại học.
3. Quyết định:
a) Bố trí, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với công chức trong nội bộ sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao và cơ cấu, chức danh công chức, vị trí việc làm được phê duyệt; Bổ nhiệm vào ngạch đối với công chức hoàn thành chế độ tập sự;
b) Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật trong thời gian tập sự (nếu được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp tuyển dụng);
c) Nâng lương trước hạn đối với công chức có thông báo nghỉ hưu; nghỉ hưu, chuyển ngạch, nâng lương thường xuyên, trước hạn đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống;
d) Cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
đ) Khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc quyền quản lý theo quy định (trừ hình thức kỷ luật buộc thôi việc); đánh giá, phân loại, quản lý hồ sơ công chức; tổng hợp số lượng, chất lượng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ theo quy định;
e) Trực tiếp quản lý, sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đối tượng thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, quyết định);
g) Tổ chức thi tuyển công chức khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp;
h) Định kỳ báo cáo công tác quản lý, sử dụng, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức về Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ theo quy định;
1. Đề nghị giám đốc sở, thủ trưởng ban ngành thực hiện chế độ chính sách đối với công chức thuộc quyền quản lý; xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu công chức của đơn vị đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bố trí công tác đối với công chức thuộc quyền quản lý.
3. Quản lý, đánh giá, phân loại, quản lý hồ sơ công chức thuộc quyền quản lý. Tổng hợp số lượng, chất lượng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức của đơn vị báo cáo giám đốc sở, thủ trưởng ban, ngành theo quy định.
Điều 18. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Quyết định chủ trương tuyển dụng viên chức. Phê duyệt số lượng, cơ cấu tuyển dụng viên chức, kết quả xét tuyển đặc cách viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Phê duyệt cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phê duyệt đề án và tổ chức thực hiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II; cử viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I.
3. Trình Bộ Nội vụ bổ nhiệm viên chức vào chức danh nghề nghiệp hạng I và xếp lương lần đầu.
4. Bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; quyết định nâng lương thường xuyên, trước hạn, quyết định nghỉ hưu cho viên chức hạng I; quyết định bổ nhiệm, thay đổi, hạ chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hạng II.
5. Khi cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều động, luân chuyển viên chức giữa các đơn vị trong tỉnh.
6. Quyết định cho viên chức hạng I, Giáo sư, Tiến sỹ và tương đương tiếp nhận vào đơn vị sự nghiệp công lập hoặc chuyển ra ngoài đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý kỷ luật, cử viên chức hạng I, hạng II đi đào tạo, bồi dưỡng.
7. Thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, bố trí và thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức ở các đơn vị sự nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức theo thẩm quyền quản lý.
8. Quyết định hủy bỏ các quyết định về tuyển dụng, sử dụng, bố trí viên chức của giám đốc sở, thủ trưởng ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp được phân cấp tuyển dụng, quản lý trái với quy định của pháp luật.
Điều 19. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Sở Nội vụ
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung tại Điều 18 Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền quyết định nâng lương trước hạn đối với viên chức hạng II (trừ nâng lương trước hạn để nghỉ hưu). Phê duyệt Đề án và kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III.
3. Quyết định cử viên chức thuộc đối tượng hưởng chính sách khuyến khích đào tạo của tỉnh đi đào tạo sau đại học (trừ đối tượng Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, quyết định).
4. Xác nhận quỹ tiền lương đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức thuộc tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ theo quy định.
Điều 20. Nhiệm vụ, thẩm quyền của sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ):
a) Chủ trương tuyển dụng viên chức; Phê duyệt số lượng, cơ cấu tuyển dụng viên chức, kết quả xét tuyển đặc cách viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
b) Phê duyệt đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II; tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II; cử viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I; Phê duyệt kết quả xét tuyển đặc cách viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
c) Nâng lương thường xuyên, trước hạn, quyết định nghỉ hưu cho viên chức hạng I; quyết định bổ nhiệm, thay đổi, hạ chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hạng II;
d) Đề nghị tiếp nhận hoặc điều động, thuyên chuyển viên chức hạng I, xử lý kỷ luật, cử đi đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và tương đương thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
2. Đề nghị Sở Nội vụ:
a) Nâng lương trước hạn đối với viên chức hạng II (trừ đối tượng thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, quyết định); Phê duyệt Đề án hoặc kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III;
b) Quyết định cử viên chức thuộc đối tượng hưởng chính sách khuyến khích đào tạo của tỉnh đi đào tạo sau đại học.
3. Quyết định:
a) Phê duyệt đề án cơ cấu chức danh nghề nghiệp, kết quả tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trừ kết quả xét tuyển đặc cách).
Sở, ban, ngành phân cấp tuyển dụng viên chức cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; nếu đơn vị sự nghiệp không đủ số lượng, cơ cấu thành phần để thành lập Hội đồng tuyển dụng theo quy định thì sở, ban, ngành tổ chức tuyển dụng viên chức;
Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
b) Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, nghỉ hưu, thôi việc, xếp lương, nâng lương trước hạn, nghỉ hưu đối với viên chức hạng III, hạng IV; nâng lương định kỳ, trước hạn để nghỉ hưu đối với viên chức hạng II;
c) Xây dựng đề án và tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III;
d) Khen thưởng, kỷ luật, cử viên chức thuộc quyền quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
4. Xác nhận biên chế quỹ tiền lương viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
5. Tổng hợp, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức theo định kỳ; báo cáo kế hoạch và quy chế tuyển dụng viên chức trước khi tuyển dụng và kết quả sau khi tuyển dụng; Định kỳ báo cáo công tác quản lý, sử dụng thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức thuộc quyền quản lý về Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ theo quy định.
Điều 21. Nhiệm vụ, thẩm quyền của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ)
a) Phê duyệt: số lượng, cơ cấu tuyển dụng viên chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức của đơn vị; Phê duyệt kết quả xét tuyển đặc cách viên chức;
b) Các chế độ, chính sách: nâng lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp; nghỉ hưu; khen thưởng, kỷ luật; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, hạ chức danh nghề nghiệp, thuyên chuyển, điều động, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý.
2. Đề nghị Sở Nội vụ:
Cử viên chức đi dự thi hoặc xét thăng hạng, cử viên chức thuộc đối tượng hưởng chính sách khuyến khích đào tạo của tỉnh đi đào tạo đại học (trừ đối tượng thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, quyết định); nâng lương trước hạn đối với viên chức hạng II. Phê duyệt Đề án và kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III.
3. Quyết định:
a) Tổ chức tuyển dụng viên chức theo số lượng, cơ cấu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức (trừ kết quả tuyển dụng đặc cách); ký hợp đồng làm việc lần đầu, hợp đồng không xác định thời hạn, tiếp nhận, thuyên chuyển, bố trí công tác, chấm dứt hợp đồng lao động đối với viên chức thuộc quyền quản lý; Xây dựng đề án và tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III;
b) Nâng lương thường xuyên, trước hạn, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức theo định kỳ; báo cáo kế hoạch và quy chế tuyển dụng viên chức trước khi tuyển dụng và kết quả sau khi tuyển dụng; Định kỳ báo cáo công tác quản lý, sử dụng, thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức thuộc quyền quản lý về Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ theo quy định.
1. Đề nghị giám đốc sở, thủ trưởng ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện các nội dung quy định tại Điều 20 Quy định này.
2. Quyết định:
a) Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành: Tiếp nhận, tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển viên chức thuộc quyền quản lý; nâng lương thường xuyên, nghỉ hưu, cử đi đào tạo (trừ cử đi đào tạo sau đại học theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh), bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức hạng III, hạng IV; Ký hợp đồng làm việc lần đầu, hợp đồng không xác định thời hạn, xử lý kỷ luật, lập và quản lý hồ sơ viên chức, báo cáo số lượng, cơ cấu, chất lượng viên chức thuộc quyền quản lý;
b) Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã: Ký hợp đồng làm việc lần đầu, hợp đồng không xác định thời hạn, lập và quản lý hồ sơ viên chức, báo cáo số lượng, cơ cấu, chất lượng viên chức thuộc quyền quản lý.
QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 23. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Ban hành Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng công chức cấp xã.
Điều 24. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Sở Nội vụ
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung tại Điều 23 Quy định này.
2. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng và xếp lương quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP).
4. Phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức cấp xã theo chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.
5. Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nội vụ về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
6. Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quản lý đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống chính trị, cơ sở xã, phường, thị trấn.
Điều 25. Nhiệm vụ và thẩm quyền của Ủy ban nhân cấp huyện
1. Lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
2. Phê duyệt chỉ tiêu, cơ cấu tuyển dụng công chức cấp xã; tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định hiện hành và báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý.
3. Đề nghị Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng và xếp lương quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP.
4. Đề nghị Sở Nội vụ phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức cấp xã theo chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.
5. Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã: đánh giá cán bộ, công chức cấp xã hàng năm; lập và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã.
6. Quyết định điều động, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã thuộc địa phương mình quản lý. Quyết định tiếp nhận, điều động công chức cấp xã ở các địa phương khác trong tỉnh hoặc ngoại tỉnh về công tác tại địa phương mình quản lý và ngược lại trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao.
7. Xác nhận biên chế và quỹ lương thay đổi, bổ sung của cán bộ, công chức cấp xã theo định kỳ hàng quý, hàng năm và báo cáo (có danh sách biên chế quỹ tiền lương thay đổi, bổ sung hàng quý, hàng năm) về Sở Nội vụ để tổng hợp và theo dõi.
8. Thực hiện chế độ tiền lương (quyết định nâng lương thường xuyên, nâng lương trước hạn, chuyển xếp ngạch) và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã; thông báo nghỉ hưu, quyết định nghỉ hưu, thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã.
9. Thẩm định, tổng hợp và báo cáo Sở Nội vụ về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã.
Điều 26. Nhiệm vụ và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã; nhận xét, đánh giá hàng năm đối với cán bộ, công chức cấp xã; lập và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã. Bố trí, sử dụng và thực hiện các quy định của Nhà nước đối với công chức được phân công về Ủy ban nhân dân cấp xã công tác.
3. Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với cán bộ, công chức cấp xã.
4. Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng, xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
6. Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; lập danh sách biên chế quỹ tiền lương thay đổi, bổ sung định kỳ hàng quý, hàng năm của cán bộ, công chức địa phương mình để Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt.
Điều 27. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức và hoạt động của tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ.
2. Thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ công chức cấp xã.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; các cơ quan hành chính, sự nghiệp và tổ chức hội, tổ chức quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Điều 28. Nhiệm vụ của Sở Nội vụ
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung quy định tại Điều 27 quy định này.
2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền của Sở.
3. Hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các nội dung về công tác tổ chức bộ máy, biên chế, công tác cán bộ, quản lý công chức, viên chức, cán bộ công chức cấp xã, tổ chức và hoạt động của tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra hàng quý, năm của sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nội vụ đúng quy định.
1. Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, định kỳ, đột xuất tại các đơn vị trực thuộc việc thực hiện tổ chức bộ máy, biên chế, số người làm việc theo vị trí việc làm; công tác cán bộ; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã (đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Tổ chức tự kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tự kiểm tra các nội dung quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan, đơn vị trực thuộc và tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra hàng quý, năm của đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ)./.
- 1Quyết định 685/2007/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 20/2007/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 43/2008/QĐ-UBND về Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4Quyết định 11/2007/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh quản lý
- 5Nghị quyết 103/NQ-HĐND năm 2013 thông qua tổng biên chế cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 2014
- 6Quyết định 1505/QĐ-UBND thực hiện biên chế công chức và chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP cho sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố năm 2013 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7Quyết định 07/2014/QĐ-UBND Quy chế hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 639/QĐ-SNV năm 2014 quy định vị trí việc làm và biên chế công, viên chức Chi cục Văn thư - Lưu trữ, trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình
- 9Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 10Quyết định 52/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Quyết định 18/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
- 1Quyết định 43/2008/QĐ-UBND về Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Quyết định 18/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
- 1Nghị định 83/2006/NĐ-CP Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại,giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước
- 2Quyết định 58/TTg năm 1994 về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 3Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Quyết định 685/2007/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Quyết định 20/2007/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Luật cán bộ, công chức 2008
- 9Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 10Luật viên chức 2010
- 11Nghị định 66/2011/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước
- 12Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn
- 13Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện
- 14Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 15Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 16Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- 17Quyết định 11/2007/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh quản lý
- 18Nghị quyết 103/NQ-HĐND năm 2013 thông qua tổng biên chế cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 2014
- 19Quyết định 1505/QĐ-UBND thực hiện biên chế công chức và chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP cho sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố năm 2013 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 20Quyết định 07/2014/QĐ-UBND Quy chế hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 21Quyết định 639/QĐ-SNV năm 2014 quy định vị trí việc làm và biên chế công, viên chức Chi cục Văn thư - Lưu trữ, trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình
- 22Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 23Quyết định 52/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 44/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 44/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/10/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Võ Kim Cự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/10/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra