Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 42/2016/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 14 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 47/2009/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và quy định chi tiết Điều 3 của Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2415/TTr-SNN ngày 28 tháng 11 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 201
Điều 3. Chánh văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tư Pháp; Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; Công an thành phố; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Quy chế này quy định các nội dung liên quan đến việc quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Các nội dung liên quan đến việc quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng không quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo quy định pháp luật khác có liên quan.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
Điều 3. Quy định về phân vùng khai thác thủy sản
1. Ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ của thành phố Đà Nẵng với 2 tỉnh giáp ranh
a) Vùng biển ven bờ của thành phố Đà Nẵng và vùng đệm (vùng khai thác thủy sản chung) giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thực hiện theo Quyết định số 3567/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc công bố ranh giới vùng quản lý khai thác thủy sản ven bờ giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam;
b) Vùng biển ven bờ của thành phố Đà Nẵng và vùng đệm (vùng khai thác thủy sản chung) giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế được quy định tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
2. Tàu cá khai thác thủy sản có tổng công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy đăng ký tại thành phố Đà Nẵng chỉ được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ của thành phố Đà Nẵng và vùng đệm.
3. Việc phân vùng và quản lý khai thác thủy sản đối với vùng biển ven bán đảo Sơn Trà thực hiện theo Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà.
Điều 4. Quy định liên quan đến Giấy phép khai thác thủy sản (sau đây gọi tắt là Giấy phép)
1. Quy định quản lý nghề khai thác thủy sản không cấp Giấy phép
a) UBND các quận, huyện quản lý, quy hoạch vị trí cắm đặt đối với các nghề khai thác sử dụng ngư cụ cố định như: đăng, đáy, rớ để đảm bảo không cản trở giao thông và dành luồng, hành lang di chuyển cho các loài thủy sản;
b) UBND các quận, huyện tổ chức quản lý các tổ chức, cá nhân sử dụng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, sông, cửa sông, suối, vịnh, hồ, bàu, ao, đồng ruộng.
2. Cơ quan cấp Giấy phép
a) Chi Cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng cấp Giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân có tàu cá thuộc thẩm quyền quản lý, đăng ký của UBND thành phố Đà Nẵng, trừ tàu cá phân cấp cho UBND các quận, huyện quản lý, đăng ký;
b) UBND các quận, huyện cấp Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân có tàu cá theo phân cấp tại Khoản 1, Điều 8 Quy chế này;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đồng thời là cơ quan có thẩm quyền thu hồi, gia hạn, đổi, cấp lại Giấy phép.
3. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép theo trình tự, thủ tục tại Bộ thủ tục hành chính do Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng công bố.
Điều 5. Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm thủy sản đối với tàu cá
1. Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên
a) Chấp hành các quy định về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tàu cá theo khoản 13, Điều 1 Thông tư số 47/2009/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản;
b) Chi cục Thủy sản kiểm tra, đánh giá, phân loại và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 90 CV và tàu cá không lắp máy
a) Chấp hành các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo Điều 8 Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Tổ chức ký cam kết, kiểm tra và xử lý tàu cá vi phạm cam kết thực hiện theo Điều 10, 11, 12 Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ:
- Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90CV hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên do Chi cục Thủy sản tổ chức thực hiện;
- Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét do UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện.
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Điều 6. Quy định đối với công suất máy chính tàu cá
1. Quy định về thay đổi công suất máy chính tàu cá
Tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 90 CV (trừ ghe vỏ mê nan, thuyền thúng gắn máy, tàu cá có tổng công suất nhỏ hơn 20 CV) đã được đăng ký tại thành phố Đà Nẵng chỉ được thay máy có tổng công suất máy chính từ 30 CV trở lên và phải lớn hơn hoặc bằng tổng công suất máy chính đã đăng ký.
2. Không phát triển tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 90 CV. Trường hợp mua tàu cá ở các địa phương ngoài thành phố Đà Nẵng có tổng công suất máy chính dưới 90 CV, chỉ được đăng ký khi tàu thuộc một trong hai trường hợp sau:
a) Được lắp thêm máy chính khác có công suất từ 90 CV trở lên;
b) Chỉ mua vỏ tàu, sau đó lắp máy chính có công suất từ 90 CV trở lên.
1. Tàu cá có gắn động cơ sử dụng nghề lưới kéo, nghề cào để khai thác nhuyễn thể (chíp chíp, nghêu, sò, ốc, hến, hàu, tu hài, trai, vẹm,...).
2. Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên (kể cả tàu cá làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ, nghề khai thác nhuyễn thể).
3. Sử dụng nghề lưới rùng (lưới quát), nghề lờ dây (lồng xếp).
4. Các nghề khai thác rong biển tại vùng biển ven bờ phía Nam đèo Hải Vân và quanh khu vực bán đảo Sơn Trà.
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀU CÁ
Điều 8. Quy định về phân cấp và quản lý, đăng ký tàu cá
1. Quy định về phân cấp quản lý, đăng ký tàu cá
UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm quản lý, đăng ký (cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá) đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 CV của các cá nhân, tổ chức tại địa phương mình.
2. Quy định về đăng ký tàu cá được phân cấp
a) Không cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá đối với các trường hợp: đóng mới tàu cá, mua tàu từ tỉnh khác về, tàu chuyển từ nghề khác sang nghề khai thác thủy sản, cải hoán vỏ tàu, cải hoán máy tàu;
b) Cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (lần đầu) đối với tàu cá (đang mang đăng ký Đà Nẵng) chuyển quyền sở hữu;
c) Cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (cấp lại) đối với các trường hợp: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (do Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng cấp và đã bàn giao hồ sơ cho UBND các quận, huyện quản lý) hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (do UBND các quận, huyện trong thành phố Đà Nẵng cấp) bị mất, bị rách nát, hư hỏng, chủ tàu chuyển chỗ ở.
Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá cấp lại phải mang số đăng ký cũ, tên chủ tàu cũ và phải ghi rõ lần cấp thứ mấy.
d) Chủ tàu cá có nghĩa vụ đăng ký tàu cá tại cơ quan quản lý tàu cá của các quận, huyện nơi chủ tàu cá đặt trụ sở hoặc nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú.
3. Quy định về điều kiện đăng ký tàu cá được phân cấp
UBND các quận, huyện chỉ thực hiện công tác đăng ký đối với tàu cá đủ các điều kiện sau:
a) Tàu cá thuộc thẩm quyền UBND quận, huyện mình quản lý;
b) Chấp hành Khoản 2, Mục II, Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản và phù hợp với chủ trương phát triển của thành phố;
c) Tàu cá đã có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (do Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng cấp và đã bàn giao hồ sơ cho UBND các quận, huyện quản lý) hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (do UBND các quận, huyện trong thành phố Đà Nẵng cấp) và đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc chủ tàu đề nghị cấp lại do bị mất, bị rách nát, hư hỏng, chuyển chỗ ở.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá, Giấy phép thực hiện theo quy định tại Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các quận, huyện.
5. Quy định về công tác quản lý tàu cá được phân cấp
Căn cứ các quy định của Nhà nước, của UBND thành phố về lĩnh vực quản lý tàu cá, UBND các quận, huyện:
a) Tổ chức cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá, Giấy phép (trừ tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn và các nghề: đăng, đáy, rớ), hướng dẫn chủ tàu tự lập danh sách thuyền viên để khai báo và mang theo tàu;
b) Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tàu cá được phân cấp;
c) Tổ chức cho ngư dân sản xuất theo mô hình tổ, đội khai thác hải sản;
d) Quản lý, giám sát các hoạt động nghề cá trên địa bàn nói chung và hoạt động của các tàu cá theo phân cấp nói riêng;
đ) Thu và quản lý phí, lệ phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 9. Quy định về báo cáo công tác quản lý tàu cá
1. UBND các quận, huyện có trách nhiệm tổ chức tổng hợp, thống kê số liệu về đăng ký lại, cấp Giấy phép và đăng ký thuyền viên tàu cá; tình hình biến động, thay đổi của tàu cá trên địa bàn của quận, huyện quản lý.
2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý (vào tuần thứ 2 của quý tiếp theo; theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III kèm theo Quyết định) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố thông qua Chi cục Thủy sản và các yêu cầu báo cáo đột xuất khác.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; hướng dẫn báo cáo thống kê thủy sản; phối hợp với UBND các quận, huyện, các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch phát triển cơ cấu ngành nghề và tổ chức hoạt động khai thác theo nguyên tắc không làm cạn kiệt nguồn lợi, theo hướng vươn khơi đánh bắt xa bờ và gìn giữ môi trường sinh thái biển.
2. Tham mưu UBND thành phố xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái các thủy vực trên địa bàn thành phố.
3. Tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện việc tái tạo nguồn lợi các loài thủy sản có giá trị kinh tế đang có nguy cơ bị cạn kiệt, tuyệt chủng sống trong vùng biển ven bờ, vùng lộng và các sông, suối, hồ lớn trên địa bàn thành phố; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện tái tạo nguồn lợi thủy sản của các địa phương.
4. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản
a) Phối hợp chặt chẽ với phòng Kinh tế (phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) các quận, huyện, UBND các phường xã:
- Rà soát và cung cấp số liệu tàu cá đang quản lý đến tổ dân phố theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quyết định;
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực thủy sản đến Nhân dân; hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, thống kê, báo cáo số liệu tàu cá cho cán bộ các địa phương;
- Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý tàu cá. Định kỳ hàng quý thực hiện việc trao đổi số liệu tàu cá với phòng Kinh tế (phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) các quận huyện.
b) Tổ chức và phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghề cá trên các vùng nước tự nhiên. Xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp người và tàu cá vi phạm quy định pháp luật;
c) Thực hiện báo cáo tháng, 6 tháng, quý, năm và đột xuất cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố.
5. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
a) Tổ chức, phối hợp điều tra, khảo sát nguồn lợi, xây dựng dữ liệu tàu thuyền và nghề nghiệp, tham mưu UBND thành phố quy hoạch, kế hoạch sử dụng các vùng nước tự nhiên làm cơ sở phát triển nghề cá bền vững;
b) Tham gia đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, công trình sử dụng có liên quan đến vùng nước tự nhiên. Tham gia ý kiến về việc giao mặt nước cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND các quận, huyện
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể ở địa phương, các lực lượng chức năng:
a) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các quy định về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Vận động ngư dân không sử dụng ngư cụ, công cụ bị cấm để khai thác thủy sản;
b) Tổ chức, phối hợp với cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý theo quy định và kiểm điểm trước Nhân dân những trường hợp vi phạm các quy định hiện hành về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Xây dựng kế hoạch phát triển và tổ chức hoạt động khai thác thủy sản của địa phương mình gắn với việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản. Không để phát triển thêm, đồng thời từng bước giảm dần số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản ở trên sông, cửa sông, vịnh và vùng biển ven bờ. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án điều chỉnh cơ cấu nghề, chuyển đổi nghề nghiệp tại địa phương.
3. Hướng dẫn và xác nhận đăng ký hồ sơ môi trường của các dự án có liên quan đến môi trường sống, luồng di cư, sinh sản của các loài thủy sản thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND cấp huyện.
4. Phối hợp với các ngành quy hoạch, sắp xếp vị trí đặt đăng, đáy, rớ đảm bảo tuyến giao thông cũng như luồng di chuyển của các loài thủy sản theo quy định.
5. Hàng năm xây dựng kế hoạch và đảm bảo nguồn kinh phí thực công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tái tạo nguồn lợi các loài thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt, tuyệt chủng trên địa bàn quản lý.
6. Tổ chức thực hiện quản lý tàu cá theo phân cấp; tổ chức đăng ký lại, cấp Giấy phép và hướng dẫn đăng ký thuyền viên cho tàu cá được phân cấp theo quy định.
7. Giao Phòng Kinh tế (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý (vào tuần thứ 2 của quý tiếp theo; theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III kèm theo Quyết định) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố thông qua Chi cục Thủy sản và các yêu cầu báo cáo đột xuất khác.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND phường, xã
1. Phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể ở địa phương, các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các quy định về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý theo quy định và kiểm điểm trước Nhân dân những trường hợp vi phạm các quy định hiện hành về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Giao tổ trưởng tổ dân phố, thôn trưởng, trưởng bản thực hiện thống kê, báo cáo số liệu tàu cá với UBND phường, xã vào tuần cuối của mỗi quý theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định.
3. Định kỳ hàng quý (vào tuần đầu tiên của quý tiếp theo), tổng hợp, báo cáo số liệu tàu cá với phòng Kinh tế (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định.
4. Kịp thời thông tin với phòng Kinh tế (phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) các trường hợp phát sinh tàu cá sai quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng
a) Chỉ đạo các Đồn Biên phòng tuyến biển kiểm tra hành chính đối với tàu cá, ngăn chặn kịp thời việc sử dụng các loại nghề hoặc công cụ bị cấm để khai thác thủy sản;
b) Chỉ đạo các Đồn Biên phòng tổ chức, phối hợp với Thanh tra chuyên ngành thủy sản tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, sông, suối, hồ, đồng ruộng thuộc khu vực quản lý để ngăn chặn các hoạt động sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc để khai thác thủy sản và các hoạt động khác vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
c) Xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong hoạt động thủy sản theo quy định của pháp luật.
2. Công an thành phố
Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương:
a) Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, giao thông hàng hải, trong hoạt động thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với UBND các quận, huyện, các sở, ngành có liên quan tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn để cán bộ, Nhân dân nắm vững và thực hiện đúng quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn và thẩm định hồ sơ môi trường của các dự án có liên quan đến môi trường sống, luồng di cư, sinh sản của các loài thủy sản thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của UBND thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND thành phố; kiểm tra, giám sát việc xả thải các chất thải ra các nguồn nước trên địa bàn thành phố.
Điều 14. Trách nhiệm và quyền của tổ chức, cá nhân khác
1. Tổ chức, cá nhân được giao mặt nước để quản lý, sử dụng hoặc có hoạt động thủy sản phải tuân theo quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản và có hoạt động liên quan đến thủy sản có trách nhiệm đóng góp vào việc tái tạo nguồn lợi thủy sản.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn, giải thích, cung cấp tài liệu liên quan đến lĩnh vực thủy sản.
Điều 15. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương, các chủ phương tiện, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2015 về Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 55/2015/QĐ-UBND Quy định việc quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020
- 6Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản, đảm bảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản trên biển do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Quyết định 1539/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 8Quyết định 56/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực
- 1Quyết định 56/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 3Thông tư 02/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ thủy sản ban hành
- 4Luật Thủy sản 2003
- 5Thông tư 02/2007/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 66/2005/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
- 6Quyết định 54/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 7Thông tư 62/2008/TT-BNN sửa đổi Thông tư 02/2006/TT-BTS thi hành Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 14/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
- 9Thông tư 47/2009/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thuỷ sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển ban hành
- 10Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- 11Nghị định 53/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về lĩnh vực thủy sản
- 12Thông tư 27/2012/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 13Thông tư 25/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và hướng dẫn Nghị định 53/2012/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về lĩnh vực thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 17Quyết định 3567/QĐ-UBND năm 2014 công bố ranh giới vùng quản lý khai thác thủy sản ven bờ giữa thành phố Đà Nẵng với tỉnh Quảng Nam
- 18Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 19Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2015 về Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 20Quyết định 55/2015/QĐ-UBND Quy định việc quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 21Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 22Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020
- 23Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản, đảm bảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản trên biển do tỉnh Nghệ An ban hành
- 24Quyết định 1539/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
Quyết định 42/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 42/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/12/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Hồ Kỳ Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra