- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Luật Thủy sản 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Quyết định công bố Danh mục loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2015/QĐ-UBND | Đồng Tháp, ngày 11 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại;
Căn cứ Thông tư số 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam.
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quyết định về việc công bố Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc quản lý các hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 19/2001/QĐ-UB ngày 28 tháng 3 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VIỆC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định việc quản lý các hoạt động khai thác, nuôi trồng bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác, nuôi trồng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động thủy sản phải tuân thủ các quy định về Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Giao thông đường thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khai thác thủy sản ở sông, kênh, rạch và các vùng nước tự nhiên khác phải đảm bảo không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy sản phải gắn liền tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đảm bảo hài hòa lợi ích của các ngành, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản của địa phương. Phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản và kiểm soát môi trường nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái.
4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nhà nước đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đối với các vùng nước được giao để phát triển nguồn lợi thủy sản.
5. Nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn lợi thủy sản gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ, phát triển và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
6. Hoạt động khai thác thủy sản phải đảm bảo luồng chạy tàu thuyền được thông suốt, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa trên sông, kênh và các vùng nước tự nhiên khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Giải thích một số thuật ngữ được sử dụng trong quy định này
1. Tàu cá: Là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản.
2. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3. Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.
4. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên sông, kênh, rạch và các vùng nước tự nhiên khác.
5. Loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng là những loài sinh vật (động vật và thực vật) thích nghi với đời sống ở nước hoặc vùng đất ngập nước có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị kinh tế cao, số lượng quần thể còn rất ít và có khả năng bị biến mất trong tự nhiên ở các cấp độ khác nhau.
6. Thủy sinh vật ngoại lai là loài thủy sinh vật được du nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam.
7. Thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại là loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ lấn chiếm nơi sinh sống hoặc có nguy cơ gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
8. Kích thước mắt lưới là số đo khoảng cách hai điểm giữa của hai gút lưới đối diện của mắt lưới hình thoi được kéo căng theo chiều dọc, ký hiệu là 2a, đơn vị tính là mm.
9. Mồi thuốc dẫn dụ là mồi nhữ được chế biến có tác dụng kích thích vào giác quan của các loài thủy sản nhằm thu hút tập trung chúng lại để khai thác, đánh bắt.
10. Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
11. Vùng cấm khai thác thủy sản là vùng nghiêm cấm không thời hạn đối với mọi hình thức khai thác thủy sản tại các khu bảo tồn nội địa, trong khu vực Nhà nước quy hoạch nuôi cá lồng, bè (trừ hoạt động thu hoạch của cơ sở nuôi) và các vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 4. Những hành vi khai thác thủy sản bị cấm
1. Sử dụng vật liệu nổ, hóa chất độc hại, kể cả thuốc bảo vệ thực vật, chất gây mê, mồi thuốc dẫn dụ; sử dụng xung điện dưới mọi hình thức và các công cụ đánh bắt, khai thác có tính hủy diệt.
2. Sử dụng ngư cụ đánh bắt thủy sản có kích thước mắt lưới nhỏ hơn kích thước mắt lưới quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này.
3. Khai thác các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Quy định này.
4. Khai thác cá con (trừ trường hợp khai thác để làm giống và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền), khai thác thủy sản bố mẹ đang thời kỳ sinh sản, nuôi con.
5. Đặt cố định các ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản trên luồng chạy tàu thuyền.
Điều 5. Các loại nghề, đối tượng khai thác thủy sản bị cấm
1. Tàu cá làm nghề cào gọng (khung), đẩy te (xiệp).
2. Tàu cá làm nghề khai thác các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như: Hến, vẹm, trai nước ngọt (trừ trường hợp khai thác bằng tay).
3. Khai thác những đối tượng thủy sản quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng được quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 6. Cấm khai thác thủy sản, thời gian cấm khai thác thủy sản
1. Tàu cá khai thác thủy sản không được phép hoạt động tại các khu bảo tồn nội địa, khu vực Nhà nước quy hoạch nuôi cá lồng, bè và các vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản khác do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (trừ hoạt động thu hoạch của cơ sở nuôi).
2. Cấm khai thác có thời hạn một số đối tượng thủy sản được quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Quy định này.
3. Cấm khai thác ngoài tự nhiên tất cả các loài thủy sản từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 01 tháng 7 hàng năm (trừ các đối tượng bị cấm khai thác có thời hạn trong năm được quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Quy định này).
Điều 7. Giấy phép khai thác thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh phải có giấy phép khai thác thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Trừ trường hợp cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu.
2. Nội dung, điều kiện cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản phải được thực hiện đúng theo quy định của Luật Thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chi cục Thủy sản là cơ quan cấp giấy phép khai thác thủy sản trên địa bàn của tỉnh.
Điều 8. Quy định địa điểm, đặt ngư cụ khai thác và nuôi trồng thủy sản
1. Nghiêm cấm
a. Đặt ngư cụ tại điểm cố định (chà, đăng, vó, nò, bò,…) để khai thác thủy sản trên các sông, kênh, rạch thuộc phạm vi tỉnh quản lý do gây bồi lắng và ảnh hưởng an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b. Các địa phương bán bãi, đoạn kênh, rạch để khai thác thủy sản tự do.
2. Cho phép các tổ chức và cá nhân được
a. Khai thác thủy sản trên sông Tiền và sông Hậu với các loại ngư cụ khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật, nhưng địa điểm đặt ngư cụ phải được sự hướng dẫn của cơ quan quản lý đường thủy nội địa nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
b. Đặt lồng, bè hoặc các hình thức nuôi khác (đăng quầng) để nuôi các loài thủy sản trên sông, kênh rạch phải tuân theo quy hoạch sắp xếp nuôi cá lồng bè hoặc được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và phải bố trí báo hiệu thông báo đúng theo yêu cầu của đơn vị chấp thuận.
c. Việc đặt ngư cụ Đáy khai thác thủy sản trên các tuyến đường thủy nội địa do tỉnh quản lý phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Điều 9. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động thủy sản phải đảm bảo thực hiện theo quy định tại Chương II Quy định này.
2. Không được xả thải hoặc để rò rỉ chất độc hại chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn được quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo Quy định này.
3. Quản lý thủy sinh vật ngoại lai
a. Chủ sở hữu không được tự ý thả các thủy sinh vật ngoại lai xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại (được quy định tại phụ lục VI ban hành kèm theo Quy định này) ra môi trường tự nhiên, khu bảo tồn nội địa và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi này.
b. Trách nhiệm Cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản địa phương trong việc quản lý thủy sinh vật ngoại lai thực hiện theo Thông tư 53/2009/TT- BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam và các quy định hiện hành.
Điều 10. Tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng các chương trình, dự án phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản bị suy giảm ở các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước thuộc địa bàn quản lý.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thả giống thủy sản về tự nhiên để phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Điều 11. Quy định khu vực khai thác có kế hoạch
Tổ chức khai thác có kế hoạch nguồn lợi thủy sản của Vườn Quốc gia Tràm Chim có sự tham gia của cộng đồng nhằm kiểm soát và bảo tồn nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Tài chính, các Sở, ban, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan truyền thông tổ chức triển khai thực hiện theo quy định này, phổ biến cho tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực thủy sản biết, để thực hiện đúng quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện thống nhất chỉ đạo việc khảo sát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các địa phương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo đúng quy định của pháp luật.
4. Tham mưu ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề khai thác thủy sản.
5. Phát động tổ chức, cá nhân tham gia thả giống thủy sản về môi trường tự nhiên nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
6. Định kỳ, đột xuất báo cáo về hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các tổ chức đoàn thể tỉnh
1. Các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Vườn Quốc gia Tràm Chim có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nội dung công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và các tổ chức đoàn thể tỉnh phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân biết và thực hiện tốt các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Điều 14. Trách nhiệm Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền phổ biến các quy định tại Quyết định này để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng thực hiện tốt Quyết định này trên địa bàn; thống nhất quản lý chung trong phạm vi và theo phân cấp.
2. Tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3. Bố trí nguồn lực và chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn kiểm tra, quản lý chặt các hoạt động khai thác, nuôi trồng, phát tán các thủy sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với cơ quan chuyên ngành thủy sản, các lực lượng chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý những vụ việc vi phạm; triển khai các biện pháp bảo vệ, phát triển và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
5. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Điều 15. Trách nhiệm Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật có liên quan và nội dung Quyết định này đến các tổ chức, nhân dân trong phạm vi quản lý biết để thực hiện; triển khai các biện pháp nhằm quản lý tốt các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong phạm vi được phân cấp quản lý; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản, các lực lượng chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý những vụ việc vi phạm.
3. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố theo quy định.
1. Tuân thủ theo các quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tham gia cứu hộ khi gặp người, tàu thuyền bị tai nạn.
3. Chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy định này sẽ được xem xét khen thưởng, biểu dương theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định này và các quy định pháp luật về thủy sản khác có liên quan. Phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản và kiểm soát môi trường nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai tổ chức thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CHO TỪNG LOẠI NGƯ CỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
STT | Ngư cụ | Kích thước mặt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn |
1 | Lưới vây (lưới giựt, bao cá...) | 18 |
2 | Lưới kéo (thủ công, cơ giới) | 20 |
3 | Lưới kéo cá cơm | 10 |
4 | Lưới rê (lưới bén) Lưới rê (cá cơm) Lưới rê (cá linh) | 40 10 15 |
5 | Vó (càng, gạt...) | 20 |
6 | Chài các loại | 15 |
7 | Đăng | 18 |
8 | Đáy | 18 |
KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở CÁC VÙNG NƯỚC TỰ NHIÊN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC (TÍNH TỪ MÕM ĐẾN CHẼ VÂY ĐUÔI)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm) |
1 | Cá Chép | Cyprinus carpio | 150 |
2 | Cá Trôi | Cirrhina molitorella | 220 |
3 | Cá Trắm cỏ | Ctenopharyngodon idellus | 450 |
4 | Cá Mè trắng | Hypophthalmichthys molitrix | 300 |
5 | Lươn | Monopterus albus | 360 |
6 | Cá Lăng chấm | Hemibargrus guttatus | 560 |
7 | Cá Tra | Pangasiannodon hypophthalmus | 300 |
8 | Cá Trê vàng | Clarias macrocepphalus | 200 |
9 | Cá Sặc rằn | Trichogaster pectoralis | 100 |
10 | Cá Bống tượng | Oxyeleotris marmorata | 200 |
11 | Cá Thát lát | Notopterus notopterus | 200 |
12 | Cá Rô đồng | Anabas testudineus | 80 |
13 | Cá Chạch sông | Mastacembelus armatus | 200 |
14 | Cá Lóc | Channa striata | 220 |
15 | Cá Mè vinh | Barbonymus gonionotus | 100 |
16 | Cá Chài | Leptobarbus hoevenii | 200 |
17 | Cá Duồng | Cirrhinus microlepis | 170 |
18 | Cá Dầy | Cyprinus centralus | 160 |
19 | Cá He vàng | Barbonymus altus | 100 |
20 | Cá Linh ống | Cirrhinus siamensis | 50 |
21 | Cá Lóc bông | Channa micropeltes | 380 |
CÁC LOÀI THỦY SẢN QUÝ HIẾM CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG BỊ CẤM KHAI THÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55 /2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Bảng 1. Các loài có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ lớn
STT | Tên Việt Nam | Tên Latinh |
1 | Cá Vồ cờ | Pangasius sanitwongsei |
2 | Cá Trê trắng | Clarias batrachus |
3 | Cá Trèn bầu | Ompok bimaculatus |
Bảng 2. Các loài có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn
STT | Tên Việt Nam | Tên Latinh |
1 | Cá Hô | Catlocarpio siamensis |
2 | Cá Dày | Channa lucius |
3 | Cá Học trò | Balantiocheilos ambusticauda |
4 | Cá Trà sóc | Probarbus jullieni |
5 | Cá Trê | Clarias nieuhofii |
6 | Cá Trê tối | Clarias meladerma |
7 | Cá Tra dầu | Pangasianodon gigas |
8 | Cá Còm | Chitala ornata |
Bảng 3. Các loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn
STT | Tên Việt Nam | Tên Latinh |
1 | Cá Cháy nam | Tenualosa thibaudeaui |
2 | Cá Cháy bẹ | Tenualosa toli |
3 | Cá Duồng | Cirrhinus microlepis |
4 | Cá Duồng Bay | Cosmochilus harmandi |
5 | Cá May | Gyrinocheilus aymonieri |
6 | Cá Ngựa nam | Hampala macrolepidota |
7 | Cá Mây đá | Gyrinocheilus pennocki |
8 | Cá Chiên bạc | Bagarius yarrelli |
9 | Cá Lăng đỏ | Hemibagrus wyckioides |
10 | Cá Chốt cờ | Heterobagrus bocourti |
11 | Cá Thái hổ | Datnioides pulcher |
12 | Cá Hường vện | Datnioides quadrifasciatus |
CÁC LOÀI THỦY SẢN NGOÀI TỰ NHIÊN BỊ CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Thời gian cấm khai thác |
1 | Cá Lóc | Channa striata | Từ 1/4 đến 1/6 hàng năm |
2 | Cá Sặc rằn | Trichogaster pectoralis | |
3 | Cá Rô đồng | Anabas testudineus | |
4 | Cá Trê vàng | Clarias macrocepphalus | |
5 | Cá Thát lát | Notopterus notopterus | |
6 | Cá Lóc bông | Channa micropeltes | |
7 | Cá Linh ống | Cirrhinus siamensis | Từ 1/4 đến 31/8 |
8 | Cá Linh thùy | Cirrhinus lobatus | |
9 | Cá Bống tượng | Oxyeleotris marmorata | Từ 1/5 đến 30/9 |
10 | Tôm Càng xanh | Macrobrachium rosenbergii | Từ 1/4 đến 30/6 |
GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG VÙNG NƯỚC NGỌT NUÔI THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55 /2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
TT | Thông số | Đơn vị tính | Công thức hoá học | Giá trị giới hạn |
1 | pH |
|
| 5,5 - 8,5 |
2 | BOD5(200C) | mg/l |
| < 25 |
3 | COD | " |
| 35 |
4 | Oxy hoà tan | " |
| >3 |
5 | Chất rắn lơ lửng | " |
| 80 |
6 | CO2 | " |
| 12 |
7 | Asen | " | As | 0,001 |
8 | Magiê | " | Mg | 50 |
9 | Cadimi | " | Cd | 0,001 |
10 | Chì | " | Pb | 0,02 |
11 | Crom (VI) | " | Cr+6 | 0,01 |
12 | Crom (III) | " | Cr+3 | 1,0 |
13 | Đồng | " | Cu | 1,0 |
14 | Kẽm | " | Zn | 2,0 |
15 | Mangan | " | Mn | 0,1 |
16 | Niken | " | Ni | 1,0 |
17 | Sắt | " | Fe | 2,0 |
18 | Thuỷ ngân | " | Hg | 0,002 |
19 | Amoniac (tính theo N) | " | NH3 | 1,0 |
20 | Nitrit (tính theo N) | " | NO2 | <0,01 |
21 | Florua | " | F- | 1,5 |
22 | Sulfua hyđro | " | H2S | <0,01 |
23 | Xianua | " | CN -1 | không |
24 | Phenol (tổng số) | " |
| 0,02 |
25 | Váng dầu mỡ | " |
| Không |
26 | Nhũ dầu mỡ | " |
| 0,3 |
27 | Chất tẩy rửa | " |
| 0,2 |
28 | Coliform | MPN/100ml |
| 5,000 |
29 | Các chất bảo vệ thực vật (trừ DDT) | mg/l |
| 0,15 |
30 | DDT | mg/l |
| 0,01 |
31 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bq/l |
| không |
32 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bq/l |
| không |
CÁC LOÀI THỦY SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ NGOẠI LAI CÓ NGUY CƠ XÂM HẠI BỊ CẤM THẢ VÀO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ CÁC THỦY VỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55 /2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Nhóm 1: Loài ngoại lai xâm hại
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
I. Động vật không xương sống | ||
1 | Ốc bươu vàng | Pomacea canaliculata |
2 | Ốc bươu vàng miệng tròn | Pomacea bridgesii |
3 | Ốc sên châu Phi | Achatina fulica |
4 | Tôm càng đỏ | Cherax quadricarinatus |
II. Cá | ||
1 | Cá ăn muỗi | Gambusia affinis |
2 | Cá hổ | Pygocentrus nattereri |
3 | Cá tỳ bà (cá dọn bể) | Hypostomus punctatus |
4 | Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn) | Pterygoplichthys pardalis |
5 | Cá vược miệng bé | Micropterus dolomieu |
6 | Cá vược miệng rộng | Micropterus salmoides |
III. Lưỡng cư - Bò sát | ||
1 | Cá sấu Cu-ba | Crocodylus rhombifer |
2 | Rùa tai đỏ | Trachemys scripta |
IV. Thực vật | ||
1 | Bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản) | Eichhornia crassipes |
Nhóm 2: Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
I. Động vật không xương sống | ||
1 | Tôm Hùm nước ngọt | Procambarus clarkii |
II. Cá | ||
1 | Cá Chim trắng toàn thân | Piaractus brachypomus |
2 | Cá Hoàng đế | Cichla ocellaris |
3 | Cá Rô phi đen | Oreochromis mossambicus |
4 | Cá Trê phi | Clarias gariepinus |
5 | Cá Trôi Nam Mỹ | Prochilodus lineatus |
III. Lưỡng Cư-Bò sát | ||
1 | Ếch ương beo | Rana catesbeiana |
Nhóm 3: Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
I. Cá | ||
1 | Cá Hồi nâu | Salmo trutta trutta |
2 | Cá Vược sông Nile | Lates niloticus |
II. Lưỡng cư - Bò sát | ||
1 | Ếch Ca-ri-bê | Eleutherodactylus coqui |
- 1Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2Nghị quyết 122/2008/NQ-HĐND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 48/2004/QĐ-UB Quy định trình tự thủ tục hành chính cấp các loại giấy phép hoạt động nghề thủy sản theo cơ chế "một cửa" tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 10/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 42/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7Quyết định 12/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết Định 02/2011/QĐ-UBND và 13/2014/QĐ-UBND
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Luật Thủy sản 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 5Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 7Luật tài nguyên nước 2012
- 8Nghị quyết 122/2008/NQ-HĐND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9Quyết định 48/2004/QĐ-UB Quy định trình tự thủ tục hành chính cấp các loại giấy phép hoạt động nghề thủy sản theo cơ chế "một cửa" tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Tháp
- 10Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Luật bảo vệ môi trường 2014
- 12Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Quyết định công bố Danh mục loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Quyết định 10/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An
- 15Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 16Quyết định 42/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 17Quyết định 12/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết Định 02/2011/QĐ-UBND và 13/2014/QĐ-UBND
Quyết định 55/2015/QĐ-UBND Quy định việc quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 55/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/11/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Văn Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực