Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2003/QĐ-UB | Cần Thơ, ngày 27 tháng 5 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức của ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/02/1998;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Căn cứ Quyết định số 2003-QĐ/TU ngày 17/7/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cần Thơ về việc ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
Xét Đề nghị của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức tỉnh Cần Thơ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. và thay thế Quyết định số 22/2000/QĐ-UB ngày 10/3/2000 của UBND tỉnh Cần Thơ về việc phân cấp quản lý về tổ chức và cán bộ, công chức Nhà nước tỉnh Cần Thơ; Quyết định số 2911/1998/QĐ.UBT ngày 24/10/1998 của UBND tỉnh Cần Thơ về việc Hệ thống tổ chức y tế tỉnh Cần Thơ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC; BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM, KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH CẦN THƠ
(Ban hành theo Quyết định số: 42 /2003/QĐ-UB ngày 27/5/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ)
1. Các cấp ủy Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý và đúng quy trình thủ tục;
2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu (sau đây gọi là Thủ trưởng) cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
3. Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức;
4. Đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề xuất và nhận xét đánh giá đối với cán bộ, công chức được đề xuất; họp bàn trong tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị ;
2. Trao đổi xin ý kiến cấp ủy;
3. Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm trong cơ quan, đơn vị;
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định hoặc đề nghị cấp trên xem xét, quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định hoặc đề xuất của mình.
Điều 6. Thẩm quyền của UBND tỉnh:
1. Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể và quản lý:
a. Các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh;
b. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp tỉnh (sau đây gọi chung là tổ chức Hội);
c. Doanh nghiệp nhà nước;
2. Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể:
a. Các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện;
b. Chấp thuận cho thành lập Ban vận động các tổ chức quần chúng và thành lập các tổ chức quần chúng trong tỉnh Cần Thơ;
c. Cấp giấy phép đặt Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành đóng trên địa bàn tỉnh.
1. Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể và quản lý:
a. Trường Mầm non, Trường Mẫu giáo, Nhà trẻ, Trường Tiểu học, Trường Trung học cơ sở, Trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú (trước khi thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể có thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo);
b. Các Trạm, Trại, đơn vị sự nghiệp ... tham khảo ý kiến Sở chuyên ngành và thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh;
2. Trực tiếp quản lý các Phòng, Ban các đơn vị sự nghiệp, tổ chức Hội thuộc UBND thành phố, UBND thị xã, UBND huyện (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện);
3. Quản lý các doanh nghiệp nhà nước được UBND tỉnh ủy quyền;
4. Quản lý UBND thị trấn, phường, xã (sau đây gọi chung là UBND cấp xã);
1. Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở; Trưởng, Phó các cơ quan Ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên UBND cấp huyện.
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch tổ chức Hội cấp tỉnh.
3. Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước.
4. Chánh Văn phòng, Trưởng Ban chuyên môn thuộc UBND thành phố Cần Thơ.
5. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc:
- Trung tâm Đại học Tại chức.
- Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ.
- Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Cần Thơ.
- Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Cần Thơ.
- Trường Công nhân kỹ thuật tỉnh Cần Thơ.
Trung tâm Công nghệ phần mềm tỉnh Cần Thơ.
Điều 10. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý các chức danh cán bộ, công chức:
1. Chánh, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó Phòng, Ban chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân cấp huyện (trừ các chức danh nêu tại khoản 4, Điều 9, Quy định này);
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên UBND cấp xã;
3. Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND cấp huyện quản lý;
4. Trưởng, Phó (hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch) các tổ chức Hội cấp huyện.
5. Trưởng, Phó (hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc), các đơn vị sự nghiệp; đối với các đơn vị kinh phí hoạt động do ngành dọc phân bổ và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thì cấp huyện cùng với Sở chuyên ngành quản lý song trùng;
6. Các chức danh cán bộ, công chức còn lại thuộc cơ quan, đơn vị nào do Thủ trưởng trực tiếp của đơn vị đó quản lý.
1. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Trưởng, Phó Ban; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng; Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện (trừ Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ); Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm; Trưởng, Phó Đoàn nghệ thuật; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp, Phổ thông trung học và các chức danh tương đương khác... trực thuộc Sở, Ban, ngành tỉnh.
2. Các chức danh cán bộ, công chức còn lại thuộc đơn vị nào do Thủ trưởng trực tiếp của đơn vị đó quản lý.
BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM, KỶ LUẬT, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 12. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm.
1. Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước;
2. Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định;
3. Tuổi bổ nhiệm:
a. Cán bộ, công chức gồm các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở; Trưởng, Phó Ban, ngành tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước; Trưởng, Phó Phòng, Ban và tương đương trực thuộc Sở, Ban, ngành tỉnh bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;
b. Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng, Ban cấp huyện và tương đương tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ).
c. Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;
4. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
5. Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức.
1. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm;
2. Khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:
a. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:
- Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất phương án nhân sự phải căn cứ vào nguồn cán bộ trong diện quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị;
- Tâp thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị;
- Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 01 đến 03 người để lựa chọn.
- Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan.
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận và biểu quyết, người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.
- Ban Thường vụ cấp huyện, Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy cơ quan có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
b. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu.
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương tiến hành một số công việc như sau: đại diện lãnh đạo cơ quan gặp cán bộ, công chức dự kiến được bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp ủy và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đổi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác; lấy ý kiến của cấp ủy cơ quan về việc tiếp nhận bổ nhiệm cán bộ; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp trên xem xét bổ nhiệm theo phân cấp.
Điều 16. Điều kiện bổ nhiệm lại:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
2. Đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;
3. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm được giao.
2. Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo còn từ đủ 02 năm đến dưới 05 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại thì thời gian hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định;
3. Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo còn dưới 02 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Điều 18. Trình tự bổ nhiệm lại:
1. Cán bộ, công chức lãnh đạo làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn tại Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm gởi cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
2. Tập thể cán bộ, công chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến, sau đó gởi biên bản lên Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại.
1. Đơn vị xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức;
2. Cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thảo luận phê duyệt kế hoạch luân chuyển hàng năm trong phạm vi thuộc thẩm quyền;
3. Cơ quan tổ chức cán bộ của đơn vị chuẩn bị các điều kiện sinh hoạt của cán bộ, công chức đến nhận công tác;
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gặp cán bộ, công chức để trao đổi về chủ trương luân chuyển; nghe cán bộ, công chức trình bày nguyện vọng và đề xuất ý kiến cá nhân trước khi ra quyết định;
Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định cụ thể từng trường hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý.
Mục 4. Từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật
2. Khi đơn từ chức chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì cán bộ, công chức lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.
Cán bộ, công chức lãnh đạo sau khi từ chức được cơ quan quản lý bố trí công tác khác phù hợp hoặc giải quyết chính sách theo nguyện vọng.
1. Chánh, Phó Văn phòng; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng, Ban; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm và các chức danh tương đương khác thuộc UBND cấp huyện (trừ chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm y tế; Chánh Văn phòng, Trưởng ban chuyên môn thuộc UBND thành phố Cần Thơ).
Các chức danh nêu trên trước khi quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản thỏa thuận với Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh;
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên UBND cấp xã;
3. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội: thực hiện phê chuẩn, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật (nếu có);
4. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Nhà trẻ; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non, Trường Mẫu giáo, Trường Tiểu học, Trường Trung học cơ sở, Trường Phổ thông dân tộc bán trú, nội trú, Trường chuyên nghiệp dạy nghề (riêng đối với Trường Bán công, dân lập thực hiện theo quy chế Bộ Giáo dục - Đào tạo) thuộc UBND cấp huyện quản lý.
5. Các chức danh cán bộ, công chức còn lại: thực hiện điều động nội bộ và thi hành kỷ luật (nếu có) theo phân cấp;
6. Các chức danh nêu tại khoản 1,3,4,5 Điều 25, Chương III Quy định này, thuộc ngạch chuyên viên và tương đương khi vi phạm kỷ luật từ hình thức hạ ngạch lương trở lên, Chủ tịch UBND cấp huyện thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh trước khi ra quyết định thi hành kỷ luật.
1. Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng, Ban, Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện, Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường nghiệp vụ, dạy nghề, Trưởng, Phó Đoàn nghệ thuật và các chức danh tương đương khác trực thuộc Sở, Ban, ngành tỉnh (trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh) trước khi quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh; riêng Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện thỏa thuận với Chủ tịch UBND cấp huyện.
2. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông trung học trực thuộc Sở đóng trên địa bàn thành phố, thị xã, huyện; Trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật thỏa thuận bằng văn bản với Chủ tịch UBND cấp huyện đó và gửi quyết định về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi;
3. Các chức danh cán bộ, công chức còn lại: thực hiện điều động nội bộ và kỷ luật (nếu có) theo phân cấp;
4. Các chức danh cán bộ, công chức nêu tại khoản 1,2,3 Điều 26, Chương IV Quy định này, ngạch chuyên viên và tuơng đương nếu vi phạm kỷ luật từ hình thức hạ ngạch lương trở lên, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh báo cáo về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh; sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh ra quyết định kỷ luật (việc kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo Nghị định 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức).
1. Các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 9, Chương III Quy định này;
2. ủy quyền cho Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh quyết định điều động, tiếp nhận công tác trong và ngoài tỉnh đối với chức danh cán bộ, công chức cấp Trưởng, Phó Phòng, Ban và tương đương trở xuống;
3. Việc tuyển dụng công chức của Sở, Ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và phải qua thi tuyển công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức;
4. Trường hợp cán bộ, công chức từ cơ quan công an, quân đội (sĩ quan chuyển ngành), doanh nghiệp nhà nước chuyển sang các cơ quan hành chính sự nghiệp, nếu tuyển dụng trước ngày 23/5/1993, phải qua sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để xếp vào ngạch công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức; nếu tuyển dụng sau ngày 23/5/1993 phải qua thi tuyển công chức theo quy định hiện hành.
1. Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện (trừ Bệnh viện Đa khoa), Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm y tế cấp huyện, Trưởng, Phó Phòng, Ban và các chức danh tương đương khác thuộc thẩm quyền quản lý của Sở, Ban, ngành tỉnh ... trước khi quyết định điều động công tác phải có thỏa thuận bằng văn bản của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, riêng các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm y tế cấp huyện, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông trung học huyện nào thì trước khi quyết định điều động công tác thỏa thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND huyện đó và gửi quyết định cho Ban Tổ chức chính quyền tỉnh biết để theo dõi.
2. Các chức danh cán bộ, công chức còn lại thuộc Sở, Ban, ngành nào do Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành đó quyết định.
Điều 30. Bổ nhiệm vào ngạch công chức nhà nước khi hết thời gian tập sự, thử việc:
Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện quyết định công nhận hết thời gian tập sự và bổ nhiệm chính thức cho công chức vào ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống. Trong trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu của ngạch thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề nghị Ban Tổ chức chính quyền tỉnh hủy bỏ quyết định tuyển dụng (riêng đối với dạng hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế; khi kết thúc thời gian thử việc; cơ quan, đơn vị xét nếu đạt yêu cầu, tiêu chuẩn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng dài hạn, không ra quyết định bổ nhiệm chính thức; kể cả quyết định chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy không đạt tiêu chuẩn và báo về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi). Thời gian công nhận hết tập sự, thử việc căn cứ theo Nghị định 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức..
CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG, HƯU TRÍ, NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHÍNH SÁCH
Điều 31. Chính sách tiền lương:
1. Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh căn cứ vào hướng dẫn của Nhà nước xếp lại lương cho cán bộ, công chức (do thay đổi nhiệm vụ hoặc do điều động cán bộ từ cơ quan Đảng, Đoàn thể, Quân đội, Công an, doanh nghiệp Nhà nước sang) và lập danh sách nâng bậc lương hàng năm đối với ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống (kể cả chức danh cơ quan, đơn vị đang hợp đồng trong bảng lương, hưởng lương từ ngân sách) gửi về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, Ngành tỉnh ra quyết định xếp lương, nâng bậc lương hàng năm và gửi quyết định (bản chính) về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi.
Riêng cán bộ, công chức được điều động công tác ở tổ chức Hội hay những tổ chức Hội cấp tỉnh được giao chỉ tiêu biên chế, giao Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh quyết định xếp lương và nâng bậc lương hàng năm theo quy định từ ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống.
2/. Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có trách nhiệm lập danh sách xếp lương và nâng bậc lương hàng năm đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương theo đề nghị của Sở, Ban, Ngành tỉnh, UBND cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
3/. Đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh lập danh sách trình Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
4/. Chủ tịch UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ vào hướng dẫn của Nhà nước thực hiện việc xếp lại lương cho cán bộ, công chức (do thay đổi nhiệm vụ, hoặc do điều động, thuyên chuyển từ các cơ quan Đảng, Đoàn thể, Công an, Quân đội, doanh nghiệp nhà nước sang) và lập danh sách nâng bậc lương hàng năm (kể cả cán bộ, công chức điều động công tác ở các tổ chức Hội thuộc UBND cấp huyện quản lý), đối với ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống (kể cả xếp và nâng bậc lương, sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn theo quy định của Chính phủ), gửi về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh; sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định xếp lại lương, quyết định nâng bậc lương hàng năm và gửi quyết định (bản chính) về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi.
Điều 32. Chính sách hưu trí, nghỉ việc hưởng chính sách một lần:
- Chủ tịch UBND tỉnh giao Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy căn cứ quy định của Nhà nước đề xuất Ban Cán sự Đảng-UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho cán bộ, công chức nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét quyết định cho cán bộ, công chức nghỉ hưu, nghỉ việc theo phân cấp tại Quyết định số 203/QĐ/TU ngày 17/7/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gồm các chức danh cán bộ, công chức:
1. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Trưởng, Phó Ban, Ngành tỉnh; Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
2. Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước.
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch (hoặc cấp Trưởng, cấp Phó) là cán bộ, công chức được điều động, biệt phái sang công tác ở các tổ chức Hội cấp tỉnh.
4. Các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh nêu ở khoản 4,5 Điều 9, Chương III quy định này.
5. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Trưởng ban Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh quyết định nghỉ hưu, nghỉ việc hưởng chính sách một lần các chức danh cán bộ, công chức cơ quan hành chính sự nghiệp (trừ các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh) ở các Sở, Ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; kể cả cán bộ, công chức được điều động, biệt phái sang công tác ở các tổ chức Hội trong tỉnh.
6. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định nghỉ hưu, nghỉ việc hưởng chính sách 01 lần đối với các chức danh cán bộ xã, phường, thị trấn theo quy định hiện hành của Chính phủ, gửi quyết định về Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh để theo dõi.
- 1Quyết định 13/2006/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công, viên chức thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 22/2000/QĐ-UB về Quy chế phân cấp quản lý về tổ chức và cán bộ, công chức nhà nước tỉnh Cần Thơ
- 3Quyết định 2515/2007/QĐ-UBND phân bổ số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đối với các xã, phường, thị trấn mới thành lập theo Nghị định 175/2007/NĐ-CP do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 5Quyết định 11/2013/QĐ-UBND Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Quyết định 28/2007/QĐ-UBND về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 1Quyết định 13/2006/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công, viên chức thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 22/2000/QĐ-UB về Quy chế phân cấp quản lý về tổ chức và cán bộ, công chức nhà nước tỉnh Cần Thơ
- 3Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC về Quy chế đánh giá công chức hàng năm do Trưởng ban Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 4Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 5Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức
- 6Thông tư 05/1999/TT-TCCP hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức do Ban tổ chức, cán bộ Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2515/2007/QĐ-UBND phân bổ số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đối với các xã, phường, thị trấn mới thành lập theo Nghị định 175/2007/NĐ-CP do tỉnh Phú Yên ban hành
- 9Quyết định 11/2013/QĐ-UBND Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 10Quyết định 28/2007/QĐ-UBND về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo do tỉnh Trà Vinh ban hành
Quyết định 42/2003/QĐ-UB về quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức tỉnh Cần Thơ
- Số hiệu: 42/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/05/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Phong Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra