Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4101/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT MỨC CHI PHÍ DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 95/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 07/8/2007 của Liên Bộ: Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/04/2013 của Liên Bộ: Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 10/10/2013 của UBND Thành phố thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020;

Xét đề nghị của Liên Sở: Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội tại: Tờ trình số 1634/TTrLS: LĐTBXH-TC ngày 16/6/2014 và Công văn số 4307/LS: TC-LĐTBXH ngày 14/7/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành quy định và phê duyệt mức chi phí dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

1. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ:

- Người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (diện KT1, KT2) đủ 14 tuổi đến dưới 60 tuổi (đối với nam), dưới 55 tuổi (đối với nữ), có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề cần học.

- Người khuyết tật chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Nhà nước. Những người đã được hỗ trợ học nghề từ các Chương trình, Đề án khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo Đề án trợ giúp người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020.

2. Phê duyệt mức chi phí dạy nghề cho 9 nghề gồm: May công nghiệp, Kỹ thuật chế biến món ăn, Điêu khắc gỗ, Sơn mài, Khảm trai, Mộc mỹ nghệ, Mộc dân dụng, Mây tre đan, Tin học văn phòng (Chi tiết theo phụ lục đính kèm). Mức chi phí đào tạo nghề được phê duyệt là mức chi phí cao nhất cho một nghề.

3. Người khuyết tật là lao động nông thôn, người khuyết tật là lao động thành thị thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại trong thời gian học nghề, cụ thể:

- Hỗ trợ tiền ăn: 15.000 đ/ngày thực học/người.

- Hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên: 200.000 đồng/người/khóa học.

4. Nguồn kinh phí: kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm và dạy nghề hàng năm.

5. Thời gian dạy nghề: từ 5 - 6 tháng/người/khóa học.

Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị:

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND Thành phố phân bổ ngân sách hàng năm để triển khai, thực hiện dạy nghề cho người khuyết tật; Bố trí kinh phí dạy nghề miễn phí; Hướng dẫn quản lý và sử dụng, kinh phí được giao đúng quy định, đạt hiệu quả.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí dạy nghề cho người khuyết tật thành phố hàng năm; Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí đúng mục đích, đối tượng và quyết toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn lực từ ngân sách hàng năm để triển khai, thực hiện dạy nghề cho người khuyết tật

4. UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm: Phổ biến chủ trương chính sách tới các hộ gia đình; Phê duyệt, tổng hợp danh sách người khuyết tật trên địa bàn có nhu cầu học nghề gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- Các đ/c PCT: Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Sửu, Trần Xuân Việt;
- VPUB: CVP, PCVPĐ.Đ.Hồng, KT, VX, NN, TH;
- Lưu: VT, VX(Ngọc).
(UBND các quận huyện thị xã có trách nhiệm sao gửi Quyết định này đến UBND phường, xã, thị trấn trực thuộc)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

PHỤ BIỂU

MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO HỌC VIÊN LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Kèm theo Quyết định số 4101/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

STT

Tên nghề đào tạo

Thời gian đào tạo nghề cho 01 học viên là người khuyết tật (Tháng)

Mức chi phí đào tạo nghề cho 01 học viên là người khuyết tật (đồng/người/khóa)

 

Mỹ thuật

 

 

1

Điêu khắc gỗ

6

4.436.000

2

Sơn mài

6

3.946.000

3

Khảm trai

6

3.942.000

4

Mây tre đan

6

3.774.000

 

Kế toán, công nghệ thông tin

 

 

1

Tin học văn phòng

6

3.898.000

 

Dệt - May

 

 

1

May công nghiệp

5

3.290.000

 

Sản xuất chế biến gỗ

 

 

1

Mộc dân dụng

6

4.150.000

2

Mộc mỹ nghệ

6

4.150.000

 

Khách sạn - Nhà hàng

 

 

1

Kỹ thuật chế biến món ăn

5

3.425.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4101/QĐ-UBND năm 2014 quy định và phê duyệt mức chi phí dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 4101/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/08/2014
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/08/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản