Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2014/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 19 tháng 11 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-TB&XH tại Tờ trình số 115/TTr-SLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2014 và kết quả thẩm định của Sở Tư Pháp tại Báo cáo số 114/BC-STP ngày 8 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề sơ cấp; ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nhóm nghề phi nông nghiệp theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề sơ cấp, ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề, truyền nghề theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC DẠY NGHỀ NGẮN HẠN, TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG NGHỀ NHÓM NGHỀ NÔNG NGHIỆP, TRUYỀN NGHỀ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 37/2011/NQ-HĐND NGÀY 19/12/2011 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND Ngày 19/11/ 2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
1. Quy định này quy định về đối tượng, nguyên tắc, nội dung và mức hỗ trợ; trình tự thủ tục hồ sơ hỗ trợ; phương thức cấp phát kinh phí hỗ trợ; công tác quản lý dạy và học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Việc hỗ trợ kinh phí học nghề và quản lý dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề phải tuân theo Quy định này và các quy định của pháp luật liên quan.
1. Người lao động (trong độ tuổi lao động) có hộ khẩu thường trú từ 6 tháng trở lên và hiện đang sinh sống tại Vĩnh Phúc, tham gia học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp tại các đơn vị tổ chức lớp và tại các lớp truyền nghề do UBND cấp xã (có các làng nghề) trên địa bàn tỉnh tổ chức.
2. Người truyền nghề: Nghệ nhân hoặc thợ giỏi cấp tỉnh (trong và ngoài tỉnh) truyền nghề cho người lao động Vĩnh Phúc.
3. Các cơ sở dạy nghề (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề); các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ dạy nghề thuộc Sở Nông nghiệp& PTNT, Doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức dạy nghề ngắn hạn hoặc tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp cho lao động Vĩnh Phúc (sau đây gọi tắt là đơn vị tổ chức lớp), UBND cấp xã (đơn vị tổ chức truyền nghề) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Đúng đối tượng, trình tự, thủ tục quy định và trong kế hoạch được giao (trong Kế hoạch dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động do UBND tỉnh ban hành hàng năm).
2. Người được hưởng hỗ trợ học nghề chỉ được hỗ trợ một lần theo Quy định này; Riêng người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì vẫn tiếp tục được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo Quy định này nhưng không quá 03 lần.
3. Người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ theo Quy định này.
Điều 4. Mức, thời gian, các nghề được hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp
a) Mức hỗ trợ cho người học nghề
- Tiền ăn 20.000 đồng/người/ngày thực học.
- Tiền giấy bút 15.000 đồng/người/khóa học cho đối tượng là lao động nông thôn; lao động khu vực thành thị thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp.
b) Mức hỗ trợ cho đơn vị tổ chức lớp (kinh phí tổ chức lớp): 25.000 đồng/người học/ngày.
c) Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực dạy và học nhưng không quá 01 tháng với dạy và học nghề ngắn hạn (một tháng tính 22 ngày học); không quá 10 ngày với tập huấn bồi dưỡng nghề.
d) Số học viên tối đa/lớp: 35 học viên
2. Mức hỗ trợ cho người truyền nghề và người học nghề
a) Mức hỗ trợ cho người truyền nghề: 500.000 đồng/người/tháng
b) Mức hỗ trợ cho người học nghề:
- Hỗ trợ chi phí học tập 500.000 đồng/người/tháng
- Hỗ trợ tiền ăn 20.000 đồng/người/ngày thực học.
- Hỗ trợ tiền giấy bút 15.000 đồng/người/khóa học cho đối tượng là lao động nông thôn; lao động thành thị diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có tham gia học nghề.
c) Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực dạy và học nhưng không quá 3 tháng. Một tháng tính 22 ngày học.
d) Số học viên tối đa/lớp: 20 học viên
3. Các nghề được hỗ trợ trình độ dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề quy định tại Danh mục nghề được hỗ trợ loại hình dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề; truyền nghề (Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này).
Điều 5. Thủ tục hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp
1. Thành phần hồ sơ của người học:
Ngay sau khi bắt đầu khóa học, người học làm 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí học nghề gửi đơn vị tổ chức lớp, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề có xác nhận của UBND cấp xã (theo mẫu số 1- phụ lục kèm theo Quy định này);
b) Bản phô tô Chứng minh nhân dân (khi đến nộp hồ sơ đem theo bản gốc để đối chiếu);
c) Bản phô tô một trong các giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên (nếu thuộc đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND tỉnh), cụ thể:
- Người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. (gồm: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học): Giấy xác nhận của Phòng Lao động-TB&XH cấp huyện.
- Người thuộc hộ nghèo: Giấy chứng nhận hộ nghèo của Sở Lao động-TB&XH (cấp theo năm).
- Người thuộc hộ cận nghèo: Giấy xác nhận của UBND cấp xã theo năm.
- Người dân tộc thiểu số: Giấy khai sinh.
- Người tàn tật (Người khuyết tật): Giấy xác nhận của Phòng Lao động-TB&XH cấp huyện xác nhận đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp Người tàn tật hoặc Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp.
- Người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (đất canh tác) (người có tên trong Sổ hộ khẩu của hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp):Quyết định thu hồi đất nông nghiệp của UBND cấp huyện;
- Lao động nông thôn: Xác nhận của UBND xã trong đơn.
2. Thành phần hồ sơ của đơn vị tổ chức lớp
Hồ sơ gồm có:
a) Hợp đồng kinh tế về đào tạo nghề với Sở Nông nghiệp & PTNT.
b) Nội dung chương trình dạy nghề;
c) Quyết định thành lập lớp (có danh sách người học kèm theo).
d) Công văn đề nghị hỗ trợ; biểu tổng hợp dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ kèm theo danh sách người học đề nghị hỗ trợ.
e) Quyết định công nhận tốt nghiệp kèm theo danh sách người học được cấp giấy chứng nhận học nghề và báo cáo kết quả, gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT ngay sau khi khóa học kết thúc.
f) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ của người học nghề theo quy định tại Khoản 1 của điều này.
3. Trình tự thực hiện:
3.1. UBND cấp xã
a) Niêm yết mẫu đơn và bản hướng dẫn viết đơn tại trụ sở UBND cấp xã.
b) Kiểm tra, xem xét, xác nhận đơn đề nghị cho người học đúng đối tượng được hỗ trợ. Chỉ xác nhận trong trường hợp người học chưa được hưởng hỗ trợ học nghề lần nào theo chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; trường hợp người học đã được hưởng hỗ trợ học nghề thì UBND cấp xã xác nhận rõ số lần đã được hưởng chuyển Sở Nông nghiệp & PTNT xem xét giải quyết. Phần xác nhận phải ghi rõ người học thuộc đối tượng ưu tiên nào của Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND.
c) Lập danh sách đăng ký học nghề của người lao động (theo mẫu số 2 - phụ lục kèm theo Quy định này).
3.2. Đơn vị tổ chức lớp
a) Ngay sau khi khóa học bắt đầu, đơn vị tổ chức lớp tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của người học nghề. Kiểm tra, xem xét xác nhận Đơn đề nghị hỗ trợ;
b) Căn cứ hồ sơ đề nghị hỗ trợ của người học, lập biểu tổng hợp kinh phí đề nghị hỗ trợ kèm theo danh sách (theo mẫu số 3 - phụ lục kèm theo Quy định này).
c) Lập 02 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ: 01 bộ gốc gửi Sở Nông nghiệp & PTNT để thẩm định, 01 bộ phô tô lưu tại đơn vị.
3.3. Sở Nông nghiệp & PTNT
a) Căn cứ nhu cầu mở lớp của địa phương và kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, thẩm định năng lực và ký hợp đồng kinh tế với cơ sở dạy nghề có đủ năng lực tổ chức lớp.
b) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các đơn vị tổ chức lớp.
c) Tổ chức thẩm định và lập biên bản kết quả thẩm định. Ra quyết định cấp kinh phí kèm theo danh sách cho đơn vị tổ chức lớp.
d) Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát đơn vị tổ chức lớp.
e) Thanh lý hợp đồng với đơn vị tổ chức lớp.
1. Việc cấp phát và chi trả kinh phí hỗ trợ dạy và học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp được thực hiện vào một lần khi người học đã hoàn thành khóa học, được cấp cùng với giấy chứng nhận học nghề.
2. Đơn vị tổ chức lớp:
a) Tiếp nhận khoản kinh phí hỗ trợ tổ chức lớp để chi phí tổ chức lớp học, quản lý, sử dụng theo đúng quy định.
b) Căn cứ quyết định cấp kinh phí và danh sách kèm theo, lập bảng thanh toán chi trả kinh phí hỗ trợ cho người học nghề (theo mẫu số 4 - phụ lục kèm theo Quy định này). Thông báo công khai bảng thanh toán nêu trên tại địa điểm dạy trong thời gian 3 ngày trước khi chi trả.
Điều 7. Thủ tục hỗ trợ kinh phí truyền nghề
1. Thành phần hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày sau khi bắt đầu khóa học, người truyền nghề và người học nghề làm 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi đơn vị tổ chức lớp học (UBND cấp xã), hồ sơ gồm có:
a) Người học nghề:
- Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề (theo mẫu số 1 - phụ lục kèm theo Quy định này);
- Các đầu hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quy định này.
b) Người truyền nghề:
- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí truyền nghề.
- Bản sao chứng thực: Chứng minh nhân dân, Quyết định công nhận nghệ nhân hoặc thợ giỏi cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh cấp.
2. Trình tự thực hiện:
a) Đơn vị tổ chức lớp (UBND cấp xã):
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của người truyền nghề, người học nghề. Kiểm tra, xem xét xác nhận vào đơn. Chỉ xác nhận trong trường hợp người học nghề chưa được hưởng hỗ trợ học nghề lần nào theo chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; trường hợp người học đã được hưởng hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp xã xác nhận rõ số lần đã được hưởng chuyển Sở Nông nghiệp & PTNT xem xét giải quyết. Phần xác nhận đơn phải ghi rõ người học thuộc đối tượng ưu tiên nào của Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND.
- Căn cứ hồ sơ đề nghị hỗ trợ lập biểu tổng hợp kinh phí đề nghị hỗ trợ kèm theo danh sách (theo mẫu số 5 - phụ lục kèm theo Quy định này). );
- Lập 02 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ; 01 bộ gốc gửi Sở Nông nghiệp & PTNT; 01 bộ phô tô lưu tại đơn vị.
b) Cơ quan quản lý (Sở Nông nghiệp & PTNT):
- Thẩm định năng lực, ký hợp đồng kinh tế về truyền nghề với UBND cấp xã.
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của UBND cấp xã.
- Tổ chức thẩm định và lập biên bản kết quả thẩm định. Kiểm tra xác thực việc bố trí việc làm sau truyền nghề. Trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận được quyết định công nhận tốt nghiệp của UBND cấp xã và tính xác thực của việc bố trí việc làm, ra quyết định cấp kinh phí kèm theo danh sách cho UBND cấp xã.
- Trong thời hạn 10 ngày sau khi có quyết định cấp kinh phí, chuyển quyết định cấp kèm theo danh sách cho UBND cấp xã để tổ chức chi trả cho người truyền nghề, người học nghề;
- Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát công tác chi trả của UBND cấp xã.
- Thanh lý hợp đồng với UBND cấp xã.
Điều 8. Cấp phát và chi trả kinh phí hỗ trợ truyền nghề
1. Việc chi trả kinh phí hỗ trợ truyền nghề và học nghề được thực hiện một lần sau khi người truyền nghề, người học nghề đã hoàn thành khóa truyền nghề, người học nghề được cấp giấy chứng nhận học nghề.
2. Đơn vị tổ chức lớp (UBND cấp xã):
a) Căn cứ quyết định cấp kinh phí và danh sách kèm theo do cơ quan quản lý gửi về, lập bảng thanh toán chi trả kinh phí hỗ trợ cho người truyền nghề, học nghề (theo mẫu số 6- phụ lục kèm theo Quy định này). Thông báo công khai bảng thanh toán nêu trên tại địa điểm dạy trong thời gian chi trả.
b) Chi trả kinh phí hỗ trợ cho người truyền nghề, học nghề trong vòng 15 ngày sau khi nhận được kinh phí.
3. Người học nghề khi đến nhận tiền trình chứng minh nhân dân hoặc bản sao giấy chứng nhận học nghề.
1. Công tác quản lý dạy nghề ngắn hạn; tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp
Để được hỗ trợ theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, việc dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và phải đảm bảo các quy định sau:
a) Hàng năm, đơn vị tổ chức lớp phối hợp với UBND cấp xã căn cứ nhu cầu học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp của người lao động trên địa bàn, lập danh sách học viên, xây dựng nội dung chương trình đào tạo, báo cáo thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và xây dựng kế hoạch mở lớp gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT;
b) Đơn vị tổ chức lớp tiến hành mở lớp theo đúng nghề và số lượng tuyển sinh được giao. Tổ chức dạy nghề và quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ theo các quy định hiện hành của pháp luật về dạy nghề và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
c) Địa điểm dạy nghề: Dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp được dạy tại cơ sở dạy nghề hoặc lưu động tại xã, phường, thị trấn.
2. Công tác quản lý truyền nghề tại các làng nghề
a) Hàng năm, Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với UBND cấp huyện có các làng nghề xây dựng kế hoạch truyền nghề, lập dự toán kinh phí, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
b) UBND cấp xã (có các làng nghề) hàng năm căn cứ nhu cầu truyền và học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh, tuyển chọn nghệ nhân, hoặc thợ giỏi cấp tỉnh (trong và ngoài tỉnh) làm người truyền nghề. Xây dựng kế hoạch truyền nghề, lập danh sách học viên gửi UBND cấp huyện qua Phòng Nông nghiệp & PTNT (Phòng Kinh tế) và gửi Sở Nông nghiệp & PTNT.
c) Sở Nông nghiệp & PTNT căn cứ nhu cầu mở lớp truyền nghề của địa phương và kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt thẩm định năng lực, ký hợp đồng kinh tế về truyền nghề với UBND cấp xã.
d) Chương trình truyền nghề: Do người truyền nghề biên soạn, UBND cấp xã xác nhận và được Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt.
Điều 10. Trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện
1. Sở Nông nghiệp & PTNT
a) Tháng 10 hàng năm, Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề và lập dự toán kinh phí gửi Sở Lao động-TB&XH để tổng hợp; Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát dạy và học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp và truyền nghề; cấp phát kinh phí hỗ trợ, thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
b) Quản lý và tổ chức thực hiện việc dạy nghề, hỗ trợ kinh phí dạy và học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề theo quy định hiện hành và theo quy định này.
c) Thẩm định năng lực và ký hợp đồng kinh tế với đơn vị tổ chức lớp, UBND cấp xã (đơn vị tổ chức truyền nghề).
d) Thẩm định và cho ý kiến kịp thời đối với các trường hợp đã được hỗ trợ 1 lần, 2 lần của tỉnh mà xin hỗ trợ tiếp lần sau theo hồ sơ gửi lên từ cấp xã.
e) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy nghề ngắn hạn; tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp; truyền nghề; phối hợp kiểm tra với các cơ quan cùng được giao nhiệm vụ quản lý dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề;
g) Tổng hợp báo cáo định kỳ cho BCĐ cấp tỉnh về kết quả thực hiện các nội dung trên.
2. Sở Tài chính
a) Hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trình tự, thủ tục sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Nghị quyết 37/NQ-HĐND theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các Sở, ngành, đơn vị có liên quan cân đối, bố trí nguồn và cấp phát kinh phí cho các đơn vị để thực hiện Nghị quyết 37/NQ-HĐND theo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch & Đầu tư
Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH, Sở Tài chính tổng hợp và thẩm định kế hoạch, dự toán dạy nghề hàng năm của UBND cấp huyện, các sở, cơ quan cấp sở trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Các sở, ban ngành có liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện nội dung quản lý dạy và học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn:
- Phòng Nông nghiệp & PTNT (Phòng Kinh tế) phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động xây dựng kế hoạch dạy nghề và giải quyết việc làm trình độ ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề và dự toán kinh phí hỗ trợ gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp; phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp và định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện theo quy định.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm của tỉnh cho nhân dân trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm về việc xác nhận đối tượng ưu tiên trong việc hỗ trợ kinh phí cho người học nghề. Hướng dẫn người học nghề nắm vững trình tự, thủ tục, hồ sơ hỗ trợ. Xác nhận đơn đề nghị hỗ trợ đúng đối tượng. Tổng hợp hồ sơ, lập danh sách người đề nghị hỗ trợ báo cáo cơ quan có thẩm quyền thẩm định; tiếp nhận kinh phí hỗ trợ truyền nghề, tổ chức chi trả kinh phí cho người học nghề, người truyền nghề và thanh quyết toán kinh phí kịp thời, đúng quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia dạy nghề
1. Chủ động phối hợp với UBND cấp xã tuyên truyền thông tin tuyển sinh của đơn vị tới người lao động.
2. Hàng năm, xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với giải quyết việc làm đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt.
3. Tổ chức dạy nghề theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật về dạy nghề và Quy định này. Phổ biến các chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm của tỉnh cho người học. Hướng dẫn người học nắm vững trình tự, thủ tục hồ sơ hỗ trợ, xác nhận đơn đề nghị hỗ trợ học nghề của người học.
4. Tổng hợp hồ sơ và danh sách người học đề nghị hỗ trợ báo cáo cơ quan có thẩm quyền thẩm định; tiếp nhận kinh phí hỗ trợ, tổ chức chi trả, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí được cấp theo đúng quy định hiện hành.
Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo
Định kỳ tháng 6 và tháng 12 hàng năm, UBND cấp huyện, các sở và cơ quan cấp sở được giao nhiệm vụ cụ thể theo Quy định này tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao báo cáo Ban chỉ đạo cấp tỉnh (Sở Lao động-TB&XH) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
1. Các chính sách hỗ trợ theo Quy định này được áp dụng đến 31/12/2015.
2. Các văn bản dẫn chiếu để áp dụng trong Quy định này nếu được sửa đổi, bổ sung hay thay thế thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản thay thế cụ thể.
3. Các tổ chức, cá nhân cố ý làm trái Quy định này để hưởng lợi sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật.
4. UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh, bổ sung danh mục nghề được hỗ trợ khi đã có đầy đủ căn cứ.
5. Các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ...............
(học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nhóm nghề nông nghiệp; truyền nghề)………(1)
Theo Quyết định số ………/2014/QĐ-UBND ngày …/…/2014 của UBND tỉnh
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)…………….., |
Tên tôi là: ……………………………… (3)
Sinh ngày ….. tháng …. năm …………. (4)
Hộ khẩu thường trú tại…………………………………; từ ngày… tháng …. năm……, tính đến thời điểm tham gia học nghề đã đủ……..tháng. (5
Thuộc hộ ông (bà): …………………………………..………… (6)
Thuộc đối tượng: …………………………………..……………(7)
Giấy chứng nhận ………………………….……….….. Số………..……..….
Cấp ngày …….………… Nơi cấp …………………………….…..………… (8)
Hiện đang theo học nghề (ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề hoặc truyền nghề) ……................................tên nghề:………..khóa…….……lớp………..(..(9).
Thời gian đào tạo của khóa học: ……. (10) tháng, từ ngày ………………..., đến ngày …………………..
Tại đơn vị dạy nghề……………………………………………..….. (2)
Căn cứ Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, tôi làm đơn này đề nghị được cấp kinh phí hỗ trợ….(1) theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên đây là đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Ngày… tháng…. năm…... | Ngày …tháng …. năm… | Ngày..tháng …. năm….. |
Hướng dẫn viết đơn (mẫu số 1)
Cách ghi như sau:
(1): Ghi rõ học nghề ngắn hạn; tập huấn bồi dưỡng nhóm nghề nông nghiệp.
- Đối với người học nghề trong các làng nghề ghi rõ hỗ trợ học nghề tại làng nghề.
- Đối với cơ sở truyền nghề ghi rõ hỗ trợ kinh phí truyền nghề.
(2): Ghi rõ tên chính xác cơ sở dạy nghề (theo dấu của đơn vị).
(3): Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
(4): Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh bằng số. Nếu không có ngày tháng thì gạch chéo (/) vào ô ngày và tháng.
(5): Ghi đúng, đủ theo Sổ hộ khẩu.
(6) Ghi rõ tên chủ hộ.
(7) Ghi rõ thuộc đối tượng nào (ví dụ: hộ nghèo, con thương binh, mất đất…).
(8) Ghi rõ loại giấy chứng nhận (ví dụ: hộ nghèo, mất đất…), số của giấy chứng nhận, ngày cấp và cơ quan cấp giấy chứng nhận.
(9) Ghi rõ lớp học nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề hoặc học nghề tại làng nghề; tên nghề, khóa học, lớp học, đối với người truyền nghề thì ghi rõ truyền nghề gì.
(10) Ghi rõ số tháng thực học, thời gian khai giảng, bế giảng.
(11): Ghi rõ tên đơn vị dạy nghề; Đơn vị dạy nghề xác nhận nội dung các mục: (1),(2),(9),(10).
(12): UBND cấp xã xác nhận nội dung các mục: (3),(4),(5),(6),(7),(8). Khi xác nhận ghi rõ các nội dung: người học nghề thuộc đối tượng nào.Ví dụ: thu hồi đất; người nghèo; người có công…; với những trường hợp đã được hưởng hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì ghi rõ số lần đã hưởng hỗ trợ và nguyên nhân mất việc. Các nội dung này được viết trước khi đóng dấu.
NGHỀ ĐƯỢC HỖ TRỢ LOẠI HÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN; TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG NGHỀ; TRUYỀN NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
STT | Tên nghề | Loại hình đào tạo | Ghi chú | ||
Dạy nghề ngắn hạn | Tập huấn bồi dưỡng nghề | Truyền nghề tại làng nghề | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Mây tre đan |
|
| x |
|
2 | Cơ khí |
|
| x |
|
3 | Gốm |
|
| x |
|
4 | Chế biến bông vải sợi |
|
| x |
|
5 | Rèn |
|
| x |
|
6 | Nuôi rắn |
|
| x |
|
7 | Chế biến tơ nhựa |
|
| x |
|
8 | Tái chế nhựa |
|
| x |
|
9 | Mộc |
|
| x |
|
10 | Ghế tác đá |
|
| x |
|
11 | Chế biến lương thực, thực phẩm |
|
| x |
|
12 | Chế biến chè |
|
| x |
|
13 | Dệt |
|
| x |
|
14 | Kỹ thuật trồng lúa | x | x |
|
|
15 | Kỹ thuật trồng ngô | x | x |
|
|
16 | Trồng đậu, lạc | x | x |
|
|
17 | Kỹ thuật trồng hoa | x | x |
|
|
18 | Trồng, tạo dáng cây cảnh | x | x |
|
|
19 | Rau an toàn | x | x |
|
|
20 | Trồng dâu, nuôi tằm | x | x |
|
|
21 | Nhân giống và trồng cây ăn quả | x | x |
|
|
22 | Trồng, khai thác rừng trồng | x | x |
|
|
23 | Trồng và nhân giống nấm | x | x |
|
|
24 | Quản lý dịch hại tổng hợp | x | x |
|
|
25 | Chăn nuôi gà đẻ | x | x |
|
|
26 | Chăn nuôi gà thịt | x | x |
|
|
27 | Chăn nuôi bò sữa | x | x |
|
|
28 | Nuôi, phòng trị bệnh cho trâu, bò thịt | x | x |
|
|
29 | Nuôi, phòng trị bệnh cho lợn thịt | x | x |
|
|
30 | Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi | x | x |
|
|
31 | Nuôi ba ba | x | x |
|
|
32 | Ươm, nuôi cá nước ngọt | x | x |
|
|
33 | Chăn nuôi lợn rừng | x | x |
|
|
34 | Chăn nuôi cá sấu | x | x |
|
|
35 | Chăn nuôi ếch | x | x |
|
|
36 | Chăn nuôi dúi | x | x |
|
|
37 | Chăn nuôi nhím | x | x |
|
|
38 | Nuôi ong lấy mật | x | x |
|
|
39 | Quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại | x | x |
|
|
- 1Quyết định 3639/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020"
- 2Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề sơ cấp, ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề, truyền nghề theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 539/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 4101/QĐ-UBND năm 2014 quy định và phê duyệt mức chi phí dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 3685/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt danh mục nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng phục vụ đào tạo nghề lao động nông thôn do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Quyết định 54/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 7Quyết định 29/2008/QĐ-UBND hỗ trợ tạm thời về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 8Quyết định 5137/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định và phê duyệt mức chi phí dạy nghề trình độ sơ cấp và hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người khiếm thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 10Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề sơ cấp, ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề, truyền nghề theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 3Quyết định 3639/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020"
- 4Quyết định 539/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 4101/QĐ-UBND năm 2014 quy định và phê duyệt mức chi phí dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 3685/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt danh mục nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng phục vụ đào tạo nghề lao động nông thôn do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Quyết định 54/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 8Quyết định 29/2008/QĐ-UBND hỗ trợ tạm thời về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 9Quyết định 5137/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định và phê duyệt mức chi phí dạy nghề trình độ sơ cấp và hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người khiếm thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 55/2014/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề sơ cấp; ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nhóm nghề phi nông nghiệp theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 55/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Chí Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra