Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2014/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 07 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;

Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2014 Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 về quản lý giống thủy sản.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 739/TTr-SNNPTNT ngày 16 tháng 7 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 872/2006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2006 của UBND tỉnh và các quy định trước đây của UBND tỉnh trái với Quy định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ tư pháp;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Thừa Thiên Huế, Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử;
- VP: Lãnh đạo, CV TH;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trường Lưu

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29/7/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về quản lý chất lượng giống, điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, trình tự thủ tục kiểm tra điều kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, kiểm dịch giống thủy sản áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống, nuôi tôm và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng áp dụng của Quy định này.

3. Giống trong nuôi trồng thủy sản ở quy định này bao gồm giống động, thực vật thủy sản nước lợ, mặn; giống động, thực vật thủy sản nước ngọt (gọi chung là giống thủy sản) phục vụ cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí dưới các hình thức:

a) Giống đã được thuần hóa.

b) Giống nhập vào tỉnh.

c) Giống sản xuất nhân tạo từ các cơ sở trên địa bàn tỉnh.

d) Giống khai thác trong tự nhiên.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở sản xuất giống thủy sản là cơ sở có hoạt động sản xuất giống thủy sản bằng phương pháp nhân tạo.

2. Cơ sở kinh doanh giống thủy sản là cơ sở kinh doanh, dịch vụ di nhập, vận chuyển và ương giống thủy sản.

3. Cơ sở kinh doanh giống thủy sản bố mẹ là cơ sở mua bán, nuôi dưỡng giống thủy sản bố mẹ khai thác ngoài tự nhiên hoặc nuôi vỗ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản.

4. Giống thủy sản: Là các loài động vật, thực vật thủy sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.

5. Giống thủy sản mới: Là giống thủy sản lần đầu tiên được nhập vào hoặc lần đầu tiên được tạo ra ở Việt Nam.

6. Giống thủy sản bố mẹ chủ lực gồm: Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei/Penaeus vannamei), tôm sú (Penaeus monodon), cá tra (Pangasius hypophthalmus), cá rô phi (Oreochoromis spp).

7. Tạo giống: Là việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật di truyền khác để tạo ra một giống mới.

8. Ương giống thủy sản: Là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn biến thái phát triển hoàn thiện để thành con giống.

9. Dưỡng giống thủy sản: Là việc nuôi con giống thủy sản tại cơ sở sản xuất kinh doanh trong một thời gian sau khi được vận chuyển từ trại sản xuất giống về để phục hồi sức khỏe, tăng kích cỡ giống.

10. Cơ quan quản lý chuyên ngành là cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước về quản lý chuyên ngành thủy sản tại địa phương. Cơ quan quản lý chuyên ngành về giống thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế là Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và các đơn vị trực thuộc Sở như Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thú Y, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Trung tâm khuyến Nông lâm ngư, Trung tâm giống Thủy sản.

Điều 3. Phí, lệ phí

Phí, lệ phí trong công tác quản lý giống thủy sản được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Chương II

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN

Điều 4. Điều kiện đối với cơ sở sinh sản giống thủy sản:

Tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thủy sản hoặc quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

2. Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

3. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thủy sản do cơ quan có chức năng cấp;

4. Có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập về. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống đáp ứng theo QCVN 02-15:2009/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 82/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản;

5. Có bảng hiệu, địa chỉ rõ ràng;

6. Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo chất lượng giống thủy sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông theo quy định tại Phụ lục 1 của Quy định này.

7. Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản. Thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu là ba (03) năm. Nội dung ghi chép theo Mục A, Phụ lục 2 của Quy định này

Điều 5. Điều kiện đối với cơ sở ương, dưỡng (dịch vụ) giống thủy sản:

Tổ chức, cá nhân thực hiện ương, dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

1. Đáp ứng các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5, 6 Điều 4 Quy định này;

2. Có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống: Hệ thống bể, ao ương, dưỡng giống thủy sản; nguồn nước sạch và hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; thiết bị, dụng cụ đảm bảo cho việc ương, dưỡng giống thủy sản.

3. Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi trong quá trình ương, dưỡng giống thủy sản, thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu hai (02) năm. Nội dung ghi chép quy định theo mục B, phụ lục 2 của Quy định này.

Điều 6. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ

1. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ.

Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

a) Đáp ứng các quy định tại khoản 1, 2, 4, 5, 6, Điều 4 Quy định này.

b) Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trở lên.

2. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực.

Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

a) Đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có đàn giống thủy sản đảm bảo chất lượng: Giống thuần chủng hoặc giống đã được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc có phẩm cấp giống là kết quả của đề tài, dự án nghiên cứu/chọn tạo đã được công nhận cấp Bộ hoặc cấp nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân trước khi sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực phải gửi văn bản thông báo đến Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, theo dõi và quản lý theo mẫu tại Phụ lục 3 của Quy định này.

Điều 7. Quy định đối với cơ sở kinh doanh nguồn giống thủy sản nhập khẩu:

1. Các tổ chức cá nhân kinh doanh giống ngoại tỉnh nhập vào địa bàn tỉnh phải gửi 01 bộ hồ sơ công bố chất lượng giống đến Chi cục Nuôi trồng thủy sản.

2. Đối với tổ chức, cá nhân khi lấy giống từ ngoại tỉnh vào nuôi.

a) Giống phải được kiểm dịch và khai báo Chi cục Thú y kiểm tra, trước khi thả vào ao nuôi.

b) Đối với tổ chức, cá nhân trước khi thả nuôi phải báo cáo (tổ, đội, Chi hội nghề cá) để cán bộ địa phương tổng hợp và có báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý.

Điều 8. Quy định về sử dụng thuốc và hóa chất trong sản xuất kinh doanh giống thủy sản

1. Việc sử dụng thuốc hóa chất trong sản xuất kinh doanh giống thủy sản phải đảm bảo đúng theo quy định pháp luật, tuân theo Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 3 năm 2009 về ban hành danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009; Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 01 năm 2012 Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNNTNT ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.

2. Các loại thuốc, hóa chất đưa vào sử dụng thuốc trong việc sản xuất kinh doanh giống thủy sản phải không nằm trong danh mục cấm sử dụng được bổ sung hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh, khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các chất xử lý, cải thiện môi trường trong quá trình sản xuất giống thủy sản.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN

Điều 9. Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống thủy sản

1. Cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản tự công bố tiêu chuẩn áp dụng. Trình tự xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn được thực hiện theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, Thông tư 29/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN.

2. Cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản gửi 01 bộ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đến cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương (Chi cục Nuôi Trồng Thủy sản) để cập nhật và theo dõi quản lý.

3. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản theo đúng hồ sơ đã công bố.

Điều 10. Chất lượng giống thủy sản

1. Chất lượng con giống thủy sản đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đảm bảo theo tiêu chuẩn cơ sở đã công bố;

b) Trước khi lưu thông phải thực hiện kiểm dịch theo quy định;

c) Khi vận chuyển giống về cơ sở để ương, dưỡng thành giống lớn phải có hóa đơn ghi xuất xứ rõ ràng, có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc mua giống để ương thành giống lớn hoặc nơi tiếp nhận có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề ương giống.

2. Chất lượng giống thủy sản bố mẹ đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đảm bảo theo tiêu chuẩn cơ sở đã công bố;

b) Trước khi lưu thông phải thực hiện kiểm dịch theo quy định.

3. Chất lượng giống thủy sản bố mẹ chủ lực đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đáp ứng các quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Được kiểm tra xét nghiệm các bệnh trước khi cho sinh sản theo quy định theo Mục 1 Phụ lục 4 của Quy định này.

c) Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định theo Mục 2 Phụ lục 4 của Quy định này.

Chương IV

KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN

Điều 11. Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản.

1. Cơ quan kiểm tra là Chi cục Nuôi trồng Thủy sản.

2. Căn cứ kiểm tra: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối với tôm sú căn cứ: Quyết định số 3776/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 12 năm 2012 về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 8398:2012 Tôm biển- tôm sú giống P15 - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 8399:2012 Tôm biển - tôm sú bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật.

3. Trình tự, nội dung thực hiện kiểm tra theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 về việc quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT.

Điều 12. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất kinh doanh

1. Nguyên tắc kiểm tra:

a) Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản (bao gồm cả các quy định về bệnh) được thực hiện tại cơ sở sản xuất.

b) Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản tại địa phương nơi tiếp nhận chỉ được thực hiện khi có nghi vấn. Nội dung và trình tự kiểm tra thực hiện theo nội dung, trình tự kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất.

c) Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất kinh doanh thực hiện theo hình thức đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra do Chi cục Nuôi trồng Thủy sản thành lập, Chi cục Thú y tham gia, phối hợp (nếu cần).

2. Cơ quan kiểm tra: Chi cục Nuôi trồng Thủy sản.

3. Căn cứ kiểm tra:

a) Tiêu chuẩn cơ sở đã công bố áp dụng;

b) Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về chất lượng giống thủy sản.

4. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trên cơ sở các chỉ tiêu chất lượng đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc đăng ký áp dụng (kích cỡ, số lượng, chủng loại, tuổi, độ thuần chủng, tỷ lệ phân đàn, trạng thái hoạt động của giống thủy sản, thời gian sử dụng, số lần cho sinh sản,...) theo Khoản 3 Điều này;

b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn và hồ sơ trong quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản;

c) Lấy mẫu, xét nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của giống thủy sản với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, Khoản 4 Điều này.

5. Hình thức kiểm tra:

a) Theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt: là hình thức kiểm tra được thông báo trước bằng văn bản.

b) Kiểm tra đột xuất: là hình thức kiểm tra không báo trước.

6. Trình tự kiểm tra chất lượng giống thủy sản:

a) Công bố quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Lập biên bản kiểm tra;

d) Thông báo cho cơ sở sản xuất kinh doanh và báo cáo cho cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra;

đ) Xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu

1. Nguyên tắc kiểm tra:

a) Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau: Giống thủy sản nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

b) Việc giảm, miễn kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu dựa trên hồ sơ lưu trữ và kết quả kiểm tra cùng một sản phẩm của cùng nhà sản xuất trong thời gian trước đó, tối thiểu 03 lô hàng (đối với trường hợp giảm kiểm tra), 05 lô hàng (đối với trường hợp miễn kiểm tra) liên tiếp đạt chất lượng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và có văn bản thông báo về việc giảm, miễn kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân.

c) Địa điểm kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu là địa điểm thực hiện cách ly kiểm dịch.

d) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống thủy sản sau khi đã thực hiện xong thủ tục kiểm dịch tại cửa khẩu, gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu về Cơ quan kiểm tra chất lượng.

2. Cơ quan kiểm tra chất lượng:

Cơ quan kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu là Chi cục Nuôi trồng thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực do Tổng cục thủy sản kiểm tra).

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Cơ quan kiểm tra chất lượng. Hồ sơ gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra chất lượng (03 bản) theo Phụ lục 12 của Quy định này.

b) Bản chính hoặc bản sao chụp (có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu) các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, bản kê chi tiết hàng hóa (Packinglist), hóa đơn mua bán (Invoice).

4. Trình tự thực hiện:

a) Ngay khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cơ quan kiểm tra chất lượng xem xét và hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, trong đó có thông báo cho cơ sở về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra chất lượng và gửi lại cho tổ chức, cá nhân 02 bản giấy đăng ký đã có xác nhận của Cơ quan kiểm tra chất lượng.

5. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra thực tế lô giống nhập khẩu so với hồ sơ đăng ký;

b) Các chỉ tiêu kiểm tra đối với giống thủy sản bố mẹ: Kiểm tra kích cỡ, số lượng, tuổi, độ thuần chủng, kích cỡ sinh sản, độ thành thục, tỷ lệ đực cái, trạng thái hoạt động, cấu tạo hình thái, chỉ tiêu khác về chất lượng của giống thủy sản so với các quy định hiện hành của Việt Nam.

c) Các chỉ tiêu kiểm tra đối với con giống thủy sản để nuôi thương phẩm: Kiểm tra kích cỡ, số lượng, tuổi, độ thuần chủng, trạng thái hoạt động, cấu tạo hình thái, chỉ tiêu khác về chất lượng của giống thủy sản so với các quy định hiện hành của Việt Nam.

6. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Sau khi có kết quả kiểm tra (không quá 01 ngày làm việc) cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo đạt chất lượng (theo Phụ lục 13 của Quy định này) đối với lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu và gửi cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

b) Trường hợp kết quả kiểm tra không đảm bảo chất lượng theo quy định, Cơ quan kiểm tra có văn bản Thông báo không đạt chất lượng (theo Phụ lục 13 của Quy định này) cho tổ chức, cá nhân đăng ký và xử lý vi phạm theo quy định.

Chương V

KIỂM TRA, KIỂM DỊCH VÀ XỬ LÝ GIỐNG KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Trình tự, thủ tục kiểm dịch đối với giống thủy sản được thực hiện theo Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cụ thể như sau:

Điều 14. Khai báo kiểm dịch thủy sản giống vận chuyển trong nước

1. Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch với Trạm Thú y khi vận chuyển trong phạm vi tỉnh hoặc Chi cục Thú y khi vận chuyển ra khỏi tỉnh. Thời gian khai báo kiểm dịch ít nhất 03 ngày trước khi xuất hàng;

2. Hồ sơ khai báo kiểm dịch gồm:

a) Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản vận chuyển trong nước (Theo mẫu 1, Phụ lục 14 của Quy định này;

b) Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có);

c) Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có);

d) Giấy phép của cơ quan Kiểm lâm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

3. Xác nhận khai báo kiểm dịch:

a) Ngay sau khi nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra nội dung khai báo và các giấy tờ có liên quan; nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định;

b) Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật xác nhận khai báo kiểm dịch, thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch.

Điều 15. Kiểm dịch đối với thủy sản giống

1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại bể nuôi giữ tạm thời của các cơ sở kinh doanh; bể, ao ương con giống của cơ sở nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.

2. Kiểm tra, giám sát trong thời gian kiểm dịch.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ thủy sản theo hồ sơ khai báo kiểm dịch;

b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng;

Trong thời gian kiểm dịch, nếu nghi thủy sản mắc bệnh truyền nhiễm, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh (tập trung vào những cá thể nghi mắc bệnh) theo Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản ban hành kèm Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các bệnh thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch đối với các trường hợp: Thủy sản sử dụng để sản xuất giống; thủy sản không rõ nguồn gốc tại các cơ sở kinh doanh giống thủy sản.

Trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật phải gửi mẫu tới phòng xét nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu bệnh.

d) Đối với thủy sản xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải làm xét nghiệm đối với những bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh.

3. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận mẫu, phòng xét nghiệm phải thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm dịch động vật.

Trường hợp xét nghiệm cho kết quả nghi ngờ, cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ hàng biết để lấy mẫu kiểm tra lại. Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, phòng xét nghiệm phải thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm dịch động vật.

4. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

a) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (Theo mẫu 4a hoặc 4b, Phụ lục 14 của Quy định này) đối với thủy sản giống đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 12 giờ trước khi vận chuyển.

Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy đăng ký kiểm dịch (bản giao cho chủ hàng), giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước, bản sao phiếu trả lời kết quả xét nghiệm (nếu có); bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có) và các giấy tờ khác có liên quan.

c) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi bốc xếp hàng để vận chuyển;

d) Kiểm dịch viên động vật thực hiện kiểm tra lâm sàng thủy sản trước khi bốc xếp hàng; kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp thủy sản lên phương tiện vận chuyển;

đ) Hướng dẫn chủ hàng vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp thủy sản.

5. Đối với thủy sản giống được đánh bắt ngoài tự nhiên.

a) Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 14 của Quy định này với Trạm Thú y (trường hợp để nuôi tại địa phương) hoặc Chi cục Thú y (khi vận chuyển ra khỏi tỉnh).

b) Trường hợp để nuôi tại địa phương, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho phép đưa vào sử dụng.

c) Trường hợp vận chuyển ra khỏi tỉnh, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại điểm b, c khoản 2, khoản 3, 4, Điều này.

6. Trường hợp thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Điều 16. Kiểm dịch thủy sản giống tại địa phương tiếp nhận

1. Cơ quan kiểm dịch động vật tại địa phương nơi tiếp nhận lô hàng chỉ thực hiện kiểm dịch thủy sản giống tại nơi đến trong các trường hợp sau:

a) Lô hàng không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật phát hiện có sự đánh tráo hoặc lấy thêm thủy sản khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;

c) Cơ quan kiểm dịch động vật phát hiện hoặc nghi ngờ thủy sản mắc bệnh.

2. Đối với lô hàng phải kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật tiến hành lập biên bản, yêu cầu chủ hàng thực hiện cách ly lô hàng và lấy mẫu xét nghiệm các bệnh thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch.

a) Trường hợp kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch cho phép lô hàng được đưa vào sử dụng.

b) Trường hợp kết quả xét nghiệm không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Quản lý Nhà nước về giống thủy sản trên địa bàn tỉnh theo Quy định này.

2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung của Quy định này.

3. Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã, thành phố xây dựng đề án quy hoạch phát triển cơ sở, vùng sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.

4. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

a) Chỉ đạo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này đến các tổ chức và cá nhân liên quan. Tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về giống thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống thủy sản.

- Tổ chức thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện sản xuất kinh doanh giống, chất lượng giống thủy sản và xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản.

- Kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu (trừ giống thủy sản bố mẹ chủ lực).

- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định hiện hành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Thủy sản ủy quyền.

- Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh về Sở Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản định kỳ hàng quý, 6 tháng, 01 năm hoặc khi có yêu cầu; sau khi kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu và sau các đợt thanh tra, kiểm tra về giống thủy sản.

- Phối hợp các cơ quan chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện quy định này.

b) Chi cục Thú y.

- Tổ chức kiểm dịch và kiểm soát dịch bệnh đối với giống thủy sản.

- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tiến hành tổ chức tiêu hủy khi phát hiện nguồn giống bị nhiễm bệnh.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan về kiểm dịch giống

c) Chi cục quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

- Phổ biến các văn bản liên quan đến an toàn thực phẩm trong sản xuất giống thủy sản.

d) Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư

- Phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất, ương các loại giống mới (đã được khảo nghiệm) có hiệu quả kinh tế cao.

- Phối hợp với các cơ quan đơn vị, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh

đ) Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh:

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ tổ chức sản xuất, dịch vụ cung cấp giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi.

- Tiếp nhận nghiên cứu sản xuất giống thủy sản mới.

- Tiếp nhận và lưu giữ giống bố mẹ mới có giá trị kinh tế.

Điều 18. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, thị trấn

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai và giám sát việc thực hiện Quy định này.

b) Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Nuôi Trồng Thủy Sản, Chi cục Thú y, Chi cục quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản trong việc quản lý chất lượng giống nuôi thủy sản trên địa bàn.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

a) Giám sát việc thực hiện Quy định này.

b) Tổ chức, hướng dẫn hoạt động các tổ hợp tác xã, chi hội nghề cá...trong việc thực hiện Quy định này.

c) Phối hợp cùng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn.

Điều 19. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản

1. Quán triệt và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng giống thủy sản và các nội dung của Quy định này.

2. Các cơ sở sản xuất giống thủy sản phải xây dựng nội quy về các biện pháp bảo đảm điều kiện sản xuất, kinh doanh giống đạt tiêu chuẩn.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc, chữa bệnh, chống dịch bệnh. Nếu phát hiện giống thủy sản (kể cả giống bố mẹ) mắc bệnh, chết do bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thuộc các bệnh nguy hiểm, cơ sở không được phép bán và phải thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về giống thủy sản do mình sản xuất kinh doanh, chỉ được đưa giống thủy sản đảm bảo chất lượng ra lưu thông.

5. Định kỳ 6 tháng, cuối năm phải báo cáo tình hình sản xuất của cơ sở cho cơ quan quản lý (Chi cục Nuôi trồng thủy sản).

6. Cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan kiểm tra trong khi thực hiện nhiệm vụ.

7. Nộp phí, lệ phí theo quy định tại Điều 3 Quy định này.

8. Có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin, các quy định, mẫu biểu liên quan đến giống thủy sản theo quy định của pháp luật.

Chương VII

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Khiếu nại, tố cáo

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân trong việc thực hiện những quy định của pháp luật về chất lượng giống thủy sản và những quy định tại Quy định này.

2. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 21. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh giống thủy sản chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm dịch của lực lượng quản lý chuyên ngành thủy sản và các lực lượng chức năng có liên quan. Trong quá trình hoạt động, nếu chủ cơ sở không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của Nhà nước và Quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi được thực hiện theo các quy định tại chương 3 của Nghị định Chính phủ số 119/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 10 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Quy định chuyển tiếp

Đối với các tổ chức cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trước thời điểm ban hành quy định này:

1. Nếu có nhu cầu sản xuất, kinh doanh giống thủy sản theo mùa vụ tập trung phải đăng ký với cơ quan quản lý và thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật hiện hành.

2. Không được tự ý nâng cấp, cơi nới, mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định này. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức triển khai cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Trong quá trình thực hiện, các ngành, các cấp thường xuyên phản ánh những vấn đề phát sinh, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh Quy định cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN GHI NHÃN GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

1. Đối với giống thủy sản có bao bì chứa đựng khi lưu thông phải được ghi nhãn với nội dung như sau:

a) Tên giống thủy sản (kèm theo tên khoa học);

b) Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất;

c) Số lượng giống thủy sản;

d) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (kích cỡ, màu sắc, chỉ tiêu về bệnh, ngày tuổi);

đ) Số công bố Tiêu chuẩn cơ sở;

e) Ngày sản xuất;

f) Hướng dẫn vận chuyển, hướng dẫn sử dụng (nếu cần).

2. Đối với giống thủy sản không có bao bì chứa đựng khi lưu thông phải có Bản kê khai chỉ tiêu chất lượng giống và được xác nhận của chủ cơ sở, có đầy đủ các nội dung như sau:

a) Tên và địa chỉ, số điện thoại, số Fax của cơ sở sản xuất.

b) Tên giống thủy sản (tên tiếng Việt và tên khoa học):

c) Nguồn gốc của giống:

d) Số lượng giống thủy sản:

e) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (kích cỡ, màu sắc, chỉ tiêu về bệnh, ngày tuổi):

f) Số công bố Tiêu chuẩn cơ sở:

g) Ngày sản xuất:

h) Thời gian vận chuyển:

Cơ sở cam kết những nội dung kê khai trên là đúng sự thật.

 

 

…, ngày.... tháng... năm....
Chủ cơ sở
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG GHI CHÉP HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

 

A. NỘI DUNG GHI CHÉP TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG

I. Ghi chép về sử dụng giống thủy sản bố mẹ

1. Thời gian nhập giống thủy sản bố mẹ;

2. Có được kiểm dịch hay không kiểm dịch, kết quả kiểm dịch;

3. Nguồn gốc giống thủy sản bố mẹ;

4. Thời gian tuyển chọn đưa vào nuôi vỗ;

5. Số lượng cá thể tham gia sinh sản; đực, cái;

6. Khối lượng;

7. Một số yếu tố môi trường (Oxy, pH, T°, S ‰, …);

8. Tình hình sức khỏe;

9. Kết quả kiểm tra bệnh;

10. Phòng bệnh và biện pháp xử lý bệnh nếu có;

11. Tham gia sinh sản lần thứ mấy? Ngày cho sinh sản.

12. Sử dụng thức ăn của công ty.... (tên, loại số lượng, thời gian sử dụng);

13. Hóa chất xử lý hãng sản xuất (tên, loại, số lượng, thời gian sử dụng);

14. Thuốc (tên, loại, số lượng, thời gian sử dụng),

II. Quá trình sản xuất từng lô

1. Thời gian;

2. Tỷ lệ đẻ;

3. Tỷ lệ nở, mật độ ương;

4. Số lượng giống sản xuất được;

5. Phòng bệnh và biện pháp xử lý bệnh nếu có;

6. Tình trạng sức khỏe của con giống trước khi xuất bán;

7. Sử dụng thức ăn:……… (tên, loại số lượng, thời gian sử dụng);

8. Hóa chất xử lý của công ty:……… (tên, loại số lượng, thời gian sử dụng);

9. Ngày xuất bán;

10. Địa chỉ khách hàng mua giống.

B. NỘI DUNG GHI CHÉP TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG, DƯỠNG GIỐNG

1. Quá trình ương, dưỡng từng lô giống, nguồn gốc;

2. Chứng từ mua ấu trùng, giống;

3. Số lượng, kích cỡ;

4. Một số yếu tố môi trường nuôi (Oxy, pH, T°, S ‰, …);

5. Diện tích từng ao ương hoặc thể tích bể ương;

6. Sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất (tên, loại số lượng, thời gian sử dụng);

7. Tình hình bệnh dịch và các biện pháp xử lý nếu có;

8. Thời gian ương nuôi, số lượng giống đạt được, tỷ lệ sống;

9. Địa chỉ và số lượng giống xuất bán cho khách hàng.

 

PHỤ LỤC 3

MẪU GIẤY THÔNG BÁO VỀ VIỆC SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN BỐ MẸ CHỦ LỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TÊN CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………
V/v sản xuất giống thủy sản bố mẹ chủ lực

 

 

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản

Căn cứ vào quy định điều kiện về sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực, nhận thấy Cơ sở chúng tôi đã đáp ứng các điều kiện, Chúng tôi thông báo về việc sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ chủ lực, cụ thể như sau:

1. Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số: ……………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………; Fax: ……………………; Email: ………………………………

2. Tên giống thủy sản (kèm tên khoa học):

3. Nguồn gốc, xuất xứ của giống: (nêu rõ giống thủy sản thuộc đề tài nào, chương trình chọn giống nào hoặc kết quả khảo nghiệm.... hoặc nhập khẩu từ đâu,... kèm theo các văn bản, hồ sơ chứng minh).

4. Địa điểm sản xuất:

5. Thời gian dự kiến sản xuất:

6. Nhân viên kỹ thuật:

Công ty cam kết thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến giống thủy sản.

 

 

…….., ngày … tháng … năm ……..
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIỐNG THỦY SẢN BỐ MẸ CHỦ LỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

1. Các bệnh phải kiểm tra xét nghiệm trước khi cho sinh sản

TT

Tên giống thủy sản

Tên bnh

1

Tôm thẻ chân trắng

- Bệnh đốm trắng/White Spot Disease (WSD);

- Hội chứng Taura/Taura Syndrome (TS);

- Bệnh đầu vàng/Yellow Head Disease (YHD/GAD).

2

Tôm sú

- Bệnh đốm trắng/White Spot Disease (WSD);

- Bệnh đầu vàng/Yellow Head Disease (YHD/GAD).

3

Cá tra

- Bệnh đốm trắng nội tạng (bệnh gan thận mủ) ở cá da trơn/Enteric Septicaemia of Catfish (ESC)

2. Một số yêu cầu kỹ thuật đối với giống thủy sản bố mẹ chủ lực

TT

Tên giống thủy sản

Số cho sinh sản

Thời gian

Khi lượng/ Kích cỡ

Chỉ tiêu khác

1

Tôm thẻ chân trắng

-

Sử dụng không quá 04 tháng kể từ ngày nhập về cơ sở

- Tôm cái không dưới 45 gram/ cá thể;

- Tôm đực không dưới 40 gram/ cá thể

- Cơ thể nguyên vẹn, cân đối, vỏ không thô ráp hoặc dập nứt.

- Râu dài 1,5 - 2,0 lần chiều dài thân, đầy đủ các phần phụ bộ

2

Tôm sú

Tôm sú mẹ cho sinh sản tối đa không quá 3 lần/ vòng đời

-

- Tôm cái không dưới 150 gram/ cá thể.

- Tôm đực không dưới 120 gram/ cá thể

Không dị hình; râu A2 không bị mòn, không ngắn hơn chiều dài toàn thân; bộ phận sinh dục ngoài hoàn chỉnh

3

Cá tra

Cá cái cho sinh sản không quá 2 lần/năm

Cho sinh sản không quá 6 năm

-

Không dị hình

4

Cá rô phi

Cá cái cho sinh sản không quá 10 lần/năm

Cho sinh sản không quá 2 năm

-

Không dị hình

 

PHỤ LỤC 5

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tên cơ sở:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                              Fax:                                          E-mail:

- Họ tên, chức danh chủ cơ sở:

- Hình thức đề nghị công nhận

+ Công nhận mới:

+ Công nhận lại:

3. Lĩnh vực đề nghị công nhận: Khảo nghiệm giống thủy sản.

4. Hồ sơ đính kèm:

Chúng tôi cam kết thực hiện quy định về khảo nghiệm giống thủy sản và các quy định khác có liên quan đến giống thủy sản.

 

 

………, ngày... tháng... năm 20...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 6

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

1. Cơ sở khảo nghiệm:

Tên cơ sở:

Tên chủ cơ sở:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                Fax:                                          Email:

2. Vị trí, địa điểm thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản

3. Cơ sở, hạ tầng và trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm

4. Nhân lực kỹ thuật cho hoạt động khảo nghiệm

5. Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực xung quanh cơ sở khảo nghiệm

6. Điều kiện an ninh trật tự khu vực xung quanh cơ sở khảo nghiệm.

 

 

………, ngày... tháng... năm 20...
Đại diện cho cơ sở khảo nghiệm
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu )

 

PHỤ LỤC 7

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 07 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đầu tư) số: ………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………..; Fax: ………………….; Email: …………………………………

Đề nghị Tổng cục Thủy sản cho phép khảo nghiệm giống ……………………. Cụ thể như sau:

1. Tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm:

2. Tên giống thủy sản (kèm tên khoa học) đăng ký khảo nghiệm:

3. Nguồn gốc của giống:

4. Địa điểm thực hiện khảo nghiệm:

5. Thời gian dự kiến khảo nghiệm:

6. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm:

7. Hồ sơ đính kèm:

Công ty cam kết thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến giống thủy sản.

 

 

………, ngày... tháng... năm 20...
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu )

 

PHỤ LỤC 8

MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 07 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên dự án khảo nghiệm

2. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm

- Tên cơ sở: …………………………………………………………………………..

- Tên người đại diện: ………………………………………………………………..

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

- Số điện thoại: …………………………………. Số Fax: ………………………….

3. Cơ sở yêu cầu khảo nghiệm

- Tên cơ sở: …………………………………………………………………………..

- Tên người đại diện: ………………………………………………………………..

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

- Số điện thoại: …………………………………. Số Fax: ………………………….

4. Tên, địa chỉ của đơn vị giám sát (bao gồm cả số điện thoại, fax)

5. Đối tượng khảo nghiệm

5.1. Tên giống thủy sản khảo nghiệm (vị trí phân loại, tên khoa học)

5.2. Giai đoạn phát triển của đối tượng khảo nghiệm (đối tượng thủy sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống; giống cụ kỵ, giống ông bà, giống bố mẹ).

5.3. Xuất xứ (tên quốc gia/vùng lãnh thổ sản xuất ra đối tượng khảo nghiệm).

5.4. Khái quát về đặc điểm sinh học, tập tính sống, tính ăn, mùa vụ sinh sản, vùng phân bố.

5.5. Hướng dẫn quy trình sản xuất (theo nhà sản xuất).

5.6. Các tài liệu liên quan đến đối tượng khảo nghiệm (các thông tin về đặc điểm về dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản, các bệnh thường gặp và phương pháp phòng, trị bệnh; quy trình sản xuất, về giá trị kinh tế và các tài liệu khác liên quan đến đối tượng khảo nghiệm cần được đưa vào phần Phụ lục đề cương).

6. Cơ sở sản xuất đối tượng khảo nghiệm (nhà sản xuất)

6.1. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất (bao gồm cả số điện thoại, fax, email, website nếu có).

6.2. Thông tin cơ bản về cơ sở sản xuất (có thể đưa thông tin chi tiết vào phần Phụ lục đề cương để làm rõ vị thế/uy tín của nhà sản xuất và có thể để cơ quan quản lý tra cứu).

7. Sự cần thiết phải khảo nghiệm

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

1. Mục đích khảo nghiệm

2. Nội dung khảo nghiệm

2.1. Đối với giống nhập nội để nuôi thương phẩm:

Nội dung khảo nghiệm từ giai đoạn giống được nhập lên cỡ thương phẩm.

2.2. Đối với giống nhập nội để sản xuất giống nhân tạo:

Nội dung khảo nghiệm từ giai đoạn giống lên bố mẹ, cho đẻ lần đầu và ương từ bộ/ấu trùng lên cỡ giống.

2.3. Đối với giống mới được tạo ra lần đầu trong nước nhờ ứng dụng các công nghệ di truyền và chọn giống:

Nội dung khảo nghiệm từ bột lên cỡ bố mẹ, cho đẻ

2.4. Các nội dung, chỉ tiêu theo dõi, đánh giá

Đặc điểm dinh dưỡng, tốc độ sinh trưởng (chiều dài, khối lượng), tỷ lệ sống. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản (tuổi, cỡ thành thục, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản), kỹ thuật sinh sản nhân tạo, kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm; Những bệnh thường gặp trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Theo dõi mức độ nhiễm và phát sinh bệnh (do ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, bệnh do môi trường...); tập tính ăn, tính cạnh tranh thức ăn giữa giống mới với các đối tượng nuôi gần gũi khác (có họ hàng gần với đối tượng khảo nghiệm, như trong cùng một giống, cùng một họ,...) và so sánh hiệu quả kinh tế giữa giống mới với các đối tượng gần gũi khác đang nuôi trong nước.

Trường hợp đối tượng khảo nghiệm là loài xa lạ với các loài bản địa: cần đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và rủi ro có thể có của việc nhập, sản xuất giống mới được khảo nghiệm.

3. Địa điểm khảo nghiệm (ghi rõ địa chỉ, số điện thoại)

4. Thời gian khảo nghiệm:

4.1. Đối với giống nhập nội để nuôi thương phẩm:

Thời gian khảo nghiệm trọn 01 chu kỳ từ cỡ giống đến thương phẩm.

4.2. Đối với giống nhập nội để sản xuất giống nhân tạo:

Thời gian khảo nghiệm trọn 01 chu kỳ (từ giai đoạn giống được nhập khẩu lên bố mẹ, cho đẻ lần đầu và ương ấu trùng lên cỡ giống).

4.3. Đối với giống mới được tạo ra lần đầu trong nước nhờ ứng dụng các công nghệ di truyền, lai, chọn giống:

Thời gian khảo nghiệm từ cỡ bột (giống nhỏ) lên cỡ bố mẹ, cho đẻ - tiến hành lặp lại ít nhất 02 chu kỳ nuôi.

5. Phương pháp thực hiện

5.1. Bố trí khảo nghiệm

- Sơ đồ bố trí khảo nghiệm

+ Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của giống thủy sản được khảo nghiệm (đối với thủy sản ở giai đoạn ấu trùng, giai đoạn giống: sử dụng bể xi măng, bể kính, bồn composite, ao,....; đối với giống thủy sản khảo nghiệm ở giai đoạn nuôi thương phẩm hoặc nuôi lên bố mẹ: sử dụng lồng bè, ao, đầm có điều kiện tương tự như nuôi thương phẩm hoặc nuôi lên bố mẹ thông thường).

+ Quy mô khảo nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi đủ để đánh giá chất lượng giống thủy sản được khảo nghiệm.

+ Số lần lặp lại: ít nhất 3 lần.

- Phương pháp quản lý, cho ăn, chăm sóc động vật thủy sản nuôi khảo nghiệm.

5.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu:

Phương pháp và tần suất thu mẫu, phương pháp xác định cần đánh giá và các chỉ tiêu cần theo dõi, công thức tính toán.

5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

6. Phương pháp phân tích sơ bộ hiệu quả (về kinh tế, môi trường)

7. Dự kiến số lượng giống thủy sản (tinh, phôi, trứng, giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống,...) cần sử dụng để khảo nghiệm.

III. TIẾN ĐỘ KHẢO NGHIỆM

IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ KHẢO NGHIỆM

V. NHÂN LỰC THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ YÊU CẦU KHẢO NGHIỆM
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
KHẢO NGHIỆM
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

TỔNG CỤC THỦY SẢN PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG (*)
Hà Nội, ngày..... tháng.... năm....
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(*): Sau khi Hội đồng khoa học đánh giá Đề cương đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương và Đề cương được dấu giáp lai theo quy định.

 

PHỤ LỤC 9

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản

Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………; Fax: ……………………..; Email: ………………………….

Đề nghị Tổng cục Thủy sản đánh giá và công nhận kết quả khảo nghiệm giống ….. Cụ thể như sau:

1. Tên đơn vị đăng ký:

2. Tên giống thủy sản (kèm tên khoa học) khảo nghiệm:

3. Nguồn gốc của giống:

4. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm:

5. Địa điểm thực hiện khảo nghiệm:

6. Thời gian khảo nghiệm:

7. Hồ sơ đính kèm gồm:

Trân trọng cảm ơn.

 

 

……, ngày.... tháng…… năm……
CHỦ CƠ SỞ
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 10

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THỦY SẢN

Tên khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………………

1. Cơ sở có sản phẩm khảo nghiệm

- Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

- Số điện thoại: ……………….……………… Số Fax: ……………………………………………..

2. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm.

- Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

- Số điện thoại: …………………………………… Số Fax: …………………………………………

3. Thông tin về sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm

3.1. Tên sản phẩm (kèm theo tên khoa học).

3.2. Nơi sản xuất, Cơ sở sản xuất.

3.3. Mục đích khảo nghiệm:

4. Nội dung yêu cầu khảo nghiệm:

5. Địa điểm khảo nghiệm:

6. Thời gian khảo nghiệm:

7. Phương pháp thực hiện khảo nghiệm (theo đề cương khảo nghiệm và các điều chỉnh nếu có)

8. Kết quả khảo nghiệm:

8.1. Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm về các chỉ tiêu môi trường, bệnh, chất lượng,...

8.2. Đánh giá kết quả khảo nghiệm:

+ Khả năng sử dụng các loại thức ăn;

+ Tốc độ sinh trưởng vật nuôi khảo nghiệm;

+ Tỷ lệ sống, tình trạng sức khỏe giống thủy sản trong các giai đoạn phát triển;

+ Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR);

+ Tính sinh sản của đối tượng khảo nghiệm;

+ Chất lượng sản phẩm nuôi khảo nghiệm;

+ Tác động tới môi trường nuôi thủy sản;

+ Tác động đến giống bản địa;

+ Hiệu quả kinh tế (nếu có);

8.3. Biểu bảng thống kê ghi nhận kết quả khảo nghiệm.

9. Nội dung chính trong từng biên bản giám sát khảo nghiệm.

10. Đánh giá kết quả khảo nghiệm.

11. Kết luận và kiến nghị.

 


NGƯỜI VI
T BÁO CÁO


ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ KHẢO NGHIỆM
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

………, ngày … tháng … năm …
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ CÓ SẢN PHM KHẢO NGHIỆM
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 11

MẪU QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN GIỐNG THỦY SẢN MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../QĐ-TCTS-NTTS

Hà Nội, ngày tháng năm

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG NHẬN GIỐNG THỦY SẢN MỚI

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY SẢN

Căn cứ Quyết định số 05/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản;

Căn cứ Pháp Lệnh giống vật nuôi năm 2004;

Căn cứ Thông tư số ..../2013/TT-BNNPTNT ngày…… tháng…… năm.... của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản;

Theo đề nghị của ……………..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận giống là giống thủy sản mới.

Điều 2. Công ty …………….. được phép sản xuất kinh doanh giống theo đúng các quy định hiện hành.

……………………………………………………………………………………………………..

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản, công ty... và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Website TCTS;
- Lưu: VT, NTTS.

TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 12

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 07 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Kính gửi: ………………………………….

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………….

Tên người đại diện: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….

Số ĐT: ……………………………………… Fax: ……………………………………………………

Đề nghị kiểm tra chất lượng:

1. Tên giống thủy sản (kèm theo tên khoa học): ……………………………………………………

2. Số lượng: ……………………………… Khối lượng: ……………………………………………..

3. Tuổi: ………………………….. Độ thuần chủng …………………………………………………

4. Tỷ lệ đực cái ……………………… Độ thành thục …………………… (đối với giống bố mẹ)

5. Tên cơ sở sản xuất hàng hóa: ……………………………………………………………………

6. Nước sản xuất: ……………………………………………………………………………………..

7. Nơi xuất hàng: ………………………………………………………………………………………

8. Nơi nhận hàng: ……………………………………………………………………………………...

9. Thời gian đăng ký thực hiện kiểm tra: ……………………………………………………………

10. Địa điểm đăng ký thực hiện kiểm tra: ……………………………………………………………

11. Tài liệu, hồ sơ kèm theo giấy đề nghị kiểm tra này gồm:

a) .…………………………………………………………………………………………………………

b) .…………………………………………………………………………………………………………

12. Thông tin liên hệ: ………………………… Số ĐT ..................................................................

Ghi chú: Sau khi được cơ quan kiểm tra đóng du xác nhận việc đăng ký kiểm tra, Giy này có giá trị đ làm thủ tục hải quan, tạm thời được phép đưa hàng hóa về nơi đăng ký đ kiểm tra chất lượng (nơi nuôi cách ly kim dịch) theo quy định Kết thúc việc kiểm tra chất lượng, cơ sở phải nộp Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan Hải quan để hoàn tất th tục./.

 

………, ngày … tháng … năm …
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

………, ngày … tháng … năm …
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 13

MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Cơ quan thông báo: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………. Fax: …………………………………………………………

THÔNG BÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Bên bán hàng:

Địa chỉ, Điện thoại, Fax:

Tên cơ sở sản xuất:

Nơi xuất hàng:

Bên mua hàng

Địa chỉ

Điện thoại, Fax:

Nơi nhận hàng

Tên hàng hóa:

Mã số lô hàng:

Số lượng:

Khối lượng:

Mô tả hàng hóa

Căn cứ Hồ sơ đăng ký, kết quả kiểm tra và kết quả xét nghiệm ……….

(Cơ quan kiểm tra xác nhận)

Lô hàng Đạt/Không đạt chất lượng(**)

 

 

Nơi nhận:

- Cơ sở đăng ký kiểm tra;

- Cơ quan quản lý địa phương;

- ……………;

- Lưu: VT, NTTS

…………………….., ngày ………
Đại diện cơ quan kiểm tra
(Ký ghi rõ họ tên, đóng du)

Ghi chú:

(*): Đơn vị được Tổng cục Thủy sản ủy quyền ghi Số theo cách tương ứng để quản lý;

(**): Ghi rõ Đạt hoặc Không đạt.

 

PHỤ LỤC 14

MẪU HỒ SƠ KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY KHAI BÁO KIỂM DỊCH THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC
Số: ………../ĐK-KDTS

Kính gửi: ……………………………………………………….

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện):

Địa chỉ giao dịch:

Điện thoại: ………………………….. Di động: ………………………………….. Fax:

Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (*)

Số lượng/Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Mục đích sử dụng:

Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………………… Số lượng bao gói:

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/bảo quản

Điện thoại: ………………………………………………………… Fax:

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại: …………………………………………………………. Fax:

Nơi đến cuối cùng:

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ……………………………………….Số lượng: …………………………………….Trọng lượng:

2/ ……………………………………….Số lượng: …………………………………….Trọng lượng:

3/ ……………………………………….Số lượng: …………………………………….Trọng lượng:

Phương tiện vận chuyển:

Các giấy tờ liên quan kèm theo:

Địa điểm kiểm dịch:

Thời gian kiểm dịch:

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.

 

Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Đồng ý kiểm dịch tại:
………………………………
….. vào hồi ….. giờ ……….. ngày …../…../

Đăng ký tại
……………………………………………
Ngày ….. tháng ….. năm ……….
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Vào sổ đăng ký số ………………… ngày

…../……../………….

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)

- (*) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)

- Tờ khai được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;

- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;

 

Mu 4a

TÊN CƠ QUAN
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC

Số: ………………/CN-KDTS

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện):

Địa chỉ giao dịch:

Điện thoại: …………………………… Di động: …………………………………….. Fax:

Vận chuyển số hàng sau:

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (1)

Số lượng/Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Mục đích sử dụng:

Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………………. Số lượng bao gói:

Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/bảo quản:

Địa chỉ:

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại: ……………………………… Di động: ………………………… Fax:

Nơi đến cuối cùng:

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ……………………………………… Số lượng: ……………………………….Khối lượng:

2/ ……………………………………… Số lượng: ……………………………….Khối lượng:

3/ ……………………………………… Số lượng: ……………………………….Khối lượng:

Phương tiện vận chuyển: ………………………………. Ban kiểm soát

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1/ Số hàng trên có nguồn gốc từ vùng/cơ sở:

2/ Thủy sản không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát/Sản phẩm thủy sản được lấy từ thủy sản khỏe mạnh, được sơ chế, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;

3/ Số hàng trên đã được lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm theo kết quả xét nghiệm số:

……… / ………..ngày ……./ …../200 ... của ……………… (2) ……………… (gửi kèm bản sao, nếu có).

4/ Số hàng trên đáp ứng các yêu cầu sau:

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ………………………………….. nồng độ

Giấy có giá trị đến ngày …../ …../…………………. Cấp tại ………….., ngày …../ …../……………..

 

Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

- (1): Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)

- (2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

 

Mu 4b

TÊN CƠ QUAN
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC
Số: ………../CN-KDTS

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện):

Địa chỉ giao dịch:

Điện thoại: ………………………… Di động: ……………………………………………… Fax:

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (1)

Số lượng/Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục đích sử dụng:

Quy cách đóng gói/bảo quản: …………………………………………………. Số lượng bao gói:

Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/bảo quản

Địa chỉ:

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại: …………………………… Di động: ……………………………… Fax:

Nơi đến cuối cùng:

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ …………………………………………Số lượng: ……………………………… Trọng lượng:

2/ …………………………………………Số lượng: ……………………………… Trọng lượng:

3/ …………………………………………Số lượng: ……………………………… Trọng lượng:

Phương tiện vận chuyển: ………………………………….. Ban kiểm soát

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1/ Số hàng trên có nguồn gốc từ vùng/cơ sở:

2/ Thủy sản không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát/Sản phẩm thủy sản được lấy từ thủy sản khỏe mạnh, được sơ chế, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;

3/ Số hàng trên đã được lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm theo kết quả xét nghiệm số:

…………./ …………… ngày …../ …../200 ... của ………………..(2) ……………. (gửi kèm bản sao, nếu có).

4/ Số hàng trên đáp ứng các yêu cầu sau:

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………… nồng độ

 

Giấy có giá trị đến ngày …../ …../ …………

Cấp tại …………., ngày …../ …../ …………….
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

- (1) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)

- (2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 41/2014/QĐ-UBND về quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu: 41/2014/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/07/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Lê Trường Lưu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/08/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản