- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 3Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Quyết định 65/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 8Quyết định 26/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3959/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 12 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ các Quy hoạch ngành và Đề án, Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đã được phê duyệt;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các sở, ngành, đơn vị liên quan) tại Tờ trình số 4626/TTr-SNN ngày 17/12/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung.
Phát triển mạng lưới bảo quản, chế biến có sức cạnh tranh cao; tăng giá trị kinh tế trên đơn vị sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch, làm cơ sở thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập của người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể.
a) Về bảo quản chế biến hạt giống:
Đến năm 2015, 50% hạt giống được phơi, sấy, bảo quản ở kho đảm bảo tiêu chuẩn và chế biến bằng máy móc hiện đại và đến năm 2020 đạt 100%.
b) Bảo quản chế biến nông, lâm sản:
- Lúa hàng hóa: Đến năm 2015: Đạt 85-90% được phơi sấy, bảo quản và xay xát tại nhà máy chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và đến năm 2020 đạt 100%;
- Chế biến bún, bánh, miến: Đến năm 2015: 100% làng nghề chế biến bún, bánh tráng, miến từ gạo đạt chất lượng, quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Lạc, đậu hàng hóa: Đến năm 2015: 100% sản phẩm được phơi sấy, bảo quản và sơ chế (bóc vỏ) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu;
- Sắn hàng hóa: Đến năm 2015: 100% sản lượng được bảo quản và chế biến tại nhà máy chế biến tinh bột sắn;
- Rau quả: Đến năm 2015: Sản lượng rau quả được bảo quản, chế biến trên 10% và đến năm 2020 đạt 20-30%;
- Cao su: Sản lượng mủ cao su được chế biến 100%, với cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2012-2020: Cao su mủ cốm 40%, mủ kỹ thuật 40%, mủ kem 20%. Tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm cao su năm 2015: 30%, đến năm 2020: 40%;
- Chè: Sản lượng chè búp tươi được chế biến quy mô công nghiệp năm 2015: 65-70%, đến năm 2020 trên 90%, trong đó cơ cấu sản phẩm: Chè xanh 50%, chè đen 50% (trong đó chè đen: 50% là CTC, 50% là OTD);
- Thịt: Đến năm 2015: Đạt 20% sản lượng thịt được chế biến công nghiệp, đến năm 2020 đạt 50%;
- Nhung hươu: Đến năm 2015: 40 - 50% sản lượng nhung hươu được bảo quản, chế biến tại nhà máy đảm bảo chất lượng tạo ra các sản phẩm viên nang thực phẩm chức năng và các sản phẩm đã chế biến sâu từ hươu phục vụ tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu;
- Rượu: Đến năm 2015: 100% lượng rượu sản xuất ở các làng nghề được khử độc bằng công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Gỗ và lâm sản ngoài gỗ: Chuyển từ chế biến thô sang tinh, sâu phấn đấu đến năm 2015 sản phẩm tinh chế chiếm 50%, đến năm 2020 trên 70%.
c) Bảo quản, chế biến thủy sản
- Đến năm 2015: 100% sản lượng các loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu được bảo quản và chế biến tại nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu; 100% sản lượng thủy sản tiêu thụ thị trường nội địa (dạng tươi sống) được bảo quản ở các kho lạnh đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đến năm 2015: Giảm mức tổn thất sản phẩm sau khai thác từ 25-30% xuống còn 15-20%.
1. Bảo quản, chế biến hạt giống
Lựa chọn nhà đầu tư, thành lập công ty sản xuất, kinh doanh hạt giống trên cơ sở đấu thầu cơ sở vật chất của trung tâm Giống cây trồng Hà Tĩnh. Xây dựng hệ thống sân phơi, máy sấy, kho chứa tạm hạt giống tại các vùng sản xuất giống liên doanh liên kết với doanh nghiệp.
2. Bảo quản, chế biến nông sản.
2.1. Đối với lúa, gạo.
- Bảo quản: Đẩy mạnh việc khuyến cáo, hướng dẫn người dân, nhất là nông dân đưa vào sử dụng các công cụ chứa và bảo quản thóc tại nông hộ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, hợp vệ sinh, chống mối mọt, côn trùng, chuột bọ xâm hại; đồng thời khuyến cáo nông dân đưa vào sử dụng, thay thế những công cụ bảo quản truyền thống bằng thiết bị chứa kiểu Siclo dung tích 0,3-1,0 tấn/cái.
- Xay xát, chế biến:
+ Giai đoạn 2012-2015: Khuyến cáo các cơ sở dịch vụ xay xát đầu tư đưa vào sử dụng các loại máy xay xát loại 0,8 - 1,0 tấn/giờ hoặc dây chuyền gồm xay xát, sàng phân loại công suất 1,0 - 2,0 tấn/gìờ với thiết bị, công nghệ cải tiến nhằm nâng cao chất lượng gạo chế biến và hạ giá dịch vụ xay xát, nâng tỷ lệ thu hồi lên 67% - 68%. Đồng thời từng bước đưa hoạt động xay xát, chế biến gạo vào quy hoạch để hình thành các khu chế biến gạo tập trung phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên từng địa bàn dân cư;
+ Giai đoạn 2016-2020: Khuyến khích việc thay thế, đổi mới các dây chuyền chế biến cũ bằng các thiết bị công nghệ mới, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm lên 69% - 70%, Đồng thời hoàn thiện quy hoạch các khu vực xay xát, chế biến gạo, trên cơ sở kết hợp các cơ sở quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ theo một cơ cấu hợp lý, gắn với vùng nguyên liệu, tiết kiệm chi phí vận chuyển nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của hệ thống sau thu hoạch;
+ Xúc tiến, đầu tư nhà máy tồn trữ, xay xát gạo tại khu công nghiệp Hạ Vàng, huyện Can Lộc và Bắc Cẩm Xuyên.
2.2. Đối với ngô:
- Đối với sản xuất quy mô nông hộ, trang trại: Phát triển và phổ cập các mẫu kho xếp, kho nhỏ có chống dột, chống chuột, thông gió... Bằng các vật liệu địa phương, giá rẻ. Đẩy mạnh các hoạt động trình diễn kỹ thuật, giới thiệu mô hình bảo quản sau thu hoạch có hiệu quả cao; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nông dân, các chủ trang trại tiếp cận các công nghệ tiên tiến, giá rẻ nhưng tiện dụng và hiệu quả, nhất là đối với các thiết bị sấy, công cụ và thiết bị bảo quản;
- Tại các vùng sản xuất ngô hàng hóa: Phát triển các cơ sở sơ chế quy mô hộ, liên hộ. Giới thiệu, khuyến cáo việc đầu tư xây dựng tại các vùng sản xuất tập trung hệ thống kho với trang thiết bị tự động hóa, bảo quản kín bằng phương thức đổ rời quy mô vừa và lớn, hoặc phương thức đóng bao quy mô nhỏ nhằm hạn chế suy giảm chất lượng, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, sinh vật hại kho, với chi phí rẻ không sử dụng hóa chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3. Đối với ……
- Thời kỳ 2012-2015: Khuyến khích đầu tư thiết kế, sản xuất và chuyển giao cho các hộ dân các thùng/kho bảo quản đổ rời hoặc đóng bao sản phẩm phù hợp để phòng chống mối mọt, giảm tổn thất;
- Thời kỳ 2016-2020: Đối với hộ nông dân và các cơ sở dịch vụ liên hộ: Đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu và chuyển giao dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến, đồng bộ, gồm máy thu hoạch, thiết bị sấy, bóc tách vỏ, làm sạch, phân loại, cân định lượng, đóng gói, thiết bị bảo quản;
- Áp dụng công nghệ phân tích nhanh các loại mycotoxin, aflatoxin tại các cơ sở sản xuất và buôn bán; đồng thời tiến hành định lượng dư lượng thuốc dịch hại.
2.4. Bảo quản, chế biến nông sản khác:
- Chế biến (bún, bánh tráng, miến): Ưu tiên phát triển các làng nghề đã có, tiến tới đầu tư phát triển công nghệ sạch, đăng ký chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu hàng hóa;
- Rượu: Đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại để khử độc trước khi đóng chai nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với đăng ký chất lượng, xây dựng thương hiệu;
- Rau, củ, quả chất luợng cao: Phát triển nhanh các cơ sở sơ chế, tiệt trùng, đóng gói gắn với các vùng sản xuất để cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị;
- Cao su: Phát triển mạnh công nghiệp cao su theo hướng giảm sản phẩm sơ chế, nâng cao sản lượng sản phẩm tinh chế; đầu tư nhà máy có máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp với sản lượng mủ của tỉnh;
- Chè: Không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ CTC, OTD trong chế biến Chè đen và lựa chọn công nghệ truyền thống của Việt Nam để chế biến Chè xanh; áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa xuất khẩu: IS09000; IS014001; HACCP; xây dựng thương hiệu chè Hà Tĩnh.
3. Giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm.
- Nâng cấp các cơ sở giết mổ hiện có, trang bị dây chuyền giết mổ bán công nghiệp hoàn chỉnh đảm bảo giết mổ hợp vệ sinh thú y và đạt hiệu quả cao: Giết mổ gia cầm dây chuyền giết mổ công suất 205 con/giờ, gồm hệ thống máy cắt tiết, hệ thống nhúng nước sôi, máy vặt lông gà, máy cắt cánh và chân gà, bộ phận phân loại sản phẩm. Đối với cơ sở giết mổ gia súc loại nhỏ, có công suất 70 con/giờ, sử dụng thiết bị gọn nhẹ, điện áp 220V, với các công đoạn gây choáng, cạo, mổ, làm lông, dàn treo;
- Đầu tư xây dựng mới các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại thị trấn, thị tứ, các cơ sở liên xã, liên huyện theo hướng quy mô lớn tập trung, hiện đại;
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án xây dựng nhà máy chế biến súc sản, xúc xích, đồ hộp tạo ra khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tại khu công nghiệp Vũng Áng và xúc tiến đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nhung hươu tại Hương Sơn.
4. Chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
4.1. Chế biến gỗ:
- Phát triển các cơ sở chế biến mặt hàng xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm từ gỗ rừng tráng như: Ván ép thanh, ván bóc, ván ép, ván dăm, ván sàn, ván ốp tường, bột giấy, đồ gỗ xuất khẩu.... Không xây dựng mới Nhà máy băm dăm; đến năm 2015 ngừng xuất khẩu dăm thô;
- Hình thành các doanh nghiệp mới với trang thiết bị tiên tiến hiện đại; đồng thời các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ phải thường xuyên duy tu nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện tại và trong tương lai, theo hướng tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm dần tỷ lệ lao động chân tay;
- Nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ chế biến gỗ như công nghệ tạo vật liệu mới, công nghệ xử lý gỗ, công nghệ sử dụng các phế liệu dạng sơ sợi trong sản xuất nông lâm nghiệp;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư phát triển, gắn chế biến với trồng rừng nguyên liệu.
4.2. Chế biến lâm sản ngoài gỗ:
- Chế biến mây, tre: Phát triển các sản phẩm mây, tre đan có thẩm mỹ cao (hàng gia dụng và mỹ nghệ, bình, lẵng hoa, bàn ghế…) phục vụ trong nước và xuất khẩu;
- Chiết xuất, chưng cất các Ioại tinh dầu: Tìm hiểu các công nghệ tiên tiến trên thế giới về chưng cất tinh dầu trầm hương để lựa chọn công nghệ tối ưu; liên doanh, liên kết hoặc mua bản quyền công nghệ để đầu tư xây dựng nhà máy.
5. Bảo quản, chế biến thủy sản:
- Xây dựng hệ thống kho lạnh tại các khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo nhu cầu bảo quản sản phẩm cho đội tàu đánh bắt trong tỉnh và thu hút từ các tỉnh bạn;
- Trang bị tủ cấp đông trên tàu để cung cấp nước đá và bảo quản sản phẩm; ứng dụng hầm bảo quản sản phẩm bằng xốp thổi thay cho xốp ghép, thay thế các túi nilon và muối đá trực tiếp bằng khay trong các tàu khai thác;
- Phát huy hết năng lực thiết bị công nghệ hiện có, tiến hành đầu tư công nghệ chế biến hiện đại đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, sản phẩm phải có bao bì, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Phát triển sản xuất các mặt hàng tinh chế, gắn với vùng nguyên liệu tại địa phương, hạn chế những sản phẩm sơ chế;
- Duy trì và phát triển chế biến thủy sản truyền thống như nước mắm, cá khô, mắm ruốc, phục vụ thị trường nội địa, hướng tới sản xuất sản phẩm chất lượng cao phục vụ thị trường xuất khẩu;
- Cải tiến công nghệ bảo quản đông cho những nhóm thương phẩm có giá trị cao, công nghệ bảo quản sản phẩm tươi sống bằng phương pháp sục khí oxy và cho ngủ đông;
- Đầu tư xây đựng nhà máy chế biến thủy, hải sản, trước hết là tôm, cá, mực vào năm 2013.
- Ứng dụng các phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn vốn.
- Nguồn Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện bao gồm: Nguồn ngân sách tỉnh bố trí hàng năm, nguồn sự nghiệp ngành Nông nghiệp và PTNT, sự nghiệp Khoa học và Công nghệ, các chương trình, chính sách của tỉnh; nguồn vốn lồng ghép, huy động của các chương trình, dự án đầu tư của Trung ương; nguồn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
- Vốn huy động các tổ chức, cá nhân, vốn vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn; nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
2. Kinh phí thực hiện đề án.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2012 - 2015 là 817.000 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước: 58.000 triệu đồng (7%);
- Vốn chương trình, dự án: 33.000 triệu đồng (4%);
- Vốn doanh nghiệp và người dân, vốn vay các tổ chức tín dụng: 726.000 triệu đồng (89%).
1. Quy hoạch, đất đai và kết cấu hạ tầng.
a) Về quy hoạch:
- Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Quy hoạch phát triển các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung; Quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa tập trung công nghệ cao; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi Hà Tĩnh; Quy hoạch mạng lưới bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên ……… mạng lưới các cơ sở bảo quản, chế biến rộng khắp ở các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu bảo quản, chế biến các sản phẩm sau thu hoạch;
b) Về đất đai:
- Triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khuyến khích tích tụ với việc bố trí lại sản xuất, cải tạo và chỉnh trang đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng nguyên liệu để phát triển bảo quản chế biến sau thu hoạch;
- Tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai chuyển đổi ruộng đất gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã;
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ tiền thuê sử đất, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện để nông dân, tổ hợp tác, HTX, các cơ sở dịch vụ và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
c) Cơ sở hạ tầng:
Đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ (giao thông, thủy lợi, điện...), hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh công nghệ cao, đưa nhanh cơ giới vào sản xuất gắn với việc phát triển bảo quản, chế biến sau thu hoạch, để phục vụ phát triển kinh tế.
2. Các chính sách
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chính sách đã ban hành: Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg; Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 21/3/2012 của UBND tỉnh Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 9/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh; Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh về ban hành Quy định tạm thời một số quy định về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 và các chính sách hiện hành của Trung ương, của tỉnh có liên quan.
- Rà soát lại những chính sách đang thực hiện, điều chỉnh, bổ sung, các nội dung của chính sách không còn phù hợp, nghiên cứu đề xuất thêm các chính sách mới nhằm thu hút các nhà đầu tư.
3. Tổ chức sản xuất
a) Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn.
Khuyến khích, tạo cơ chế hỗ trợ hình thành các tổ chức dịch vụ (bao gồm tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nông thôn) theo huớng chuyên môn hóa, như sấy, bảo quản, chế biến sản phẩm hàng hóa, sửa chữa, cung cấp phụ tùng vật tư… Các tổ chức dịch vụ được ưu tiên chỉ định mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ với các chính sách ưu đãi về tín dụng; hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ quản lý.
Phát triển nhanh hình thức sản xuất liên kết với doanh nghiệp để hỗ trợ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để người dân tham gia vào thị trường, xóa bớt đầu mối trung gian, liên kết chặt chẽ các chuỗi giá trị trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người làm dịch vụ và chế biến.
b) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị vào chế biến sau thu hoạch.
Các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư cơ sở chế biến được hưởng các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong tỉnh liên doanh liên kết với các doanh nghiệp tỉnh bạn và nước ngoài.
Đối với những công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch hiện nay ở tỉnh chưa có thì cần có chính sách khuyến khích nhập khẩu để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất.
Thành lập hiệp hội ngành nghề để trao đổi học tập kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau, giải quyết những vấn đề khó khăn mang tính tổng thể trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4. Đào tạo nguồn nhân lực
- Xã hội hóa công tác đào tạo nghề theo hướng đào tạo ngắn hạn, gắn với chuyển giao công nghệ về bảo quản, chế biến sau thu hoạch, Người học nghề được hưởng các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Khuyến khích các nhà đầu tư tiếp nhận lao động đia phương đã qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Đồng thời hỗ trợ kinh phí để đào tạo lao động địa phương chưa qua đào tạo hoặc chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Tăng cường tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm ở các cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch điển hình ở trong nước và nước ngoài.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
5. Khoa học công nghệ
- Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu với các doanh nghiệp trong công tác bảo quản, chế biến nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch. Ưu tiên bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học cho các đề tài, các dự án sản xuất thử nghiệm cho các cơ sở nghiên cứu, trên cơ sở đặt hàng của các doanh nghiệp. Tập trung vào các lĩnh vực: nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ kỹ thuật mới, tiên tiến trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ, công nhân, người dân về công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
- Thu hút tiềm năng khoa học công nghệ, nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân phục vụ cho lĩnh vực công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
- Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp đặt hàng, hợp tác nghiên cứu, để ứng dụng vào sản xuất.
- Phát huy công suất máy móc thiết bị đã có đồng thời mạnh dạn đầu tư thay thế các máy móc, thiết bị, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu.
- Chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Đẩy mạnh công tác đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc, công nghệ ..
- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và khuyến khích chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo quản, chế biến cho người dân.
6. Nguồn nguyên liệu và sản phẩm
- Bố trí quy hoạch các nhà máy chế biến phải gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung. Doanh nghiệp phải ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá cả hợp lý, đảm bảo lợi ích của các bên và phát triển bền vững. Nguyên liệu phải đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến cũng như thị trường.
- Nâng cao tỷ lệ sản phẩm tinh chế, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của thị trường.
7. Thị trường tiêu thụ
- Củng cố và phát triển các chợ nông thôn, hình thành các chợ đầu mối nhằm khơi thông thị trường. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
- Thành lập các hiệp hội chế biến và xuất khẩu nông lâm thủy sản. Chú ý đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng hàng hóa, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký thương hiệu. Cải tiến mẫu mã, bao bì khẳng định ưu thế trên thị trường nội địa tiến tới xuất khẩu trực tiếp.
- Hàng năm tổ chức các hội chợ trong tỉnh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham dự hội chợ trong nước và quốc tế, nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức chỉ đạo thực hiện đề án;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên nhằm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch của đề án;
- Làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, quy hoạch hệ thống kho tàng bảo quản sau thu hoạch;
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã xác định lợi thế của địa phương, quy hoạch các cụm công nghiệp chế biến, xây dựng các mô hình, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như các chính sách của địa phương nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực bảo quản chế biến sau thu hoạch, trong đó cần chú trọng phát triển các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong tất cả các khâu;
- Phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường xây dựng hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong bảo quản và chế biến nông lâm thủy sản sau thu hoạch.
2. Các sở, ngành liên quan
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chính sách đầu tư, cân đối vốn đầu tư phát triển lĩnh vực bảo quản chế biến, sau thu hoạch trong các kế hoạch hàng năm và 5 năm.
b) Sở Tài chính ưu tiên xem xét cân đối, bố trí vốn từ Ngân sách nhà nước, các nguồn vốn khác và hoàn thiện các chính sách về đầu tư, về thuế để thực hiện có hiệu quả những nội dung của đề án.
c) Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo giá cả, thị trường, giúp các địa phương định hướng thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách về đất đai phù hợp với định hướng phát triển bảo quản, chế biến sau thu hoạch của từng vùng.
e) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan hỗ trợ kinh phí (từ nguồn ngân sách sự nghiệp KHCN, Quỹ phát triển KHCN tỉnh) xây dựng các mô hình điểm ứng dụng, chuyển giao công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch; sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ chế tạo máy móc nông nghiệp phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh. Triển khai chính sách khoa học công nghệ phục vụ phát triển lĩnh vực bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
g) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Hà Tĩnh, các trường cao đẳng nghề đóng trên địa bàn tỉnh hình thành chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bảo quản, chế biến sau thu hoạch phù hợp với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh của các tổ chức, đáp ứng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
h) Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.
i) Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành và địa phương liên quan tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện tốt Đề án.
3. Các tổ chức, doanh nghiệp và đơn vị liên quan:
a) Các Ngân hàng:
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện tốt các nội dung tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh về ban hành Quy định tạm thời một số Quy định về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
- Các Ngân hàng: Chính sách xã hội, Phát triển, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Tĩnh và các ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận với nguồn vốn vay để đưa bảo quản, chế biến sau thu hoạch vào phát triển sản xuất.
b) Các cơ quan nghiên cứu khoa học, đào tạo, các trường, trung tâm trong tỉnh… mở rộng mạng lưới tổ chức thực hiện tư vấn, huấn luyện, dịch vụ và chuyển giao công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển của các hội trang trại, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ.
c) Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kiến thức, những kinh nghiệm về phát triển bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
- Trên cơ sở Đề án của tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện của địa phương; xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư, chính sách phát triển bảo quản, chế biến sau thu hoạch của địa phương; phối hợp lồng ghép các chương trình dự án để phát triển bảo quản, chế biến sau thu hoạch theo đề án, kế hoạch đã phê duyệt;
- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện đẩy mạnh áp dụng bảo quản, chế biến sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ cho phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo quản chế biến;
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển bảo quản, chế biến sau thu hoạch, xây dựng mô hình áp dụng bảo quản, chế biến sau thu hoạch có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng; trích ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất phục vụ phát triển bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2198/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển cơ điện, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2012-2017
- 2Quyết định 1659/QĐ-UBND năm 2015 về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch chế biến nông lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 76/2016/QĐ-UBND quy định sản phẩm, quy mô công suất tối thiểu của cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được hỗ trợ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 4 Quyết định 74/2014/QĐ-UBND do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Quyết định 1364/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" do tỉnh Bình Phước ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 4Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6Quyết định 65/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2165/QĐ-UBND năm 2009 về Kế hoạch của thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020
- 8Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10Quyết định 26/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 11Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 12Quyết định 2198/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển cơ điện, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2012-2017
- 13Quyết định 1659/QĐ-UBND năm 2015 về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch chế biến nông lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 14Quyết định 76/2016/QĐ-UBND quy định sản phẩm, quy mô công suất tối thiểu của cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được hỗ trợ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 4 Quyết định 74/2014/QĐ-UBND do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 15Quyết định 1364/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" do tỉnh Bình Phước ban hành
Quyết định 3959/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 3959/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Đình Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực