- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 199/2009/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 10/2009/TTLT-BKH-BTC quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 86/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 3276/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 ban hành Định mức kỹ thuật tạm thời áp dụng cho các chương trình Khuyến ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 1060/2011/QĐ-UBND về quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Thanh Hoá do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 9Quyết định 3073/QĐ-BNN-KHCN năm 2009 về định mức tạm thời áp dụng cho chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Thông tư liên tịch 68/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án 3 và Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015
- 11Quyết định 2621/QĐ-TTg năm 2013 sửa đổi mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 54/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 về định mức kỹ thuật áp dụng cho mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực Chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện nghèo do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 14Quyết định 2918/QĐ-UBND năm 2014 quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định 2621/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 15Quyết định 3379/QĐ-UBND năm 2009 về định mức kinh tế - kỹ thuật hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do tỉnh Thanh Hóa ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3858/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 07 tháng 11 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư số 86/2009/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông; Thông tư số 199/2009/TT-BTC ngày 13/10/2009 của Bộ Tài chính quy định cơ chế Tài chính thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về việc Quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 02/2013/TTLT-BKH-BTC ngày 12/02/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo; Thông tư Liên tịch số 68/2013/TTLT-BTC-BLDTBXH ngày 21/5/2013 về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án 3 và Dự án 4 của Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 2918/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 3379/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành một số định mức kinh tế - kỹ thuật hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại: Số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/11/2007; số 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008; số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009; số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/01/2014 về quy định tạm thời định mức kỹ thuật đối với các mô hình khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 1060/2011/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 221/TTr-SNN&PTNT ngày 29/10/2014 về việc đề nghị phê duyệt Đề án Xây dựng mô hình Khuyến nông về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đối với các huyện thuộc Chương trình 30a tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Xây dựng mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại các huyện thuộc Chương trình 30a tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Chủ tịch UBND 7 huyện nghèo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TẠI CÁC HUYỆN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 30A
(Kèm theo Quyết định số: 3858/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Sự cần thiết thực hiện Đề án
Việc xây dựng các mô hình trình diễn nhằm chứng minh lợi ích và tính khả thi của một tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời trình bày các bước quy trình áp dụng kỹ thuật mới đó để người dân học tập và làm theo. Đây là một phương pháp thường được áp dụng trong công tác khuyến nông nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người nông dân. Thực tế đã khẳng định, muốn làm giàu trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thì không thể sản xuất theo kiểu quảng canh, tự cấp, tự túc mà phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm thâm canh tăng năng suất và tiến đến sản xuất theo hướng hàng hóa.
Tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nông dân ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trước khi phổ biến ra diện rộng, góp phần khẳng định tính khả thi của một phương án sản xuất để giai đoạn tiếp theo chỉ cần tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện quy trình sản xuất ứng dụng vào thực tiễn. Do đó, tạo cho người dân ý thức về phát triển bền vững, nghĩa là phát triển kinh tế phải quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2.1. Mục tiêu chung
Tăng khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng các nhu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện sinh thái theo vùng miền nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Xây dựng thành công 03 mô hình trình diễn tại 3 huyện Quan Sơn, Bá Thước và Như Xuân, 04 lớp đào tạo, tập huấn ở 4 huyện: Quan Sơn, Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân và thông tin tuyên truyền ở 7 huyện 30a của tỉnh. Cụ thể:
- Trồng trọt: Chủ động trong việc bón phân hợp lý, giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác lúa lai bằng việc sử dụng phân nén dúi sâu.
- Chăn nuôi: Áp dụng thành công kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng từ nguồn thức ăn sẵn có (bột ngô, cám gạo) một cách hiệu quả nhất, không những giúp chủ động nguồn thức ăn mà còn giảm được chi phí trong chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.
- Nuôi trồng thủy sản: Nâng cao kiến thức, kỹ thuật nuôi theo quy mô sản xuất hàng hóa cho người dân sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ.
- Đào tạo, tập huấn và thông tin tuyên truyền: Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ khuyến nông cấp huyện, xã, thôn bản; cán bộ xã, thôn bản và bà con nông dân tiếp cận được với các tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng có hiệu quả vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.
2.3. Các chỉ tiêu của Đề án
2.3.1. Mô hình trồng trọt: Sản xuất và sử dụng phân nén dúi sâu trong thâm canh lúa
- Hình thành được 02 tổ sản xuất phân viên dúi sâu, máy móc trong mô hình phát huy hiệu quả tốt. Sản lượng phân bón được sản xuất đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của nhân dân trong vùng với giá cả hợp lý.
- 100% hộ tham gia mô hình nắm được kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu.
- Tiết kiệm được 30 - 35% lượng đạm so với cách bón vãi thông thường.
- Tăng năng suất lúa từ 15 - 25%.
- Giảm ngày công lao động, giúp người nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế, từ đó người dân nâng cao thu nhập góp phần vào công tác giảm nghèo tại địa bàn.
2.3.2. Mô hình chăn nuôi: Chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng
- Xây dựng được 30 điểm trình diễn mô hình, mỗi điểm trình diễn mô hình nuôi 05 con lợn thịt, sau 3 tháng nuôi tăng trọng bình quân được 50kg/con.
- Giúp tiết kiệm 5 - 10% lượng thức ăn tiêu thụ so với chăn nuôi đại trà, chi phí thức ăn giảm được 10- 15%.
- Hiệu quả kinh tế trên mỗi con lợn tăng thêm từ 15- 20%.
- 50 nông dân được tập huấn chuyển giao kỹ thuật, ít nhất 40 hộ học tập làm theo mô hình; 80 đại biểu tham dự hội thảo nhân rộng mô hình.
2.3.3. Mô hình nuôi trồng thủy sản: Nuôi cá rô phi trong lồng bè trên sông, hồ
- Xây dựng được 02 điểm trình diễn trên địa bàn 02 xã với quy mô 50 lồng (5-7m3/lồng), số hộ tham gia 20 hộ/2 điểm, với mật độ thả cá là 100 con/m3, sau 5 tháng nuôi cỡ cá thu hoạch trung bình >0,5kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%, năng suất đạt 250kg/lồng.
- Hướng tới vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn đạt năng suất cao phục vụ xuất khẩu, tăng thu nhập cho người nuôi so với hình thức nuôi trước 1,8 - 2 lần.
- Mô hình kết thúc sẽ có tính nhân rộng cao trên địa bàn triển khai dự án.
2.3.4. Hoạt động đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền
Nâng cao năng lực cho hơn 200 cán bộ khuyến nông xã, thôn bản; cán bộ thôn, bản và bà con nông dân thông qua các lớp tập huấn và hàng nghìn nông dân được tiếp thu những tiến bộ mới bằng băng hình và sách mỏng kỹ thuật, từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
3. Quy mô, địa bàn và thời gian triển khai
3.1. Mô hình trồng trọt: Sản xuất và sử dụng phân nén dúi sâu trong thâm canh lúa lai
TT | Địa điểm triển khai | Quy mô triển khai | Số hộ tham gia | Thời gian triển khai | |
Máy nén phân viên dúi sâu (cái) | Diện tích | ||||
1 | Xã Thượng Ninh huyện Như Xuân | 2 | 4,5 | 50 | Từ 12/2014- 6/2015 |
2 | Xã Thanh Quân, huyện Như Xuân | 2 | 4,5 | 50 | Từ 12/2014- 6/2015 |
| Tổng cộng: | 4 | 9 | 100 |
|
3.2. Mô hình chăn nuôi: Chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng
TT | Địa điểm triển khai | Quy mô (con) | Số hộ tham gia | Thời gian triển khai |
|
| |||||
1 | Xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn | 80 | 15 | Từ 12/2014- 6/2015 |
|
2 | Xã Xuân Lư, huyện Quan Sơn | 80 | 15 | Từ 12/2014- 6/2015 |
|
| Tổng cộng: | 160 | 30 |
|
|
3.3. Mô hình nuôi trồng thủy sản: Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông hồ
TT | Địa điểm triển khai | Quy mô (m3) | Số hộ tham gia | Thời gian triển khai |
1 | Xã Tân Lập, huyện Bá Thước, | 175 | 10 | 2/2015 |
2 | Xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước | 175 | 10 | 2/2015 |
Cộng | 350 | 20 |
|
3.4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao và bổ sung kiến thức sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cho cán bộ thôn, bản, khuyến nông xã, thôn, bản.
3.4.1. Đào tạo tập huấn
TT | Địa điểm triển khai | Số lớp | Số người | Thời gian triển khai |
1 | Quan Sơn | 1 | 50 | 1/2015 |
2 | Bá Thước | 1 | 50 | 1/2015 |
3 | Thường Xuân | 1 | 50 | 2/2015 |
4 | Như Xuân | 1 | 50 | 2/2015 |
Cộng | 4 | 200 |
|
3.4.2. Thông tin tuyên truyền
Xây dựng 4 bộ phim, mua và cấp phát 4.000 cuốn sách mỏng cho 100% các xã của 7 huyện nghèo. Thời gian: từ tháng 01 đến tháng 6/2015.
4.1. Mô hình trồng trọt: Sản xuất và sử dụng phân viên dúi sâu trong thâm canh lúa lai
- Hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư:
+ Định mức hỗ trợ giống lúa lai 30kg/ha; phân lân urê 280kg/ha; phân lân supe 560kg/ha; phân kali clorua 200kg/ha; thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV.
+ Các vật tư thiết bị cần hỗ trợ: Máy nén phân kiểu MN160s; loại đầu ép, chạy bằng hộp số, có thể tháo ráp để thay đổi các loại rulo tạo ra các viên phân khác nhau; Vật liệu rulo: Ruột bằng thép, vỏ bằng Inox, số lượng rulo 02 cặp; Trọng lượng máy: 320 - 350kg; Loại động cơ điện 3 pha: Việt Nhật; Công suất máy thiết kế: 5,5Kw; Năng lực sản xuất theo thiết kế: 2.000kg/8h hoạt động; Tỷ lệ thành phẩm: 90 - 95%.
+ Quy trình kỹ thuật áp dụng: Tài liệu về quy trình kỹ thuật và định mức kỹ thuật do Trung tâm Khuyến nông tỉnh biên soạn.
- Tổ chức tập huấn cho người tham gia xây dựng mô hình:
+ Số người tham gia tập huấn: 100 người.
+ Thời gian tập huấn: 01 ngày
+ Số lần tập huấn: 01 lần.
+ Nội dung: Giới thiệu quy trình kỹ thuật về sản xuất và sử dụng phân viên dúi sâu trong thâm canh lúa lai.
- Thông tin tuyên truyền:
+ Hình thức: hội nghị, hội thảo, in pano, bảng biểu,...
+ Số lượng người tham gia: 200 người.
+ Thời gian hội thảo: 01 ngày.
+ Số cuộc hội nghị, hội thảo: 1 cuộc/điểm trình diễn.
- Cán bộ chỉ đạo:
+ Số lượng: 01 người/điểm trình diễn.
+ Thời gian: 5 tháng.
+ Yêu cầu chuyên môn: Đảm bảo trình độ, chuyên môn phù hợp với yêu cầu triển khai mô hình.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả mô hình.
- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu mô hình.
4.2. Mô hình chăn nuôi: Chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng
- Hỗ trợ giống, vật tư
+ Giống lợn: Hỗ trợ 80 con/điểm trình diễn, trọng lượng 20kg/con.
+ Thức ăn: hỗ trợ thức ăn đậm đặc 30kg/con.
+ Quy trình kỹ thuật áp dụng: Tài liệu về quy trình kỹ thuật và định mức kỹ thuật do Trung tâm Khuyến nông tỉnh biên soạn.
- Tổ chức tập huấn cho người tham gia xây dựng mô hình:
+ Số người tham gia tập huấn: 50 người;
+ Thời gian tập huấn: 01 ngày/điểm trình diễn;
+ Số lớp tập huấn: 01 lớp/điểm trình diễn;
+ Nội dung: Giới thiệu quy trình kỹ thuật về chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng.
- Thông tin tuyên truyền:
+ Hình thức: Tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình.
+ Số lượng người tham gia: 140 người.
+ Thời gian hội thảo: 01 ngày/điểm trình diễn.
+ Số cuộc hội thảo: 01 cuộc/điểm trình diễn.
- Cán bộ chỉ đạo:
+ Số lượng: 01 người/điểm trình diễn
+ Thời gian: 4 tháng.
+ Yêu cầu chuyên môn: Đảm bảo trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu triển khai mô hình.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả mô hình.
- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu mô hình.
4.3. Mô hình nuôi trồng thủy sản: Nuôi cá rô phi trong lồng bè trên sông, hồ
- Hỗ trợ giống, vật tư:
+ Giống cá rô phi đơn tính: hỗ trợ 100 con/m3.
+ Thức ăn: hỗ trợ thức ăn công nghiệp (hàm lượng protein >20%).
+ Quy trình kỹ thuật áp dụng: Tài liệu về quy trình kỹ thuật và định mức kỹ thuật do Trung tâm Khuyến nông tỉnh biên soạn.
- Tổ chức tập huấn cho người tham gia xây dựng mô hình:
+ Số người tham gia tập huấn: 40 người.
+ Thời gian tập huấn: 01 ngày/điểm trình diễn
+ Số lớp tập huấn: 01 lớp/điểm trình diễn.
+ Nội dung: Giới thiệu quy trình kỹ thuật về nuôi cá lồng bè trên sông, hồ.
- Thông tin tuyên truyền:
+ Hình thức: Tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình; in pano.
+ Số lượng người tham gia: 160 người.
+ Thời gian hội thảo: 01 ngày/điểm trình diễn.
+ Số cuộc hội thảo: 01 cuộc/điểm trình diễn.
- Cán bộ chỉ đạo:
+ Số lượng: 01 người/điểm trình diễn
+ Thời gian: 5 tháng.
+ Yêu cầu chuyên môn: Đảm bảo trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu triển khai mô hình.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả mô hình.
- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu mô hình.
4.4. Hoạt động đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền
4.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao và bổ sung kiến thức sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cho cán bộ thôn bản, khuyến nông xã, thôn bản.
- Nội dung các lớp tập huấn: Các chuyên đề về kỹ năng khuyến nông, truyền thông, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển nông thôn mới.
- Đối tượng: Cán bộ thôn bản, cán bộ khuyến nông xã và thôn bản.
- Số lớp: 4 lớp, mỗi huyện 01 lớp.
- Thời gian: 04 ngày/lớp.
- Địa điểm triển khai: 4 huyện thuộc Chương trình 30a
- Số học viên: 50 học viên/lớp
4.4.2. Thông tin tuyên truyền: Xây dựng băng đĩa hình, mua và cấp phát sách kỹ thuật phục vụ bà con dân tộc
- Nội dung: Kỹ thuật trồng ngô lai trên đất dốc; Một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ khu vực miền núi; Kỹ thuật thâm canh một số cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao; Kỹ thuật nuôi cá miền núi.
- Hình thức: Xây dựng phóng sự; in sách kỹ thuật.
- Đối tượng tham gia: Hộ nông dân khu vực miền núi.
- Thời gian: tháng 01-3/2015
- Địa điểm triển khai: 7 huyện thuộc Chương trình 30a.
5. Kinh phí thực hiện (dự tính)
5.1. Tổng kinh phí: 2.456.123.300 đồng
Cụ thể các mô hình như sau:
- Chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng: 655.200.000 đồng;
- Sản xuất và sử dụng phân viên dúi sâu trong thâm canh lúa lai: 679.099.800 đồng.
- Nuôi cá trong lồng bè trên sông, hồ: 621.487.500 đồng.
- Đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền: 500.336.000 đồng.
5.2. Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ từ nguồn Chương trình 30a năm 2014 của tỉnh và đối ứng của người dân.
- Ngân sách Nhà nước: 2.015.923.300 đồng
- Nguồn đối ứng của người dân: 440.200.000 đồng
(Có Phụ lục từ số I - V gửi kèm)
6.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện các nội dung của Đề án, báo cáo kết quả triển khai theo quy định về UBND tỉnh. Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm khuyến nông các huyện và các xã triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
6.2. Sở Tài chính căn cứ các quy định hiện hành thẩm định dự toán kinh phí triển khai Đề án; trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
6.3. Trung tâm Khuyến nông tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện và các xã thực hiện các nội dung của Đề án.
- Xây dựng trình tự các bước thực hiện, tăng cường công tác giám sát, đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả trong suốt quá trình thực hiện các mô hình để có những điều chỉnh bổ sung phù hợp.
- Chịu trách nhiệm quản lý và thanh quyết toán nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước theo quy định; tổng hợp báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và PTNT để Sở báo cáo về UBND tỉnh.
6.4. Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện Đề án
- Chỉ đạo Trạm Khuyến nông, UBND các xã xây dựng mô hình phối hợp với Trung trâm Khuyến nông tỉnh triển khai Đề án theo các quy định hiện hành;
- Phối hợp với các bên tổ chức đánh giá kết quả của mô hình, tổ chức tuyên truyền và nhân rộng khi mô hình kết thúc./.
TỔNG HỢP NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ (DỰ TÍNH)
(Kèm theo Quyết định số: 3858/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | Nội dung | Cơ sở tính | Thành tiền |
| Tổng số |
| 2.015.923.300 |
1 | Mô hình trồng trọt: |
| 517.099.800 |
| Sử dụng phân nén dúi sâu trong thâm canh lúa lai | 02 điểm x 258.549.900 đồng/1 điểm | 517.099.800 |
| - Điểm trình diễn: 2 điểm - Địa điểm: Huyện Như Xuân - Quy mô: 9ha |
|
|
| Kinh phí hỗ trợ 1 điểm |
| 258.549.900 |
| - Hỗ trợ giống, vật tư | Hỗ trợ mua máy, giống, phân bón, thuốc BVTV | 222.712.000 |
| - Kinh phí triển khai | Tập huấn kỹ thuật, tổng kết | 5.500.000 |
| - Thông tin tuyên truyền | Hội thảo nhân rộng mô hình | 12.400.000 |
| - Kinh phí cán bộ chỉ đạo | 01 người x 5 tháng x 1150.000đ | 5.626.000 |
| - Chi quản lý | Xăng xe, quản lý phí | 12.311.900 |
2 | Mô hình chăn nuôi: |
| 500.000.000 |
| Chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng | 02 điểm*250.000.000 đ/điểm | 500.000.000 |
| - Điểm trình diễn: 2 điểm |
|
|
| Kinh phí hỗ trợ 1 điểm |
| 250.000.000 |
| - Hỗ trợ vật tư | Hỗ trợ giống, thức ăn | 218.800.000 |
| - Kinh phí triển khai | Tập huấn kỹ thuật, tổng kết | 4.100.000 |
| - Thông tin tuyên truyền | Hội thảo nhân rộng mô hình | 10.610.000 |
| - Kinh phí cán bộ chỉ đạo | 01 người x 4 tháng x 1.150.000đ | 4.600.000 |
| - Chi quản lý | Xăng xe, quản lý phí | 11.890.000 |
3 | Mô hình nuôi trồng thủy sản: |
| 498.487.500 |
| Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông hồ | 2 điểm * 249.243.750 đồng/điểm | 498.487.500 |
| - Điểm trình diễn: 2 điểm |
|
|
| Kinh phí hỗ trợ 1 điểm |
| 249.243.750 |
| - Hỗ trợ vật tư | Hỗ trợ giống, thức ăn | 217.000.000 |
| Kinh phí triển khai | Tập huấn kỹ thuật, tổng kết | 3.125.000 |
| Thông tin tuyên truyền | Hội thảo nhân rộng mô hình | 11.500.000 |
| Kinh phí cán bộ chỉ đạo | 1 người x 5 tháng x 1.150.000đ | 5.750.000 |
| Chi quản lý | Xăng xe, quản lý phí | 11.868.750 |
4 | Hoạt động đào tạo, tập huấn và thông tin tuyên truyền |
| 500.336.000 |
- | Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao và bổ sung kiến thức sản xuất nông, lâm, thuỷ sản cho cán bộ thôn bản, khuyến nông xã, thôn bản. | 4 lớp x 51.084.000 đồng/lớp | 204.336.000 |
- | Chi xây dựng băng đĩa hình phục vụ bà con dân tộc bằng 02 thứ tiếng Mông và Thái | 4 phim x 54.000.000 đồng/phim | 216.000.000 |
- | Sách kỹ thuật | 4.000 cuốn | 80.000.000 |
KINH PHÍ THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT (DỰ TÍNH)
(Kèm theo Quyết định số: 3858/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Tên mô hình: Sản xuất và sử dụng phân viên dúi sâu trong thâm canh lúa lai
Địa điểm thực hiện: xã Thượng Ninh và Thanh Quân, huyện Như Xuân
Số điểm trình diễn: 2.
I- QUY MÔ VÀ ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI (Tính cho 1 điểm):
TT | Địa bàn triển khai | Quy mô (máy) | Số lượng máy (tính cho 1 điểm) | Số hộ tham gia (tính cho 1 điểm) | Diện tích triển khai (tính cho 1 điểm) | Vùng/ đối tượng tham gia | Thời gian triển khai |
1 | Huyện Như Xuân | Máy nén phân | 2 | 50 | 4,5 | Miền núi | Năm 2014 |
| Tổng 1 điểm | 2 | 50 | 4,5 |
|
| |
| Tổng 2 điểm | 4 | 100 | 9 |
|
| |
II. DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ MUA MÁY MÓC, THIẾT BỊ ( tính cho 1 điểm) | |||||||
TT | Diễn giải nội dung | ĐVT | Theo yêu cầu mô hình | Ghi chú | |||
Số | Đơn giá | Kinh phí | Dân đối ứng | ||||
1 | Máy nén phân kiểu MN 160s | Chiếc | 2 | 80.000.000 | 160.000.000 |
|
|
2 | Giống lúa lai (30kg/ha) | Kg | 135 | 120.000 | 16.200.000 |
|
|
3 | Phân urê (280kg/ha) | Kg | 1260 | 12.000 | 15.120.000 |
|
|
4 | Phân lân supe (560kg/ha) | Kg | 2520 | 4.600 | 11.592.000 |
|
|
5 | Phân kali clorua (200kg/ha) | Kg | 900 | 14.500 | 13.050.000 |
|
|
6 | Thuốc BVTV (1.000.000đ/ha) | Trọn gói |
|
| 4.500.000 |
|
|
7 | Thuốc trừ cỏ (500.000đ/ha) | Trọn gói |
|
| 2.250.000 |
|
|
8 | Công lao động |
|
|
|
|
|
|
8.1 | Công làm đất | Công | 180 | 100.000 |
| 18.000.000 |
|
8.2 | Công ngâm ủ, gieo mạ | Công | 90 | 100.000 |
| 9.000.000 |
|
8.3 | Công cây | Công | 180 | 100.000 |
| 18.000.000 |
|
8.4 | Công chăm sóc, phòng trừ sâu | Công | 180 | 100.000 |
| 18.000.000 |
|
8.4 | Công thu hoạch | Công | 180 | 100.000 |
| 18.000.000 |
|
| Tổng cộng: |
|
|
| 222.712.000 | 81.000.000 |
|
III - KINH PHÍ TRIỂN KHAI (Tính cho 01 điểm) | |||||||
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền (đồng) | Ghi chú | |
1 | Chi triển khai |
|
|
| 5.500.000 |
| |
1,1 | Tập huấn kỹ thuật 1 lớp |
|
|
| 2.600.000 |
| |
| Tài liệu | Bộ | 50 | 6.000 | 300.000 |
| |
| Bồi dưỡng giảng viên | Người | 1 | 200.000 | 200.000 |
| |
| Thuê hội trường, trang trí, phục vụ | Ngày | 1 | 500.000 | 500.000 |
| |
| Nước uống | Người | 50 | 7.000 | 350.000 |
| |
| Tiền ăn | Người | 50 | 25.000 | 1.250.000 |
| |
1,2 | Tổng kết |
|
|
| 2.900.000 |
| |
| Tài liệu | Bộ | 50 | 6.000 | 300.000 |
| |
| Thuê hội trường, trang trí, phục vụ | Ngày | 1 | 500.000 | 500.000 |
| |
| Nước uống | Người | 50 | 7.000 | 350.000 |
| |
| Tiền ăn | Người | 50 | 25.000 | 1.250.000 |
| |
| Pano tuyên truyền | Cái | 1 | 500.000 | 500.000 |
| |
2 | Thuê cán bộ chỉ đạo |
|
|
| 5.626.000 |
| |
| 01 người x 5 tháng x 1.150.000đ/tháng | Người | 1 | 5.750.000 | 5.626.000 |
| |
3 | Xăng xe, quản lý | 5% |
|
| 12.311.900 |
| |
| Cộng: (1+2+3) |
|
|
| 23.437.900 |
| |
IV: HỘI THẢO TUYÊN TRUYỀN NHÂN RỘNG - ÁP DỤNG CHO CÁC HỘ NGOÀI MÔ HÌNH (tổ chức ở huyện, tính cho 1 điểm) | |||||||
TT | Nội dung triển khai | ĐVT | Số | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú | |
1 | Tiền ăn | Người | 100 | 50.000 | 5.000.000 |
| |
2 | Tài liệu | Bộ | 100 | 6.000 | 600.000 |
| |
3 | Nước uống cho đại biểu | Người | 100 | 7.000 | 700.000 |
| |
4 | Hội trường, loa đài khánh tiết | Ngày | 1 | 500.000 | 500.000 |
| |
5 | Hỗ trợ tiền đi lại | Người | 100 | 50.000 | 5.000.000 |
| |
6 | Báo cáo viên | Người | 1 | 100.000 | 100.000 |
| |
7 | Pano bảng biểu tuyên truyền | Cái | 1 | 500.000 | 500.000 |
| |
| Tổng kinh phí 1 cuộc |
|
|
| 12.400.000 |
|
Tổng kinh phí đầu tư cho 2 mô hình: 679.099.800
- Nhà nước hỗ trợ: 517.099.800
- Kinh phí đối ứng: 162.000.000
KINH PHÍ THỰC HIỆN MÔ HÌNH CHĂN NUÔI (DỰ TÍNH)
(Kèm theo Quyết định số: 3858/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Tên mô hình: Chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng
I. CƠ SỞ VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
1. Quy mô và địa điểm triển khai:
TT | Địa điểm triển khai | Quy mô (con) | Số điểm trình diễn | Số hộ tham gia | Vùng |
| |||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
1 | Xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn | 80 | 1 | 15 | MNKK |
| |||||||||||||||||
2 | Xã Xuân Lư, huyện Quan Sơn | 80 | 1 | 15 | MNKK |
| |||||||||||||||||
| Cộng: | 160 | 2 | 30 |
|
| |||||||||||||||||
2. Yêu cầu về mô hình: |
| ||||||||||||||||||||||
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu | Ghi chú |
| |||||||||||||||||||
1 | Giống lợn | Lợn F1, F2 | thương phẩm |
| |||||||||||||||||||
2 | Số con/hộ | 5- 6 con |
|
| |||||||||||||||||||
3 | Khối lượng lợn hỗ trợ | 20kg/con |
|
| |||||||||||||||||||
4 | Thức ăn nuôi lợn: Dùng bột ngô, cám gạo và thức ăn đậm đặc. | Bột ngô, cám gạo được ngâm ủ từ 6-8h với nước sạch, sau đó trộn với đậm đặc rồi cho ăn | Bột ngô, cám gạo các hộ tự đầu tư. Mô hình hỗ trợ TĂ đậm đặc |
| |||||||||||||||||||
5 | Quy mô và phạm vi triển khai | 2 xã | Mỗi xã 1 điểm |
| |||||||||||||||||||
6 | Thời gian triển khai | 4 tháng |
|
| |||||||||||||||||||
3. Yêu cầu về kỹ thuật |
| ||||||||||||||||||||||
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu | Ghi chú |
| |||||||||||||||||||
1 | Tỷ lệ nuôi sống đến khi xuất chuồng | ≥ 90% |
|
| |||||||||||||||||||
2 | Khối lượng lợn khi xuất chuồng | ≥ 70kg |
|
| |||||||||||||||||||
3 | Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng | ≤ 2,8kg |
|
| |||||||||||||||||||
II. KINH PHÍ HỖ TRỢ (tính cho 01 điểm) 1. Chi xây dựng mô hình: a. Hỗ trợ giống, vật tư: |
| ||||||||||||||||||||||
TT | Nội dung | ĐVT | Yêu cầu mô hình | Đơn giá (đồng) | Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước | Đối ứng của người dân |
| ||||||||||||||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền |
| |||||||||||||||||||
1.1 | Giống lợn: 80 con x 20 kg/con | kg | 1.600 | 103.000 | 1.600 | 164.800.000 | 0 | 0 |
| ||||||||||||||
1.2 | Hỗ trợ thức ăn đậm đặc: 30 kg/con | kg | 2.400 | 22.500 | 2.400 | 54.000.000 | 0 | 0 |
| ||||||||||||||
1.3 | Bột ngô, cám gạo: 110 kg/con | kg | 8.800 | 7.000 | 0 | 0 | 8.800 | 61.600.000 |
| ||||||||||||||
1.4 | Khấu hao chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y | con | 80 | 200.000 | 0 | 0 | 80 | 16.000.000 |
| ||||||||||||||
Cộng giống, vật tư |
|
|
|
| 218.800.000 |
| 77.600.000 |
| |||||||||||||||
b. Kinh phí triển khai |
|
| |||||||||||||||||||||
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (đồng) | Thành tiền |
| |||||||||||||||||
1 | Tập huấn: 25 người/điểm/lần x 1 lần |
|
|
| 1.850.000 |
| |||||||||||||||||
| Hỗ trợ tiền ăn | Người | 25 | 25.000 | 625.000 |
| |||||||||||||||||
| Tiền nước uống | Người | 25 | 7.000 | 175.000 |
| |||||||||||||||||
| Phô tô tài liệu: 20 trang/bộ x 300 đ/trang | Bộ | 25 | 6.000 | 150.000 |
| |||||||||||||||||
| Giảng viên | Người | 1 | 400.000 | 400.000 |
| |||||||||||||||||
| Hội trường, khánh tiết: | Ngày | 1 | 500.000 | 500.000 |
| |||||||||||||||||
2 | Tổng kết: 50 người x 1 ngày |
|
|
| 2.250.000 |
| |||||||||||||||||
| Phô tô báo cáo tổng kết: 10 trang/bộ x 300đ/trang | Bộ | 50 | 3.000 | 150.000 |
| |||||||||||||||||
| Hỗ trợ tiền ăn | Người | 50 | 25.000 | 1.250.000 |
| |||||||||||||||||
| Hỗ trợ tiền nước uống | Người | 50 | 7.000 | 350.000 |
| |||||||||||||||||
| Hội trường, loa đài, khánh tiết: | Ngày | 1 | 500.000 | 500.000 |
| |||||||||||||||||
3 | Thuê cán bộ chỉ đạo: 1 người x 4 tháng | Tháng | 4 | 1.150.000 | 4.600.000 |
| |||||||||||||||||
Cộng kinh phí triển khai |
|
|
| 8.700.000 |
| ||||||||||||||||||
2. Hội thảo nhân rộng mô hình: Áp dụng cho các hộ ngoài mô hình (tổ chức ở huyện) |
| ||||||||||||||||||||||
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (đồng) | Thành tiền |
| |||||||||||||||||
| Tiền nước uống: 70 người | Người | 70 | 7.000 | 490.000 |
| |||||||||||||||||
| Hỗ trợ tiền ăn | Người | 70 | 70.000 | 4.900.000 |
| |||||||||||||||||
| Hỗ trợ tiền xăng xe | Người | 70 | 50.000 | 3.500.000 |
| |||||||||||||||||
| Phô tô tài liệu: 70 bộ x 6.000đ/bộ | Bộ | 70 | 6.000 | 420.000 |
| |||||||||||||||||
| Báo cáo viên | Bài | 3 | 100.000 | 300.000 |
| |||||||||||||||||
| Hội trường, khánh tiết: | Ngày | 1 | 1.000.000 | 1.000.000 |
| |||||||||||||||||
| Cộng |
|
|
| 10.610.000 |
| |||||||||||||||||
3. Chi phí quản lý |
| ||||||||||||||||||||||
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (đồng) | Thành tiền |
| |||||||||||||||||
| Xăng xe, quản lý phí | % | 5 | 238.110.000 | 11.890.000 |
| |||||||||||||||||
| Cộng |
|
|
| 11.890.000 |
| |||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí đầu tư cho 2 mô hình: 655.200.000
Kinh phí nhà nước hỗ trợ: 500.000.000
Kinh phí đối ứng: 155.200.000
KINH PHÍ THỰC HIỆN MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN (DỰ TÍNH)
(Kèm theo Quyết định số: 3858/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Tên mô hình: Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông hồ
Thời gian thực hiện: Năm 2014
Cỡ giống thả 6-8 cm; Mật độ 100 con/m3; hệ số thức ăn: 2
Số điểm trình diễn: 01 điểm tỷ lệ sống >70%, Năng suất 35kg/m3; Cỡ thu hoạch 0,5kg/con
Thời gian triển khai: 05 tháng
A- Quy mô và địa bàn triển khai
TT | Địa bàn triển khai (xã, huyện, tỉnh) | Quy mô | Số hộ | Vùng/đối tượng |
| ||||||||
| |||||||||||||
| Xã Tân Lập, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa | 155 m3 | 8-10 hộ | Vùng miền núi |
| ||||||||
| Xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa | 155 m3 | 8-10 hộ | Vùng miền núi |
| ||||||||
Cộng | 310 m3 | 16-20 hộ |
|
| |||||||||
B- Dự toán kinh phí xây dựng mô hình: (tính cho 1 điểm) I. Vật tư hỗ trợ: |
| ||||||||||||
TT | Diễn giải nội dung | ĐVT | Theo yêu cầu mô hình | Tổng kinh phí đầu tư |
| ||||||||
Số lượng | Đơn giá (đồng) | Nhà nước hỗ trợ (đồng) | Đối ứng (đồng) |
| |||||||||
1. Giống, vật tư |
|
|
|
| 217.000.000 | 61.500.000 |
| ||||||
- | Giống cá rô phi (100 con/m3) | con | 15.500 | 15.500 | 3.500 | 54.250.000 |
|
| |||||
- | Thức ăn công nghiệp (hàm lượng Protein >20%) | kg | 10.850 | 10.850 | 15.000 | 162.750.000 |
|
| |||||
- | Nguyên vật liệu làm lồng (1 m3x 300.000 đồng/m3) | m3 | 155 | 155 | 300.000 |
| 46.500.000 |
| |||||
- | Công lao động (01 người x 5 tháng x 3.000.000 đ/người/tháng) | tháng | 5 | 5 | 3.000.000 |
| 15.000.000 |
| |||||
2. Chi triển khai: |
| ||||||||||||
2.1 | Tập huấn kỹ thuật (20 người/lần x 1 lần) |
|
| 1.430.000 |
|
| |||||||
- | Tiền ăn: | Người | 20 | 25.000 | 500.000 |
|
| ||||||
- | Tiền nước uống | Người | 20 | 7.000 | 140.000 |
|
| ||||||
- | Tiền phô tô tài liệu | Trang | 300 | 300 | 90.000 |
|
| ||||||
- | Tiền bồi dưỡng giáo viên | Ngày | 1 | 200.000 | 200.000 |
|
| ||||||
- | Tiền loa đài, khánh tiết | Ngày | 1 | 500.000 | 500.000 |
|
| ||||||
2.2 | Tổng kết (30 người/ngày* 1 cuộc) |
|
|
| 1.695.000 |
|
| ||||||
- | Tiền ăn | Người | 30 | 25.000 | 750.000 |
|
| ||||||
- | Tiền nước uống | Người | 30 | 7.000 | 210.000 |
|
| ||||||
- | Phô tô tài liệu | Bộ | 450 | 300 | 135.000 |
|
| ||||||
- | Tiền báo cáo viên | Bài | 1 | 100.000 | 100.000 |
|
| ||||||
- | Tiền hội trường, loa đài | Ngày | 1 | 500.000 | 500.000 |
|
| ||||||
2.3 Thuê cán bộ chỉ đạo |
|
|
| 5.750.000 |
|
| |||||||
| 01 người x 5 tháng x 1.150.000 đ/tháng | Tháng | 5 | 1.150.000 | 5.750.000 |
|
| ||||||
III | Thông tin tuyên truyền |
|
|
| 11.500.000 |
|
| ||||||
1 | Hội thảo nhân rộng (80 người/cuộc *1 cuộc) |
|
| 11.000.000 |
|
| |||||||
- | Tiền ăn | Người | 80 | 70.000 | 5.600.000 |
|
| ||||||
- | Hỗ trợ tiền xăng xe đại biểu | Người | 80 | 50.000 | 4.000.000 |
|
| ||||||
- | Tiền nước uống | Người | 80 | 7.000 | 560.000 |
|
| ||||||
- | Tiền phôtô tài liệu | Trang | 800 | 300 | 240.000 |
|
| ||||||
- | Báo cáo viên | Bài | 1 | 100.000 | 100.000 |
|
| ||||||
- | Tiền loa đài, khánh tiết | Ngày | 1 | 500.000 | 500.000 |
|
| ||||||
2. | Biển Pano | Cái | 1 | 500.000 | 500.000 |
|
| ||||||
IV | Xăng xe, kiểm tra, giám sát (5%) |
|
| 11.868.750 |
|
| |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí đầu tư 2 điểm: 621.487.500
Kinh phí Nhà nước hỗ trợ: 498.487.500
Kinh phí đối ứng: 123.000.000
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN VÀ THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN (DỰ TÍNH)
(Kèm theo Quyết định số: 3858/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền (đồng) |
I | Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao và bổ sung kiến thức sản xuất nông, lâm, thuỷ sản cho cán bộ thôn bản, khuyến nông xã, thôn bản. | Lớp | 4 | 51.084.000 | 204.336.000 |
| Nội dung: Các chuyên đề về kỹ năng khuyến nông truyền thông, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển nông thôn mới. |
|
|
|
|
| Thời gian: 4 ngày (3 ngày học lý thuyết tại hội trường, 1 ngày đi tham quan học tập tại cơ sở). Số lượng: 50 người. |
|
|
|
|
| Địa điểm: Tại các huyện Quan Sơn, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước. |
|
|
|
|
| Kinh phí 1 lớp như sau: |
|
|
| 51.084.000 |
- | Tiền ăn học viên (50 người, 4 ngày) | Người | 200 | 50.000 | 10.000.000 |
- | Tiền ngủ học viên (50 người x 3 đêm) | Người | 150 | 100.000 | 15.000.000 |
- | Hỗ trợ đi lại (bình quân 100.000đ/người) | Người | 50 | 100.000 | 5.000.000 |
- | Thù lao giảng dạy của giảng viên chính | Ngày | 4 | 1.000.000 | 4.000.000 |
| Tiền ngủ giảng viên | Ngày | 3 | 200.000 | 600.000 |
| Tiền ăn giảng viên | Ngày | 4 | 150.000 | 600.000 |
- | Hỗ trợ đi lại cho giảng viên chính | Người | 4 | 400.000 | 1.600.000 |
- | In ấn tài liệu phô tô đóng tập (BQ 20.000đ/bộ) | Bộ | 52 | 20.000 | 1.040.000 |
- | Vở bút, túi đựng tài liệu cho học viên | Bộ | 50 | 25.000 | 1.250.000 |
- | Chè nước phục vụ lớp học | Người | 200 | 10.000 | 2.000.000 |
- | Vật tư học tập | Người | 50 | 25.000 | 1.250.000 |
- | Thuê hội trường, loa đài | Ngày | 3 | 1.000.000 | 3.000.000 |
- | Trang trí khánh tiết | Lần | 2 | 550.000 | 1.100.000 |
- | Chi phí quản lý lớp học (10%) | lớp | 1 | 4.644.000 | 4.644.000 |
II | Thông tin tuyên truyền |
|
|
| 296.000.000 |
1 | Chi xây dựng băng đĩa hình phục vụ bà con dân tộc bằng 02 thứ tiếng Mông và Thái (áp dụng theo QĐ số 918/QĐ- BNN-TC ngày 5/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT). - Kỹ thuật trồng ngô lai trên đất dốc - Một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ khu vực miền núi. - Kỹ thuật thâm canh một số cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. - Kỹ thuật nuôi cá miền núi. | Phim | 4 | 54.000.000 | 216.000.000 |
2 | Sách kỹ thuật. | Quyển | 4.000 | 20.000 | 80.000.000 |
| Tổng cộng: |
|
|
| 500.336.000 |
- 1Quyết định 245/2002/QĐ-UB về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2002 - 2005
- 2Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 2640/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020
- 4Quyết định 21/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Nghị quyết 14/2010/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015 do Thành phố Hải Phòng ban hành
- 6Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2015 về tổ chức thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 199/2009/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 10/2009/TTLT-BKH-BTC quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 86/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 3276/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 ban hành Định mức kỹ thuật tạm thời áp dụng cho các chương trình Khuyến ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 1060/2011/QĐ-UBND về quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Thanh Hoá do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 9Quyết định 3073/QĐ-BNN-KHCN năm 2009 về định mức tạm thời áp dụng cho chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Thông tư liên tịch 68/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án 3 và Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015
- 11Quyết định 245/2002/QĐ-UB về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2002 - 2005
- 12Quyết định 2621/QĐ-TTg năm 2013 sửa đổi mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 54/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 về định mức kỹ thuật áp dụng cho mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực Chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện nghèo do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 15Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 16Quyết định 2918/QĐ-UBND năm 2014 quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định 2621/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 17Quyết định 3379/QĐ-UBND năm 2009 về định mức kinh tế - kỹ thuật hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 18Quyết định 918/QĐ-BNN-TC năm 2014 phê duyệt Quy định tạm thời nội dung, mức hỗ trợ và mức chi cho hoạt động khuyến nông do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 19Quyết định 2640/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020
- 20Quyết định 21/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 21Nghị quyết 14/2010/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015 do Thành phố Hải Phòng ban hành
- 22Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2015 về tổ chức thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 3858/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án "Xây dựng mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại các huyện thuộc Chương trình 30a" tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 3858/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực