Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 382/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 04 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 69/2014/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 4315/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 3540/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

Căn cứ Kết luận số 04-KL/TU ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 và Danh mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và danh mục công trình cần phải cập nhật vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 86/2015/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 05/TTr-SNN ngày 11 tháng 01 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Về mục tiêu:

a) Quản lý tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp phù hợp Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Quy hoạch sử dụng đất của địa phương trong cùng thời kỳ, gắn với đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, vừa đảm bảo yêu cầu phòng hộ, vừa sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh;

b) Nâng cao giá trị các sản phẩm từ rừng và ngành lâm nghiệp, góp phần vào tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thủy sản đạt bình quân 3,3 - 3,8%/năm;

c) Cải thiện đời sống của người làm nghề rừng thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp, nhất là hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo vùng sâu, vùng xa;

d) Nâng độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 43% (độ che phủ chung bao gồm cả cây công nghiệp, ăn quả dài ngày đạt 55%). Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, biến đổi khí hậu.

2. Về nhiệm vụ:

a) Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng, phát triển bền vững đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được quy hoạch; đến năm 2020, ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 333.928 ha (trong đó: rừng đặc dụng 32.237 ha, rừng phòng hộ 136.253 ha, rừng sản xuất 165.438 ha);

b) Tăng cường công tác trồng rừng, phấn đấu đến năm 2020 trồng rừng mới trên đất chưa có rừng đạt 6.327 ha; trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng, trồng rừng bổ sung và trồng lại rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng đạt 12.011 ha; quan tâm đẩy mạnh phát triển trồng và chuyển hóa rừng để kinh doanh gỗ lớn nhằm tăng giá trị và chất lượng rừng; trồng cây phân tán bình quân 3,6 triệu cây/năm;

c) Tiếp tục thực hiện tốt chính sách khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng đối với các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên còn giàu trữ lượng để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; đến năm 2020, giao khoán bảo vệ rừng đạt 168.184 ha (trong đó có 114.278 ha rừng tự nhiên); khoanh nuôi tái sinh rừng đạt 10.010 ha nhằm góp phần phát huy vai trò, chức năng phòng hộ của rừng theo hướng bền vững, đáp ứng các dịch vụ môi trường rừng;

d) Thực hiện nghiêm và đúng quy định trong việc khai thác tận dụng lâm sản trên diện tích rừng được phép chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp, khai thác rừng trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu. Quản lý chặt chẽ việc khai thác rừng trồng, yêu cầu phải tiến hành trồng lại rừng sau khai thác nhằm đảm bảo diện tích rừng trồng của tỉnh và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp;

đ) Giảm căn bản tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng, sang nhượng đất lâm nghiệp trái pháp luật và thiệt hại do cháy rừng gây ra, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm và tình trạng chống người thi hành công vụ.

3. Kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020:

3.1. Diện tích 03 loại rừng toàn tỉnh đến năm 2020:

Đơn vị tính: ha

Huyện

Phân theo chức năng

 

Tổng

ĐD

PH

SX

 

 

Tổng

333.928

32.237

136.253

165.438

 

Tuy Phong

49.208

 

29.294

19.914

 

Bắc Bình

90.208

 

43.771

46.437

 

Hàm Thuận Bắc

64.787

 

37.455

27.332

 

Thành phố Phan Thiết

2.342

 

 

2.342

 

Hàm Thuận Nam

49.376

17.918

9.555

21.903

 

Đức Linh

6.077

 

2.406

3.671

 

Tánh Linh

64.974

14.319

13.593

37.062

 

Hàm Tân

5.277

 

 

5.277

 

Thị xã La Gi

1.500

 

 

1.500

 

Phú Quý

179

 

179

 

 

(Kèm theo phụ biểu chi tiết số 01)

3.2. Tổng hợp quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong kỳ kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020:

Đơn vị tính: ha

Huyện

Diện tích năm 2015

Diễn biến 2016 - 2020

Diện tích năm 2020

Chênh lệch

Đưa vào (+)

Đưa ra (-)

Tổng

350.763

-16.835

1.403

18.238

333.928

Tuy Phong

49.549

-341

242

583

49.208

Bắc Bình

90.594

-386

438

824

90.208

Hàm Thuận Bắc

65.099

-312

331

643

64.787

Thành phố Phan Thiết

3.076

-734

 

734

2.342

Hàm Thuận Nam

50.365

-989

125

1.114

49.376

Đức Linh

6.077

 

 

 

6.077

Tánh Linh

65.52

-546

217

763

64.974

Hàm Tân

18.491

-13.214

 

13.214

5.277

Thị xã La Gi

1.793

-293

50

343

1.500

Phú Quý

199

-20

 

20

179

3.3. Lý do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong kỳ kế hoạch 2016 - 2020:

a) Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác không phải lâm nghiệp (chuyển ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng):

Đơn vị tính: ha

TT

Mục đích chuyển đổi

Ký hiệu

Diện tích

 

Tổng toàn tỉnh

 

18.238

I

Đất sản xuất nông nghiệp

SXNN

532,2

II

Đất phi nông nghiệp

 

17.705,8

1

Đất an ninh

CAN

2.990,4

2

Đất quốc phòng

CQP

10.248,3

3

Đất thủy lợi

DTL

1.511,7

4

Đất viễn thông

DBV

0,1

5

Đất chợ

DCH

0,3

6

Đất giao thông

DGT

287,0

7

Các dự án về điện

DNL

775,7

8

Đất di sản

LDT

10,0

9

Các dự án nông nghiệp

NKH

5,1

10

Đất nghĩa trang

NDT

201,3

11

Đất ở nông thôn

ONT

146,9

12

Công trình công cộng

PNK

0,8

13

Bãi rác thải

RAC

30,2

14

Đất SXKD, phát triển du lịch

SKC

1.174,7

15

Khu công nghiệp, TTCN

SKK

213,7

16

Khoáng sản

SKS

109,5

17

Đất trụ sở cơ quan

TSC

0,3

(Kèm theo phụ biểu chi tiết số 02)

b) Tổng diện tích đất có rừng nằm ngoài quy hoạch 03 loại rừng chuyển vào quy hoạch đất lâm nghiệp: 1.403 ha.

Đơn vị tính: ha

Huyện

Cộng

Phân theo đối tượng rừng

ĐD

PH

SX

Tổng toàn tỉnh

1.403

 

161

1.242

Tuy Phong

242

 

106

136

Bắc Bình

438

 

 

438

Hàm Thuận Bắc

331

 

55

276

Hàm Thuận Nam

125

 

 

125

Tánh Linh

217

 

 

217

TX. La Gi

50

 

 

50

4. Các chỉ tiêu, khối lượng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

Các chỉ tiêu khối lượng Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 được tổng hợp qua bảng sau:

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng

Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 phân theo năm

2016

2017

2018

2019

2020

I. Bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

 

 

1. Giao khoán bảo vệ rừng

lượt/ha

 

124.307

143.153

166.758

167.433

168.184

2. Giao khoán theo 135

ha

1.936

369,39

412,19

422,97

358,54

372,91

II. Phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

 

1. Khoanh nuôi tái sinh rừng

lượt/ha

 

5.742

10.010

10.010

10.010

4.444

2. Trồng rừng

ha

18.338

2.417

4.060

3.688

3.771

4.402

- Trồng rừng mới

ha

6.327

566

1.733

1.305

1.226

1.497

- Trồng rừng sau KT RT, rừng thay thế

ha

12.011

1.851

2.327

2.383

2.545

2.905

3. Cải tạo rừng (*)

ha

24.798

(Tiếp tục tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)

4. Trồng cây phân tán

tr.cây

18,00

4,00

4,00

4,00

3,00

3,00

5. Chuyển hóa rừng trồng KD gỗ lớn

ha

638

338

300

 

 

 

6. Khai thác chặt nuôi dưỡng rừng trồng

ha

247

247

 

 

 

 

7. Nuôi dưỡng rừng trồng

ha

729

400

329

 

 

 

III. Công tác giống

 

 

 

 

 

 

 

1. SX cây con giống cây lâm nghiệp

tr.cây

0,25

0,05

0,05

0,05

0,05

0,05

2. Chuyển hóa rừng giống

ha

17

17,00

 

 

 

 

3. XD vườn ươm cây giống lâm nghiệp

cái

2

2,00

 

 

 

 

4. Nâng cấp vườn ươm

cái

1

1,00

 

 

 

 

5. Xây dựng rừng giống

ha

50,00

10,00

10,00

10,00

10,00

10,00

IV. Sử dụng rừng

 

 

 

 

 

 

 

1. Khai thác rừng trồng

ha

10.157

2.603

1.717

1.825

1.960

2.051

2. Tận dụng lâm sản chuyển MĐSDĐ

ha

13.699

 

 

 

 

 

3. Khai thác Lồ ô, le, tre

ng.cây

26.925

5.325

5.350

5.425

5.400

5.425

4. Khai thác Song Mây

ng.đoạn

12.175

2.555

2.555

2.555

2.555

1.955

5. Khai thác Mây Chỉ

tấn

575

115

115

115

115

115

6. KT Vàng Đắng, hoàng đàn các loại

tấn

1.500

300

300

300

300

300

V. Công tác phòng chống cháy

 

 

 

 

 

 

 

1. Đốt chặn

ha

1.960

392

392

392

392

392

2. Chòi canh lửa

cái

40

12

8

7

7

6

3. Tháp quan sát lửa

cái

4

2

2

 

 

 

4. Cày ranh cản lửa

ha

290

58

58

58

58

58

5. Làm đường ranh cản lửa

km

950

190

190

190

190

190

6. Bảng diễn biến cháy rừng

cái

11

3

3

3

2

 

7. Nâng cao năng lực PCCCR

ha

241.423

 

 

 

 

 

VI. Xây dựng các công trình hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

1. Làm đường lâm nghiệp

km

44

15

10

9

5

5

2. Trạm bảo vệ rừng

cái

15

11

3

1

 

 

3. Xây dựng tường rào

m

5.800

3.050

1.650

500

300

300

4. Chốt bảo vệ rừng

cái

7

5

1

1

 

 

5. Nâng cấp trạm bảo vệ rừng

cái

30

12

7

7

4

 

6. Trụ sở làm việc

nhà

4

3

1

 

 

 

7. Sửa chữa trụ sở làm việc

nhà

2

1

1

 

 

 

8. Khoan giếng trạm bảo vệ rừng

cái

2

1

1

 

 

 

9. Xây dựng công trình phụ

cái

2

2

 

 

 

 

10. Kéo điện sinh hoạt

trạm

2

1

1

 

 

 

VII. DA, đề tài nghiên cứu khoa học

DA

11

3

3

3

2

 

5. Tổng hợp vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020:

Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 là 898,481 tỷ đồng. Trong đó:

5.1. Phân theo nội dung hoạt động:

- Bảo vệ rừng: 267,410 tỷ đồng;

- Phát triển rừng: 391,619 tỷ đồng;

- Sử dụng rừng: 51,738 tỷ đồng;

- Công tác về giống: 6,090 tỷ đồng;

- Phòng cháy chữa cháy rừng: 79,451 tỷ đồng;

- Xây dựng cơ bản: 41,938 tỷ đồng;

- Nghiên cứu khoa học: 5,500 tỷ đồng;

- Chi phí quản lý dự án: 54,735 tỷ đồng.

5.2. Phân theo tiến độ thực hiện:

- Năm 2016: 197,980 tỷ đồng (chiếm 22,04 % tổng vốn đầu tư);

- Năm 2017: 189,718 tỷ đồng (chiếm 21,11 % tổng vốn đầu tư);

- Năm 2018: 172,786 tỷ đồng (chiếm 19,23 % tổng vốn đầu tư);

- Năm 2019: 170,515 tỷ đồng (chiếm 18,97 % tổng vốn đầu tư);

- Năm 2020: 167,482 tỷ đồng (chiếm 18,65 % tổng vốn đầu tư).

5.3. Phân theo nguồn vốn thực hiện:

- Vốn ngân sách Trung ương: 265,038 tỷ đồng (chiếm 29,50 %);

- Vốn ngân sách địa phương: 114,595 tỷ đồng (chiếm 12,75%);

- Vốn dịch vụ môi trường rừng: 127,464 tỷ đồng (chiếm 14,19%);

- Vốn ODA: 35,984 tỷ đồng (chiếm 4,00%);

- Vốn SP - RCC: 31,763 tỷ đồng (chiếm 3,54%);

- Vốn LDLK và vốn khác: 323,637 tỷ đồng (chiếm 36,02%).

(Kèm theo phụ biểu chi tiết số 03)

6. Các giải pháp thực hiện:

a) Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý gắn với tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp:

- Hoàn thành việc thiết lập lâm phận ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô, với mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa gắn với rà soát, sắp xếp tổ chức quản lý, lâm phận quản lý của các đơn vị chủ rừng, trước hết là các Ban quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên, các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp tiêu chí được pháp luật quy định;

- Tiến hành kiểm kê đánh giá hiện trạng, phân loại rừng trên lâm phần được quy hoạch của các đơn vị chủ rừng và những diện tích chuyển đổi ra ngoài đất lâm nghiệp, những nơi dân xâm canh để xử lý phù hợp với pháp luật và hiện trạng đất còn rừng; tập trung quản lý bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển và thực hiện nghiêm các quy định về cải tạo rừng.

b) Thực hiện có hiệu quả nội dung tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để chọn tạo và phát triển giống có chất lượng và năng suất cao cho nhóm cây chủ lực trồng rừng sản xuất phù hợp với điều kiện lập địa của tỉnh; tạo liên kết vùng trong trồng rừng hướng đến nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất từ sản phẩm gỗ nguyên liệu, công nghiệp chế biến đến khâu tiêu thụ…;

Tiếp tục thu hút đầu tư theo hướng lựa chọn trọng tâm, trọng điểm của ngành để thu hút đầu tư tư nhân, chuyển mạnh từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư chiều sâu, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng.

c) Tăng cường các biện pháp phòng, chống phá rừng, cháy rừng, tổ chức tốt lực lượng bảo vệ rừng đến đơn vị cấp xã. Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, có sự phối hợp tốt của lực lượng kiểm lâm, đơn vị chủ rừng, các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn cùng với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân bằng các hình thức đa dạng phong phú, phù hợp, nhất là ở khu vực trọng điểm;

d) Đảm bảo chất lượng, hiệu quả việc trồng rừng tập trung trên đất trống chưa có rừng, trên các đối tượng rừng trồng đến tuổi khai thác và trồng các loài cây phân tán bằng các loài cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và mục tiêu sử dụng rừng, từng bước nâng cao giá trị. Tập trung bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, chống xói lở, cát bay và khả năng sa mạc hóa. Tổ chức khai thác rừng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và nhu cầu tiêu dùng gỗ của nhân dân trong tỉnh;

đ) Nhà nước đầu tư vốn để phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm ổn định diện tích rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai bền vững. Phát triển rừng sản xuất bằng nguồn vốn vay, vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Tổ chức công bố công khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp và xác lập vào đất lâm nghiệp đối với diện tích quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất tại Mục a, b Điểm 3.3 Khoản 3 Điều 1 của Quyết định này thật chặt chẽ, đảm bảo việc chuyển đổi theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai và quy định của cấp có thẩm quyền, đặc biệt là đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;

- Thường xuyên theo dõi, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 đã được phê duyệt. Trường hợp, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 có những biến động về rừng và đất lâm nghiệp cũng như các chỉ tiêu kế hoạch phải điều chỉnh, bổ sung thì phải tổng hợp, báo cáo, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo ủy quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh cho phù hợp.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật toàn bộ diện tích quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác không phải lâm nghiệp tại Mục a, b Điểm 3.3 Khoản 3 Điều 1 Quyết định này vào điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và danh mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch từng năm cho phù hợp; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác không phải lâm nghiệp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai và quy định của cấp có thẩm quyền, đặc biệt là đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

3. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, tham mưu bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai các nội dung của Quyết định này;

- Chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, thị xã, thành phố theo quy định tại Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.

5. Các chủ rừng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (có diện tích đất lâm nghiệp): triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các Công ty Lâm nghiệp, Giám đốc các Khu bảo tồn thiên nhiên, Trưởng các Ban quản lý rừng và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hai