Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3707/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 25 tháng 9 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/02/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành định mức lao động công tác điều tra quy hoạch rừng;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2950/SKHĐT-QH ngày 09/9/2015, của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 2067/SNN&PTNT-LN ngày 17/8/2015 về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025 và tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND tỉnh Thanh Hóa.
3. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa.
4. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp ven biển của 56 xã ven biển, cửa sông thuộc 6 huyện ven biển; tổng diện tích là 3.376,4 ha.
5. Thời gian thực hiện: năm 2015-2016.
6. Mục tiêu lập quy hoạch:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực ven biển; nhu cầu phòng hộ, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển giai đoạn đến năm 2015.
- Xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; phù hợp với điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
- Xác định các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng cho từng loại rừng; xác định cụ thể trên bản đồ và trên thực tế các lô rừng cần bảo vệ và lô đất trồng rừng ven biển.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển; đề xuất danh mục các dự án đầu tư để cụ thể hóa các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng ven biển.
7. Nội dung và phương pháp thực hiện
7.1. Công tác chuẩn bị
a) Xây dựng đề cương và dự toán kinh phí: Dự thảo đề cương và dự toán kinh phí, hội nghị thông qua đề cương, dự toán và chỉnh sửa, thẩm định và phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí.
b) Thu thập và đánh giá thông tin
- Thu thập số liệu, bản đồ hiện trạng và Quy hoạch, dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số liệu và bản đồ phương án sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng ven biển; số liệu khí tượng, thủy văn tại các xã ven biển.
- Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển kỳ trước; thu thập thông tin về tài nguyên thiên nhiên, tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực ven biển.
- Thu thập bản đồ, số liệu kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2020; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các huyện ven biển; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; niên giám thống kê và các tài liệu có liên quan khác.
- Đánh giá chất lượng tài liệu thu thập được, đề xuất các nội dung điều tra, thu thập số liệu bổ sung.
c) Xây dựng, phổ biến và thống nhất quy trình, biện pháp kỹ thuật; chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật và cơ sở vật chất thực hiện quy hoạch.
7.2. Ngoại nghiệp
a) Nội dung
Trên cơ sở Kết quả đánh giá chất lượng tài liệu thu thập được ở mục 7.1; tiến hành điều tra thu thập số liệu bổ sung với những nội dung sau:
- Xác định đặc điểm địa hình, địa chất, độ xói mòn bề mặt, thể nền (điều tra phẫu diện đất), độ sâu, độ dốc, độ cao và thời gian phơi bãi, ngập triều...
- Xác định đặc điểm khí tượng thủy văn, chế độ thủy triều, độ mặn, đặc điểm dòng chảy; khảo sát thực bì.
- Thu thập số liệu bổ sung về tình hình dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội các xã ven biển; số liệu về hiện trạng rừng và sử dụng đất rừng ven biển (về diện tích rừng ngập mặn và rừng trên cạn, rừng thuộc trạng thái nghèo kiệt, diện tích chưa có rừng có khả năng trồng rừng, kế hoạch sử dụng đất, diện tích rừng bị lấn chiếm...).
- Xây dựng bản đồ hiện trạng và sử dụng đất rừng ven biển cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000.
b) Phương pháp
- Làm việc với chính quyền địa phương về chủ trương và các nội dung liên quan; tiến hành điều tra, phỏng vấn tổ chức và cá nhân liên quan.
- Thu thập, xử lý và kế thừa thông tin từ các cơ quan chuyên ngành; mua thông tin về đặc điểm khí tượng, thủy văn... từ các đài khí tượng thủy văn; thuê các đơn vị tư vấn xác định đặc điểm địa hình, địa mạo và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu về đặc điểm địa chất, độ xói mòn bề mặt, độ dốc, độ cao, độ mặn, thể nền...
- Kiểm tra tại hiện trường hiện trạng đất chưa có rừng có khả năng trồng rừng ven biển, diện tích đất cần cải tạo, tiến hành khoanh vẽ bổ sung tại thực địa (nếu cần thiết).
- Kế thừa các kết quả điều tra, nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý về đặc điểm động vật, thực vật thủy sinh và đa dạng sinh học vùng ven biển.
- Tổng hợp, phân tích theo phương pháp chuyên gia với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng; chồng ghép bản đồ đơn tính chọn diện tích tối thiểu...
7.3. Nội nghiệp
Tính toán, tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Số liệu điều tra hiện trạng rừng và sử dụng đất.
- Số liệu điều tra xây dựng bản đồ dạng đất và chọn loài cây trồng rừng ven biển.
- Số liệu điều tra tình hình dân sinh, kinh tế-xã hội và thực trạng sản xuất lâm nghiệp.
- Số liệu dự báo nhu cầu phát triển, số liệu quy hoạch, kế hoạch, nguồn vốn đầu tư, các dự án ưu tiên.
8. Kinh phí thực hiện:
- Tổng dự toán là: 1.719.627.000 đồng (Một tỷ, bảy trăm mười chín triệu, sáu trăm hai mươi bảy nghìn đồng).
(Có dự toán chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
- Nguồn kinh phí: Từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế dành cho các dự án quy hoạch.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ đầu tư) căn cứ nội dung phê duyệt tại
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ven biển và Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3707/QĐ-UBND ngày 25/09/2015 của Chủ tịch UBND Tỉnh)
A. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
* Phần mở đầu
- Sự cần thiết phải lập quy hoạch
- Căn cứ pháp lý lập quy hoạch
- Phạm vi nghiên cứu, thời kỳ lập quy hoạch
- Mục đích, yêu cầu
* Phần thứ nhất: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ven biển.
I. Đặc điểm tự nhiên, khí hậu, thủy văn.
1. Đặc điểm tự nhiên
Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, mặt nước tác động đến bảo vệ và phát triển rừng ven biển.
2. Đặc điểm khí hậu
Đánh giá đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn có tác động đến bảo vệ và phát triển rừng ven biển.
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven biển trên các mặt chủ yếu: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân/người; giá trị xuất khẩu; xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, đào tạo; phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.
2. Dân số và nguồn nhân lực
Khái quát về quy mô và tốc độ tăng dân số; lao động và tình hình sử dụng lao động trong vùng; thực trạng phân bố dân cư và các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
3. Đánh giá chung về đặc điểm kinh tế - xã hội
* Phần thứ hai: Tình hình bảo vệ và phát triển rừng ven biển giai đoạn 2011 - 2015
I. Tình hình bảo vệ và phát triển rừng ven biển giai đoạn 2011 - 2015
1. Kết quả thực hiện
- Kết quả trồng, bảo vệ và phát triển các loại rừng; so sánh với mục tiêu quy hoạch đến năm 2015.
- Kết quả khai thác, chế biến, kết hợp phát triển lâm nghiệp với ngư nghiệp, dịch vụ du lịch.
- Kết quả thực hiện quy hoạch rừng ven biển theo các chủ quản lý rừng (Ban quản lý rừng, Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, UBND các cấp...).
2. Tình hình thực hiện các dự án, chính sách phát triển rừng
Đánh giá tình hình thực hiện các dự án, cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương cho bảo vệ và phát triển rừng ven biển, nhất là việc thực hiện trồng rừng đa mục tiêu.
3. Tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất rừng ven biển
Đánh giá hệ thống tổ chức quản lý rừng ven biển; diện tích có rừng, chưa có rừng; diện tích quy hoạch phát triển rừng bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích; diện tích rừng sử dụng không hiệu quả...
II. Đánh giá công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển giai đoạn 2011-2015
1. Những kết quả đạt được chủ yếu
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
3. Bài học kinh nghiệm
* Phần thứ ba: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển giai đoạn 2016 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
I. Vai trò, vị trí của rừng ven biển
1. Vai trò, vị trí của rừng ven biển
Luận chứng vai trò, vị trí của việc bảo vệ và phát triển rừng ven biển trong phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu cũng như trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả tỉnh.
2. Bối cảnh tác động
Luận chứng và dự báo bối cảnh bên ngoài tác động đến bảo vệ và phát triển rừng ven biển của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo; trong đó, tập trung vào các yếu tố như biến đổi khí hậu, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, diễn biến môi trường, khoa học công nghệ, đầu tư, phát triển giống cây trồng...
II. Quan điểm phát triển
III. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển đến 2025
1. Mục tiêu phát triển
1.1. Mục tiêu tổng quát
1.2. Mục tiêu cụ thể (phân kỳ đến năm 2020 và năm 2025).
2. Phương hướng phát triển
2.1. Quy hoạch bảo vệ rừng ven biển
Luận chứng phương hướng bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng ven biển trên các mặt như: Diện tích rừng (bao gồm cả mặt nước); công nghệ chăm sóc và giống cây trồng cho từng khu vực; các khu vực được bảo vệ, nghiêm cấm khai thác, sử dụng... phân theo đơn vị hành chính và chủ quản lý.
2.2. Quy hoạch phát triển rừng ven biển
Luận chứng phương hướng phát triển rừng ven biển theo hướng nghiên cứu diện tích trồng mới (bao gồm cả mặt nước); cơ cấu giống cây trồng cho từng khu vực; các hoạt động nâng cấp rừng, làm giàu rừng; khả năng kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng ven biển với phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng... phân theo đơn vị hành chính và chủ quản lý.
2.3. Quản lý, phát triển và sử dụng rừng
- Luận chứng định hướng phát triển các loại giống cây trồng và các trạm ươm giống.
- Luận chứng các hoạt động quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển; các hoạt động kết hợp phát triển rừng ven biển với nuôi trồng và khai thác thủy sản, du lịch và phát triển kết cấu hạ tầng ven biển.
IV. Định hướng bảo vệ và phát triển đến năm 2030
Luận chứng các mục tiêu, định hướng phát triển chủ yếu về bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
V. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
* Phần thứ tư: Giải pháp thực hiện
- Giải pháp về đầu tư
- Giải pháp về áp dụng khoa học công nghệ
- Giải pháp về cơ chế chính sách
- Giải pháp về kỹ thuật, quản lý và tổ chức sản xuất
- Giải pháp về sử dụng đất
- Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Tổ chức thực hiện
* Kết luận và kiến nghị.
B. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020
* Phần thứ nhất: Sự cần thiết phải lập kế hoạch
* Phần thứ hai: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước.
1. Hiện trạng tiềm năng và nguồn lực:
a) Hiện trạng đất lâm nghiệp ven biển: Diện tích, trữ lượng, rừng nghèo, đất chưa có rừng.
b) Các nguồn lực hiện có: Vốn, lao động.
2. Kết quả đạt được:
Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển kỳ trước: Bảo vệ rừng; phát triển rừng, trồng rừng và làm giàu rừng; các hoạt động khác.
3. Tồn tại, yếu kém và nguyên nhân
* Phần thứ ba: Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển giai đoạn 2016-2020
1. Mục tiêu, nhiệm vụ
2. Chỉ tiêu chính: Bảo vệ rừng, trồng rừng mới; nâng cấp rừng...
3. Dự án ưu tiên: Căn cứ các phương án lựa chọn và các chỉ tiêu chính được xác định trong kỳ kế hoạch, đề xuất dự án ưu tiên với những nội dung chủ yếu như sau:
- Mục tiêu dự án.
- Dự kiến kết quả đạt được: Phạm vi tác động của dự án đến khả năng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
- Ước tính vốn và các giải pháp tổng quát, cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực thực hiện dự án.
- Cơ chế điều hành dự án.
4. Giải pháp thực hiện: Quản lý đất lâm nghiệp ven biển, vùng ngập, vùng bán ngập nước; tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ và khuyến lâm; giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo và hợp tác quốc tế.
* Kết luận và kiến nghị.
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3707/QĐ-UBND ngày 25/09/2015 của Chủ tịch UBND Tỉnh)
TT | Hạng mục chi phí | Kinh phí | Ghi chú |
| Số làm tròn: | 1.719.627.000 |
|
| TỔNG CỘNG (A+B+C): | 1.719.626.578 |
|
A | CHI PHÍ LẬP DỰ ÁN QUY HOẠCH | 1.464.238.276 |
|
I | Công tác chuẩn bị | 96.336.696 |
|
1.1 | Xây dựng đề cương và dự toán kinh phí thực hiện công trình | 9.774.478 | Định mức áp dụng Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCC ngày 26/02/2007 của Bộ NN và PTNT |
1.1.1 | Dự thảo đề cương và dự toán kinh phí. | 3.116.500 | Mục 2.3 |
1.1.2 | Hội nghị thông qua đề cương, dự toán. | 5.666.364 | Mục 3 |
1.1.3 | Chỉnh sửa đề cương, dự toán. | 991.614 | Mục 4 |
1.2 | Thu thập và đánh giá thông tin liên quan đến dự án. | 60.083.318 |
|
1.2.1 | Thu thập số liệu, bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, 6 huyện, thị ven biển | 2.869.773 | Mục 1.3 |
1.2.2 | Thu thập số liệu, bản đồ thông tin các dự án, liên quan đến quy hoạch bảo vệ phát triển rừng ven biển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt | 2.556.136 | Mục 58 |
1.2.3 | Thu thập số liệu, bản đồ các phương án sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân có liên quan đến đầu tư phát triển rừng ven biển | 10.224.545 | Mục 56 |
1.2.4 | Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng ven biển kỳ trước | 6.134.727 | Mục 54 |
1.2.5 | Thu thập thông tin về đặc điểm khí hậu theo vùng và theo khu vực các huyện ven biển | 0 | Kết hợp với mục 1.2.6 để tiết kiệm chi phí |
1.2.6 | Thu thập các thông tin về đặc điểm khí hậu, chế độ thủy triều ở khu vực các xã ven biển (tính 03 công/xã so với định mức để tiết kiệm chi phí) | 26.872.364 | Mục 45 |
1.2.7 | Thu thập các thông tin về tài nguyên thiên nhiên, tình hình dân sinh kinh tế các huyện ven biển | 3.443.727 |
|
1.2.8 | Thu thập tài liệu, bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 tỉnh thanh hóa | 2.869.773 | Mục 1.3 |
1.2.9 | Thu thập số liệu, bản đồ kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa. Giai đoạn 2006 - 2015; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020 (Kế thừa tài liệu rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025) | 0 | Sử dụng tài liệu hiện có |
1.2.10 | Đánh giá kết quả các dự án trồng rừng ven biển | 5.112.273 | Mục 53 |
1.2.11 | Thu thập các thông tin khác (QH, kế hoạch SDĐ tỉnh Thanh Hóa; Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh; tài liệu niên giám thống kê hàng năm; các văn bản pháp luật có liên quan đến phát triển rừng ven biển....) | 0 | Sử dụng tài liệu hiện có |
1.3 | Phân tích, đánh giá chất lượng thông tin | 2.430.682 | Mục 85.2 |
1.4 | Xây dựng quy trình kỹ thuật và kế hoạch triển khai | 2.833.182 | Mục 5.3 |
1.5 | Tập huấn thống nhất các biện pháp kỹ thuật | 15.681.818 | Mục 7 |
1.6 | Chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật và cơ sở vật chất thực hiện lập quy hoạch | 1.568.182 | Mục 8 |
1.7 | Biên tập bản đồ nền địa hình cấp xã tỷ lệ 1.10.000 phục vụ điều tra bổ sung ngoại nghiệp | 1.165.036 | Mục 6.2.2 |
1.8 | In bản đồ nền địa hình cấp xã tỷ lệ 1/5.000 phục vụ điều tra bổ sung ngoại nghiệp (1 Tờ Ao/xã x 172 xã x 50.000 đ/tờ). | 2.800.000 |
|
II | Công tác ngoại nghiệp | 322.140.606 |
|
2.1 | Điều tra bổ sung đánh giá các yếu tố tự nhiên trong khu vực, huyện xã ven biển. | 205.222.931 |
|
2.1.1 | Sơ thám, làm các thủ tục hành chính với địa phương: 56 xã ven biển (tính bằng 3 công/xã so với định mức để tiết kiệm chi phí) | 40.835.455 | Mục 17 |
2.1.2 | Khảo sát địa hình, địa mạo, đất đai của từng loại thể nền | 10.990.981 | Mục 48.4 |
2.1.3 | Xác định đặc điểm địa chất, xói mòn bề mặt (độ sâu, độ dốc, độ cao, thời gian phơi bãi, thời gian ngập triều) để xây dựng báo cáo chuyên đề địa chất, mức độ xói mòn mặt phục vụ lập quy hoạch | 1.704.091 | Mục 43.2 |
2.1.4 | Kiểm tra, chỉnh lý bản đồ lập địa các huyện ven biển | 6.172.275 | Mục 26.1 |
2.1.5 | Khoanh vẽ bổ sung lập địa xác định vị trí đào phẫu diện lấy mẫu đất | 77.153.438 | Mục 27 |
2.1.6 | Đào phẫu diện đất chính lấy mẫu phân tích (mỗi dạng lập địa đào 4 phẫu diện) để thành lập bản đồ địa hóa thổ nhưỡng vùng ngập mặn của mỗi huyện | 36.672.873 | Mục 36.1 |
2.1.7 | Đào phẫu diện phụ (mỗi phẫu diện chính điều tra bổ sung 02 phẫu diện phụ để phục vụ nghiên cứu phân tích đất) | 20.373.818 | Mục 36.2 |
2.1.8 | Xác định đặc điểm khí tượng trong khu vực các huyện ven biển | 3.200.000 | Quyết định số: 562a/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2009 (Biểu mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng thủy văn, môi trường, nước và không khí ban hành kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BTC ngày 05/02/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) |
- | Nhiệt độ không khí. | 400.000 | |
- | Độ ẩm không khí. | 400.000 | |
- | Nhiệt độ điểm sương. | 400.000 | |
- | Hướng và tốc độ gió. | 400.000 | |
- | Lượng mưa. | 400.000 | |
- | Lượng bốc hơi | 400.000 | |
- | Tổng số giờ nắng | 400.000 | |
- | Số ngày có hiện tượng thời tiết. | 400.000 | |
2.1.9 | Xác định số liệu thủy văn. | 8.120.000 | |
a | Thủy văn vùng sông không ảnh hưởng thủy triều. | 1.120.000 | |
- | Biểu mực nước và lưu lượng theo giờ mùa lũ. | 560.000 | |
- | Các yếu tố ảnh hưởng khác. | 560.000 | |
b | Thủy văn vùng sông ảnh hưởng thủy triều. | 1.200.000 | |
- | Biểu mực nước và lưu lượng theo giờ mùa lũ và mùa kiệt. | 600.000 | |
- | Các yếu tố ảnh hưởng khác. | 600.000 |
|
c | Khí tượng hải văn ven bờ. | 2.200.000 | |
- | Hướng và tốc độ gió. | 440.000 | |
- | Mực nước biển theo giờ. | 440.000 | |
- | Nhiệt độ nước biển. | 440.000 | |
- | Sóng biển | 440.000 | |
- | Mực nước đỉnh, chân triều. | 440.000 | |
d | Độ mặn nước biển. | 3.600.000 | |
- | Độ mặn chi tiết | 1.200.000 | |
- | Đường quá trình triều. | 1.200.000 | |
- | Đường quá trình mặn. | 1.200.000 | |
2.2 | Điều tra thu thập số liệu bổ sung tình hình dân sinh kinh tế xã hội trên địa bàn các huyện ven biển. | 60.462.819 |
|
2.2.1 | Điều tra về dân số, tình hình sản xuất, nhu cầu lâm sản, kết cấu hạ tầng (tính 15 công/huyện so với định mức để tiết kiệm chi phí) | 14.395.909 | Mục 39.2 |
2.2.2 | Thu thập các chỉ tiêu phát triển các thành phần kinh tế xã hội trên địa bàn các huyện | 1.279.637 | Mục 46 |
2.2.3 | Điều tra phỏng vấn hộ dân về mức sống, thu nhập (điều tra chọn mẫu, mỗi xã 10 hộ) | 44.787.273 | Mục 39.4 |
2.3 | Điều tra thu thập số liệu bổ sung hiện trạng rừng và đất ven biển | 32.922.960 |
|
2.3.1 | Đối soát lại số liệu cơ bản về diện tích rừng ven biển. | 5.005.025 | Mục 38 |
2.3.2 | Rà soát lại hiện trạng diện tích có rừng ven biển thuộc trạng thái nghèo kiệt cần phải làm giàu, nâng cấp. | 661.534 | Mục 48.4 |
2.3.3 | Rà soát lại diện tích chưa có rừng ven biển có khả năng trồng rừng ngập mặn, chắn sóng, chắn gió, chắn cát bay. | 3.941.909 | Mục 48.1 |
2.3.4 | Rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xác định diện tích hành lang an toàn bảo vệ đê, diện tích đất bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, khu đất tranh chấp (Định biên: 7(6KS3+1KTV4)); tiết kiệm 30% chi phí | 12.834.000 | Mục 1, chương III Thông tư 09/2015/TT-BTNMT |
2.3.5 | Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu ngoại nghiệp | 10.480.492 | Mục 59 |
2.4 | Kiểm tra ngoại nghiệp (tính bằng 7% * công ngoại nghiệp) (Tiết kiệm 50% chi phí) | 12.633.033 | Mục 60 |
2.5 | Làm việc thống nhất số liệu điều tra ngoại nghiệp với 6 huyện, thị xã, thành phố | 2.556.136 | Mục 61 |
2.6 | Chuyển quân và rút quân ngoại nghiệp | 8.342.727 | Mục 63.1 |
III | Công tác nội nghiệp | 959.248.260 |
|
3.1 | Tính toán số liệu, đánh giá, phân tích tổng hợp và xây dựng báo cáo quy hoạch | 854.622.919 |
|
3.1.1 | Tính diện tích các loại đất, loại rừng các huyện ven biển | 3.728.116 | Mục 64.1 |
3.1.2 | Nhập số liệu theo các biểu điều tra vào máy tính (mỗi xã 10 biểu) | 5.839.909 | Mục 65.1 |
3.1.3 | Phân tích các chỉ tiêu mẫu đất (số mẫu phân tích = 96 phẫu diện x 4 mẫu/phẫu diện) | 441.600.000 | Quyết định số 02/QĐ- TNNH-KH ngày 05/01/2015 của Viện Nông hóa thổ nhưỡng |
- | pH của đất (pHKCl) | 15.360.000 | |
- | Hữu cơ tổng số (OM%) | 30.720.000 | |
- | Nitơ tổng số | 34.560.000 | |
- | Nitơ dễ tiêu | 30.720.000 | |
| Kali tổng số | 30.720.000 | |
- | Kali dễ tiêu | 26.880.000 | |
- | Photpho tổng số | 30.720.000 | |
- | Photpho dễ tiêu | 30.720.000 | |
- | Mặn natri (Na+): đo máy | 26.880.000 | |
- | Mặn clo (% Cl-) | 23.040.000 | |
- | Mặn sunphat (%SO4-) | 23.040.000 | |
- | Tổng số muối tan (TMT %) | 19.200.000 | |
- | Dung tích hấp thu của đất (CEC) | 38.400.000 | |
- | Độ dẫn điện (EC) | 15.360.000 | |
- | Thành phần cơ giới (TPCG %) | 30.720.000 | |
- | Dung trọng đất (d) | 23.040.000 | |
- | Độ xốp của đất (x) | 11.520.000 | |
3.1.4 | Biểu tổng hợp kết quả phân tích phẫu diện đất | 186.676.364 | Mục 70.1 |
3.1.5 | Tính toán thống kê các loại biểu. | 10.713.818 | Mục 70.6 |
3.1.6 | Xây dựng bản đồ gốc cấp xã tỷ lệ 1/25.000 | 100.164 | Mục 77.1.3 |
3.1.7 | Xây dựng bản đồ gốc cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000 | 7.011 | Mục 77.1.5 |
3.1.8 | Chuyển ranh giới các loại đất, loại rừng lên bản đồ địa hình từ 1/10.000 sang 1/25.000 | 707.723 | Mục 78.2 |
3.1.9 | Số hóa xây dựng bản đồ hiện trạng bảo vệ và phát triển rừng ven biển cấp xã 1/25.000 | 20.493.000 | Mục 79.3 |
3.1.10 | Số hóa xây dựng bản đồ hiện trạng hiện trạng bảo vệ và phát triển rừng ven biển cấp cấp tỉnh 1/100.000 | 23.908.500 | Mục 79.5 |
3.1.11 | Xây dựng bản đồ địa hóa, thổ nhưỡng ven biển tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ 1/100.000 | 53.364.587 | Quyết định số: 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 |
3.1.12 | Chồng xếp bản đồ đơn tính xây dựng vùng quy hoạch vùng mục tiêu | 2.846.250 | Mục 81 |
3.1.13 | Hoàn chỉnh kết quả sau thực địa và biên tập xây dựng bản đồ quy hoạch đồ hiện trạng bảo vệ và phát triển rừng ven biển cấp cấp tỉnh 1/100.000 | 13.368.750 | Mục 83.3 |
3.1.14 | In kiểm tra bản đồ thành quả hiện trạng và quy hoạch từ máy tính tỷ lệ 1/100.000 | 5.692.500 | Mục 80.6 |
3.1.15 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo quy hoạch | 39.047.727 | Mục 85.3 |
3.1.16 | Viết báo cáo chuyên đề nghiên cứu địa chất, xói mòn bề mặt | 8.000.000 | Thông tư số: 58/2011/TT- BTC ngày 11 tháng 5 năm 2011 |
3.1.17 | Viết báo cáo chuyên đề đánh giá về mức độ mặn và mức độ xâm nhập mặn ở các tầng đất thông qua đào phẫu diện (mặn tiềm tàng). | 8.000.000 | |
3.1.18 | Viết báo cáo chuyên đề đánh giá phân hạng thích hợp của đất với cây trồng rừng ven biển | 8.000.000 | |
3.1.19 | Viết báo cáo quy hoạch bảo vệ phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; | 17.181.000 | Mục 86.4 |
3.1.20 | Viết báo cáo kế hoạch bảo vệ phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015-2025. | 5.347.500 | Mục 86.5 |
3.2 | Hội nghị thông qua báo cáo quy hoạch | 40.349.318 |
|
3.2.1 | Hội thảo khoa học xin ý kiến các ngành tại Sở NN&PTNT | 9.111.136 | Mục 87.1 |
3.2.2 | Hội nghị tại cơ sở: 6 huyện | 15.619.091 | Mục 88.1.3 |
3.2.3 | Hội nghị thẩm định, nghiệm thu tại Sở NN&PTNT | 15.619.091 | Mục 88.2.3 |
3.3 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo | 3.441.375 | Mục 89.3 |
3.4 | Kiểm tra nội nghiệp (tính bằng 15% công nội nghiệp) (Tiết kiệm 50% chi phí) | 24.694.648 | Mục 90 |
3.5 | In ấn, giao nộp tài liệu thành quả | 36.140.000 | Mục 91 |
3.5.1 | In báo cáo chính quy hoạch và kế hoạch {(150 + 100 trang x 1500 đồng/trang)} | 375.000 |
|
3.5.2 | Photo báo cáo chính quy hoạch và kế hoạch (250 trang x 5 bộ x 300 đồng/trang) | 375.000 |
|
3.5.3 | In báo cáo tóm tắt quy hoạch và kế hoạch {50 + 30 trang) x 1500 đồng/trang} | 120.000 |
|
3.5.4 | Phô tô báo cáo tóm tắt quy hoạch và kế hoạch (80 trang x 30 bộ x 300 đồng/trang) | 720.000 |
|
3.5.5 | In hệ thống biểu số liệu hiện trạng, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa (400 trg x 1500 đồng/trang) | 600.000 |
|
3.5.6 | Phô tô hệ thống biểu số liệu hiện trạng, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa (400 trang x 5 bộ x 300 đồng/trang) | 600.000 |
|
3.5.7 | In báo cáo chuyên đề nghiên cứu địa chất, xói mòn bề mặt (50 trang x 1500đồng/trang) | 375.000 |
|
3.5.8 | In báo cáo chuyên đề đánh giá về mức độ mặn và mức độ xâm nhập mặn ở các tầng đất thông qua đào phẫu diện (50 trang x 1500đồng/trang) | 375.000 |
|
3.5.9 | In báo cáo chuyên đề đánh giá phân hạng thích hợp của đất với cây trồng rừng ven biển (50 trang x 1500đồng/trang) | 375.000 |
|
3.5.10 | Pho tô báo cáo chuyên đề nghiên cứu địa chất, xói mòn bề mặt (50 trang x 5 bộ x 300đồng/trang) | 75.000 |
|
3.5.11 | Phô tô báo cáo chuyên đề đánh giá về mức độ mặn và mức độ xâm nhập mặn ở các tầng đất thông qua đào phẫu diện (50 trang x 5 bộ x300đồng/trang) | 75.000 |
|
3.5.12 | Phô tô báo cáo chuyên đề đánh giá phân hạng thích hợp của đất với cây trồng rừng ven biển (50 trang x 5 bộ x 300đồng/trang) | 75.000 |
|
3.5.13 | In màu Bản đồ hiện trạng rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1/100.000 (4 tờ Ao x 50.000 đồng/tờ Ao x 5 bộ) | 1.000.000 |
|
3.5.14 | In màu Bản đồ dạng địa hóa, thổ nhưỡng ven biển tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1/100.000 (4 tờ Ao x 50.000 đồng/tờ Ao x 5 bộ) | 1.000.000 |
|
3.5.15 | In màu Bản đồ Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, tỷ lệ 1/100.000 (4 tờ Ao x 50.000đồng/tờ x 5 bộ) | 1.000.000 |
|
3.5.16 | In màu Bản đồ Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015-2025 tỷ lệ 1/100.000 (4 tờ Ao x 50.000đồng/tờ x 5 bộ) | 1.000.000 |
|
3.5.17 | In màu Bản đồ Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng cấp xã tỷ lệ 1/25.000 (1 tờ Ao/xã x 50.000 đồng/tờ x 172 xã x 5 bộ x 2 loại) | 28.000.000 |
|
IV | Chi phí nhân công phục vụ (tính bằng 1/15 * (công ngoại nghiệp+nội nghiệp): Tiết kiệm 50% chi phí | 20.665.890 | Mục 92 |
V | Chi phí điều hành tổ đội thực hiện điều tra, khảo sát ngoại nghiệp 12% (công chuẩn bị+ngoại nghiệp+nội nghiệp+phục vụ): Tiết kiệm 50% chi phí | 51.304.675 | Mục 93 |
VI | Phụ cấp lưu động, đi rừng = (0,4 x ((Lương tối thiểu)/26 ngày công) x (Tổng số công ngoại nghiệp)}, tiết kiệm 50% chi phí | 14.542.150 |
|
B | CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ CHI KHÁC | 184.193.854 |
|
1 | Chi phí quản lý dự án = 4% x (A) | 58.569.531 | Mục III, Phụ lục IX, Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 |
2 | Chi phí công bố quy hoạch = 3,5% x (A) | 51.248.340 | |
4 | Chi phí thẩm định = 4,5% x (A) | 65.890.722 | |
3 | Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu = 0,3% x A) | 4.392.715 | Khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 9, Nghị định 63/2014/NĐ-CP |
5 | Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án 0,26% x (A+1,2 mục B) | 4.092.546 | Thông tư số 33/2007/TT- BTC ngày 09/04/2007 |
C | THUẾ VAT = 5% x {(A)-3.2} | 71.194.448 |
|
- 1Quyết định 3502/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 5014/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương Kế hoạch hành động Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020
- 3Quyết định 5616/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 744/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch chi tiết vùng muối Sa Huỳnh giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Quyết định 1133/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 7Quyết định 02/2021/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ, cấp phát, quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho ngân sách cấp xã tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở; mức trợ cấp cho người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được huy động tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Quyết định 07/2006/QĐ-BNN ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 3Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 7Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 8Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 23/2009/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn, môi trường nước và không khí do Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 562a/QĐ-BTC đính chính Thông tư 23/2009/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 58/2011/TT-BTC về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê do Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 14Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 15Quyết định 120/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Thông tư 09/2015/TT-BTNMT về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 17Quyết định 3502/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- 18Quyết định 5014/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương Kế hoạch hành động Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020
- 19Quyết định 5616/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
- 20Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 21Quyết định 744/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch chi tiết vùng muối Sa Huỳnh giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 22Quyết định 1133/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 23Quyết định 02/2021/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ, cấp phát, quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho ngân sách cấp xã tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở; mức trợ cấp cho người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được huy động tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 3707/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 3707/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đức Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra