Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5616/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

n cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 cùa Chính phủ quy định về phòng cháy chữa cháy rừng; Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC- BNN&PTNT ngày 04/8/2005 về việc hướng dẫn cụ thể lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng;

n cứ Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014 - 2020; Quyết định số 5345/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014 - 2020; Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của kiểm lâm giai đoạn 2014 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công;

n cứ Văn bản số 8264/BNN-TCLN ngày 07/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Văn bản số 9538/BKHĐT-KTNN ngày 30/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách trung ương đối với dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Văn bản số 485b/CV-HĐND ngày 30/10/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 4487/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt chủ trương lập Dự án “nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4725/SKHĐT- KTNN ngày 31/12/2015 và Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa tại Tờ trình số 51/TTr- CCKL ngày 28/12/2015;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020, với nội dung chính như sau:

I. Tên dự án: Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020.

II. Chủ đầu tư: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa.

III. Phạm vi đầu tư: Toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

IV. Mục tiêu đầu tư

Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành công tác phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp; năng lực cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; khả năng phát hiện sớm và thông báo kịp thời các điểm cháy rừng; tăng cường phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp; tăng cường xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành đủ mạnh để có khả năng xử lý kịp thời khi có cháy rừng xảy ra; kiện toàn hệ thống tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng từ tỉnh xuống cơ sở để thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

V. Nội dung của dự án

5.7. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ rừng; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa phương, từng vùng miền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sống trong rừng và ven rừng; thực hiện xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương.

5.2. Tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ chuyên môn:

- Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã; nội dung tập huấn chủ yếu gồm: công tác chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; cơ chế huy động lực lượng, phương tiện và chỉ huy chữa cháy rừng.

- Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho cán bộ quản lý, phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy rừng từ cấp tỉnh đến cơ sở; nội dung tập huấn gồm: ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng cháy, chữa cháy rừng; nghiệp vụ tuyên truyền; các biện pháp cứu nạn, cứu hộ trong phòng cháy, chữa cháy rừng; các biện pháp kỹ thuật khắc phục hậu quả của cháy rừng.

- Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cơ sở để nắm được kiến thức cơ bản về phòng chống cháy rừng và các nghiệp vụ chữa cháy rừng.

- Tổ chức diễn tập thực binh chữa cháy rừng cấp huyện, xã theo phương án được phê duyệt; trọng tâm là các huyện, xã có nguy cơ cháy rừng cao.

5.3. Xây dựng mô hình quản lý lửa rừng:

- Làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng; xây dựng hệ thống đường băng trắng, băng xanh cản lửa tại các khu rừng có nguy cơ cháy cao, khu rừng giáp ranh với nước bạn Lào.

- Xây dựng đường ranh cản lửa phù hợp với quy hoạch, gắn với đường lô khoảnh để thuận lợi cho việc vận chuyển, vận xuất, kết nối với hệ thống đường dân sinh hiện có.

- Sửa chữa các trạm phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Rà soát, bổ sung bản đồ xác định vùng trọng điểm cháy rừng, khu vực canh tác nương rẫy có nguy cơ cháy rừng cao.

- Điều tra, khảo sát xây dựng bộ bản đồ hiện trạng canh tác nương rẫy phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

5.4. Đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Mua sắm, sửa chữa các dụng cụ, phương tiện, thiết bị cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành và cơ sở theo đúng nhu cầu cấp thiết của đơn vị, đảm bảo theo phương châm hiệu quả, tránh lãng phí và có công năng sử dụng phù hợp với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.

5.5. Đầu tư hợp tác về phòng cháy, chữa cháy rừng giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn (Lào): Tập huấn và chuyển giao cho Sở Nông lâm tỉnh Hủa Phăn các mô hình quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả.

VI. Các giải pháp chủ yếu:

6.1. Giải pháp về tổ chức quản lý, chỉ đạo và điều hành:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo và tổ công tác thường trực phòng cháy, chữa cháy rừng ở cả 03 cấp: tỉnh, huyện, xã và chủ rừng nhà nước để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng, rà soát quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Quy định cơ chế thống nhất chỉ huy điều hành công tác phòng cháy, chữa cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cơ chế huy động lực lượng đến chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ ở địa phương, đơn vị.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đơn vị; tổ chức, kiểm tra đôn đốc chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện phương án và các nội dung chỉ đạo của cấp trên về phòng cháy, chữa cháy rừng; kiến nghị cấp trên xử lý nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy rừng.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế, kế hoạch phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, biên phòng theo quy chế phối hợp số 836/QCPH-DQ-V28-KL ngày 16/12/2014 giữa Cục Dân quân tự vệ, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và Cục Kiểm lâm trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ rừng và quy chế phối hợp số 6074/QCPH-BNN-BTLBP ngày 30/7/2014 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ cấp tỉnh đến huyện và xã.

6.2. Giải pháp tuyên truyền:

- Phối hợp các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cơ quan báo đài Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương và đơn vị.

- Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền giúp nhân dân chấp hành nghiêm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; quản lý nguồn lửa trong sản xuất nông lâm nghiệp.

6.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật:

- Rà soát, xác định bổ sung các vùng trọng điểm cháy để quản lý chặt chẽ vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao; hướng dẫn kỹ thuật xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; phương án tác chiến chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.

- Duy trì, tu sửa, phát dọn các đường băng cản lửa, các khu vực rừng đã làm giảm vật liệu cháy các năm trước.

- Tập huấn kỹ thuật sử dụng, vận hành và bảo quản các loại phương tiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ kỹ thuật trong phòng cháy, chữa cháy rừng; sửa chữa các trạm để phát hiện sớm cháy rừng và chữa cháy rừng kịp thời, hiệu quả.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy rừng với tỉnh Hủa Phăn (Lào) để kiểm soát nguy cơ cháy rừng vùng biên giới hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn (Lào).

VII. Thời gian thực hiện: Trong 5 năm (2016 - 2020).

VIII. Tổng kinh phí thực hiện dự án:

81.620 triệu đồng, trong đó:

+ Chi phí thực hiện dự án: 65.125 triệu đồng;

+ Chi phí quản lý dự án và chi phí khác: 14.750 triệu đồng;

+ Chi phí dự phòng: 1.745 triệu đồng.

IX. Nguồn vốn thực hiện dự án

Nguồn vốn thực hiện dự án: Ngân sách Trung ương từ Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 là 44.985 triệu đồng để hỗ trợ mua sắm trang thiết bị và đầu tư sửa chữa các trạm nhằm phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; nguồn sự nghiệp kinh tế tỉnh là 36.635 triệu đồng để thực hiện các nội dung còn lại.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Giao Chi cục Kiểm lâm (chủ đầu tư), chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tổ chức, chỉ đạo thực hiện Dự án và quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp có liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện; thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư.

- Giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành, đơn vị có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tạo điều kiện để Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa thực hiện các nội dung của dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kho bạc nhà nước tỉnh Thanh Hóa, Chi cục trưởng Chi cục Lâm Nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cá nhân đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ (để thực hiện);
- VP Chính Phủ (để B/c);
- Bộ NN&PTNT (để B/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để B/c);
- Bộ Tài chính (để B/c);
- Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để B/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để B/c);
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

TỔNG HỢP KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 – 2020
(Kèm theo Quyết định số 5616/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Hạng mục

Kinh phí thực hiện

Tiến độ thực hiện

Ghi chú

Tổng số

Trong đó:

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

 

TNG S

81.620

36.635

44.985

7.933

10.470

8.142

9.860

6.839

8.035

6.879

8.540

6.842

8.080

 

A

CHI PHÍ THC HIN D ÁN

65.125

20.140

44.985

4.634

10.470

4.843

9.860

3.540

8.035

3.580

8.540

3.543

8.080

 

I

Đu tư tuyên truyn

3.330

3.330

 

666

 

666

 

666

 

666

 

666

 

 

1

Đầu tư tuyên truyền ở các thôn (bản) trọng điểm cháy (1.000 thôn, bản)

495

495

 

99

 

99

 

99

 

99

 

99

 

 

2

Tuyên truyền theo chuyên đề (phát trên đài Phát thanh truyền hình tỉnh)

250

250

 

50

 

50

 

50

 

50

 

50

 

 

3

In ấn tờ rơi, tờ bướm, pa nô, áp pic...

250

250

 

50

 

50

 

50

 

50

 

50

 

 

4

Biên tập bản tin, bài cho trang Web Chi cục Kiểm lâm

110

110

 

22

 

22

 

22

 

22

 

22

 

 

5

Phối hợp thực hiện công tác PCCCR

2.225

2.225

 

445

 

445

 

445

 

445

 

445

 

 

-

Phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh Hóa

500

500

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

 

-

Phối hợp với lực lượng Dân quân tự vệ

750

750

 

150

 

150

 

150

 

150

 

150

 

 

-

Phối hợp với lực lượng Biên phòng

465

465

 

93

 

93

 

93

 

93

 

93

 

 

-

Phối hợp với Cảnh sát PCCC

510

510

 

102

 

102

 

102

 

102

 

102

 

 

II

Đầu tư tập huấn, huấn luyện, din tp chữa cháy rng

2.146

2.146

 

300

 

300

 

502

 

542

 

502

 

 

1

Tập huấn nghiệp vụ PCCCR

496

496

 

 

 

 

 

152

 

192

 

152

 

 

-

Lực lượng chữa cháy chuyên ngành

96

96

 

 

 

 

 

32

 

32

 

32

 

 

-

Cấp xã (Chủ tịch xã, cán bộ lâm nghiệp xã, lao động hợp đồng PCCCR, Dân quân tự vệ...)

200

200

 

 

 

 

 

80

 

80

 

40

 

 

-

Cấp huyện (Cán bộ huyện, Công an, Quân đội, Biên phòng, chủ rừng nhà nước...)

200

200

 

 

 

 

 

 

40

 

80

 

80

 

 

2

Diễn tập chữa cháy rừng

1.650

1.650

 

300

 

300

 

350

 

350

 

350

 

 

-

Cấp huyện

1.000

1.000

 

200

 

200

 

200

 

200

 

200

 

 

-

Cấp xã

650

650

 

100

 

100

 

150

 

150

 

150

 

 

III

Đầu tư cho các mô hình qun lý lửa

28.038

10.888

17.150

2.628

4.150

2.140

3.650

2.040

3.150

2.040

3.350

2.040

2.850

 

1

Làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng (cân đối xây dựng khoảng 10% diện tích của 10.000 ha rừng thông)

1.500

1.500

 

300

 

300

 

300

 

300

 

300

 

 

2

Xây dựng mới và tu sửa đường băng trắng cản lửa tại những khu vực trọng điểm dọc biên giới 2 tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.

500

500

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

 

3

Hỗ trợ kinh phí tu sửa đường băng cản lửa hàng năm khu rừng trồng có nguy cơ cháy cao

750

750

 

150

 

150

 

150

 

150

 

150

 

 

4

Xây dựng đường ranh cản lửa được quy hoạch, gắn với đường lô khoảnh để thuận lợi cho việc vận chuyển, vận xuất, kết nối với hệ thống đường dân sinh hiện có.

7.300

7.300

 

1.600

 

1.500

 

1.400

 

1.400

 

1.400

 

Điều 15 TTLT số 03/2012/TTLT- BKHĐT- BNNPTNT-BTC

5

Rà soát, bổ sung bản đồ xác định vùng trọng điểm cháy rừng, khu vực canh tác nương rẫy có nguy cơ cháy rừng cao

360

360

 

 

 

90

 

90

 

90

 

90

 

 

6

Điều tra, khảo sát xây dựng bộ bản đồ hiện trạng canh tác nương rẫy phục vụ công tác PCCCR trên địa bàn toàn tỉnh.

478

478

 

478

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Sửa chữa các trạm phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

17.150

 

17.150

 

4.150

 

3.650

 

3.150

 

3.350

 

2.850

 

IV

Đầu tư phương tiện, máy móc thiết bị, công cụ phc v công tác PCCCR

27.835

 

27.835

 

6.320

 

6.210

 

4.885

 

5.190

 

5.230

 

1

Ô tô chuyên dụng loại bán tải chở người, máy móc đi chữa cháy (08 đơn vị)

6.400

 

6.400

 

1.600

 

1.600

 

 

 

1.600

 

1.600

 

2

Ô tô tải nhẹ chở phương tiện

1.500

 

1.500

 

750

 

750

 

 

 

 

 

 

 

3

Máy bơm chữa cháy chuyên dụng + phụ kiện (8 đơn vị rừng thông và 2 đội CĐ&PCCCR)

600

 

600

 

 

 

200

 

200

 

 

 

200

 

4

Máy bơm phun sương chữa cháy rừng

900

 

900

 

 

 

300

 

200

 

200

 

200

 

5

Máy thổi gió

2.875

 

2.875

 

690

 

690

 

575

 

460

 

460

 

6

Cưa xăng phục vụ PCCCR

1.650

 

1.650

 

450

 

300

 

300

 

300

 

300

 

7

Máy cắt thực bi chuyên dụng

1.000

 

1.000

 

200

 

200

 

200

 

200

 

200

 

8

Máy vi tính màn LCD + máy in laser

800

 

800

 

420

 

 

 

380

 

 

 

 

 

9

Máy tính xách tay

150

 

150

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

10

Trang bị bộ dụng cụ (dao phát, binh loong, đèn pin) cho các trung đội DQTV (cấp xã)

2.500

 

2.500

 

500

 

500

 

500

 

500

 

500

 

11

Máy ảnh kỹ thuật số

100

 

100

 

 

 

 

 

60

 

 

 

40

 

12

Dụng cụ thô sơ chữa cháy rừng

2.500

 

2.500

 

500

 

500

 

500

 

500

 

500

 

13

Loa chỉ huy chữa cháy rừng

500

 

500

 

100

 

100

 

200

 

100

 

 

 

14

Định vị vệ tinh (GPS) đơn vị và BCĐ

840

 

840

 

120

 

 

 

240

 

240

 

240

 

15

Mua máy đo khí tượng cầm tay

240

 

240

 

 

 

 

 

240

 

 

 

 

 

16

Thuốc phòng y tế trong PCCCR

50

 

50

 

10

 

10

 

10

 

10

 

10

 

17

Mua quần áo bảo hộ PCCCR

1.700

 

1.700

 

400

 

350

 

350

 

300

 

300

 

18

Máy phát điện chữa cháy rừng

300

 

300

 

 

 

 

 

300

 

 

 

 

 

19

Băng ca chuyển người bị thương, bị tai nạn để kịp sơ cứu ban đầu.

30

 

30

 

 

 

30

 

 

 

 

 

 

 

20

Tủ bảo quản, khung để bảo quản dụng cụ, thiết bị, máy móc PCCCR

650

 

650

 

100

 

100

 

150

 

150

 

150

 

21

Mặt nạ phòng độc có bình dưỡng khí

200

 

200

 

 

 

100

 

 

 

100

 

 

 

22

Mũ, găng tay, dày tất chữa cháy rừng

1.350

 

1.350

 

250

 

250

 

250

 

300

 

300

 

23

Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, dụng cụ PCCCR hàng năm

1.000

 

1.000

 

200

 

200

 

200

 

200

 

200

 

V

Đầu tư hthống thông tin liên lc

2.113

2.113

 

708

 

1.405

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phần mềm phân vùng trọng điểm cháy

708

708

 

708

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phần mềm phát hiện sớm đám cháy

1.405

1.405

 

 

 

1.405

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Đu tư hợp tác về PCCCR giữa 2 tnh Thanh Hóa-Hủa Phăn (Lào)

1.663

1.663

 

332

 

332

 

332

 

332

 

335

 

 

1

Tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ Nông - Lâm nghiệp Sở Nông lâm Hủa Phăn

1.000

1.000

 

200

 

200

 

200

 

200

 

200

 

 

2

Hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm (kinh phí tổ chức hội nghị tại Việt Nam và kinh phí đi dự hội nghị tại Lào)

663

663

 

132

 

132

 

132

 

132

 

135

 

 

B

CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CHI PHÍ KHÁC

14.750

14.750

 

2.950

 

2.950

 

2.950

 

2.950

 

2.950

 

 

1

Kinh phí hợp đồng lao động PCCCR và chi trả cho người tham gia chữa cháy rừng

9.670

9.670

 

1.934

 

1.934

 

1.934

 

1.934

 

1.934

 

 

1

Trả lương, phụ cấp, công tác phí cho 24 lao động hợp đồng PCCCR (tính theo hệ số lương cơ bản, tạm tính lương cơ bản là 1.150.000 đồng/tháng)

6.015

6.015

 

1.203

 

1.203

 

1 203

 

1 203

 

1.203

 

 

2

Chi hợp đồng lao động thời vụ (cấp xã) 177 người (hỗ trợ 500 nghìn/người x 6 tháng).

2.655

2.655

 

531

 

531

 

531

 

531

 

531

 

 

3

Hỗ trợ kinh phí khi huy động tham gia chữa cháy rừng (hỗ trợ cho người tham gia chữa cháy, nhiên liệu phương tiện, máy móc, thiết bị, chi trả cho người chữa cháy bị tai nạn…)

1.000

1 000

 

200

 

200

 

200

 

200

 

200

 

 

II

Kinh phí chỉ đạo, điều hành cấp tnh, cấp huyện

3.080

3.080

 

616

 

616

 

616

 

616

 

616

 

 

1

Hỗ trợ thường xuyên cho BCĐ tỉnh và tổ công tác thường trực (mức trung bình 500.000 đồng/người/tháng)

1.080

1.080

 

216

 

216

 

216

 

216

 

216

 

 

2

Xăng dầu cho BCĐ cấp tỉnh đi kiểm tra chỉ đạo công tác PCCCR

1.000

1.000

 

200

 

200

 

200

 

200

 

200

 

 

3

Hỗ trợ xăng dầu cho BCĐ huyện đi kiểm tra, chỉ đạo cơ sở

1.000

1.000

 

200

 

200

 

200

 

200

 

200

 

 

4

Điện thoại chỉ đạo; tiền thuê máy chủ; chỉ huy PCCCR cấp tỉnh cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Kinh phí chi thường xuyên cho cơ quan thường trc PCCCR

2.000

2.000

 

400

 

400

 

400

 

400

 

400

 

 

1

Các khoản phụ cấp lương cho Ban quản lý dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Kinh phí hỗ trợ điều tra, truy tìm xử lý đối tượng gây cháy (rừng và đất LN)

50

50

 

10

 

10

 

10

 

10

 

10

 

 

3

Kinh phí trực ngoài giờ làm nhiệm vụ PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm

1.000

1.000

 

200

 

200

 

200

 

200

 

200

 

 

4

Thanh toán dịch vụ (tiền điện, xăng xe đi kiểm tra...)

500

500

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

 

5

Chi mua vật tư văn phòng (công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, bảo hộ lao động...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền (cước phí điện thoại, internet...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Chi hội nghị sơ, tổng kết

150

150

 

30

 

30

 

30

 

30

 

30

 

 

8

Chi phí khác

300

300

 

60

 

60

 

60

 

60

 

60

 

 

C

CHI PHÍ D PHÒNG = 5%*(A+B)

1.745

1.745

 

349

 

349

 

349

 

349

 

349