Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 20/2011/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 73/2007/NQ-HĐND ngày 25 tháng 07 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thông qua kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 09 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2015;

Sau khi xem xét Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

Quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp, nhằm bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, tập trung nâng cao chất lượng rừng, sớm hình thành vùng sản xuất lớn tập trung gắn với chế biến lâm sản; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, miền núi và góp phần giữ vững an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ chung

- Bảo vệ rừng hiện có: 585.623 ha, trong đó: Bảo vệ rừng phòng hộ 177.136 ha, bảo vệ rừng đặc dụng 79.977 ha, bảo vệ rừng sản xuất 328.510 ha.

- Trồng rừng: 162.864 ha, bình quân mỗi năm trồng mới 16.286 ha (bao gồm trồng trên đất trống, trồng lại rừng sau khai thác, cải tạo rừng).

- Khoanh nuôi tái sinh rừng: 10.343 ha

- Làm giàu rừng: 21.063 ha

- Trồng cây phân tán: 16.527 triệu cây

- Khai thác gỗ rừng tự nhiên: 193.200 m3

- Khai thác gỗ rừng trồng: 6.132.420 m3

- Khai thác cây trồng phân tán: 415.596 m3

- Khai thác nhựa thông: 4.000 tấn

- Khai thác song mây: 1.160 tấn

- Khai thác tre nứa rừng tự nhiên: 144.250 triệu cây

- Khai thác tre, luồng trồng: 256.426 triệu cây

- Chế biến đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ: 2.000.000 tấn

- Chế biến dăm gỗ và ván nhân tạo: 3.000.000 tấn

- Bột giấy: 3.550.000 tấn

- Nhựa thông: 4.000 tấn

- Đũa, tăm, mành: 430.000 tấn

- Sản phẩm từ song mây: 50.040 tấn

3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020

3.1. Quy hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng:                                                         ĐVT: ha

Số TT

Loại đất, loại rừng

Tổng

Phân theo ba loại rừng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

 

Tổng đất lâm nghiệp quy hoạch

627.833

81.357

191.031

355.445

1

Đất bảo vệ phát triển rừng

613.793

80.536

188.222

345.035

a

Đất có rừng cần bảo vệ

540.740

77.872

163.524

299.344

 

- Rừng tự nhiên

385.490

76.244

139.142

170.104

 

- Rừng trồng

155.250

1.628

24.382

129.240

b

Đất trồng rừng khoanh nuôi

73.053

2.664

24.698

45.691

 

- IA

27.844

971

6.040

20.833

 

- IB

19.960

720

4.150

15.090

 

- IC

23.033

973

13.050

9.010

 

- Đất cát, bãi lầy

732

 

732

 

 

- Núi đá không rừng

1.484

 

726

758

2

Đất chưa đầu tư (để diễn thế tự nhiên)

14.040

821

2.809

10.410

3.2. Trồng rừng tập trung:                                                                                            ĐVT: ha

Số TT

Hạng mục

ĐVT

Tổng cả giai đoạn

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Bình quân/năm

-

Trồng mới

ha

52.215

32.364

19.851

5.222

-

Trồng lại rừng sau khai thác

ha

55.127

21.000

34.127

5.513

-

Trồng cải tạo rừng

ha

55.522

17.930

37.592

5.552

Tổng

ha

162.864

71.294

91.570

16.286

3.3. Trồng cây phân tán: 16.527 triệu cây tương đương 10.016 ha, trong đó:

- Giai đoạn 2011-2015: 10.157 triệu cây

- Giai đoạn 2016 - 2020: 6.370 triệu cây

3.4. Khoanh nuôi tái sinh rừng:

Số TT

Hạng mục

ĐVT

Tổng cả giai đoạn 2011 - 2020 (ha)

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Bình quân/năm

 

Tổng (1+2)

 

10.343

9.678

665

1.033

1

KNTS tự nhiên

ha

7.406

7.406

 

740

a

Rừng phòng hộ

ha

3.432

3.432

 

343

b

Rừng đặc dụng

ha

829

829

 

83

c

Rừng sản xuất

ha

3.144

3.144

 

314

2

KNTS trồng bổ sung

ha

2.937

2.272

665

293

a

Rừng phòng hộ

ha

1.948

1.414

535

195

b

Rừng đặc dụng

ha

138

138

0

14

c

Rừng sản xuất

ha

851

720

130

85

3.5. Làm giàu rừng giai đoạn 2011 - 2020: 21.063 ha, trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 10.000 ha

- Giai đoạn 2016 - 2020: 11.063 ha

3.6. Khai thác rừng giai đoạn 2011 - 2020:

- Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên: 130.000 m3, bình quân 26.000 m3/năm

- Rừng tre nứa: 144.250.000 cây, bình quân 14.425.000 cây/năm

- Khai thác gỗ tận dụng: 63.200 m3, bình quân 6.320 m3/năm

- Khai thác rừng trồng tập trung: 6.132.420 m3, bình quân 613.242 m3/năm

- Khai thác rừng luồng: 256.426.000 cây, bình quân 25.643.000 cây/năm

- Khai thác nhựa thông: 4.000 tấn, bình quân 400 tấn/năm

- Khai thác song mây: 1.160 tấn, bình quân 116 tấn/năm

3.7. Chế biến lâm sản giai đoạn 2011-2020:

- Đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ: 2.000.000 tấn, bình quân 200.000 tấn/năm

- Ván nhân tạo: 3.000.000 tấn, bình quân 300.000 tấn/năm

- Bột giấy: 3.550.000 tấn, bình quân 355.000 tấn/năm

- Ván luồng ép: 4.000.000 tấn, bình quân 400.000 tấn/năm

- Nhựa thông: 4.000 tấn, bình quân 400 tấn/năm

- Đũa, tăm, mành: 430.000 tấn, bình quân 43.000 tấn/năm

- Sản phẩm từ song mây: 50.040 tấn, bình quân 5.004 tấn/năm.

3.8. Các hoạt động khác:

- Phát triển lâm sản ngoài gỗ: 650 ha, trong đó:

Giai đoạn 2011 - 2015: 350 ha; Giai đoạn 2016 - 2020: 300 ha, bình quân 65 ha/năm.

- Giao và cho thuê lâu dài: 44.160 ha, rừng tự nhiên và rừng trồng đến các tập thể, cộng đồng, hộ gia đình và nhóm hộ gia đình, trong đó:

+ Năm 2011: Giao 14.142 ha

+ Năm 2012: Giao 16.810 ha

+ Năm 2013: Giao 13.208 ha

- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp:

+ Đường lâm nghiệp: 1.224 km, trong đó: Giai đoạn 2011-2015 là: 691 km; giai đoạn 2016-2020 là: 533 km.

+ Làm đường ranh cản lửa: 3.284 km, trong đó: Giai đoạn 2011-2015 là: 1.887 km; giai đoạn 2016-2020 là: 1.397 km.

+ Xây dựng chòi canh lửa rừng: 270 cái, trong đó: Giai đoạn 2011-2015 là: 174 cái; giai đoạn 2016-2020 là: 96 cái.

+ Xây dựng bể nước phòng chống cháy rừng: 133 cái, trong đó: Giai đoạn 2011-2015 là: 76 cái; giai đoạn 2016-2020 là: 57 cái.

+ Xây dựng bảng tuyên truyền bảo vệ rừng: 876 cái, trong đó: Giai đoạn 2011-2015 là: 579 cái; giai đoạn 2016-2020 là: 297 cái.

+ Xây trạm bảo vệ rừng: 62 cái, trong đó: Giai đoạn 2011-2015 là: 42 cái; giai đoạn 2016-2020 là: 20 cái.

4. Khái toán vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2020: 4.157.303 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương                                  625.694   triệu đồng.

- Ngân sách địa phương                                      8.282   triệu đồng.

- Vay tín dụng                                                 982.438   triệu đồng.

- Vốn ODA                                                   1.098.338   triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp, HTX                                  278.503   triệu đồng.

- Vốn đầu tư của hộ gia đình                            819.878   triệu đồng.

- Vốn FDI                                                        212.022   triệu đồng.

- Vốn khác (quỹ BVPTR, cộng đồng)                 132.149   triệu đồng.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện, rà soát lại các cơ sở, chế biến lâm sản, gắn quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng với chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Định kỳ báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 12 năm 2011.

 

 

Nơi nhận:
-VPQH; VPCTN; VPCP;
-Các Bộ: NN và PTNT; KH và ĐT; Tư pháp; Tài chính; Cục Kiểm tra VB QPPL;
-Tổng cục Lâm nghiệp;
-TTTU; TT.HĐND; UBND tỉnh;
-Đoàn ĐBQH; đại biểu HĐND tỉnh;
-Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
-TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
-VP Tỉnh ủy; VP HĐND; VP UBND tỉnh;
-Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Mai Văn Ninh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 20/2011/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2020

  • Số hiệu: 20/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 17/12/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Mai Văn Ninh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/12/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản