Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 355/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 01 tháng 02 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH KHÁNH HÒA - NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-UĐND ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Căn cứ Nghị quyết số 77/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 21/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Căn cứ Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Căn cứ Quyết định số 3309/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại Công văn số 90/BDT-NV ngày 29 tháng 01 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Khánh Hòa - Năm 2024.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Ủy ban Dân tộc (báo cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- VP Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tinh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Khánh Hòa;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, TLe, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Tuân

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH KHÁNH HÒA - NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023

1. Kết quả đạt được

Năm 2023, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Chương trình) trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, thử thách nhất là một số cơ chế, chính sách của Chương trình phải điều chỉnh bổ sung; một số bộ, ngành chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện; trình độ học vấn, tư duy, nhận thức của đa số đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn hạn chế... Song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy; HĐND tỉnh kịp thời ban hành các nghị quyết, cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình; UBND tỉnh luôn sâu sát, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành nâng cao trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Các cấp ủy, chính quyền địa phương có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình; Ủy ban MTTQ, các đoàn thể luôn nêu cao trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia Chương trình... đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất và quyết tâm cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Nhiều mục tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đã đề ra, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ dân sinh, lao động, học tập, khám chữa bệnh... đã được đầu tư tương đối đồng bộ, góp phần tạo động lực cho phát triển; nâng cao chất lượng dạy và học; chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện, công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường; an sinh xã hội được đảm bảo; thu nhập bình quân của đồng bào DTTS được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm đáng kể; quốc phòng an ninh được giữ vững; niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, chính quyền được tăng cường. Kết quả cụ thể:

a) Kết quả giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình

- Vốn thực hiện Chương trình năm 2023 là 256.393,7 triệu đồng; trong đó:

+ Vốn năm 2022 chuyển sang: 42.644,7 triệu đồng;

+ Vốn năm 2023: 213.749 triệu đồng; trong đó: Ngân sách trung ương 180.921 triệu đồng; ngân sách địa phương: 32.828 triệu đồng.

- Phân bổ vốn năm 2023:

+ Tổng vốn đã phân bổ: 193.556 triệu đồng

+ Vốn chưa phân bổ: 20.193 triệu đồng (do Ủy ban Dân tộc chưa có hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 9 về hỗ trợ đối với các hộ DTTS còn nhiều khó khăn).

- Thực hiện giải ngân (vốn năm 2022 chuyển sang và vốn năm 2023 đã phân bổ): 152.168,4 triệu đồng, đạt 64,4% vốn đã phân bổ; trong đó:

+ Vốn đầu tư: 108.172 triệu đồng, đạt 94,8% so với vốn phân bổ;

+ Vốn sự nghiệp: 43.996,4 triệu đồng, đạt 36% so với vốn phân bổ.

b) Kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể:

- Thu nhập bình quân của người DTTS: 22 triệu đồng/người/năm, tăng 1,57 lần so với năm 2020 (mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2025 tăng hơn 2 lần so với năm 2020, đạt trên 28 triệu đồng/người/năm).

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 6,2% năm (vượt so với mục tiêu Nghị quyết đề ra giảm 4 - 5%/năm).

- Các mục tiêu: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; huy động 33% trẻ DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 100% trẻ học tiểu học ra lớp; 98,5% phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; 100% đồng bào DTTS tham gia BHYT đều đã đạt và vượt mục tiêu tại Nghị quyết 09-NQ/TU đề ra.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được thăm khám định kỳ đạt 77,5% (mục tiêu Nghị quyết đề ra trên 80%).

- Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 95,4% (mục tiêu Nghị quyết đề ra: 100%).

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS đạt 65,8% (mục tiêu Nghị quyết đề ra 70%).

- Tỷ lệ trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 61,9% (mục tiêu Nghị quyết đề ra 70%).

- Tỷ lệ huy động trẻ DTTS ra lớp trong độ tuổi: mẫu giáo dưới 5 tuổi đến trường 77% (mục tiêu Nghị quyết đề ra 82%); mẫu giáo 5 tuổi đến trường 99,5% (mục tiêu Nghị quyết đề ra trên 99,5%); trung học cơ sở 97,9% (mục tiêu Nghị quyết đề ra 98%); học trung học phổ thông và trung cấp nghề 69,8% (mục tiêu Nghị quyết đề ra 70%); người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông 97,9% (mục tiêu Nghị quyết đề ra 98%).

- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 936/1785 cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc các nhóm đối tượng 3, đối tượng 4 đạt 52,4% kế hoạch.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 22,5%, giảm 1% so với năm 2022 (mục tiêu Nghị quyết đề ra giảm dưới 15%).

- Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng đạt 27,6% (mục tiêu Nghị quyết đề ra 50%).

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc (chưa thực hiện được).

- 02/28 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (mục tiêu Nghị quyết đề ra 10/28 xã).

- Phấn đấu đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Dự kiến kết thúc giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 15/01/2021 của HĐND tỉnh.

2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế:

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp thấp, chỉ đạt 36% kế hoạch; nguồn vốn hỗ trợ tham gia bảo vệ rừng chưa giải ngân được; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn khá cao 22,5%; việc huy động, hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, Nhân dân xây dựng và tham gia các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất rất hạn chế; thu nhập thực tế của người đồng bào DTTS còn thấp.

b) Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan: Đến tháng 6/2023 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; tháng 8/2023 Ủy ban Dân tộc mới ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT nên một số Dự án, Tiểu dự án chậm thực hiện; mặt khác một số bộ, ngành trung ương chậm có văn bản hướng dẫn thực hiện và đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 9 về hỗ trợ các hộ DTTS còn nhiều khó khăn... việc này đã ảnh hưởng đến việc chậm triển khai thực hiện và giải ngân vốn của các địa phương.

- Nguyên nhân chủ quan: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương nhất là ở cơ sở chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, toàn diện việc triển khai thực hiện Chương trình; trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm của một số cán bộ chủ chốt, cán bộ tham mưu ở cơ sở còn hạn chế. Các phòng chuyên môn chưa chủ động nghiên cứu, tham mưu UBND cấp huyện giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền. Công tác phối hợp giữa một số sở, ngành và địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình chưa chặt chẽ, nhất là việc hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình chậm so với yêu cầu. Công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình ở các địa phương còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được sự quan tâm, chú ý, tham gia của người dân.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024

1. Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục duy trì các mục tiêu đã đạt và vượt;

- Thu nhập bình quân của người DTTS: 25 triệu đồng/người;

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6%/năm;

- Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở cho hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi;

- Tỷ lệ trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt trên 66%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 19%;

- Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 100%;

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS đạt 68%;

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được thăm khám định kỳ đạt 80%;

- Tỷ lệ huy động trẻ DTTS ra lớp trong độ tuổi: mẫu giáo dưới 5 tuổi đến trường 80%; mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 99,5%; trung học cơ sở 98%; học trung học phổ thông và trung cấp nghề 70%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông 98%;

- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc các nhóm đối tượng 3, đối tượng 4 đạt 75% kế hoạch;

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc các nhóm đối tượng 3, đối tượng 4 đạt 50% kế hoạch;

- 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới 5/10 xã;

- 100% người có uy tín trong đồng bào DTTS được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh;

- Phấn đấu đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó khăn.

2. NỘI DUNG

2.1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

a) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ đất ở: 36 hộ.

- Hỗ trợ nhà ở: 1.231 hộ.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 348 hộ.

- Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư xây dựng 05 công trình nước tập trung thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi tại các huyện: Khánh Vĩnh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh.

b) Vốn và nguồn vốn:

Tổng vốn thực hiện là 172.260 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương : 67.934 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương : 58.686 triệu đồng;

- Vốn tín dụng chính sách : 45.640 triệu đồng;

2.2. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

a) Nội dung thực hiện:

* Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng 10.281 ha đối với diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế quản lý; diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã trực tiếp quản lý theo quy định, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

* Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi

- Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng.

- Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

+ Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh;

+ Tổ chức biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công;

+ Hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển lãm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Vốn và nguồn vốn:

Tổng vốn thực hiện là 62.657 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương : 47.528 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương : 7.129 triệu đồng;

- Vốn tín dụng chính sách : 3.000 triệu đồng;

- Vốn huy động khác : 5.000 triệu đồng.

2.3. Dự án 4 - Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Nội dung thực hiện:

- Đầu tư mới, cải tạo, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã khu vực III bảo đảm đạt chuẩn;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn và công trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ giai đoạn trước.

b) Vốn và nguồn vốn:

Tổng vốn thực hiện là 19.096 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 16.474 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 2.622 triệu đồng.

2.4. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Nội dung thực hiện:

- Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú

Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị Trường phổ thông DTNT tỉnh, Trường phổ thông DTNT huyện Khánh Vĩnh và Trường phổ thông DTNT thành phố Cam Ranh.

- Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

+ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

+ Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 ở cấp huyện, cấp xã theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi

+ Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề; phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp; tuyên truyền tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm.

+ Sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; phát triển chương trình giáo trình, tài liệu giảng dạy.

+ Xây dựng các mô hình đào tạo nghề; giao nhiệm vụ/đặt hàng/đấu thầu để thực hiện đào tạo nghề cho người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo. Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, học nghề, việc làm.

+ Kiểm tra, giám sát đánh giá.

- Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

+ Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; các mô hình giảm nghèo thành công, năng lực làm chủ đầu tư, cơ chế đầu tư đặc thù cho cán bộ cơ sở, đại diện cộng đồng;

+ Tổ chức hội thảo, hội nghị, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.

b) Vốn và nguồn vốn:

Tổng vốn thực hiện là 26.920 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 23.124 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 3.796 triệu đồng.

2.5. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

a) Nội dung thực hiện:

- Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số;

- Xây dựng nội dung, xuất bản ấn phẩm đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hòa;

- Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng phòng, nghiệp vụ bàn, chế biến món ăn phục vụ du lịch; Tập huấn kỹ năng điều hành tour, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch phục vụ du lịch tại các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hoà và thành phố Cam Ranh;

- Tuyên truyền quảng bá rộng rãi văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá xúc tiến du lịch tại các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hoà;

- Phục dựng lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh;

- Xây dựng chính sách và hỗ trợ cho nghệ nhân, người dân tộc thiểu số (người thực hành am hiểu về văn hóa truyền thống, có khả năng hướng dẫn, truyền dạy trong cộng đồng) tham gia hướng dẫn, tập huấn, truyền dạy trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận;

- Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện, thị xã, thành phố: Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh;

- Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại huyện Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa;

- Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại huyện, thị xã, thành phố: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Cam Ranh;

- Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống cấp huyện tại huyện Khánh Sơn và thị xã Ninh Hòa;

- Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm;

- Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Vốn và nguồn vốn:

Tổng vốn thực hiện là 5.229 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 4.514 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 715 triệu đồng.

2.6. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

a) Nội dung thực hiện:

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số.

b) Vốn và nguồn vốn:

Tổng vốn thực hiện là 5.652 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 4.941 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 711 triệu đồng.

2.7. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

a) Nội dung thực hiện:

- Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em;

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em;

- Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em gái trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; nâng cao năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị;

- Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

b) Vốn và nguồn vốn:

Tổng vốn thực hiện là 11.470 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 9.490 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 1.980 triệu đồng.

2.8. Dự án 9 - Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Nội dung thực hiện:

- Cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông về hôn nhân, dân số và gia đình. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, tham quan, học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình;

- Tổ chức hội thi tìm hiểu về pháp luật, về hôn nhân, về kết hôn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Tăng cường các hoạt động tư vấn, lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Xây dựng và triển khai mô hình điểm, mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nhân rộng các mô hình phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

b) Vốn và nguồn vốn:

Tổng vốn thực hiện là 2.933 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 2.423 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 510 triệu đồng.

2.9. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

a) Nội dung thực hiện:

* Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

- Biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi:

+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu, thông tin, gặp mặt, tọa đàm, hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cho lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số:

+ Phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền gồm các hoạt động: Tổ chức tập huấn, nói chuyện chuyên đề; lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS; sao, in, phát hành tài liệu (tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài liệu khác);

+ Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ;

+ Tuyên truyền, truyền thông, vận động Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi tham gia tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

+ Tổ chức các lớp tập huấn về thông tin đối ngoại, bồi dưỡng kiến thức về tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là các nước láng giềng cho cán bộ làm công tác dân tộc;

+ Giới thiệu, quảng bá con người, tiềm năng, thế mạnh, văn hóa, du lịch... tuyên truyền biển đảo; kêu gọi đầu tư; thông tin đối ngoại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

- Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi:

+ Nâng cao nhận thức trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng bào DTTS và miền núi;

+ Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người DTTS, tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng DTTS và miền núi;

+ Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số. Cung cấp bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý và hộp tin trợ giúp pháp lý cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

- Tập huấn cho các đối tượng quản lý, vận hành, khai thác điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT tại UBND xã;

- Hỗ trợ xây dựng và duy trì Chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, việc tổ chức thực hiện Chương trình

- Tổ chức thực hiện thường xuyên các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở các cấp chính quyền địa phương và các sở ngành; kịp thời tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc và xử lý các vi phạm theo đúng quy định.

- Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá cho các địa phương, gồm cả cơ quan chủ trì và các cơ quan, đơn vị tham gia tổ chức thực hiện Chương trình;

- Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng.

b) Vốn và nguồn vốn:

Tổng vốn thực hiện là 7.935 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 6.777 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 1.158 triệu đồng.

III. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Dự kiến kế hoạch vốn năm 2024 là 314.152 triệu đồng; cụ thể:

a) Vốn ngân sách năm 2023 chuyển sang: 46.679 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương : 38.144 triệu đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển : 1.560 triệu đồng;

+ Vốn sự nghiệp : 36.584 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương : 8.535 triệu đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển : 1.458 triệu đồng;

+ Vốn sự nghiệp : 7.077 triệu đồng.

b) Vốn ngân sách năm 2024 là 213.833 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương : 145.061 triệu đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển : 75.099 triệu đồng;

+ Vốn sự nghiệp : 69.962 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương : 68.772 triệu đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển : 11.517 triệu đồng;

+ Vốn NQ 17/2022/NQ-HĐND: 46.760 triệu đồng;

+ Vốn sự nghiệp : 10.495 triệu đồng;

c) Vốn tín dụng chính sách: 48.640 triệu đồng;

d) Vốn huy động khác : 5.000 triệu đồng.

(Chi tiết phân bổ vốn các Tiểu dự án, Dự án tại Phụ lục I đính kèm)

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động Nhân dân tham gia thực hiện Chương trình, đảm bảo mọi cá nhân, tổ chức sinh sống và làm việc ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đều biết được quyền lợi của gia đình, tổ chức, cộng đồng được thụ hưởng và điều kiện, trách nhiệm phải làm để được thụ hưởng quyền lợi từ Chương trình mang lại. Quan tâm chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền nhất là ở cơ sở, am hiểu tường tận công tác dân tộc, chính sách dân tộc nói chung và Chương trình nói riêng, có kỹ năng về tuyên truyền, vận động, nói dân tin, dân làm theo.

2. Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình năm 2024. Trong đó, trọng tâm là giải quyết nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt; xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cộng đồng; thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư; giao khoán bảo vệ rừng để tăng thu nhập cho nghèo; nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của đồng bào DTTS; quan tâm chăm lo cho phụ nữ và trẻ em, bình đẳng giới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở nguồn vốn được giao thực hiện Chương trình, tiến hành xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết, cụ thể từng Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn Chương trình theo quy định.

4. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc với các sở, ngành liên quan; phối hợp lồng ghép thực hiện Chương trình với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đề án tổng thể giảm nghèo bền vững 02 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh giai đoạn 2022-2025 nhằm tăng nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

5. Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc

- Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án theo Thông tư số 02/2022/TT-UBDT và số 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc; phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương; tổng hợp báo cáo theo quy định;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phân bổ nguồn vốn (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) để thực hiện theo quy định; lồng ghép nguồn lực đầu tư hỗ trợ của các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiệu quả, tránh trùng lắp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư công cho các địa phương và các sở, ngành liên quan tham gia thực hiện Chương trình.

3. Sở Tài chính

- Trên cơ sở Kế hoạch và dự toán kinh phí vốn sự nghiệp ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình do Ban Dân tộc lập; Sở Tài chính tổng hợp, cân đối ngân sách tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện.

- Phối hợp với các sở, cơ quan liên quan kiểm tra việc cấp phát, sử dụng thanh quyết toán kinh phí nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình theo quy định.

4. Các sở, ban, ngành được phân công chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình (Phụ lục II kèm theo)

- Căn cứ Kế hoạch này và hướng dẫn của Bộ, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện và kế hoạch giải ngân gửi UBND tỉnh (thông qua Ban Dân tộc để tổng hợp) và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; rà soát tham mưu UBND tỉnh ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.

- Phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần Chương trình được phân công chủ trì theo quy định, gửi Ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc.

5. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Chủ động xây dựng kế hoạch vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Khánh Hòa

Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu theo quy định của Chương trình.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch này, tình hình thực tế tại địa phương và nguồn vốn được phân bổ xây dựng kế hoạch thực hiện và kế hoạch giải ngân chi tiết, cụ thể từng Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình gửi Ban Dân tộc để tổng hợp, theo dõi và báo cáo theo quy định; chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình trên địa bàn;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị tại địa phương trong thực hiện Chương trình; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng, người dân tại địa phương trong thực hiện Chương trình, nhà nước hỗ trợ, người dân chủ động thực hiện;

- Bố trí đủ nguồn vốn đối ứng thực hiện Chương trình theo quy định, tổ chức huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực từ doanh nghiệp, cộng đồng, người dân để thực hiện các nội dung của Chương trình;

- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn; kịp thời giải quyết, kiến nghị giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện từ cơ sở; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo quy định.

8. Các chủ đầu tư là các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

- Xây dựng kế hoạch giải ngân nguồn vốn năm 2023 và năm 2024 theo quy định;

- Tăng cường trách nhiệm của các chủ đầu tư trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, giải quyết các vướng mắc trong thủ tục đầu tư, công tác giải ngân để triển khai thi công đảm bảo đúng tiến độ; đẩy nhanh công tác nghiệm thu, quyết toán, không để dồn vào cuối năm;

- Báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công thực hiện Chương trình theo lĩnh vực quản lý, phụ trách; gửi Ban Dân tộc định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và năm theo quy định.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Phối hợp tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia thực hiện Chương trình và tăng cường giám sát, phản biện việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình của các cấp chính quyền địa phương.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện. Quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.

 


PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2024
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH KHÁNH HÒA

ĐVT: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2024

Ghi chú

Tổng cộng

Trong đó:

Vốn ngân sách năm 2023 chuyển sang
(bao gồm vốn năm 2022)

Vốn ngân sách năm 2024

Vốn tín dụng chính sách

Vốn huy động khác

Tổng số

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

Tổng số

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn ĐTPT

Vốn sự nghiệp

Vốn ĐTPT

Vốn sự nghiệp

Vốn ĐTPT

Vốn sự nghiệp

Vốn ĐTPT

NQ 17/2022/ NQ-HĐND

Vốn sự nghiệp

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

TỔNG CỘNG

314.152

46.679

1.560

36.584

1.458

7.077

213.833

75.099

69.962

11.517

46.760

10.495

48.640

5.000

 

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

172.260

3.018

1.560

 

1.458

 

123.602

62.220

4.154

9.845

46.760

623

45.640

 

 

1

Hỗ trợ đất ở

2.756

138

120

 

18

 

1.518

1.320

 

198

 

 

1.100

 

36 hộ

2

Hỗ trợ nhà ở

143.020

2.880

1.440

 

1.440

 

95.600

47.800

 

1.040

46.760

 

44.540

 

1.231 hộ

3

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

3.480

 

 

 

 

 

3.480

 

3.026

 

 

454

 

 

348 hộ

4

Hỗ trợ nước sinh hoạt

23.004

 

 

 

 

 

23.004

13.100

1.128

8.607

 

169

 

 

 

II

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

62.657

20.685

 

17.987

 

2.698

33.972

 

29.541

 

 

4.431

3.000

5.000

 

1

Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

10.649

 

 

 

 

 

10.649

 

9.260

 

 

1.389

 

 

 

 

- Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

10.649

 

 

 

 

 

10.649

 

9.260

 

 

1.389

 

 

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN

52.008

20.685

 

17.987

 

2.698

23.323

 

20.281

 

 

3.042

3.000

5.000

 

III

Dự án 4 - Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào DTTS&MN

19.096

312

 

85

 

227

18.784

8.679

7.710

1.238

 

1.157

 

 

 

1

Đầu tư xây mới, nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất trạm y tế xã ĐBKK và mua sắm trang thiết bị

5.569

 

 

 

 

 

5.569

3.589

1.373

401

 

206

 

 

 

2

Đầu tư cơ sở hạ tầng xã ĐBKK, thôn ĐBKK

5.927

 

 

 

 

 

5.927

5.090

 

837

 

 

 

 

 

3

Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng xã ĐBKK, thôn ĐBKK và công trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư giai đoạn trước

7.600

312

 

85

 

227

7.288

 

6.337

 

 

951

 

 

 

IV

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

26.920

14.781

 

12.398

 

2.383

12.139

4.200

6.526

434

 

979

 

 

 

1

Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông DTNT và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

7.665

1.150

 

1.000

 

150

6.515

4.200

1.636

434

 

245

 

 

 

 

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú

7.665

1.150

 

1.000

 

150

6.515

4.200

1.636

434

 

245

 

 

 

2

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

2.903

1.293

 

1.124

 

169

1.610

 

1.400

 

 

210

 

 

 

3

Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng DTTS & MN

8.595

8.595

 

7.054

 

1.541

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình ở các cấp

7.757

3.743

 

3.220

 

523

4.014

 

3.490

 

 

524

 

 

 

V

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch

5.229

1.115

 

937

 

178

4.114

 

3.577

 

 

537

 

 

 

VI

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

5.652

541

 

496

 

45

5.111

 

4.445

 

 

666

 

 

 

VII

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

11.470

3.058

 

2.175

 

883

8.412

 

7.315

 

 

1.097

 

 

 

VIII

Dự án 9 - Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN

2.933

275

 

112

 

163

2.658

 

2.311

 

 

347

 

 

 

 

Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN

2.933

275

 

112

 

163

2.658

 

2.311

 

 

347

 

 

 

IX

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS & MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

7.935

2.894

 

2.394

 

500

5.041

 

4.383

 

 

658

 

 

 

1

Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030

3.363

373

 

231

 

142

2.990

 

2.600

 

 

390

 

 

 

2

Ứng dụng CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN

2.954

1.421

 

1.212

 

209

1.533

 

1.333

 

 

200

 

 

 

3

Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

1.618

1.100

 

951

 

149

518

 

450

 

 

68

 

 

 

 

PHỤ LỤC

CÁC SỞ, BAN, NGÀNH LÀ CƠ QUAN CHỦ TRÌ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS&MN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA - NĂM 2024

TT

DỰ ÁN /TIỂU DỰ ÁN

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

1

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở; nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt.

Ban Dân tộc

2

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

 

 

- Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS.

Ban Dân tộc - Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN.

- Sở Công Thương - Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung: Xúc tiến thương mại, hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN.

3

Dự án 4 - Tiểu dự án 1: Đầu tư CSHT thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong đồng bào DTTS&MN.

Ban Dân tộc

4

Dự án 5: Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

 

- Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông DTNT

Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Ban Dân tộc - Chủ trì triển khai thực hiện nội dung: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc.

Sở Giáo dục và Đào tạo - Chủ trì triển khai thực hiện nội dung: Bồi dưỡng tiếng dân tộc:

- Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

- Tiểu dự án 4: Đào tạo, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.

Ban Dân tộc.

5

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch (Chủ trì triển khai thực hiện các lĩnh vực liên quan)

6

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Sở Y tế

7

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

8

Dự án 9 - Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân

Ban Dân tộc

9

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

 

 

- Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MNH giai đoạn 2021 - 2030.

Ban Dân tộc - Chủ trì triển khai thực hiện nội dung: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín; Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào DTTS.

Sở Thông tin và Truyền thông - Chủ trì triển khai thực hiện nội dung: Thông tin đối ngoại vùng DTTS&MN theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Tư pháp - Chủ trì triển khai thực hiện nội dung: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS&MN.

 

- Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN.

Ban Dân tộc - Chủ trì triển khai thực hiện nội dung: Chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình: Ban Dân tộc.

Sở Thông tin và Truyền thông - Chủ trì triển khai thực hiện nội dung: Tập huấn cho các đối tượng quản lý, vận hành, khai thác điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT tại UBND xã:

Liên minh HTX tỉnh - Chủ trì triển khai thực hiện nội dung: Hỗ trợ xây dựng và duy trì Chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào DTTS:

 

- Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

Ban Dân tộc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 355/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 tỉnh Khánh Hòa - Năm 2024

  • Số hiệu: 355/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/02/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/02/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản