Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3321-QĐ/KH-KT | Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 1995 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số: 141/HĐBT ngày 24-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành "Điều lệ về tiêu chuẩn hoá";
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22-3-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông Vận tải;
Theo đề nghị của các ông: Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản Tiêu chuẩn ngành:
"Phương tiện cơ giới đường bộ".
Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Số Đăng ký: 22-TCN 224-95.
Điều 2: Tiêu chuẩn ngành này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ KHKT, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai và kiểm tra quá trình áp dụng tiêu chuẩn này trong cả nước.
| Lã Ngọc Khuê (Đã ký) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ | Số tiêu chuẩn |
Bộ Giao thông vận tải |
| Có hiệu lực từ |
1. Phạm vi đối tượng áp dụng
1.1. Kiểm tra định kỳ cho các loại ô tô, các loại phương tiện ba bánh có lắp động cơ (có 2 bánh đồng trục).
1.2. Kiểm tra các phương tiện nói trên khi đang tham gia giao thông trên đường công cộng và đường đô thị.
1.3. Làm căn cứ kỹ thuật cho tất cả các trạm đăng kiểm làm nhiệm vụ kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ.
1.4. Làm căn cứ cho các chủ phương tiện và người lái nhằm thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa để phương tiện luôn luôn đạt được các tiêu chuẩn này khi tham gia giao thông.
2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện.
2.1. Những thay đổi về kết cấu của phương tiện không đúng với thủ tục quy định, nội dung xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì phương tiện sẽ bị coi là không đạt tiêu chuẩn.
2.2. Chủ phương tiện phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo dưỡng sửa chữa để đảm bảo phương tiện luôn đạt tiêu chuẩn khi lưu hành.
3. Quy định về hồ sơ phương tiện:
Khi tiến hành kiểm tra định kỳ nếu thiếu một trong những giấy tờ quy định dưới đấy xuất trình cho các cơ sở kiểm định kỹ thuật phương tiện sẽ bị coi là không đạt tiêu chuẩn.
- Giấy chứng nhận đăng ký biển số của phương tiện.
- Giấy phép lưu hành đang có hiệu lực (đối với phương tiện đã sử dụng).
- Hồ sơ kỹ thuật hợp lệ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải nếu phương tiện đã hoán cải.
TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN BA BÁNH CÓ LẮP ĐỘNG CƠ VÀ CÁC LOẠI Ô TÔ, MÁY KÉO
1.1. Biển số đăng ký
Đủ số lượng, đúng quy cách, không nứt gãy, lắp chặt, đúng vị trí.
1.2. Số động cơ, số khung:
Đúng ký hiệu và chữ số ghi trong giấy chứng nhận đăng ký biển số của phương tiện. Nếu có dấu hiệu sửa chữa yêu cầu phải giám định lại.
1.3. Thân vỏ, buồng lái, thùng bệ:
1.3.1. Hình dáng và bố trí chung: Đúng với hồ sơ kỹ thuật.
1.3.2. Kích thước giới hạn: không vượt quá giới hạn cho phép.
1.3.3. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng:
Không được thủng, rách và phải định vị chắc chắn với bệ. Khung xương không có vết nứt.
1.3.4. Sàn bệ: định vị đúng chắc chắn với khung của phương tiện. Các dầm dọc và ngang không được mục vỡ, gẫy hoặc nứt, gỉ, thủng.
1.3.5. Cửa ôtô: Phải đóng mở nhẹ nhàng, khoá cửa không tự mở.
1.3.6. Chắn bùn: đầy đủ, định vị chắc chắn, không thủng rách.
1.3.7. Màu sơn: đúng với hồ sơ.
1.3.8. Chất lượng sơn: không bong tróc, long lở.
1.4. Khung ô tô:
Không được có vết nứt hoặc cong vênh ở mức nhận biết được rõ rệt bằng mắt.
1.5. Kính chắn gió phía trước:
Loại an toàn, đúng quy cách, trong suốt, không có vết rạn nứt.
1.6. Gương quan sát phía sau:
Đủ, đúng quy cách, không có vết rạn nứt, cho hình ảnh rõ ràng, quan sát được ít nhất ở khoảng cách 20m phía sau, rộng 4m.
1.7. Ghế người lái và ghế hành khách:
Định vị đúng vị trí, chắc chắn, có kích thước tối thiểu đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4461-87.
1.8. Độ kín khít của hệ thống nhiên liệu và bôi trơn:
Không rò rỉ thành giọt. Thùng nhiên liệu định vị đúng, chắc chắn, nắp phải kín.
1.9. Các tổng thành của hệ thống truyền lực:
Đúng với hồ sơ kỹ thuật, định vị đúng, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng trục các đăng không biến dạng, nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. Độ dơ của then hoa và các trục chữ thập nằm trong giới hạn cho phép.
1.10. Bánh xe:
1.10.1. Vành: đúng kiểu loại, không biến dạng, không rạn nứt.
1.10.2. Moay ơ quay trơn, không bó kẹt, không có độ dơ dọc trục và hướng kính.
1.10.3. Lốp: Đúng cỡ, đủ số lượng, đủ áp suất, không phồng rộp, không nứt vỡ tới lớp vải. Các bánh dẫn hướng phải đồng đều về chiều cao hoa lốp, không sử dụng lốp đắp. Chiều cao hoa lốp còn lại của các bánh dẫn hướng không nhỏ hơn:
- Ô tô con: 1,6mm
- Ô tô khách: 2,0mm.
- Ô tô tải: 1,0mm.
1.11. Hệ thống treo:
Đúng với hồ sơ kỹ thuật, đủ, định vị đúng, không nứt gãy, các giảm chấn không rò rỉ, hoạt động tốt.
2.1. Vô lăng lái: đúng kiểu loại, không nứt vỡ.
2.2. Trục lái: đúng kiểu loại, định vị đúng, không có độ dơ dọc trục.
2.3. Cơ cấu lái: đúng kiểu loại, không chảy dầu, định vị đúng, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
2.4. Thanh và đòn dẫn động lái:
Không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chỉ tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
2.5. Các khớp cầu và các khớp chuyển hướng: định vị chắc chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không dơ, không có tiếng kêu khi lắc vô lăng lái.
2.6. Ngõng quay lái: không có độ dơ giữa bạc và trục, chốt định vị chắc chắn.
2.7. Độ dơ góc của vô lăng lái:
- Ô tô con, ô tô khách đến 12 chỗ, ô tô tải có tải trọng đến 1500kg không lớn hơn 10o.
- Ô tô khách trên 12 chỗ, không lớn hơn 20o.
- Ô tô có trọng tải trên 1500kg: không lớn hơn 25o.
2.8. Bánh xe dẫn hướng khi tay lái thẳng: Đô trượt ngang của bánh xe không lớn hơn 5m/km.
2.9. Phương tiện ba bánh có 1 bánh dẫn hướng:
Không có độ dơ dọc trục, điều khiển lái nhẹ nhàng. Càng lái cân đối, không nứt gẫy. Giảm chấn trên càng lái hoạt động tốt.
3.1. Không được rò rỉ dầu phanh hoặc khí nén trong hệ thống.
3.2. Các ống dẫn dầu hoặc khí không được rạn nứt, định vị chắc chắn, đúng vị trí.
3.3. Dẫn động cơ khí của phanh chính và phanh tay phải linh hoạt, nhẹ nhàng, cơ cấu hãm của phanh tay hoạt động tốt.
3.4. Bình chứa khí nén định vị đúng, kẹp chặt, van an toàn hoạt động tốt.
3.5. Hiệu quả toàn bộ của phanh chính.
Khi thử trên đường được đánh giá bằng một trong 2 chỉ tiêu: quãng đường phanh Sp (m) hoặc gia tốc chậm dần Jpmax (m/s2) với chế độ thử không tải ở tốc độ 30km/h quy định như sau:
Nhóm 1:
- Ô tô con, ô tô cùng loại: Sp không lớn hơn 7,2m Jpmax không nhỏ hơn 5,8m/s2.
Nhóm 2:
Ô tô tải trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 8.000kg, ô tô khách có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5m:
Sp không lớn hơn 9,5.
Jpmax không nhỏ hơn 5,0m/s2.
Nhóm 3:
- Ô tô hoặc đoàn ô tô có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 8000kg, ô tô khách có tổng chiều dài lớn hơn 7,5:
Sp không lớn hơn 11,0m.
Jpmax không nhỏ hơn 4,2m/s2.
Điều kiện thử: trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng và khô (hệ số bám "phi" không nhỏ hơn 0,6).
Khi phanh, quỹ đạo chuyển động của ô tô không lệch quá 8o hoặc không lệch khỏi hành lang 3,50m.
3.7. Hiệu quả phanh tay:
Dừng được ở độ dốc 23% đối với ô tô con, ở độ dốc 31% đối với ô tô khách và ô tô tải.
3.8. Hiệu quả của phanh chính và phanh tay khi thử trên băng quy định như sau:
- Hiệu quả toàn bộ: Không nhỏ hơn 50 trọng lượng phương tiện.
- Sai lệch trên một trục: không lớn hơn 8%.
- Phanh tay: Không nhỏ hơn 22% trọng lượng phương tiện đối với ô tô con, không nhỏ hơn 30% trọng lượng phương tiện đối với ô tô khách và ô tô tải.
3.9. Sai lệch tốc độ:
Sai số đồng hồ tốc độ của phương tiện so với đồng hồ chuẩn khi kiểm tra ở tốc độ 40km/h, không lớn hơn 10%.
4. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu:
4.1. Đèn chiếu sáng phía trước:
4.1.1. Đồng bộ, đủ số lượng, đủ giải sáng xa và gần, định vị đúng không nứt vỡ.
4.1.2. Cường độ ánh sáng của một đèn: không nhỏ hơn 10.000 (cd) quan sát bằng mắt nhận thấy ánh sáng màu trắng.
4.1.3. Tia phản chiếu ngoại biên phía trên và phía dưới chùm sáng theo mặt phẳng dọc tạo thành góc đối với đường tâm của chùm tia không nhỏ hơn 3o (cho phép chuyển đổi, xác định theo đơn vị chiều dài) hoặc giải sáng xa (pha) không nhỏ hơn 100m rộng 4m, giải sáng gần (cốt) không nhỏ hơn 50m.
4.1.4. Tia phản chiếu ngoài biên phía trên của chùm sáng: song song với mặt phẳng chuyển động của phương tiện.
4.2. Các đèn tín hiệu:
4.2.1. Đồng bộ, đủ số lượng, đúng vị trí, định vị chắc chắn. Các tiêu chuẩn khác quy định như sau:
Loại đèn (cđ) | Vị trí | Màu | Cường độ |
Đèn tín hiệu | trước | vàng | 80 đến 700 |
xin đường | sau | vàng | 40 đến 400 |
Đèn tín hiệu | trước | trắng | 2 đến 60 |
kích thước | sau | đỏ | 1 đến 12 |
Đèn tín hiệu phanh | sau | đỏ | 20 đến 100 |
Đèn rọi biển số | sau | trắng | 2 đến 60 |
4.2.2. Tần số nháy của đèn xin đường: từ 60 đến 120 lần/phút hoặc từ 1 đến 2Hz. Thời gian từ khi bật công tắc đến khi đèn sáng không lớn hơn 3 (s).
4.2.3. Quan sát bằng mắt: phải nhận biết được tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20m đối với đèn phanh, đèn xin đường và 10 mét đối với đèn tín hiệu kích thước và đèn soi biển số trong điều kiện ngoài trời nắng.
4.3. Gạt mưa:
Đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật định vị đúng, hoạt động tốt. Diện tích quét không nhỏ hơn hai phần ba diện tích kính chắn gió phía trước.
4.4. Còi điện:
4.4.1. emdashm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2 mét không nhỏ hơn 65dB (A), không lớn hơn 115 dB (A).
4.4.2. Ô tô kéo moóc hoặc sơmirơmoóc phải đủ hai còi có tần số khác nhau.
Theo công văn số 1449/MTg ngày 23-6-1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, trong thời gian trước mắt từ 1-8-1995 đến 1-8-1997 quy định như sau:
1. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ mới.
Tiêu chuẩn khí thải và tiếng ồn cho các phương tiện cơ giới đường bộ mới (áp dụng cho phương tiện mới nhập khẩu, lắp ráp hoặc sản xuất trong nước) có thể áp dụng các tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 175/CP của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là:
1.1 Tiêu chuẩn khí thải cho các phương tiện giao thông đường bộ có động cơ.
1.1.1. Đối với các phương tiện chạy xăng phải tuân theo tiêu chuẩn A.
1.1.2. Đối với các phương tiện chạy dầu phải tuân theo tiêu chuẩn B. Giới hạn xả khói cho phép khi kiểm tra động cơ dầu ở tốc độ ổn định không được vượt quá 15 đơn vị khói Hartridge trong điều kiện gia tốc tự do.
Đơn vị: g/lần thử nghiệm
Trọng lượng phương tiện (Reference) (RW) | Tiêu chuẩn A | Tiêu chuẩn B | |||
| Co | HC | NOx | Co | HC+NOx |
RW < 750 | 65 | 6,0 | 8,5 |
|
|
750 | 71 | 6,3 | 8,5 | 58 | 19 |
850 | 76 | 6,5 | 8,5 |
|
|
1020 | 87 | 7,1 | 10,2 | 67 | 20,5 |
1250 | 99 | 7,6 | 11,9 | 76 | 22 |
1470 | 110 | 8,1 | 12,3 | 84 | 23,5 |
1700 | 121 | 8,6 | 12,8 | 84 | 23,5 |
1930 | 132 | 9,1 | 13,2 | 101 | 26,5 |
2150 | 143 | 9,6 | 13,6 | 110 | 28 |
Trong đó:
RW= Trọng lượng phương tiện = trọng lượng phương tiện không tải+ 100Kg
CO: Cacbon monoxít
HC: Hydrocacbon
NOx: Các oxít nitơ
1.1.3. Tất cả các loại xe môtô, xe hai bánh gắn máy phải đảm bảo mức xả khói không vượt quá các giá trị sau:
Hydrocacbon nhỏ hơn 5,0 g/Km
Cacbon monxit nhỏ hơn 12,0 g/Km
1.2 Mức gây ồn của động cơ và còi không được vượt quá mức ồn cho phép sau:
Loại xe dBA | Mức ồn cho phép |
Các loại xe hai bánh động cơ dưới 125 cc | 79 |
Các loại mô tô động cơ trên 12cc và các loại xe ba bánh có động cơ | 83 |
Các loại ô tô dưới 12 chỗ ngồi | 83 |
Ô tô tải trọng tải nhỏ | 84 |
Ô tô tải và ôtô khách động cơ dưới 10.000cc | 87 |
Ôtô tải và ôtô khách động cơ trên 10.000cc | 89 |
2. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ đã sử dụng:
2.1. Khí thải:
Đối với động cơ xăng: chỉ xác định CO, tiêu chuẩn: không lớn hơn 6%.
Đối với động cơ Diesel: Chỉ xác định độ khối, tiêu chuẩn: không lớn hơn 50%.
(Tiêu chuẩn tạm thời này sẽ được điều chỉnh sau khi có Thông tư Liên bộ: Bộ Giao thông Vận tải - Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường - Bộ Y tế).
2.2. Tiếng ồn: Không lớn hơn 92dBA.
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ QUY ĐỊNH NHƯ SAU
Loại phương tiện mới (tháng) | Chu kỳ đầu đối với phương tiện hoặc tháng | Chu kỳ định kỳ (đối với phương tiện đã sử dụng hoán cải) |
Ô tô tải trọng tải đến 5000 Kg: |
|
|
Do nước ngoài sản xuất (kể cả liên doanh với nước ngoài sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam) | 24 | 12 |
Sản xuất lắp ráp, hoán cải tại Việt Nam | 12 | 6 |
Ô tô tải trọng tải lớn hơn 5000 Kg: |
|
|
Do nước ngoài sản xuất (kể cả liên doanh với nước ngoài sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam) | 24 | 12 |
Sản xuất, lắp ráp, hoán cải tại Việt Nam | 18 | 12 |
Ôtô con nhỏ hơn 10 chỗ ngồi (Kể cả người lái): |
|
|
Do nước ngoài sản xuất (Kể cả liên doanh với nước ngoài sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam) |
|
|
Có kinh doanh vận tải | 24 | 12 |
Không kinh doanh vận tải | 30 | 18 |
Ôtô khách từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái): |
|
|
Do nước ngoài sản xuất (Kể cả liên doanh với nước ngoài sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam) |
|
|
Có kinh doanh vận tải | 18 | 6 |
Không kinh doanh vận tải | 24 | 12 |
Sản xuất, lắp ráp, hoán cải tại Việt Nam |
|
|
Có kinh doanh vận tải | 12 | 6 |
Không kinh doanh vận tải | 18 | 12 |
Phương tiện ba bánh có động cơ: |
|
|
Do nước ngoài sản xuất (kể cả liên doanh với nước ngoài sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam) |
|
|
Có kinh doanh vận tải | 24 | 12 |
Không kinh doanh vận tải | 30 | 24 |
Sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam |
|
|
Có kinh doanh vận tải | 18 | 6 |
Không kinh doanh vận tải | 24 | 12 |
Tất cả các phường tiện đã sử dụng hơn 7 năm |
| 6 |
- 1Nghị định 22-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải
- 2Nghị định 141-HĐBT năm 1982 về Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 22TCN 256:1999 về ô tô khách liên tỉnh - yêu cầu chung do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 24:1995 về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 226:1995 về tiêu chuẩn trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 3321-QĐ/KH-KT năm 1995 ban hành bản Tiêu chuẩn ngành 22-TCN 224-95 về "Phương tiện cơ giới đường bộ-Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 3321-QĐ/KH-KT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/06/1995
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lã Ngọc Khuê
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/06/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra