Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2012/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 10 tháng 8 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ DÂN SINH, HỖ TRỢ SẢN XUẤT, TÀU THUYỀN BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, LŨ LỤT VÀ DỊCH BỆNH GÂY RA.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

- Pháp lệnh Phòng, Chống lụt bão ngày 24/8/2000;

- Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào);

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển;

- Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

- Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Thông tư số 53/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010 của Bộ Tài chính Quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa;

- Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ;

- Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

- Thông tư số 83/2011/TT-BNNPTNT ngày 09/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành Danh mục các bệnh thủy sản công bố dịch;

Xét đề nghị của Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành mức hỗ trợ dân sinh, hỗ trợ sản xuất, tàu thuyền bị thiệt hại do thiên tai, bão lụt và dịch bệnh gây ra, cụ thể như sau:

I. Phạm vi áp dụng: Loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm đối với cây trồng, vật nuôi được hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định này được quy định tại Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; đối với thiên tai trên biển là bão, áp thấp nhiệt đới.

II. Mức hỗ trợ:

1. Hỗ trợ đối với diện tích cây trồng thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm:

Số TT

Đối tượng được hỗ trợ

Đơn vị tính

Thiệt hại hơn 70%

Thiệt hại từ 30% - đến 70%

1

Diện tích gieo cấy lúa thuần

đồng/ha

1.000.000

500.000

2

Diện tích gieo cấy lúa lai

đồng/ha

1.500.000

750.000

3

Ngô và rau màu các loại

đồng/ha

1.000.000

500.000

4

Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

đồng/ha

2.000.000

1.000.000

2. Hỗ trợ vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm:

Đơn vị tính: đồng

Đối tượng hỗ trợ

Mức hỗ trợ

a. Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng)

12.000

b. Heo

500.000

c. Trâu, bò

2.000.000

d. Dê

1.000.000

3. Hỗ trợ vật nuôi bị tiêu hủy bắt buộc do dịch bệnh nguy hiểm:

Hỗ trợ trực tiếp cho các chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc trong vùng đã công bố dịch hoặc trong vùng có dịch nhưng chưa có quyết định công bố dịch, với mức tương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm theo giá thời điểm, mức hỗ trợ cụ thể như sau:

- Heo: 38.000 đồng/kg hơi;

- Trâu, bò, dê: 45.000 đồng/kg hơi;

- Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng):

+ Gia cầm dưới 1 tháng tuổi: 15.000 đồng/con;

+ Gia cầm từ 1 tháng tuổi đến dưới 3 tháng tuổi: 25.000 đồng/con;

+ Gia cầm từ 3 tháng tuổi trở lên : 35.000 đồng/con.

4. Hỗ trợ đối với nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm:

- Đối với diện tích nuôi trồng bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/ha;

- Đối với lồng, bè nuôi trồng bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/100m3 lồng, bè; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/100m3 lồng, bè.

5. Hỗ trợ đối với tàu thuyền khai thác hải sản (không hỗ trợ đối với ngư lưới cụ và trang thiết bị trên tàu) bị thiệt hại do thiên tai gây ra:

a. Đối tượng hỗ trợ: Hộ ngư dân là chủ tàu thuyền bị hư hỏng nặng từ 60% trở lên hoặc mất tích do thiên tai gây ra.

b. Mức hỗ trợ:

- Tàu thuyền công suất dưới 20 CV (máy 2): hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng.

- Tàu thuyền công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV (máy 3): hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng.

- Tàu thuyền công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV (máy 4, máy 5): hỗ trợ tối đa 30 triệu;

- Tàu thuyền công suất từ 90 CV đến dưới 250 CV (máy 6): hỗ trợ tối đa 60 triệu đồng;

- Tàu thuyền có công suất từ 250 CV đến dưới 450 CV (máy 8): hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng

- Tàu thuyền có công suất từ 450 CV trở lên (máy 10, máy 12 trở lên): hỗ trợ tối đa 150 triệu.

6. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

7. Hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch, bệnh:

Đơn vị tính: đồng/người/ngày

Nội dung chi

Mức hỗ trợ

a. Về phòng chống bệnh dịch gia súc, gia cầm:

- Trường hợp có quyết định công bố dịch (thời gian thực hiện đến khi có QĐ công bố hết dịch):

+ Đối với ngày làm việc:

+ Đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết:

- Trường hợp tuy cấp có thẩm quyền chưa công bố dịch, nhưng có xảy ra dịch:

+ Đối với ngày làm việc:

+ Đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết:

 

 


100.000

200.000

 

50.000

70.000

b. Về phòng chống dịch bệnh cây trồng:

+ Đối với ngày làm việc:

+ Đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết:

(kể cả khi công bố dịch và không công bố dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

 

50.000

100.000

c. Về phòng chống dịch bệnh thủy sản:

+ Đối với ngày làm việc:

+ Đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết:

(kể cả khi công bố dịch và không công bố dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

 

50.000

100.000

8. Hỗ trợ thiệt hại dân sinh do thiên tai, lũ, lụt gây ra:

a. Mức hỗ trợ:

Nội dung hỗ trợ thiệt hại

ĐVT

Mức hỗ trợ

1. Đối với hộ gia đình

 

 

- Có người chết, mất tích

đ/người

5.000.000

- Có người bị thương nặng

đ/người

2.000.000

- Có nhà chính bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn phải làm lại:

đ/nhà

 

+ Đối với hộ ở địa bàn vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Chính phủ

 

14.000.000

+ Đối với các hộ khác

 

12.000.000

- Có nhà bị hư hỏng, tốc mái với thiệt hại từ 50% đến dưới 70%:

đ/nhà

8.000.000

- Hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét:

đ/hộ

 

+ Đối với hộ ở địa bàn vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Chính phủ:

 

12.000.000

+ Đối với hộ khác:

 

10.000.000

2. Đối với cá nhân:

 

 

- Trợ giúp cứu đói từ 01 – 3 tháng (kg gạo/người/tháng)

kg gạo

15

- Người gặp tai nạn, rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng:

đ/người

2.000.000

- Hỗ trợ tối đa kinh phí mai táng đối với người chết ngoài vùng cư trú mà gia đình không biết để mai táng

đ/người

3.000.000

b. Điều kiện hỗ trợ:

- Người bị thương nặng được hỗ trợ theo danh sách do UBND xã, phường, thị trấn lập có xác nhận của cơ sở y tế.

- Người bị mất tích được hỗ trợ theo danh sách do UBND xã, phường, thị trấn lập và xác nhận bằng văn bản thời điểm mất tích, hộ gia đình có người bị mất tích đã lập bàn thờ cúng. Sau thời gian từ 15 đến 30 ngày thì được Nhà nước hỗ trợ theo quy định.

- Nhà chính bị đổ, sập, trôi, cháy và hư hỏng nặng được hỗ trợ theo danh sách do UBND xã, phường, thị trấn lập và xác nhận.

- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp là phải di dời do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, triều cường đến nơi tái định cư tập trung hoặc xen ghép, do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Người gặp tai nạn, rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.

- Người gặp tai nạn, rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng, được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng.

9. Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật cho hộ gia đình để tổ chức phòng trừ dịch bệnh cây trồng tập trung: Tùy điều kiện tình hình dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ cụ thể.

10. Hỗ trợ đối với tàu thuyền và thuyền viên tham gia cứu nạn người bị nạn do thiên tai trong lĩnh vực khai thác hải sản:

a. Đối tượng hỗ trợ: Hộ ngư dân là chủ tàu thuyền và thuyền viên tham gia cứu nạn người bị nạn do thiên tai trên biển.

b. Mức hỗ trợ:

- Trường hợp tàu thuyền do cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia cứu nạn được hỗ trợ 5.000.000 đồng/tàu và toàn bộ chi phí xăng dầu, chi phí sửa chữa (nếu tàu bị hư hỏng) trong thời gian tham gia cứu nạn; mỗi thành viên làm việc trên tàu có tham gia cứu nạn được hỗ trợ 1.000.000 đồng/thuyền viên.

- Trường hợp tàu thuyền tự nguyện tham gia cứu nạn được xem xét hỗ trợ không quá 10.000.000 đồng/tàu.

Ngoài ra, tùy theo thành tích cứu nạn mà UBND các cấp có chế độ khen thưởng, biểu dương.

c. Điều kiện hỗ trợ:

Tàu thuyền tham gia cứu nạn phải được Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện quyết định hoặc chỉ định tham gia cứu nạn. Trong trường hợp khẩn cấp, tự tham gia cứu nạn, sau khi cứu nạn xong phải báo ngay cho Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cấp huyện (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn sở tại). Thành viên tham gia cứu nạn phải có danh sách đăng ký làm việc trên tàu cứu nạn trong chuyến đi biển với Đồn Biên phòng sở tại.

11. Hỗ trợ sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai:

a. Đối tượng hỗ trợ:

Hộ diêm dân (hộ cá thể, hộ xã viên HTX diêm nghiệp) có diện tích sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai gây ra làm giảm năng suất từ 30% trở lên so với năng suất bình quân 3 năm liền kề của toàn huyện.

b. Mức hỗ trợ:

- Thiệt hại từ 30% đến 50%: 1.5000.000 đồng/ha;

- Thiệt hại từ trên 50% đến 70% : 2.000.000 đồng/ ha;

- Thiệt hại trên 70%: 3.000.000 đồng/ha.

c. Điều kiện hỗ trợ:

Diện tích đất sản xuất muối bị thiệt hại phải nằm trong vùng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đăng ký với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (đã được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận mức độ thiệt hại).

12. Hỗ trợ diện tích sản xuất nông nghiệp bị sa bồi, thủy phá :

a. Đối tượng hỗ trợ:

Hộ nông dân đang canh tác trên diện tích bị sa bồi, thủy phá.

b. Mức hỗ trợ:

- 5.000.000 đồng/ha đối với diện tích đất thực tế bị sa bồi thủy phá.

c. Điều kiện hỗ trợ:

- Diện tích đất sản xuất đang gieo trồng các loại cây trồng hàng năm như lúa, ngô, lạc, đất làm muối,... nằm trên cánh đồng sản xuất của địa phương bị lũ lụt gây sa bồi với độ dày của đất sa bồi lớn hơn 15 cm .

- Không áp dụng hỗ trợ đất vườn, đất đầu thừa, đuôi thẹo, đất trồng cây lâu năm, cây ăn quả.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ bao gồm nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và các nguồn hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính theo chức năng được giao hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố việc thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra; Sở Tài chính phối hợp các sở, ban liên quan đề xuất nguồn kinh phí thực hiện hàng năm.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện hỗ trợ kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây theo quy định tại Quyết định này; chủ động xuất nguồn dự phòng ngân sách để thực hiện.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Lao động- Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lê Hữu Lộc

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ dân sinh, sản xuất, tàu thuyền bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh gây ra của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành

  • Số hiệu: 32/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/08/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Lê Hữu Lộc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản