Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2018/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 20 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2018 và điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ dân sinh, hỗ trợ sản xuất, tàu thuyền bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh gây ra; Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định mức hỗ trợ sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh gây ra quy định tại Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Hồ Quốc Dũng

 

QUY ĐỊNH

MỨC HỖ TRỢ ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Điều 1. Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh (theo khung quy định của Chính phủ) như sau:

1. Hỗ trợ đối với cây trồng, lâm nghiệp, sản xuất muối

TT

Đối tượng được hỗ trợ

Mức hỗ trợ (đồng/ha)

Thiệt hại trên 70%

Thiệt hại từ 30% - 70%

I

Cây trồng nông nghiệp

 

 

1

Diện tích gieo cấy lúa thuần

2.000.000

1.000.000

2

Diện tích mạ lúa thuần

20.000.000

10.000.000

3

Diện tích cây lúa lai

3.000.000

1.500.000

4

Diện tích mạ lúa lai

30.000.000

15.000.000

5

Diện tích ngô và rau màu các loại

2.000.000

1.000.000

6

Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

4.000.000

2.000.000

II

Sản xuất lâm nghiệp

 

 

1

Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống

4.000.000

2.000.000

2

Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm

40.000.000

20.000.000

III

Sản xuất muối

 

 

1

Diện tích sản xuất muối

1.500.000

1.000.000

2. Hỗ trợ vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm

a. Thiệt hại do thiên tai

TT

Đối tượng được hỗ trợ

ĐVT

Mức hỗ trợ

1

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng)

 

 

 

- Từ 01 đến 28 ngày tuổi

Đồng/con

15.000

 

- Trên 28 ngày tuổi

Đồng/con

30.000

2

Lợn

 

 

 

- Lợn từ 01 đến 28 ngày tuổi

Đồng/con

400.000

 

- Lợn trên 28 ngày tuổi

Đồng/con

700.000

 

- Lợn nái và lợn đực đang khai thác

Đồng/con

2.000.000

3

Trâu, bò, ngựa

 

 

 

- Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi

Đồng/con

2.500.000

 

- Bò sữa trên 6 tháng tuổi

Đồng/con

7.000.000

 

- Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi

Đồng/con

2.000.000

 

- Trâu, bò thịt, ngựa trên 6 tháng tuổi

Đồng/con

5.000.000

4

Hươu, nai

Đồng/con

2.500.000

5

Dê, cừu

Đồng/con

1.000.000

b. Thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm

Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất chăn nuôi có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:

TT

Đối tượng được hỗ trợ

ĐVT

Mức hỗ trợ

1

Lợn

Đồng/kg hơi

30.000

2

Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai

Đồng/kg hơi

40.000

3

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng)

 

 

 

- Từ 01 đến 28 ngày tuổi

Đồng/con

15.000

 

- Trên 28 ngày tuổi

Đồng/con

30.000

3. Hỗ trợ đối với nuôi trồng thủy, hải sản

TT

Đối tượng được hỗ trợ

ĐVT

Thiệt hại trên 70%

Thiệt hại từ

30% - 70%

1

Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp)

Đồng/ha

5.000.000

3.000.000

2

Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa

Đồng/ha

10.000.000

5.000.000

3

Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh

Đồng/ha

7.000.000

5.000.000

4

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh

Đồng/ha

25.000.000

15.000.000

5

Diện tích nuôi nhuyễn thể

Đồng/ha

50.000.000

25.000.000

6

Diện tích nuôi cá tra thâm canh

Đồng/ha

25.000.000

15.000.000

7

Lồng, bè nuôi nước ngọt

Đồng/100 m3 lồng

8.000.000

5.000.000

8

Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh

Đồng/ha

25.000.000

15.000.000

9

Diện tích nuôi cá nước lạnh (tầm, hồi) thâm canh

Đồng/ha

45.000.000

25.000.000

10

Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (xa bờ, ven đảo)

Đồng/100 m3 lồng

18.000.000

12.000.000

11

Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác

Đồng/ha

5.000.000

3.000.000

Điều 2. Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ

1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ 70%.

2. Phần ngân sách địa phương hỗ trợ 30% được quy thành tỷ lệ 100% và thực hiện theo cơ chế như sau:

a. Đối với thành phố Quy Nhơn: Ngân sách thành phố tự đảm bảo 100% kinh phí thực hiện.

b. Đối với 03 huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện.

c. Đối với huyện Hoài Ân: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện.

d. Đối với thị xã An Nhơn và các huyện: Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện.

Điều 3. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, trình tự thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a. Thẩm định báo cáo thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thủy sản và muối do thiên tai, dịch bệnh của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; tổng hợp gửi Sở Tài chính tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ.

b. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với Chính phủ về nhu cầu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và muối để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài chính

a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất nguồn kinh phí để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ cho các địa phương theo quy định.

b. Báo cáo hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ, các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (đối với thiệt hại do thiên tai) về quyết toán kinh phí, kết quả thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo các mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a. Chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh;

b. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan chuyên môn hướng dẫn hộ sản xuất kê khai sản xuất, làm đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo các mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; thành lập hội đồng kiểm tra đánh giá thiệt hại; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định, quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 6 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

c. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo các mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo tại Nghị định số 02/2017/NĐ- CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 40/2018/QĐ-UBND năm 2018 quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 40/2018/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/07/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Hồ Quốc Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản