Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2018/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 8 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai xảy ra;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1513/TTr-SLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định một số chính sách trợ giúp xã hội đột xuất đối với các hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác gây ra” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2018 và bãi bỏ Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định một số chính sách trợ giúp đột xuất từ nguồn ngân sách nhà nước cho các hộ gia đình gặp khó khăn do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỘT XUẤT ĐỐI VỚI CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN GẶP KHÓ KHĂN DO THIÊN TAI, HỎA HOẠN HOẶC LÝ DO BẤT KHẢ KHÁNG KHÁC GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2018/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Quy định về một số chính sách trợ giúp xã hội đột xuất; mức trợ giúp xã hội đột xuất đối với các hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Các nội dung khác có liên quan đến chính sách trợ giúp xã hội đột xuất không quy định tại văn bản này được thực hiện theo quy định của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (gọi tắt là Nghị định 136/2013/NĐ-CP) và các văn bản pháp luật có liên quan.
1. Các hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:
a) Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; do tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác;
b) Hộ gia đình, cá nhân có người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc các lý do bất khả kháng khác phải đưa vào Bệnh viện hoặc các Trung tâm Y tế cấp huyện cấp cứu, chữa trị;
c) Hộ gia đình, cá nhân có nhà đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng hoặc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới do lý do khách quan, bất khả kháng;
d) Trẻ em có cả cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích được chăm sóc tạm thời tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc tại hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, gia đình, cá nhân sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước và kinh phí trợ giúp của các cá nhân, đơn vị, tổ chức để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đột xuất đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
MỨC CHUẨN TRỢ GIÚP, CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỘT XUẤT
Điều 3. Mức chuẩn trợ giúp xã hội đột xuất
Mức chuẩn trợ giúp xã hội đột xuất là 270.000 đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 4. Chế độ trợ giúp xã hội đột xuất
1. Hỗ trợ người bị thương nặng:
a) Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 3 Quy định này.
Trình tự xem xét hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
b) Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú quy định tại điểm a Khoản này mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định tại điểm a Khoản này.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
2. Hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được hỗ trợ chi phí mai táng với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 3 Quy định này.
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết trong trường hợp quy định tại điểm a Khoản này không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó thì được hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, nhưng không quá 30 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 3 Quy định này.
c) Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng thực hiện theo quy định sau đây:
- Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BTĐTBXH-BTC, kèm theo giấy báo tử đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này hoặc xác nhận của công an cấp xã đối với đối tượng quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này gửi Chủ tịch UBND cấp xã;
- Trình tự hỗ trợ chi phí mai táng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
3. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở:
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức 20.000.000 đồng/hộ.
b) Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức 20.000.000 đồng/hộ.
c) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác theo từng mức độ dưới đây thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở, cụ thể như sau:
- Bị phá hủy, hư hỏng trên 70% (hư hỏng gần như toàn bộ phần mái nhà, tường nhà, cột (trụ) nhà) được hỗ trợ với mức 15.000.000 đồng/hộ;
- Bị phá hủy, hư hỏng từ 50%-70% được hỗ trợ với mức 12.000.000 đồng/hộ;
- Bị phá hủy, hư hỏng từ 30% đến dưới 50% được hỗ trợ với mức 9.000.000 đồng/hộ;
d) Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:
- Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
4. Hỗ trợ khẩn cấp: Trường hợp trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng.
a) Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian sống tại hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng với định mức 40.000 đồng/người/ngày theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
b) Chi phí điều trị thực tế trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập mà không có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
c) Chi phí đưa trẻ về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
d) Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng là không quá 03 tháng.
đ) Thủ tục hỗ trợ trẻ em quy định tại Khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
Điều 5. Thẩm quyền xác định mức độ hư hỏng nhà ở
1. Thẩm quyền xác định mức độ hư hỏng nhà: Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội cấp xã xác định theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
2. Thành phần Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội cấp xã: Thành phần Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội cấp xã hoạt động theo quy định Điều 32, Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
1. Kinh phí thực hiện trợ giúp đột xuất bao gồm:
a) Ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí từ nguồn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức.
2. Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí quy định tại Khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện trợ giúp đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, trình Trung ương xem xét, quyết định hỗ trợ lương thực, kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành có liên quan
1. Sở lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện quy định này. Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán kinh phí trợ giúp xã hội, trong đó có kinh phí trợ giúp xã hội đột xuất gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp dự toán ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Tài chính:
a) Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, trong đó kinh trợ giúp đột xuất theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị được giao kinh phí thực hiện theo đúng quy định tài chính hiện hành.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các địa phương triển khai, thực hiện các nội dung của Quy định này.
4. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện: Khi có thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng khác xảy ra, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
- Nhanh chóng kiểm tra tình hình thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn để có phương án cứu trợ và khắc phục kịp thời;
- Tổ chức họp dân theo từng thôn, tổ dân phố bình xét xác định mức độ thiệt hại của từng hộ gia đình để thống nhất mức hỗ trợ phù hợp theo quy định tại Điều 4 Quy định này. Công khai danh sách các hộ gia đình trên cơ sở kết quả bình xét từ thôn, tổ dân phố. Công khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho toàn bộ nhân dân được biết (niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn);
- Tổng hợp các đối tượng bị thiệt hại đề nghị được hỗ trợ theo từng thôn, tổ dân phố và nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ để tổng hợp toàn bộ tình hình thiệt hại trên địa bàn cấp huyện gửi báo cáo các cơ quan liên quan theo quy định.
b) Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách huyện, thị xã, thành phố để thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ nêu trên. Ngoài phần hỗ trợ từ ngân sách quy định tại Điều 4 của Quy định này, chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ cùng cấp trong việc điều phối tiền, hàng cứu trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các vùng cũng như các đối tượng bị thiệt hại;
c) Tổ chức kiểm tra và tổng hợp các đối tượng bị thiệt hại, kinh phí thực tế hỗ trợ trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố gửi Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
d) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về sự chính xác của số liệu báo cáo, đảm bảo hỗ trợ đúng chính sách, đối tượng;
e) Hàng năm, lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, kinh phí trợ giúp xã hội đột xuất trên địa bàn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
1. Giao Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương có trách nhiệm tổ chức triển khai, đôn đốc thực hiện, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện theo định kỳ hằng năm trước ngày 15/12.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện: Căn cứ tình hình xảy ra thiệt hại thực tế ở địa phương mình tổng hợp, báo cáo theo mẫu số 1 và mẫu số 2 (đính kèm).
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan: Trong phạm vi, chức năng của mình báo cáo UBND tỉnh khi có yêu cầu liên quan.
4. Hình thức báo cáo: Báo cáo giấy và báo cáo qua phần mềm điện tử.
1. Quá trình thực hiện các chính sách nêu tại Quyết định này nếu được cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời giải quyết./.
| MẪU SỐ 1 |
UBND XÃ PHƯỜNG/THỊ TRẤN………………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......., ngày …. tháng …. năm ……. |
BẢNG TỔNG HỢP THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI VÀ NHÀ CỬA DO THIÊN TAI (……………….) GÂY RA
(Mẫu báo cáo kèm theo Quyết định số 46/2018/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
ĐVT: 1.000 đồng
TT | Họ và tên chủ hộ | Hộ bị thiệt hại thuộc diện | Thiệt hại về người | Thiệt hại về nhà cửa | Mức hỗ trợ | Tổng kinh phí hỗ trợ | Ghi chú | ||||||||
Trong đó | |||||||||||||||
Hộ nghèo | Hộ cận nghèo | Khác | Số người chết, mất tích | Số người bị thương nặng | Mức hỗ trợ | Bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn hoặc phải di dời nhà ở khẩn cấp | Bị hư hỏng trên 70% | Bị hư hỏng từ 50 đến 70% | Bị hư hỏng từ 30% đến dưới 50% | Bị hư hỏng dưới 30% | |||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
I | Thôn A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nguyễn X |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Thôn B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: - Các chỉ tiêu ở cột 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10, 10: nếu gia đình thuộc loại nào thì đánh dấu (X) vào cột đó
- Chỉ tiêu ở cột 6, 12: căn cứ đối tượng ở cột 1, 2, 3 và mức độ thiệt hại tại cột 7, 8, 9, 10, 11 để xác định mức hỗ trợ tương ứng
- Mẫu này được lập thành 04 bảng: UBND cấp xã giữ 01 bảng, gửi UBND cấp huyện 03 bảng (trong đó 01 bảng gửi Sở Tài chính, 01 bảng gửi Sở LĐTBXH đính kèm theo báo cáo của UBND huyện.
Người lập biểu | TM. UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN |
| MẪU SỐ 2 |
UBND HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......., ngày …. tháng …. năm ……. |
BẢNG TỔNG HỢP THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI VÀ NHÀ CỬA DO THIÊN TAI (……………….) GÂY RA
(Mẫu báo cáo kèm theo Quyết định số 46/2018/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
ĐVT: 1.000 đồng
TT | Xã, phường, thị trấn | Hộ bị thiệt hại | Thiệt hại về người | Tổng số | Thiệt hại về nhà cửa | Tổng kinh phí hỗ trợ | Ghi chú | ||||||
Trong đó | |||||||||||||
Số hộ | Số nhân khẩu | Số người chết, mất tích | Số người bị thương nặng | Số nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn hoặc phải di dời nhà ở khẩn cấp | Số nhà ở bị hư hỏng trên 70% | Số nhà bị hư hỏng từ 50 đến 70% | Số nhà ở bị hư hỏng từ 30% đến dưới 50% | Số nhà ở bị hư hỏng dưới 50% | |||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: - Báo cáo này kèm theo Bảng tổng hợp của từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn (Mẫu số 01)
- Cột 11: Bằng tổng của các cột 6, 7, 8, 9, 10 nhân với mức hỗ trợ tương ứng.
Người lập biểu | TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 1835/QĐ-UBND năm 2010 quy định về chính sách trợ giúp đột xuất từ nguồn ngân sách nhà nước cho hộ gia đình gặp khó khăn do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 920/QĐ-UBND năm 2011 về mức trợ cấp, trợ giúp đột xuất (một lần) cho hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 3Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ đối với các cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Quyết định 40/2018/QĐ-UBND năm 2018 quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Nghị quyết 98/2018/NQ-HĐND về củng cố, phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 48/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7Quyết định 47/2023/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2023
- 9Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 1835/QĐ-UBND năm 2010 quy định về chính sách trợ giúp đột xuất từ nguồn ngân sách nhà nước cho hộ gia đình gặp khó khăn do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 47/2023/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2023
- 4Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 2Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Quyết định 920/QĐ-UBND năm 2011 về mức trợ cấp, trợ giúp đột xuất (một lần) cho hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 7Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC sửa đổi Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 9Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ đối với các cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 10Quyết định 40/2018/QĐ-UBND năm 2018 quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 11Nghị quyết 98/2018/NQ-HĐND về củng cố, phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 12Quyết định 48/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyết định 46/2018/QĐ-UBND quy định về chính sách trợ giúp xã hội đột xuất đối với hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 46/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra