- 1Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 3Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 4Nghị định 61/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 5Chỉ thị 29/2003/CT-TTg về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 244-HĐBT năm 1990 về việc tổ chức của hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Số 313/2004/QĐ-BKH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔCHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990; Nghị định 244/HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức của hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp đảm bảo hoạt động thanh tra;
Căn cứ Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm2003 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Chỉ thị 29/2003/CT-TT ngày 23 tháng 12 năm 2003 củaThủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước;
Sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 313/2004/QĐ-BKH ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Điều 1. Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năngthanh tra nhà nước về kế hoạch và đầu tư trong phạm vi cả nước.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
1. Thanh tra Kế hoạch và đầu tư tuân theo pháp luật ViệtNam, các thoả thuận, điều ước quốc tế khác mà Chính phủ Việt Nam đã kýkết và các quy định tại Quy chế này;
2. Hoạt động thanh tra kế hoạch và đầu tư phải bảođảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời;
3. Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đượccan thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra kế hoạch và đầu tư.
Điều 3. Phạm vi và đối tượng thanh tra kế hoạch và đầu tư.
1. Phạm vi: Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước về kế hoạch và đầu tư trong phạm vi cả nước, bao gồm:
- Cơ chế chính sách quản lý kinh tế chung và một sốlĩnh vực cụ thể;
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,ngành, vùng và lãnh thổ;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Đầu tư trong nước và nước ngoài;
- Nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
- Đấu thầu;
- Khu công nghiệp - Khu chế xuất;
- Đăng ký kinh doanh;
- Một số lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý nhànước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Đối tượng thanh tra bao gồm:
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoàitham gia các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tưđược quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng thanh tra
1. Các tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặcliên quan đến cuộc thanh tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu củaThanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của pháp.luật thanh tra và Quychế này; có nghĩa vụ tôn trọng và tạo mọi điều kiện cần thiết để hoạtđộng thanh tra kế hoạch và đầu tư được thuận lợi, có hiệu quả.
2. Các tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra cóquyền khiếu nại việc thanh tra, kiểm tra trong trường hợp thanh tra, kiểm tratrái quy định của pháp luật.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thuộc Bộ Kếhoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ theo chương trình,kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất việc chấp hành chính sách, pháp luậtvề kế hoạch và đầu tư trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư (Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ),được quy định cụ thể tại Điều 3 của Quy chế này;
2. Tiếp dân, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giảiquyết khiếu nại hoặc biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
3. Phối hợp với thanh tra các Bộ, ngành và địa phươnggiải quyết các vụ việc thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
4. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư việcthanh tra, kiểm tra các nội dung quy định tại Điều 13 Nghị định 86/2002/NĐ-CPngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
5. Theo dõi, đôn đốc thủ trưởng các đơn vị thuộc BộKế hoạch và Đầu tư giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hànhchính, hành vi hành chính của đơn vị, của cán bộ công chức do đơn vị quảnlý trực tiếp; xem xét, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo mà Thủ trưởngcác đơn vị thuộc Bộ đã giải quyết nhưng chưa đúng với quy định phápluật hoặc đương sự còn khiếu nại; trong trường hợp kết luận việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo chưa đúng pháp luật thì kiến nghị người đã giảiquyết xem xét, giải quyết lại.
6. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyềnquản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các quy định củaNhà nước về công tác thanh tra, xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hướngdẫn nghiệp vụ thanh tra kế hoạch và đầu tư cho Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầutư;
7. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ bímật trong quá trình thanh tra;
8. Thực hiện chế độ báo cáo với Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư và Tổng Thanh tra Nhà nước về hoạt động thanh tra theo quyđịnh;
9. Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tácchống tham nhũng, chống tiêu cực;
10. Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư giao;
11. Thực hiện các nhiệm vụ chung theo quy định của phápluật khiếu nại tố cáo và thanh tra hiện hành.
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các quyền hạn sau:
1. Yêu cầu đối tượng thanh tra và tổ chức, cá nhân cóliên quan cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời cáccâu hỏi về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung thanh tra;
.2. Trưng cầu giám định, thu thập, xác minh chứng cứ cóliên quan đến nội dung thanh tra;
3. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ công tác đốivới các cá nhân cố ý cản trở trái pháp luật việc thanh tra của Đoàn thanhtra hoặc Thanh tra viên;
4. Kiến nghị tạm đình chỉ thi hành quyết định kỷ luậthoặc thuyên chuyển công tác đối với người đang cộng tác với Thanh tra BộKế hoạch và Đầu tư hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thihành quyết định này gây trở ngại cho việc thanh tra;
5. Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quanđiều tra hình sự có thẩm quyền giải quyết nếu xét thấy có dấu hiệu tộiphạm;
6. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giảiquyết những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra, công tác thanh tra.Trong trường hợp kiến nghị đó không được chấp thuận thì có quyền bảo lưuvà báo cáo với Tổng Thanh tra Nhà nước.
7. Các quyền hạn khác theo quy định tại pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo và thanh tra hiện hành.
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Chanh thanh tra, cácPhó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên được bổ nhiệm theo quy định củapháp luật.
1. Chánh thanh tra có các quyền hạn quy định tại văn bảnpháp luật về khiếu nại tố cáo và thanh tra hiện hành, chịu trách nhiệmtrước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổngthanh tra Nhà nước về toànbộ hoạt động thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
2. Các Phó Chánh thanh tra được Chánh thanh tra phân côngphụ trách theo từng lĩnh vực hoặc từng mặt công tác, chịu trách nhiệm trướcChánh thanh tra về những lĩnh vực công tác được giao;
3. Các Thanh tra viên do Chánh thanh tra phân công công tácvà chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra về những công việc được giao;
4. Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có con dấu riêng, cócấp phòng: biên chế và tổ chức do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tưcó con dấu riêng, có cấp phòng; biên chế và tổ chức do Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư quyết định.
Điều 8. Trình tự, thủ tục thanh tra và nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra.
1. Trình tự, thủ tục thanh tra được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật thanh tra hiện hành và được cụ thể cho một số nội dungsau:
a. Chương trình, kế hoạch thanh tra
Căn cứ để xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra,bao gồm:
- Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư;
- Đề xuất của các Cục, Vụ, Viện, đơn vị trực thuộcBộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tìnhhình kinh tế - xã hội, xác định những nội dung, lĩnh vực, bộ, ngành, địaphương, dự án có nhiều vướng mắc, tồn tại cần được thanh tra, kiểm trađể phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý vi phạm hoặc để sửa đổi, bổ sung chínhsách, cơ chế quản lý cho phù hợp;
- Nội dung phản ánh, đề xuất của các cơ quan nhà nướcvà các phương tiện thông tin đại chúng, các đơn thư khiếu nại, tố cáocủa các tổ chức và công dân;
- Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát hiện và đềxuất..b. Quyết định thanh tra Quyết định thanh tra do Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư hoặc do Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký thừa uỷ quyềncủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quyết định thanh tra dựa trên cáccơ sở sau đây:
- Chương trình, kế hoạch công tác thanh tra được xâydựng theo quy định tại điểm a. khoản 1 Điều này;
- Yêu cầu thanh tra đột xuất.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, của thànhviên Đoản thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật thanh trahiện hành.
Điều 9. Quan hệ với Thanh tra Nhà nước.
1. Chịu sự hướng dẫn của Thanh tra Nhà nước về côngtác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra;
2. Tham gia các hoạt động thanh tra theo đề nghị của Thanhtra Nhà nước.
Điều 10. Quan hệ với Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Phối hợp với Thanh tra các Bộ để tổ chức thực hiệncông tác thanh tra về kế hoạch và đầu tư có liên quan thuộc phạm vi quản lýcủa các Bộ, cơ quan, ngang Bộ;
2. Được phép mời cán bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộtham gia các cuộc thanh tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liênquan;
3. Tham gia các hoạt động thanh tra theo đề nghị của Thanhtra các Bộ cơ quan ngang Bộ.
Điều 11. Quan hệ với Thanh tra các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Phối hợp với Thanh tra các Tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương để tổ chức thực hiện công tác thanh tra về kế hoạch và đầu tưcó liên quan trên địa bàn của địa phương;
2. Được phép mời cán bộ các Tỉnh, Thành phố trựcthuộc Trung ương tham gia các cuộc thanh tra, xác minh, giải quyết khiếu nại,tố cáo có liên quan.
Điều 12. Quan hệ với Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tổchức thực hiện công tác thanh tra về kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quảnlý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Được phép yêu cầu Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tưcung cấp tài liệu, thông tin hoặc cử cán bộ có năng lực tham gia Đoàn thànhtra;
3. Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gửibáo cáo công tác thanh tra định kỳ 6 tháng và hàng năm về Thanh tra Bộ Kếhoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thanh tra Nhà nước.
Điều 13. Quan hệ với các Cục, Vụ, Viện, đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Thanh tra Bộ:
a. Được phép đề xuất trưng dụng, điều động cán bộcủa các Cục, Vụ, Viện, đơn vị có liên quan tham gia các hoạt động thanh tracủa Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Nhà nước, Thanh tra các Bộ,cơ quan ngang Bộ;
b. Tham gia công tác kiểm tra do các Cục, Vụ, Viện, đơnvị có liên quan tổ chức;.c. Có trách nhiệm thông tin cho các Cục, Vụ, Viện,đơn vị có liên quan về những hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân có dấuhiệu vi phạm chính sách, pháp luật Nhà nước.
2. Các Cục, Vụ, Viện, đơn vị trực thuộc Bộ:
a. Chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết hoặc phối hợpvới Thanh tra Bộ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết địnhhành chính, hành vi hành chính của đơn vị, của cán bộ công chức thuộc đơnvị hoặc theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ và báo cáo kết quả giải quyếtvụ việc cho Lãnh đạo Bộ, đồng thời gửi Thanh tra Bộ để theo dõi;
b. Có trách nhiệm phát hiện, đề xuất phạm vi, đốitượng, nội dung cần thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạmcó thể xảy ra và phục vụ cho công tác quản lý;
c. Tổ chức công tác kiểm tra các lĩnh vực có liên quanđã được ghi trong chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vịmình;
d. Tham gia công tác thanh tra do Bộ giao và tạo điều kiệnthuận lợi về thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra cóliên quan đến đơn vị mình;
e. Cử cán bộ có năng lực tham gia Đoàn thanh tra theo yêucầu của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Nhà nước và Thanh tra cácBộ, cơ quan ngang Bộ; cán bộ được cử tham gia Đoàn thanh tra phải chịu sựquản lý, phân công công tác của người ra quyết định thanh tra hoặc củatrưởng đoàn thanh tra, thực hiện nội quy của Đoàn thanh tra và chịu tráchnhiệm về những nhiệm vụ được giao;
f. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuậnlợi và cung cấp đầy đủ phương tiện làm việc cho hoạt động thanh tra.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh trađược phép thưởng theo quy định của pháp luật.
Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình vi phạmcác quy định của Quy chế này hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp củatổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, cản trởhoạt động của Thanh tra kế hoạch và đầu tư, mua chuộc, vu khống, trả thùcán bộ thanh tra trả thù người khiếu nại, tố cáo, thì tuỳ theo mức độ viphạm sẽ bị xử theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ tổ chức Cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Điều 17. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu thấy có điều gì cần sửa đổi, bổ sung thì báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
- 1Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 3Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 4Nghị định 61/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 5Chỉ thị 29/2003/CT-TTg về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 244-HĐBT năm 1990 về việc tổ chức của hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Quyết định 313/2004/QĐ-BKH ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ban hành
- Số hiệu: 313/2004/QĐ-BKH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/03/2004
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Võ Hồng Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 27/04/2004
- Ngày hết hiệu lực: 04/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực