Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 831/2006/QĐ-BKH | Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2006 |
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2004 và ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐưCP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 148/2005/NĐưCP ngày 30 tháng 11 năm 2005 củaChính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2006 |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 831/2006/QĐ-BKH ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và mối quan hệ phối hợp giữa Thanh tra Bộ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng.
Các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA
Điều 3. Quan hệ giữa Thanh tra Bộ với các cơ quan thanh tra
Quan hệ với Thanh tra Chính phủ; Thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 148/2005/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ.
Điều 4. Quan hệ giữa Thanh tra Bộ với các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Thanh tra Bộ:
a) Trưng tập cán bộ của các Cục, Vụ, Viện, đơn vị tham gia Đoàn Thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau khi được Lãnh đạo Bộ đồng ý.
b) Trong từng trường hợp cụ thể Thanh tra Bộ cử cán bộ tham gia công tác kiểm tra theo đề nghị của các Cục, Vụ, Viện, đơn vị;
c) Thông tin cho các Cục, Vụ, Viện, đơn vị có liên quan về những hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật.
2. Các Cục, Vụ, Viện, đơn vị trực thuộc Bộ:
a) Chủ động tổ chức công tác kiểm tra các lĩnh vực có liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của đơn vị mình;
b) Có trách nhiệm phát hiện, đề xuất phạm vi, đối tượng, nội dung cần thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra và phục vụ cho công tác quản lý;
c) Chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết hoặc phối hợp với Thanh tra Bộ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị, của cán bộ công chức thuộc đơn vị hoặc theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ và báo cáo kết quả giải quyết vụ việc cho Lãnh đạo Bộ, đồng thời gửi Thanh tra Bộ để theo dõi;
d) Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo phải thụ lý để giải quyết theo thẩm quyền, đúng pháp luật.
Trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo có liên quan tới các đơn vị khác hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết phải báo cáo ngay Lãnh đạo Bộ để xử lý;
đ. Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ và cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra có liên quan đến đơn vị mình;
e. Cử cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao tham gia Đoàn thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí, phương tiện làm việc cho hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 5. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ
1. Thường trực của Bộ trong công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Kiểm tra việc thực hiện chương trình hành động phòng, chống tham nhũng của các đơn vị thuộc Bộ, lập báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm trình Lãnh đạo Bộ.
3. Xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý đối với các nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo cấp vụ hoặc liên quan đến nhiều đơn vị và các trường hợp khác thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Tăng cường quản lý Thanh tra viên, cán bộ, công chức thuộc Thanh tra Bộ nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động phòng, chống tham nhũng.
5. Tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác về hành vi tham nhũng.
Điều 6. Trách nhiệm của các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ
1. Xây dựng và thực hiện chương trình hành động phòng, chống tham nhũng hàng năm của đơn vị mình và gửi về Thanh tra Bộ để tổng hợp, theo dõi.
2. Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của đơn vị để phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
3. Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng thuộc thẩm quyền.
Điều 7. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
1. Khi phát hiện hành vi tham nhũng trong đơn vị phải chủ động báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và Chánh Thanh tra Bộ hoặc lãnh đạo cấp trên trực tiếp của đơn vị đó.
Việc tố cáo được thực hiện bằng hình thức: tố cáo trực tiếp; gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, qua mạng thông tin điện tử.
Nội dung tố cáo phải trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có.
2. Hợp tác, giúp đỡ cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, giải quyết tố cáo và xử lý người có hành vi tham nhũng.
3. Người tố cáo sai sự thật hoặc phát hiện hành vi tham nhũng nhưng không báo cáo phải bị xử lý theo pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân
1. Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng của các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ.
2. Xác minh những vụ việc nhất định theo yêu cầu của Bộ trưởng.
Điều 9. Trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh
Động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia tích cực công tác phòng, chống tham nhũng; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Tham gia công tác phòng chống tham nhũng; hợp tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã đưa.
Điều 11. Công tác phối hợp xem xét xử lý hành vi tham nhũng
1. Ngay sau khi phát hiện, nhận được tố cáo hoặc thông tin về hành vi tham nhũng, Người đứng đầu các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ chủ động thông báo với cấp ủy đơn vị, đồng thời báo cáo Đảng uỷ cơ quan Bộ và Lãnh đạo Bộ để có sự chỉ đạo thống nhất kịp thời.
2. Người đứng đầu các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ phải chủ động lập kế hoạch, phương án thẩm tra, xác minh và tiến hành ngay việc thẩm tra, xác minh hành vi tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Kết quả thẩm tra, xác minh và xử lý phải báo cáo các cấp ủy Đảng, Lãnh đạo Bộ và gửi Chánh Thanh tra Bộ để theo dõi, tổng hợp.
Trường hợp hành vi tham nhũng liên quan đến cán bộ công chức không thuộc quyền quản lý của đơn vị thì chuyển ngay tới Thanh tra Bộ và Lãnh đạo Bộ giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm xem xét, kiến nghị Lãnh đạo Bộ xử lý các hành vi tham nhũng của thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ hoặc vụ việc tham nhũng liên quan đến cán bộ, công chức của nhiều đơn vị trong Bộ.
4. Thanh tra Bộ có trách nhiệm trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm và phối hợp với Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, với cơ quan điều tra, kiểm sát, các đơn vị liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng.
1. Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ; phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do Thứ trưởng trực tiếp phụ trách.
2. Thứ trưởng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.
3. Người đứng đầu các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý.
1. Việc xử lý trách nhiệm của Bộ trưởng, Thứ trưởng và Người đứng đầu các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ khi để xảy ra hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh để xảy ra hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và điều lệ, quy chế của tổ chức đó.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra, đấu tranh phòng chống tham nhũng được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình vi phạm các quy định của pháp luật thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng và Quy chế này hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, cản trở hoạt động thanh tra và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, mua chuộc, trả thù người làm nhiệm vụ thanh tra, trả thù người khiếu nại, tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
"Quy chế này thay cho Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 313/2004/QĐ-BKH ngày 30/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.".
1. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì cần sửa đổi, bổ sung thì báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện, đơn vị và cá nhân thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
- 1Chỉ thị 04/CT-BCN năm 2007 về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 313/2004/QĐ-BKH ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ban hành
- 3Chỉ thị 551-CT-TTr năm 1992 về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới do Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao ban hành
- 4Thông tư 02/2012/TT-TTCP hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2670/QĐ-BTC năm 2014 Quy chế phối hợp trong công tác pháp chế giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính
- 6Quyết định 257/QĐ-TCHQ về Kế hoạch kiểm tra phòng, chống tham nhũng trong ngành Hải quan năm 2015 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Quyết định 2010/QÐ-BKHÐT năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến hết ngày 31/12/2015
- 1Quyết định 313/2004/QĐ-BKH ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ban hành
- 2Quyết định 2010/QÐ-BKHÐT năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến hết ngày 31/12/2015
- 1Nghị định 148/2005/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của thanh tra kế hoạch và đầu tư
- 2Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 3Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 4Quyết định 912/2006/QĐ-BKH đính chính Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng kèm theo Quyết định 831/2006/QĐ-BKH do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Chỉ thị 04/CT-BCN năm 2007 về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 6Chỉ thị 551-CT-TTr năm 1992 về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới do Bộ Văn hoá, Thông tin và Thể thao ban hành
- 7Nghị định 61/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 8Luật Thanh tra 2004
- 9Thông tư 02/2012/TT-TTCP hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2670/QĐ-BTC năm 2014 Quy chế phối hợp trong công tác pháp chế giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính
- 11Quyết định 257/QĐ-TCHQ về Kế hoạch kiểm tra phòng, chống tham nhũng trong ngành Hải quan năm 2015 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Quyết định 831/2006/QĐ-BKH Ban hành Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 831/2006/QĐ-BKH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/08/2006
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Võ Hồng Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra