Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 295/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 15 tháng 02 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC, ngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định 15/2020/QĐ-UBND, ngày 07/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Quyết định số 06/2022/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 về sửa đổi bổ sung Điều 10 Chương 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND;
Xét Tờ trình số 143/TTr-SLĐTBXH ngày 24/6/2022 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Báo cáo số 56/BC-STC ngày 14/02/2023 của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, thủ trưởng các hội, đoàn thể nhận ủy thác, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký/.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHO VAY CHO VAY ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, HỘ SẢN XUẤT, KINH DOANH NHẰM PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 15/02/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Long)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết
Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm (2021-2025). Tỉnh Vĩnh Long đã kịp thời ban hành Đề án cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, với kinh phí địa phương cấp 30 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân cho 1.002 lao động với tổng kinh phí 30 tỷ đồng. Đề án đã góp phần to lớn vào công tác giải quyết việc làm, nhất là người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nguồn vốn thực hiện Đề án còn hạn chế trong khi nhu cầu vay vốn của người dân thì rất lớn, nhất là đối với: các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch,…. Do đó, việc ban hành Đề án cho vay đối với các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP, ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là rất cần thiết.
2. Căn cứ xây dựng Đề án
- Luật Việc làm ngày 16/11/2013.
- Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
- Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công..
- Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
- Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND, ngày 07/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Quyết định số 06/2022/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 về sửa đổi bổ sung Điều 10 Chương II Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tăng trưởng GDP bình quân toàn tỉnh đạt trên 6,5%/năm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 3%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn.
- Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho người lao động và người dân.
- Hỗ trợ cho các đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi đại dịch COVID-19 làm mất việc làm, phải chuyển đổi nghề. Qua đó góp phần thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đề án góp phần giải quyết cho vay 8.000 cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, duy trì ổn định cuộc sống, qua đó góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
- Góp phần duy trì và giảm tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở mức dưới 3%; tiếp tục duy trì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn ở mức trên 90%; ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa thiếu việc làm, lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Nội dung chính sách cho vay theo Đề án
a) Phạm vi của Đề án: Đề án được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Đối tượng được thụ hưởng của Đề án
Người lao động vay là các cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi đại dịch COVID-19, có nhu cầu vay vốn để:
- Kinh doanh thương mại - dịch vụ thuộc các lĩnh vực ăn uống, buôn bán nhỏ lẻ, dịch vụ, du lịch, làng nghề truyền thống, đồ dùng, tạp hóa, trang thiết bị, dịch vụ vận chuyển,...
- Chăn nuôi, trồng trọt, khai thác nuôi trồng thủy hải sản,...
- Các đối tượng khác phù hợp với điều kiện cho vay của Đề án.
c) Nguyên tắc cho vay và điều kiện vay vốn
- Nguyên tắc cho vay:
Người vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
Người vay vốn phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
- Điều kiện cho vay:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, khôi phục sản xuất kinh doanh, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) nơi thực hiện dự án.
Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
d) Mức vay: Tối đa không quá 100 triệu đồng/lao động.
đ) Thời hạn vay vốn: Thời hạn cho vay tối đa 5 năm (60 tháng). Thời hạn cho vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét.
e) Lãi suất vay vốn và lãi suất nợ quá hạn: Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
g) Phương thức cho vay và thẩm quyền phê duyệt hồ sơ cho vay
- Phương thức cho vay: Thực hiện cho vay theo phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ vay vốn: Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay xem xét, phê duyệt.
h) Điều kiện đảm bảo tiền vay: Người vay không phải thế chấp tài sản.
i) Quy trình, thủ tục cho vay, thu nợ, thu lãi, hạch toán kế toán và lưu giữ hồ sơ vay vốn, kiểm tra giám sát, xử lý nợ đến hạn, xử lý các vi phạm, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: thực hiện theo quy định đối với Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội. Các nội dung khác không hướng dẫn tại quy định này thực hiện theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/09/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
k) Quản lý, sử dụng lãi thu được từ nguồn vốn cho vay và xử lý nợ rủi ro
Việc quản lý, sử dụng lãi thu được từ nguồn vốn cho vay và xử lý nợ rủi ro được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND, ngày 07/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Quyết định số 06/2022/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 về sửa đổi bổ sung Điều 10 Chương 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND.
3. Kinh phí thực hiện Đề án
Dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện Đề án khoảng 320 tỷ đồng, cụ thể:
- Nguồn vốn ngân sách của tỉnh: 80 tỷ đồng, ủy thác trong 02 năm, bình quân mỗi năm ngân sách tỉnh ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội 40 tỷ đồng.
- Nguồn vốn trung ương: 240 tỷ đồng, bố trí trong 02 năm, bình quân mỗi năm trung ương bố trí 120 tỷ đồng đối ứng với địa phương.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp lập dự toán và quản lý nguồn vốn bổ sung hàng năm để cho vay theo Đề án; quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng,... liên quan đến hoạt động cho vay các đối tượng của Đề án theo quy định.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Đề án; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ 6 tháng vào ngày 15/6 và cả năm vào ngày 15/12 hàng năm, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các chính sách và các chương trình, giải pháp liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động để lồng ghép thực hiện Đề án.
- Ký hợp đồng ủy thác với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để triển khai sử dụng nguồn vốn thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh Xã hội các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc triển khai cho vay, kiểm tra và tuyên truyền hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
2. Sở Tài chính
- Có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho vay của Đề án; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện lập dự toán bổ sung vốn cho vay của Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Tổ chức kiểm tra, quyết toán việc sử dụng nguồn vốn, phí quản lý và đề xuất xử lý rủi ro đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan đề xuất chính sách, giải pháp; tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan đến việc phục hồi phát triển kinh tế của Đề án.
- Phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng của Đề án nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đúng quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan báo chí trên địa bàn
- Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền về chính sách cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi; kịp thời thông tin kết quả thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP gắn với việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn.
5. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác
- Tuyên truyền cho hội viên về các chính sách và hoạt động của Đề án; hướng dẫn hội viên xây dựng phương án sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Đề án.
- Chỉ đạo các cấp hội thực hiện ủy thác cho vay có hiệu quả, đúng văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác đã ký với Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp.
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc cho vay, kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tuyên truyền vận động các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế - xã hội tại địa phương.
6. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long
- Chịu trách nhiệm báo cáo và tham mưu Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam bố trí nguồn vốn đối ứng với nguồn vốn của địa phương hàng năm, đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các đoàn thể nhận ủy thác triển khai cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, thu hồi nợ, kiểm tra, lập hồ sơ xử lý rủi ro, ghi chép, theo dõi hạch toán theo đúng quy định pháp luật.
- Định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính việc sử dụng nguồn vốn cho vay, sử dụng và phân phối lãi thu được từ việc cho vay.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nội dung Đề án, xây dựng kế hoạch cho vay đối với cá nhân hộ sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ trên địa bàn.
- Củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác lao động - việc làm, giảm nghèo, quản lý đào tạo nghề để nâng cao hiệu quả thực hiện của Đề án.
- Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo triển khai thực hiện cho vay theo nội dung Đề án này. Phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức cho vay.
- Định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
8. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách và xác nhận đối tượng vay vốn.
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ.
- Có ý kiến về đề nghị của người vay đối với trường hợp xử lý nợ rủi ro; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phúc tra, xác định hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án, đồng thời thường xuyên nắm tình hình lao động, việc làm, thất nghiệp trong lĩnh vực và trên địa bàn phụ trách để có giải pháp hỗ trợ cho vay tạo việc làm mới; báo cáo kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm vào ngày 10/6; báo cáo năm vào ngày 10/12 hàng năm./.
- 1Quyết định 781/QĐ-UBND năm 2019 về nâng mức cho vay và thời hạn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo chuẩn tỉnh đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2Quyết định 2804/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới năm 2022-2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng có đông đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
- 5Quyết định 86/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng có đông đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- 1Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 2Luật việc làm 2013
- 3Chỉ thị 40-CT/TW năm 2014 tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với tín dụng chính sách xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Thông tư 11/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Quyết định 781/QĐ-UBND năm 2019 về nâng mức cho vay và thời hạn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo chuẩn tỉnh đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 10Quyết định 15/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Kế luận 06-KL/TW năm 2021 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Quyết định 2804/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 13Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 06/2022/QĐ-UBND sửa đổi Điều 10 Chương II của Quy chế kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-UBND do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 15Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới năm 2022-2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 16Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
- 17Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng có đông đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
- 18Quyết định 86/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng có đông đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Quyết định 295/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Nghị quyết 11/NQ-CP
- Số hiệu: 295/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/02/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra