Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 294/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 06 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỀ LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2014;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 12/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 19/2016/TT-BKHCN ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020 về nội dung đột phá ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống;

Căn cứ Chương trình hành động số 185/CTHĐ-UBND ngày 03/8/2016 của UBND tỉnh Hà Giang thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 161/TTr-SKHCN ngày 01 tháng 3 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020 đảm bảo hiệu quả, đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỀ LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)

I. SỰ CẦN THIẾT

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước đã kiên trì khẳng định quan điểm coi khoa học và công nghệ (KH&CN) là “quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục tư tưởng lãnh đạo: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định 2 khâu đột phá và 5 chương trình trọng tâm; trong đó, một trong hai khâu đột phá là: Đột phá ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất trong các ngành, các đơn vị; đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, lực lượng cơ bản tạo ra một trong những giá trị sản xuất xã hội.

Đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 1.460 doanh nghiệp với nhiều loại hình khác nhau thuộc các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp trực tiếp sản xuất chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 30%). Không có doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, chỉ có một số ít doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất trên nền tảng công nghệ sẵn có trong nước chi phí chuyển giao ít hoặc thông qua các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ của nhà nước hỗ trợ trong một số công đoạn sản xuất. Chưa có sản phẩm, hàng hóa được hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học, chủ yếu dựa trên công nghệ truyền thống, sản phẩm không có tính mới, tính sáng tạo...

Hiện nay, có nhiều kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học và các công nghệ tiên tiến trên thế giới đã được ứng dụng, có thể chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Vì vậy việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực KH&CN chính là hướng đi đang được chú trọng, nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN, tiếp nhận chuyển giao các công nghệ, kết quả nghiên cứu vào phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo cơ hội trụ vững trên thị trường và có thể phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các lĩnh vực: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.  

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.

Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, thực hiện thủ tục pháp lý và các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới được tạo ra.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Khoa học và Công nghệ. Hoạt động chính của doanh nghiệp là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu và phát triển do doanh nghiệp được quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp; thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Sản xuất thử nghiệm là dựa trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

Trong tình hình mới với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm đưa tỉnh ta sớm trở thành tỉnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, cần thiết phải thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học và công nghệ, khai thác nguồn lực khoa học và công nghệ, tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI đã đề ra.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật Doanh nghiệp năm 2014;

Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ;

Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020;

Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;

Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020;

Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 12/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025;

Thông tư liên tịch số 49/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 23/4/2014 của Liên Bộ Tài chính và Bộ KH&CN hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

Thông tư liên tịch số 79/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 18/6/2014 của Liên Bộ Tài chính và Bộ KH&CN hướng dẫn quản lý tài chính Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;

Thông tư số 19/2016/TT-BKHCN ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

Chương trình hành động số 185/CTHĐ-UBND ngày 03/8/2016 của UBND tỉnh Hà Giang thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Chương trình Tiếp sức khởi nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2020 số 302/CTr-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh Hà Giang.

III. MỤC TIÊU

Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang thông qua việc thực hiện hỗ trợ về hoạt động khoa học và phát triển công nghệ, tác động đến các doanh nghiệp, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, áp dụng các thành tựu, ứng dụng tiến bộ về khoa học và công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ổn định bền vững, tăng năng suất, tạo dựng thương hiệu "mạnh" để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hình thành hệ thống doanh nghiệp KH&CN, xây dựng hạ tầng kỹ thuật KH&CN để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thành các tiêu chí về phát triển khoa học công nghệ của tỉnh.

Đến năm 2020:

- Hỗ trợ phát triển 20 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- Hỗ trợ 08 dự án ươm tạo doanh nghiệp KH&CN;    

- Hình thành và phát triển được 04 doanh nghiệp KH&CN.    

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án khởi nghiệp đổi mi sáng tạo

a) Đối tượng tham gia

Tổ chức, cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

(Bao gồm Các hoạt động nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm áp dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến hơn so với dự án tương tự trên địa bàn tỉnh, sản xuất sản phẩm mới; Dự án đầu tư được phát triển từ các sáng chế, giải pháp đạt giải nhất, nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Giang và toàn quốc thực hiện trên địa bàn tnh).

b) Nội dung hỗ trợ:

- Chi phí chuyển giao công nghệ bao gồm: Bí quyết kỹ thuật, kiến thức về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu...;

- Chi phí nguyên liệu, năng lượng sản xuất thử;

- Chi phí hỗ trợ trả tiền công cho người lao động và cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia trong thời gian sản xuất thử;

- Chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất thử, chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm;

- Chi phí mua thiết bị mới tiên tiến, hiện đại trong dây chuyền và thiết bị kiểm tra chất lượng;

- Chi phí hỗ trợ đào tạo, tập huấn về kỹ năng tay nghề, năng lực quản lý công nghệ và đổi mới công nghệ cho cán bộ kỹ thuật.

c) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ mức tối đa 50% tổng chi phí thực hiện các nội dung trên nhưng không quá 200 triệu đồng/dự án.

- Số lượng: 20 dự án.

2. Dự án hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ

a) Đối tượng tham gia

Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ có khả năng ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm mới có khả năng thương mại hóa, có sức cạnh tranh trên thị trường để làm cơ sở thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoặc chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định tại Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đáp ứng các yêu cầu chuyên môn của dự án như sau:

- Có phương án thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó trình bày rõ về cơ cấu tổ chức, tài chính, nhân lực, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khoa học và công nghệ sẽ được thành lập;

- Có nguồn lực tài chính (đối ứng) và năng lực tổ chức thực hiện dự án;

- Ưu tiên các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ ưu tiên, công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định hiện hành.

b) Nội dung hỗ trợ

- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ để tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường theo một trong các trường hợp sau:

+ Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ để tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở các sáng chế, giải pháp hữu ích, giải pháp kỹ thuật, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoặc hoạt động nghiên cứu giải mã công nghệ để tạo ra sản phẩm mới có khả năng thương mại hóa;

+ Ứng dụng và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp vào sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ sử dụng trang thiết bị, dịch vụ tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

c) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ tối đa 50% tổng chi phí các nội dung trên nhưng không quá 300 triệu đồng/01 dự án.

- Số lượng: 08 dự án ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.

3. Dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

a) Đối tượng tham gia

Doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có phương án tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm hoặc đổi mới, phát triển công nghệ trên cơ sở công nghệ do doanh nghiệp sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp.

b) Nội dung hỗ trợ

- Giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ có nhu cầu và đủ điều kiện ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.

- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu hoàn thiện công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm hoặc đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Hỗ trợ hoạt động điều tra, khảo sát, tìm kiếm thông tin về công nghệ ở trong nước và nước ngoài.

- Hỗ trợ hoạt động tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp khoa học và công nghệ hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định.

c) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ tối đa 50% tổng chi phí các nội dung trên nhưng không quá 500 triệu đồng/01 dự án.

- Số lượng: 04 doanh nghiệp KH&CN.

V. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

1. Đăng ký tham gia Chương trình

a) Hồ sơ các đối tượng theo quy định có dự án phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình nộp hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình, bao gồm:

- Phiếu đăng ký chủ trì thực hiện dự án (Phụ lục I);

- Thuyết minh dự án (Phụ lục II);

- Đăng ký kinh doanh;

- Bản giới thiệu năng lực của người chủ trì dự án và các cá nhân tham gia thực hiện dự án; tài liệu chứng minh về việc tham gia thực hiện dự án của tổ chức, cá nhân khác (nếu có); lý lịch khoa học của chuyên gia phối hợp tham gia dự án (nếu có);

- Tài liệu chứng minh khả năng huy động kinh phí từ nguồn ngoài ngân sách để thực hiện dự án (nếu có).

b) Xét duyệt hồ sơ

- Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình. Hội đồng xét duyệt có từ 7 đến 9 thành viên, gồm: Chủ tịch, Ủy viên và Thư ký.

- Cuộc họp Hội đồng xét duyệt hồ sơ được tiến hành khi có đủ 2/3 số lượng thành viên trở lên, trong đó có Chủ tịch và Thư ký.

- Các thành viên Hội đồng xét duyệt hồ sơ thực hiện xét duyệt hồ sơ theo các tiêu chí ghi trong Phiếu xét duyệt hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình do Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn và công bố. Trong đó, thể hiện các nội dung xét duyệt, như: sự đầy đủ của hồ sơ, sự phù hợp của mục tiêu, nội dung dự án so với mục tiêu, nội dung của Chương trình, hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường.

- Hồ sơ đăng ký tham gia được kết luận là đạt khi có quá 50% số thành viên tham gia đánh giá đạt. Trường hợp có số phiếu đánh giá bằng nhau, căn cứ theo kết quả đánh giá và đề nghị của Chủ tịch Hội đồng để kết luận. Trên cơ sở đánh giá (đạt/không đạt) Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo bằng văn bản  cho đơn vị đăng ký tham gia Chương trình.

2. Đề nghị hỗ trợ

a) Hồ sơ sau khi hoàn thành việc đầu tư dự án, tổ chức sản xuất, kinh doanh tiến hành đánh giá kết quả thực hiện và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ, bao gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ;

- Báo cáo kết quả nội dung thực hiện;

- Báo cáo quyết toán, chứng từ tài chính hợp lệ của các nội dung được hỗ trợ: 01 bộ (bản sao có xác nhận của đơn vị);

- Bản sao đăng ký kinh doanh;

- Kết quả thẩm định của Sở Khoa học và Công nghệ: 01 bản.

 b) Xét duyệt hồ sơ và nghiệm thu dự án

- Nếu có yêu cầu riêng trong quản lý dự án, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành kiểm tra thực tế việc triển khai dự án sau khi nhận được Hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

- Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện dự án tham gia Chương trình. Hội đồng nghiệm thu có từ 7 đến 9 thành viên, gồm: Chủ tịch, Ủy viên và Thư ký.

- Cuộc họp Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện dự án được tiến hành khi có đủ 2/3 số lượng thành viên trở lên, trong đó có Chủ tịch và Thư ký.

- Các thành viên Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện dự án; đánh giá chấm điểm độc lập theo các tiêu chí ghi trong Phiếu đánh giá kết quả thực hiện dự án do Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng theo thang điểm 100. Trong đó, thể hiện các nội dung đánh giá, như: sự đầy đủ của hồ sơ, các nội dung thực hiện, mục tiêu đạt được so với dự kiến, hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được Hội đồng nghiệm thu dự án đánh giá đạt với số điểm trung bình của các thành viên Hội đồng đạt từ 51 điểm trở lên.

- Để xác định mức hỗ trợ, Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Tổ thẩm định kinh phí thực hiện dự án. Tổ thẩm định có từ 3 đến 5 thành viên. Tổ thẩm định căn cứ nội dung thực hiện, hồ sơ chứng từ có liên quan để xác định kinh phí thực hiện dự án và đề nghị mức hỗ trợ. Kinh phí thực hiện dự án tham gia Chương trình này được xác định là kinh phí đầu tư thiết bị; máy móc; mua công nghệ, bí quyết; thuê chuyên gia tập huấn, chuyển giao công nghệ; tiền công gia công, chế tạo; tài liệu; các chi phí vận hành thử, sản xuất thử phi thương mại.

c) Phương thức hỗ trợ

Căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng và của Tổ thẩm định kinh phí thực hiện dự án, Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

Chương trình thực hiện hỗ trợ sau khi doanh nghiệp hoàn thành đầu tư dự án và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

VI. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian: 04 năm, bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2020.

2. Kinh phí thực hiện:

- Tổng kinh phí dự kiến cho Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020 là: 9.156 triệu đồng (Chín tỷ một trăm năm mươi sáu triệu đồng, có phụ lục kèm theo).

- Kinh phí thực hiện Chương trình này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước được UBND tỉnh cấp cho hoạt động sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của tỉnh và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác cho thực hiện Chương trình.

Trong đó bao gồm:

- Chi cho công tác tuyên truyền, hội nghị, tập huấn.

- Chi cho hoạt động xét duyệt hồ sơ, thẩm định kinh phí.

- Chi hỗ trợ cho các đối tượng tham gia.

- Chi khác.

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Nghiên cứu, vận dụng các chủ trương, chính sách, cơ chế của nhà nước đã ban hành đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện tỉnh Hà Giang.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch hóa thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp muốn đầu tư vào địa bàn tỉnh Hà Giang. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn sự nghiệp KH&CN thông qua việc triển khai các đề tài, dự án KH&CN; nâng cao khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cũng như nắm bắt các quy trình kỹ thuật cho doanh nghiệp.

- Xem xét, lồng ghép các nội dung có liên quan của Chương trình hỗ trợ này với các dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của tỉnh.

2. Giải pháp trợ giúp doanh nghiệp phát huy nội lực

- Triển khai các đề tài, dự án KH&CN phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đổi mới công nghệ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực nông thôn; tham dự Chợ công nghệ và thiết bị làm cầu nối trao đổi thông tin cho các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tư vấn dịch vụ về KH&CN trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và tăng cường hỗ trợ thông tin KH&CN cho các doanh nghiệp nhằm từng bước tạo ra những công nghệ mới. Hình thành doanh nghiệp KH&CN, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao,... để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ:  Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, có liên quan triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ này, với các nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí Chương trình trong kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm trên cơ sở khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phổ biến, tuyên truyền nội dung Chương trình và nhận hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện việc xây dựng các biểu mẫu, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị được hỗ trợ; xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp; trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ.

- Định kỳ hàng năm, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết giữa kỳ và đánh giá hiệu quả của Chương trình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét chỉ đạo điều chỉnh nội dung Chương trình cho phù hợp với thực tiễn.

2. Trách nhiệm của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học và công nghệ theo từng năm.  

3. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan

Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình bảo đảm có hiệu quả; đồng thời phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc phổ biến Chương trình, hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ; tham gia thẩm định hồ sơ được hỗ trợ theo đúng quy định.

4. Trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia chương trình 

- Lập hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình (theo biểu mẫu của Sở Khoa học và Công nghệ).

- Bố trí vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp.

- Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết, chịu trách nhiệm trực tiếp việc triển khai Chương trình tại doanh nghiệp đúng tiến độ và nội dung đã đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ.

- Chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị tư vấn có liên quan, đáp ứng kịp thời các yêu cầu cho việc triển khai nội dung Chương trình.

- Báo cáo tiến độ, kết quả nội dung thực hiện về Sở Khoa học và Công nghệ định kỳ 1 quý/lần và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu (nếu có).

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát của Sở Khoa học và Công nghệ về mục tiêu, tiến độ, nội dung, tài chính theo hợp đồng đã ký.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung Chương trình, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có văn bản gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)

Số TT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

Kinh phí thực hiện
(Triệu đồng)

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

I

Tuyên truyền, hội nghị, tập huấn

 

 

45

85

115

75

320

Sở KH&CN

Các Sở ngành, DN

1

Hội nghị triển khai, sơ kết và tổng kết Chương trình

HN

03

20

 

30

50

100

 

 

2

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, PTTH, phương tiện khác...)

Cuộc

08

25

25

25

25

100

 

 

3

Tổ chức các Lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng đầu tư cho KH&CN trong doanh nghiệp, về thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp KH&CN

Lớp

02

 

60

60

 

120

 

 

II

Thực hiện các nội dung hỗ trợ

 

 

1.800

2.100

2.100

2.400

8.400

Sở KH&CN

Các Sở ngành, DN

1

Hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ươm tạo doanh nghiệp, nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm áp dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến hơn so với dự án tương tự trên địa bàn tỉnh, sản xuất sản phẩm mới; Dự án đầu tư được phát triển từ các sáng chế, giải pháp đạt giải nhất, nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Giang và toàn quốc thực hiện trên địa bàn tỉnh.

DA

20

1.000

1.000

1.000

1.000

4.000

 

 

2

Hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

DA

08

300

600

600

900

2.400

 

 

3

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và hướng dẫn doanh nghiệp KH&CN hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định.

DN

04

500

500

500

500

2.000

 

 

III

Chi phí quản lý chung: Bao gồm các khoản  Chi phí tổ chức các Hội đồng thẩm định, nghiệm thu; chi phí kiểm tra, giám sát, chi phí VPP, chi khác...

5%

 

92,25

109,25

110,75

123,75

436

Sở KH&CN

 

 

Tổng cộng:

 

 

1.937,25

2.294,25

2.325,75

2.598,75

9.156

 

 

(Chín tỷ, một trăm năm mươi sáu triệu đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC I

PHIẾU ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN DỰ ÁN

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………..

Hà Giang, ngày … tháng …. năm 201...

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Tham gia Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang

1. Tên dự án:…………………………..…………………………………

(Tên dự án được xác định theo các nhóm dự án quy định tại Chương trình)

2. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án

Tên:……………………………………………………………………….....

Địa chỉ: …………………………………………………………………......

Điện thoại:………………………………………………………………......

E-mail:……………………………………………………………………....

Số tài khoản: ……………………………………………………………......

Đại diện pháp lý (đối với tổ chức):………………………………………….

Ngành nghề sản xuất chính: ……………………………………………

Quy mô doanh nghiệp:

+ Tổng số lao động: ………………+ Số lao động tham gia sản xuất:…………

+ Quy mô vốn của doanh nghiệp: ………………………………………………

a) Hoạt động khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp

b) Cơ cấu tổ chức hoạt động KH&CN của doanh nghiệp (Để trống nếu không có):

Kinh nghiệm của doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (Để trống nếu chưa có):

c) Các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện (Nếu có) 

d) Nêu sơ bộ nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề cần nghiên cứu

e) Sản phẩm cụ thể từ kết quả nghiên cứu:

f) Tổng kinh phí thực hiện:.....................................................................................

g) Kinh phí đề nghị hỗ trợ:.......................................................................................

h) Kiến nghị của đơn vị: :..........................................................................................

3. Tài liệu kèm theo

a) Thuyết minh dự án.

b) Tài liệu chứng minh về việc tham gia thực hiện dự án của tổ chức, cá nhân khác (nếu có).

c) Tài liệu chứng minh khả năng huy động kinh phí từ nguồn ngoài ngân sách để thực hiện dự án (nếu có).

Chúng tôi cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong Hồ sơ là đúng sự thật và cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quá trình triển khai dự án.

 

 

Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án
(Ký, họ tên và đóng dấu nếu có)

 

PHỤ LỤC II

THUYẾT MINH DỰ ÁN

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

THUYẾT MINH DỰ ÁN

Tham gia Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên dự án:…………………………………………………………………..

(Tên dự án được xác định theo các nhóm dự án quy định tại Chương trình).

2. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án:

Tên đầy đủ:  …………………………………………………………………

Địa chỉ:  ………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………E-mail: …………………………………………….

Số tài khoản: …………………………………………………………..………

Đại diện pháp lý: ……………………..Chức vụ: ……………………………..

Ngành nghề sản xuất chính:.........................................................................

Quy mô doanh nghiệp:

+ Tổng số lao động: ………………

+ Số lao động tham gia sản xuất:………………….

+ Quy mô vốn của doanh nghiệp: …………………………………………

Cơ cấu tổ chức hoạt động KH&CN của doanh nghiệp (Để trống nếu không có):

Kinh nghiệm của doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (Để trống nếu chưa có):

3. Thời gian thực hiện:...tháng; từ tháng… năm 201…đến tháng… năm 201…

4. Cơ quan chủ quản của tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án:……...

5. Cấp quản lý:

6. Thông tin về tổ chức phối hợp (nếu có)

Tên:......................................................................................................

Địa chỉ:.....................................................................................................

Điện thoại:........................................................    Fax:.................................

Lĩnh vực hoạt động chính: .......................................................................

7. Danh sách cá nhân tham gia thực hiện

STT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn

Nội dung, công việc chính tham gia

Ghi chú

I

Thuộc công ty

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chuyên gia của các đơn vị phối hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Trang thiết bị, máy móc sử dụng cho dự án sản xuất của doanh nghiệp

STT

Tên thiết bị/Thông số kỹ thuật

Xuất xứ

Số lượng

Mục đích sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Dự kiến kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện dự án: ………………... đồng.

Trong đó:

- Từ ngân sách Trung ương:…………………...đồng;

- Từ ngân sách địa phương: …………………...đồng;

- Từ nguồn kinh phí khác: ……………………..đồng.

10. Những nội dung về tiêu chí, điều kiện của dự án

(Đề nghị thuyết minh, giải trình rõ về việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện của dự án quy định tại Chương trình).

II. PHẦN THUYẾT MINH CHI TIẾT

1. Căn cứ xây dựng dự án

Căn cứ pháp lý: Chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ thực tiễn: Nhu cầu của tổ chức, cá nhân, địa phương; vấn đề và nhiệm vụ đặt ra cần giải quyết và tính cấp thiết cần xây dựng và triển khai dự án).

- Đánh giá nhu cầu thị trường liên quan đến sản phẩm tạo ra từ dự án (Thông tin này sẽ được cơ quan quản lý bảo mật).

- Sự cần thiết của doanh nghiệp thực hiện dự án.

- Đánh giá tính khả thi của dự án.

Tính khả thi về kỹ thuật, công nghệ.

Tính khả thi về nhân lực.

Tính khả thi về vốn.

Tính khả thi về thị trường.

2. Mục tiêu của dự án

(Mục tiêu chung, cụ thể và mục tiêu nhân rộng từ kết quả dự án)

3. Nội dung của dự án

- Nêu đầy đủ những nội dung cần triển khai, các bước công việc cần thực hiện;

- Nêu rõ nội dung đề nghị được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (từ nguồn Trung ương hay địa phương) và giải trình về sự cần thiết đề nghị được hỗ trợ;

- Nội dung do tổ chức, cá nhân dùng nguồn lực của mình để thực hiện;

- Nội dung huy động kinh phí từ tổ chức, cá nhân khác để thực hiện.

4. Phương án triển khai dự án

a) Phương án tổ chức thực hiện: Phương án hợp tác với đơn vị phối hợp (Hợp tác những nội dung nào?).

b) Phương án về chuyên môn: Phương pháp, kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong quá trình sản xuất.

c) Phương án về tài chính: ………………………………………………………….

- Kinh phí từ ngân sách nhà nước:

- Kinh phí từ nguồn của doanh nghiệp:

5. Tiến độ thực hiện dự án

STT

Các nội dung của dự án

Mục tiêu/kết quả/sản phẩm phải đạt

Thời gian
(bắt đầu - kết thúc)

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Sản phẩm, kết quả của dự án

STT

Kết quả, sản phẩm và các tiêu chí đánh giá chủ yếu (thông số kỹ thuật, yêu cầu chất lượng)

Đơn vị đo

Mức phải đạt

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Kinh phí thực hiện dự án

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung chi

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn kinh phí

Tổng kinh phí

Kinh phí đề nghị hỗ trợ

Kinh phí của doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

8. Đối tượng tham gia/ hưởng lợi/sử dụng kết quả của dự án

..............................................................................................................................................

9. Kế hoạch đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất

- Thời điểm và kế hoạch bố trí các nguồn lực liên quan để đưa vào sản xuất đại trà sau khi dự án sản xuất thử nghiệm thành công.

10. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường

- Đánh giá về hiệu quả kinh tế mang lại (ước tính được bằng tăng sản lượng hoặc bằng tiền); đánh giá khả năng, thời gian hoàn vốn; khả năng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; khả năng cạnh tranh …

- Khả năng tạo thêm việc làm, ngành nghề mới; khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả.

- Đánh giá những tác động đến sức khoẻ con người, môi trường sống…từ ứng dụng dự án của đơn vị).

11. Dự báo rủi ro và giải pháp phòng ngừa

(Dự báo các rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án; các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro).

12. Kiến nghị

(Các kiến nghị, đề xuất để đảm bảo thực hiện hiệu quả dự án).

………………………………………………………………………………

 

Ngày….. tháng…. năm 201…
Tổ chức chủ trì thực hiện dự án
(Ký, họ tên và đóng dấu nếu có)

Ngày….. tháng…. năm 201…
Người chủ trì thực hiện dự án
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 294/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020

  • Số hiệu: 294/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/03/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/03/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản