Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 2895/QĐ-CT

Thanh Hoá, ngày 11 tháng 9 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ KHẢO SÁT - THIẾT KẾ  CÁC CÔNG TRÌNH LÂM NGHIỆP

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Điều 52 Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp, công bố ngày 05/07/1994.
Căn cứ Nghị định 52/1999/NĐ-CP , Nghị định 12/2000/NĐ-CP và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/ 01/ 2003 của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Căn cứ Quyết định 2366/NN-TCCB/QĐ ngày 16/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác điều tra, quy hoạch, thiết kế lâm nghiệp đã được Bộ xây dựng thoả thuận  tại văn bản số 1142/BXD-VKK ngày 29/8/1997.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá, giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá tại tờ trình liên ngành số 833/NNPTNT-TCVG-XD ngày 05 tháng 6 năm 2003
.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành Đơn giá khảo sát thiết kế các công trình lâm nghiệp áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và Bản thuyết minh - quy định áp dụng đơn giá kèm theo Quyết định này.

Điều 2:  Đơn giá Giá khảo sát thiết kế các công trình lâm nghiệp được áp dụng từ ngày 01- 01-2003. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành.

Điều 3:  Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính-Vật giá, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3. QĐ
- Lưu VT.

KT. CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ
PHÓ CHỦ TỊCH




Lôi Xuân Len

 

THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH

 ÁP DỤNG ĐƠN GIÁ KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2895/QĐ-CT ngày 11/09/2003  của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. NỘI DUNG ĐƠN GIÁ KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH LN:

1. Đơn giá khảo sát và thiết kế lập dự toán các công trình lâm nghiệp (sau đây gọi chung là Đơn giá KS-TK) là biểu hiện bằng tiền của chi phí xã hội cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác KS-TK theo đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình, quy phạm, đảm bảo chất lượng đề ra trong khảo sát và thiết kế công trình lâm nghiệp, gồm:

- Bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên (KNTSTN); khoanh nuôi tái sịnh có trồng bổ sung (KNTSTBS); trồng rừng mới; chăm sóc rừng trồng; tỉa thưa rừng trồng.

- Khai thác gỗ rừng tự nhiên; khai thác tận dụng rừng phòng hộ; khai thác tận thu gỗ nằm;  khai thác gỗ rừng trồng.

- Khai thác rừng tre nứa.

2. Phương pháp lập đơn giá dự toán KS-TK các công trình lâm nghiệp:

2.1. Đơn giá KS-TK công trình lâm nghiệp gồm các chi phí sau:

- Chi phí trực tiếp.

- Chi phí chung (CPC) = 70% chi phí nhân công trong đơn giá.

- Thu nhập chịu thuế tính trước (TNCTTT) = 6% giá thành KS-TK.

2.1.1. Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công tác khảo sát và thiết kế như: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy (thiết bị).

2.1.1.1. Chi phí vật liệu bao gồm:

- Chi phí văn phòng phẩm, vật liệu chính, vật liệu phụ, dụng cụ kỹ thuật.

- Chi phí nhiên liệu cho sử dụng máy.

Chi phí vật liệu trong đơn giá chưa bao gồm khoản thuế VAT.

Chi phí vật liệu trong đơn giá được tính theo mặt bằng giá Quý I năm 2003 tại thành phố Thanh Hóa (theo thông báo của Sở Tài chính-Vật giá), một số vật liệu chưa có trong danh mục bảng giá thì lấy theo mức giá hợp lý phù hợp với giá thị trường để tính đơn giá.2.1.1.2. Chi phí nhân công: Là toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp thực hiện công tác khảo sát và thiết kế, kể cả nhân công điều khiển máy, bao gồm:

- Lương chính, lương phụ, phụ cấp lương.

- Một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động.

- Chi phí nhân công trong đơn giá được tính với mức lương tối thiểu 290.000đ

* Trong đơn giá này không bao gồm giá khảo sát thiết kế đường lâm nghiệp, vườn ươm, nhà xưởng.

tháng theo Quyết định 03/QĐ-CP ngày 15/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210.000đ lên 290.000đ. Cấp bậc tiền lương theo Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ (áp dụng cho công nhân điều tra rừng - tại hệ thống bảng lương A14 - nhóm III); cấp bậc tiền lương theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ (áp dụng cho nhân viên kỹ thuật mã ngạch 13-094, 13-095, 13-096, 06032, 16119 - tại hệ thống bảng lương hành chính sự nghiệp).

- Chi phí nhân công trên đường đi công tác (công tác phí) được tính theo hướng dẫn số 47/HCSN-TCVG ngày 19/1/1999 của Sở Tài chính - Vật giá Thanh Hóa.

- Phụ cấp lưu động cho công tác khảo sát hệ số 0,6 lương tối thiểu (theo thông tư 19/LĐTBXH-TT ngày 2/6/1993 của Bộ LĐTBXH.

- Phụ cấp khu vực cho công tác khảo sát chưa có trong đơn giá, khoản phụ cấp này được xác định theo từng xã cụ thể khi thực hiện.

- Phụ cấp trách nhiệm 0,02 lương tối thiểu (theo thông tư số 17/LĐ TBXH-TT ngày 2/6/1993 của Bộ LĐ TBXH về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm)

áp dụng thông tư 07/2000/TT-BXD ngày 12/7/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập đơn giá khảo sát xây dựng, gồm có:

- Phụ cấp không ổn định sản xuất 15% lương cơ bản.

- Lương phụ (phép, lễ, tết...) 23% lương cơ bản.

- Chi phí khoán cho công nhân 6% lương cơ bản

Ngày công lao động trong tháng: tính 26 ngày.

2.1.1.3. Chi phí sử dụng máy: Bao gồm chi phí khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa và chi phí khác. Trong chi phí sử dụng máy không tính chi phí nhân công điều khiển máy và chi phí nhiên liệu, vì 2 khoản này đã được tính trong chi phí nhân công và chi phí vật liệu. Chi phí máy tính theo định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác điều tra quy hoạch thiết kế lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 2366 NN-TCCB/QĐ ngày 16/9/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên (máy đo đạc, máy tính, máy in, máy Foto áp dụng theo định mức khấu hao của Bộ Tài chính tại văn bản số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999).

2.1.2. Chi phí chung: Tính bằng 70% chi phí nhân công trong đơn giá, bao gồm: Chi phí hoạt động của bộ máy quản lý, bảo hiểm XH, bảo hiểm ytế, chi phí công đoàn, bồi dưỡng nghiệp vụ... (áp dụng theo đơn giá KSXD ban hành kèm theo QĐ 2083/QĐ-UB ngày 17/8/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

2.1.3. Thu nhập chịu thuế tính trước: Tính theo quy định hiện hành bằng 6% giá thành khảo sát và thiết kế (áp dụng theo đơn giá KSXD ban hành kèm theo QĐ 2083/QĐ-UB ngày 17/8/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa).

3. Đơn giá KS-TK công trình lâm nghiệp gồm 11 chương:

Chương I: Khảo sát và thiết kế trồng rừng mới.

Chương II: Khảo sát và thiết kế khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung.

Chương III: Khảo sát và thiết kế khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.

Chương IV: Khảo sát và thiết kế bảo vệ rừng.

Chương V: Khảo sát và thiết kế chăm sóc rừng trồng.

Chương VI: Khảo sát và thiết kế tỉa thưa rừng trồng.

Chương VII: Khảo sát và thiết kế khai thác rừng gỗ tự nhiên.

Chương VIII: Khảo sát và thiết kế khai thác gỗ tận dụng rừng tự nhiên.

Chương IX: Khảo sát và thiết kế khai thác gỗ tận thu.

Chương X: Khảo sát và thiết kế khai thác gỗ rừng trồng.

Chương XI: Khảo sát và thiết kế khai thác rừng tre nứa.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG BỘ ĐƠN GIÁ KS-TK CÁC CÔNG TRÌNH LÂM NGHIỆP:

1. Định mức lao động - vật tư:

- Căn cứ định mức kỹ thuật trong công tác điều tra quy hoạch thiết kế lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 2366/NN-TCCB/QĐ ngày 16/9/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được Bộ xây dựng thoả thuận theo văn bản số 1142/BXD-VKT ngày 29-8-1997.

2. Quy trình, quy phạm: Căn cứ vào các văn bản dưới đây:

- Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh (QPN-14-92) áp dụng cho rừng sản xuất của Bộ Lâm nghiệp cũ (Nay là Bộ NN & PTNT) ban hành theo Quyết định số 200 QĐ/KT ngày 31/3/1993.

- Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/2/2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành quy trình thiết kế trồng rừng, chăm sóc rừng trồng.

- Quyết định 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 5/1/1999 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế khai thác gỗ lâm sản.

- Quyết định 4361 QĐ/BNN-PTLN ngày 17/10/2002 của Bộ NN&PTNT về ban hành quy định trình tự, nội dung lập hồ sơ thiết kế dự toán các công trình lâm sinh thuộc dự án 661 và các dự án sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn tài trợ.

- Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tái sinh (QPN 21098) theo Quyết định 175/1998/QĐ/BNN-KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ NN và PTNT.

3. Các chế độ, chính sách hiện hành:

- Bảng lương áp dụng cho điều tra quy hoạch rừng: Công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư chính theo Nghị định 25/CP và 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

- Quyết định 03/CP ngày 15/1/2003 của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210.000đ lên 290.000đ.

-Thông tư  07/2000/TT-BXĐ ngày 12-7-2000 của Bộ XD hướng dẫn lập đơn giá .

- Khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên tại văn bản số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30-12-1999 của Bộ Tài chính,

4. Tài liệu tham khảo:

- Đơn giá khảo sát xây dựng ban hành theo quyết định 2083/QĐ-UB ngày 17/8/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng ban hành theo Quyết định 12/2001 QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Định mức dự toán khảo sát XD ban hành theo Quyết định 06/2000/QĐ-BXD ngày 22/5/2000 của Bộ xây dựng.

- Giá khảo sát và thiết kế các công trình thuộc dự án ADB.

- Giá khảo sát và thiết kế trồng rừng Dự án trồng rừng do CHLB Đức tài trợ.

- Thiết kế trồng cây Cao su của dự án Cao su.

III. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG:

1. Với công tác khảo sát các công trình lâm nghiệp áp dụng hệ số khó khăn (KK):  Các xã không có phụ cấp khu vực thì áp dụng hệ số KK = 0,8; Các xã có hệ số phụ cấp khu vực 0,1 thì áp dụng hệ số KK =1; Các xã có phụ cấp khu vực ³ 0,2 thì hệ số KK =1,2; Với công tác thiết kế có chung hệ số KK = 1 cho tất cả các địa phương.

2. Đơn giá khảo sát và thiết kế các công trình lâm nghiệp được tính chi phí đầy đủ theo định mức và chế độ hiện hành. Làm căn cứ cho việc khảo sát thiết kế lập dự toán các công trình lâm nghiệp cho các chủ rừng, chủ dự án có nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng Nhà nước bảo lãnh, vốn doanh nghiệp Nhà nước đầu tư. Khi các chế độ có thay đổi được điều chỉnh trượt giá tương ứng.

3. Đối với công trình khảo sát và thiết kế lâm sinh (bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng mới, chăm sóc rừng trồng, tỉa thưa rừng trồng) cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; chi phí khảo sát thiết kế theo các dự án chưa tính đủ theo đơn giá này, khi lập dự toán được điều chỉnh phí khảo sát thiết kế. Phần chênh lệch được bù giá cho đơn vị thiết kế từ ngân sách Nhà nước.

4. Đối với công trình khảo sát và thiết kế lâm sinh cho rừng sản xuất, chi phí khảo sát thiết kế được tính trong giá thành đầu tư cho 1 ha trồng rừng.

5. Đối với công trình khảo sát và thiết kế khai thác rừng, chi phí khảo sát thiết kế được tính trong giá thành sản phẩm khai thác.

6. Đơn giá khảo sát thiết kế này chưa có thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng tính theo chế độ hiện hành (10%).

7. Đơn giá khảo sát chưa tính hệ số khu vực trong đơn giá nhân công, khi thực hiện ở khu vực, địa phương nào thì tính hệ số khu vực ở địa phương đó vào đơn giá nhân công khảo sát theo Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/BLĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 18/01/2001.

8. Các công trình lâm nghiệp khảo sát thiết kế để phục vụ cho kế hoạch 2003 được lập dự toán theo đơn giá khảo sát thiết kế này.

*  *  *

Chương 1:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG MỚI

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

- Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật sản xuất.

- Thu thập bản đồ, phóng bản đồ từ tỷ lệ 1/25.000 ra 1/10.000; can bản đồ khu, khoảnh; khảo sát và thiết kế theo tỷ lệ 1/10.000

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

- Chuyển quân đi và về

- Sơ thám, chọn đối tượng đất trồng rừng và bổ sung địa hình khu vực khảo sát và thiết kế.

- Phát, đo đạc ranh giới lô bằng địa bàn 3 chân. Làm và đóng mốc lô, mốc đường đo 100m.

- Vẽ, bình sai lô theo tỷ lệ 1/10.000; tính diện tích lô.

- Khảo sát các yếu tố tự nhiên (địa hình, độ cao, độ dốc, hướng dốc, nhóm, loại thực bì; nhóm, loại đất, PH của đất.

- Lựa chọn cây trồng thích hợp.

- Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

- Nghiệm thu hiện trường khảo sát.

- Di chuyển trong khu vực (do KSTK đến hộ gia đình)

2. Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình

2.1. Thiết kế kỹ thuật, lập dự toán trồng rừng.

2.2. Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

2.3. Viết báo cáo thuyết minh kỹ thuật và dự toán.

2.4. Đánh máy, in ấn tài liệu, kiểm tra.

2.5. Bàn giao sản phẩm: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KHẢO SÁT  THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG:

1. Tổng hợp:

Đơn vị tính: Đồng/ha

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

7.401

117.041

5.460

81.929

12.710

224.541

- Khảo sát kỹ thuật

4.971

87.324

500

61.127

9.235

163.157

- Thiết kế kỹ thuật, lập dự toán công trình

2.430

29.717

4.960

20.802

3.475

61.384

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 50ha để suy ra 1ha.

Chương 2:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ KHOANH NUÔI TÁI SINH CÓ TRỒNG BỔ SUNG

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

- Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật sản xuất.

- Thu thập bản đồ, phóng bản đồ từ tỷ lệ 1/25.000 ra 1/10.000; can bản đồ khu khoảnh khảo sát và thiết kế theo tỷ lệ 1/10.000.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

- Chuyển quân đi và về.

- Sơ thám, chọn đối tư­ợng trồng bổ sung và bổ sung địa hình khu vực khảo sát và thiết kế.

- Phát, đo đạc ranh giới lô bằng địa bàn 3 chân. Làm và đóng mốc lô, mốc đường đo 100m.

- Vẽ, bình sai lô theo tỷ lệ 1/10.000. Tính diện tích lô.

- Khảo sát các yếu tố tự nhiên (địa hình, độ cao, độ dốc, hướng dốc, nhóm loại thực bì, nhóm loại đất, pH của đất.

- Lựa chọn cây trồng thích hợp.

- Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

- Nghiệm thu hiện trường khảo sát.

- Di chuyển trong khu vực (do KSTK đến hộ gia đình).

2. Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình:

2.1. Thiết kế kỹ thuật, lập dự toán trồng rừng bổ sung.

2.2. Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

2.3. Viết báo cáo thuyết minh kỹ thuật và dự toán.

2.4. Đánh máy, in ấn tài liệu, kiểm tra.

2.5. Bàn giao sản phẩm: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KHẢO SÁT THIẾT KẾ KNTS CÓ TRỒNG BỔ SUNG:

1. Tổng hợp

Đơn vị tính: Đồng/ha

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

7.401

88.050

5.460

61.635

9.753

172.299

- Khảo sát kỹ thuật

4.971

58.333

500

40.833

6.278

110.915

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

2.430

29.717

4.960

20.802

3.475

61.384

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 50ha để suy ra 1ha.

Chương 3:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ KHOANH NUÔI TÁI SINH TỰ NHIÊN(*)

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật sản xuất.

Thu thập bản đồ, phóng bản đồ từ tỷ lệ 1/25.000 ra 1/10.000; can bản đồ khu khoảnh khảo sát và thiết kế theo tỷ lệ 1/10.000.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

Chuyển quân đi và về.

Sơ thám khu vực, chọn đối t­ượng KNTS tự nhiên và bổ sung địa hình.

Phát, đo đạc ranh giới lô bằng địa bàn cầm tay. Làm và đóng mốc lô, mốc đường đo 100m.

Vẽ, bình sai lô theo tỷ lệ 1/10.000; tính diện tích lô.

Đo đếm tái sinh và mô tả hiện trạng lô.

Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

Nghiệm thu, bàn giao hiện trường khảo sát.

Di chuyển trong khu vực sản xuất (do KSTK đến từng hộ gia đình).

2. Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình

2.1. Tính toán các chỉ tiêu lâm học theo trạng thái.

2.2. Xác lập giải pháp kỹ thuật và tính dự toán theo lô, hộ gia đình.

2.3. Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

2.4. Viết báo cáo thuyết minh kỹ thuật và dự toán.

2.5. Đánh máy, In ấn tài liệu, kiểm tra.

2.6. Bàn giao sản phẩm: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KHẢO SÁT THIẾT KẾ KNTS TỰ NHIÊN:

1. Tổng hợp

Đơn vị tính: Đồng/ha

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

4.447

46.009

3.480

32.207

5.250

92.753

- Khảo sát kỹ thuật

2.540

32.785

 

22.950

3.578

63.213

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

1.907

13.224

3.480

9.257

1.672

29.540

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 100ha để suy ra 1ha.

(*) Công tác khảo sát  thiết kế khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được xây dựng 1 lần đầu làm căn cứ để đầu tư hỗ trợ cho 5 năm tiếp theo.

Chương 4:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ BẢO VỆ RỪNG

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật sản xuất.

Thu thập bản đồ, phóng bản đồ từ tỷ lệ 1/25.000 ra 1/10.000; can bản đồ khu, khoảnh; khảo sát và thiết kế theo tỷ lệ 1/10.000.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

Chuyển quân đi và về.

Sơ thám chọn đối tượng bảo vệ và bổ sung địa hình khu vực KSTK.

Phát, đo đạc đường lô bằng địa bàn cầm tay. Làm và đóng mốc lô, mốc đường đo 100m.

Vẽ, bình sai lô theo tỷ lệ 1/10.000; tính diện tích lô.

Đo đếm Ô tiêu chuẩn và mô tả hiện trạng lô.

Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

Nghiệm thu, bàn giao hiện trường khảo sát.

Di chuyển trong khu vực sản xuất (do khảo sát thiết kế đến từng hộ).

2. Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình:

2.1. Tính toán các chỉ tiêu lâm học theo trạng thái.

2.2. Xác lập giải pháp kỹ thuật và tính dự toán theo lô, hộ gia đình.

2.3. Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

2.4. Viết báo cáo thuyết minh kỹ thuật và dự toán.

2.5. Đánh máy, In ấn tài liệu, kiểm tra.

2.6. Bàn giao sản phẩm: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KHẢO SÁT  THIẾT KẾ BẢO VỆ RỪNG:

1. Tổng hợp

Đơn vị tính: Đồng/ha

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

4.263

46.809

3.480

32.767

5.239

92.558

- Khảo sát kỹ thuật

2.471

33.585

 

23.510

3.574

63.140

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

1.792

13.224

3.480

9.257

1.665

29.418

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 100ha để suy ra 1ha.

(*) Công tác khảo sát thiết kế lập hồ sơ bảo vệ rừng được xây dựng 1 lần đầu làm căn cứ để đầu tư hỗ trợ cho 5 năm tiếp theo

Chương 5:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, sản xuất.

Thu thập bản đồ thiết kế trồng rừng các năm trước.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

Chuyển quân đi và về.

Xác định lô trồng có đúng thiết kế không, có đủ diện tích thiết kế không?

Đo đếm các chỉ tiêu trong ô mẫu và mô tả hiện trạng lô.

Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

Nghiệm thu, bàn giao hiện trường khảo sát và thiết kế .

Di chuyển trong khu vực sản xuất (do khảo sát thiết kế đến từng hộ).

2. Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình:

Thiết kế kỹ thuật chăm sóc, tính dự toán.

Viết báo cáo thuyết minh và dự toán.

Đánh máy, in ấn tài liệu, kiểm tra.

Bàn giao sản phẩm: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KHẢO SÁT THIẾT KẾ CHĂM SÓC RỪNG TRỒNG:

1. Tổng hợp

Đơn vị tính: Đồng/ha

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

3.593

27.451

1.600

19.216

3.112

54.972

- Khảo sát kỹ thuật

1.991

18.255

 

12.219

1.982

35.007

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

1.602

9.196

1.600

6.437

1.130

19.965

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số =1 và tính từ công trình 100 ha để suy ra 1ha.

Chương 6:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ TỈA THƯA RỪNG TRỒNG

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, sản xuất.

Thu thập bản đồ: Phóng bản đồ từ 1/50.000 ra 1/5.000; can bản đồ theo khoảnh, tiểu khu tỷ lệ 1/5.000.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

Chuyển quân đi và về.

Sơ thám, chọn đối tượng tỉa thưa và bổ sung địa hình khu vực khảo sát.

Phát đo đạc đường lô bằng địa bàn 3 chân.

Làm và đóng mốc lô, mốc đường đo 100m.

Vẽ, bình sai lô theo tỷ lệ 1/5000. Tính diện tích lô.

Lập  ô tiêu chuẩn thu thập các nhân tố.

Bài cây, đóng búa bài cây.

Vẽ trắc đồ ngang. Vẽ trắc đồ dọc.

Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

Nghiệm thu, bàn giao hiện trường khảo sát và thiết kế tỉa thưa.

2. Thiết kế kỹ thuật và lập dự toán công trình:

2.1. Thiết kế kỹ thuật, tính toán sản lượng, công đầu tư, lập dự toán.

2.2. Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

2.3. Viết báo cáo thuyết minh kỹ thuật và dự toán

2.4. Đánh máy, In ấn tài liệu, kiểm tra...

2.5. Bàn giao sản phẩm: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KHẢO SÁT THIẾT KẾ TỈA THƯA RỪNG TRỒNG:

1. Tổng hợp:

Đơn vị tính: Đồng/ha

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

8.593

109.437

5.520

76.606

11.998

211.954

- Khảo sát kỹ thuật

4.856

89.427

560

62.599

9.447

166.889

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

3.537

20.010

4.960

14.007

2.551

45.065

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 50ha để suy ra 1ha.

Chương 7:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ KHAI THÁC GỖ RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, sản xuất.

Thu thập bản đồ, phóng bản đồ từ 1/50.000 ra 1/5.000; can bản đồ theo khoảnh, tiểu khu tỷ lệ 1/5.000.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

Chuyển quân đi và về.

Sơ thám, chọn đối tượng khai thác và bổ sung địa hình khu vực KS thiết kế.

Phát đo đạc đường lô bằng địa bàn 3 chân.

Làm và đóng mốc lô, khoảnh, mốc đường đo 100m.

Vẽ, bình sai lô theo tỷ lệ 1/5.000. Tính diện tích lô.

Điều tra ô tiêu chuẩn (5000m2). Đo đếm tái sinh.

Tính toán các nhân tố ô tiêu chuẩn.

Vẽ trắc đồ ngang, trắc đồ dọc.

Bài cây, đóng búa bài cây khai thác.

Khảo sát đường vận xuất và bãi gỗ.

Phát đo đạc đường vận xuất, bãi gỗ bằng địa bàn 3 chân.

Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

Nghiệm thu, bàn giao hiện trường khảo sát.

2. Thiết kế kỹ thuật và lập dự toán công trình:

Thiết kế kỹ thuật, tính toán sản l­ượng; Tính toán công đầu t­ư và lập dự toán công trình.

Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

Viết thuyết minh khảo sát và thiết kế dự toán.

Đánh máy, In ấn tài liệu, kiểm tra...

Bàn giao sản: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ KHAI THÁC RỪNG GỖ TỰ NHIÊN:

1. Tổng hợp:

Đơn vị tính: Đồng/m3

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

1.454

21.840

1.023

15.288

2.376

41.981

- Khảo sát kỹ thuật

829

17.572

104

12.300

1.848

32.653

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

625

4.268

919

2.988

528

9.328

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 10ha để suy ra 1m3.

Chương 8:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ KHAI THÁC GỖ TẬN DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ LÀ RỪNG TỰ NHIÊN

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, sản xuất.

Thu thập bản đồ, phóng bản đồ từ 1/50.000 ra 1/5.000; can bản đồ theo khoảnh, tiểu khu tỷ lệ 1/5.000.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

Chuyển quân đi và về.

Sơ thám, chọn đối tượng khai thác tận dụng và bổ sung địa hình khu vực khảo sát thiết kế.

Phát đo đạc đường lô bằng địa bàn 3 chân.

Làm và đóng mốc lô, khoảnh, mốc đường đo 100m.

Vẽ, bình sai lô theo tỷ lệ 1/5.000; tính diện tích lô.

Điều tra ô tiêu chuẩn (5000m2); đo đếm tái sinh.

Tính toán các nhân tố ô tiêu chuẩn.

Vẽ trắc đồ ngang,trắc đồ dọc.

Bài cây, đóng búa bài cây khai thác ´ hệ số 1,2 (do di chuyển nhiều).

Khảo sát đường vận xuất và bãi gỗ.

Phát đo đạc đường vận xuất, bãi gỗ bằng địa bàn 3 chân.

Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

Nghiệm thu, bàn giao hiện trường khảo sát.

2. Thiết kế kỹ thuật và lập dự toán công trình:

Thiết kế kỹ thuật, tính toán sản lượng; Tính toán công đầu tư và lập dự toán công trình.

Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

Viết thuyết minh khảo sát và thiết kế dự toán.

Đánh máy, In ấn tài liệu, kiểm tra...

Bàn giao sản: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KSTK KHAI THÁC GỖ TẬN DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ:

1. Tổng hợp:

Đơn vị tính: Đồng/m3

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

1.451

23.401

1.023

16.381

2.535

44.791

- Khảo sát kỹ thuật

826

19.133

104

13.393

2.007

35.463

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

625

4.268

919

2.988

528

9.328

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 10ha để suy ra 1m3.

Chương 9:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ KHAI THÁC GỖ TẬN THU

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật sản xuất.

Thu thập bản đồ, phóng bản đồ từ 1/50.000 ra 1/5.000;

Can bản đồ theo khoảnh, tiểu khu tỷ lệ 1/5.000.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

Chuyển quân đi và về.

Sơ thám, chọn đối tượng khai thác và bổ sung địa hình khu vực KSTK.

Xác định ranh giới lô, khoảnh. Làm và đóng mốc lô.

Tìm gỗ tận thu và đóng búa bài cây x hệ số 1,5 (di chuyển nhiều).

Khảo sát đường vận xuất và bãi gỗ.

Phát đo đạc đường vận xuất, bãi gỗ bằng địa bàn 3 chân.

Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

2. Thiết kế kỹ thuật và lập dự toán công trình:

Thiết kế kỹ thuật, tính toán sản l­ượng; Tính toán công đầu t­ư và lập dự toán công trình.

Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

Viết thuyết minh khảo sát và thiết kế dự toán.

Đánh máy, In ấn tài liệu, kiểm tra...

Bàn giao sản: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KHẢO SÁT THIẾT KẾ KHAI THÁC GỖ TẬN THU:

1.Tổng hợp:

Đơn vị tính: Đồng/m3

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

1.576

18.704

1.083

13.093

2.068

36.524

- Khảo sát kỹ thuật

882

15.156

99

10.609

1.605

28.351

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

694

3.548

984

2.484

463

8.173

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 10ha để suy ra 1m3.

Chương 10:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG(*)

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật sản xuất.

Thu thập bản đồ, phóng bản đồ từ 1/50.000 ra 1/5.000;

Can bản đồ theo khoảnh, tiểu khu tỷ lệ 1/5.000.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

Chuyển quân đi và về.

Sơ thám, chọn đối tượng khai thác và bổ sung địa hình khu vực KSTK.

Phát đo đạc đường lô bằng địa bàn 3 chân.

Làm và đóng mốc lô, khoảnh, mốc đường đo 100m.

Vẽ, bình sai lô theo tỷ lệ 1/5000, tính diện tích lô.

Lập ô, điều tra trên ô tiêu chuẩn (200m2).

Kẹp kính và đánh dấu toàn bộ cây bài trong lô.

Khảo sát đường vận xuất và bãi gỗ.

Phát đo đạc đường vận xuất, bãi gỗ bằng địa bàn 3 chân.

Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

Nghiệm thu, bàn giao hiện trường khảo sát.

2. Thiết kế kỹ thuật và lập dự toán công trình:

Thiết kế kỹ thuật, tính toán sản lượng; Tính toán công đầu tư và lập dự toán công trình.

Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

Viết thuyết minh khảo sát và thiết kế dự toán.

Đánh máy, In ấn tài liệu, kiểm tra...

Bàn giao sản: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KSTK KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG:

1. Tổng hợp:

Đơn vị tính: Đồng/m3

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

194

4.955

131

3.468

525

9.273

- Khảo sát kỹ thuật

114

4.483

13

3.138

465

8.213

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

80

472

118

330

60

1.060

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 50ha để suy ra 1m3.

(*) Trong công tác khảo sát và thiết kế khai thác gỗ rừng trồng, phương thức khai thác chọn là chính vì trồng rừng theo các chương trình dự án PAM, 327, 661 đều trồng hỗn giao. (trừ trường hợp trồng rừng kinh doanh nguyên liệu mới khai thác trắng và giảm bước công việc bài cây)

Chương 11:

KHẢO SÁT THIẾT KẾ KHAI THÁC RỪNG TRE, NỨA...

I. YÊU CẦU NỘI DUNG CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC:

1. Khảo sát ngoại nghiệp - thu thập số liệu:

1.1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập tài liệu liên quan và chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật sản xuất.

Thu thập bản đồ, phóng bản đồ từ 1/50.000 thành 1/5.000; can bản đồ theo khoảnh, tiểu khu tỷ lệ 1/5.000.

1.2. Công tác ngoại nghiệp:

Chuyển quân đi và về.

Sơ thám, chọn đối tượng khai thác và bổ sung địa hình khu vực KSTK.

Phát đo đạc đường lô bằng địa bàn cầm tay.

Làm và đóng mốc lô, khoảnh, mốc đường đo 100m.

Vẽ, bình sai lô theo tỷ lệ 1/5000; tính diện tích lô.

Lập ô, thu thập các nhân tố trên ô tiêu chuẩn (100m2).

Khảo sát đường vận xuất và kho, bãi.

Phát đo đạc đường vận xuất, kho bãi bằng địa bàn cầm tay.

Kiểm tra, chỉnh lý số liệu ngoại nghiệp.

Nghiệm thu, bàn giao hiện trường khảo sát thiết kế.

2. Thiết kế kỹ thuật và lập dự toán công trình:

Thiết kế kỹ thuật, tính toán sản lượng; Tính toán công đầu tư và lập dự toán công trình.

Vẽ bản đồ sản phẩm và sơ đồ vị trí khu vực khảo sát, thiết kế.

Viết thuyết minh khảo sát và thiết kế dự toán

Đánh máy, In ấn tài liệu, kiểm tra...

Bàn giao sản: Hồ sơ gồm 7 bộ (thuyết minh và bản đồ).

II. BẢNG GIÁ KSTK KHAI THÁC RỪNG TRE, NỨA:

1. Tổng hợp:

Đơn vị tính: Đồng/tấn

Hạng mục

Vật liệu

Nhân công

Máy

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn giá

Cộng

755

7.389

496

5.172

829

14.641

- Khảo sát kỹ thuật

413

5.367

 

3.757

572

10.109

- Thiết kế kỹ thuật lập dự toán công trình

342

2.022

496

1.415

257

4.532

- Trong bảng chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Phần nhân công khảo sát chưa có hệ số khu vực.

- Bảng giá này tính mức độ trung bình hệ số=1 và tính từ công trình 50ha để suy ra 1tấn.

PHỤ LỤC 1

BẢNG HỆ SỐ LƯƠNG CỦA CÔNG TÁC KSTK CÁC CÔNG TRÌNH LÂM NGHIỆP

Đối tượng

Bậc lương

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

XIII

XIV

XV

XVI

Công nhân kỹ thuật

1,57

1,75

1,95

2,17

2,84

3,73

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ thuật viên

1,46

1,58

1,70

1,82

1,94

2,06

2,18

2,30

2,42

2,55

2,68

2,81

2,94

3,07

3,20

3,33

Kỹ sư

1,78

2,02

2,26

2,50

2,74

2,98

3,23

3,48

3,73

3,98

 

 

 

 

 

 

Kỹ sư chính

3,26

3,54

3,82

4,10

4,38

4,66

4,94

5,22

5,51

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG GIÁ VẬT LIỆU

TT

Tên vật tư

Đơn vị

Đơn giá

1

Bản đồ gốc 1/25.000

mảnh

15.000

2

Giấy bóng can

mét

4.000

3

Giấy kẻ li

tờ

5.000

4

Giấy Ao

tờ

2.000

5

Giấy gam A4

gam

24.000

6

Biểu thống kê đo đếm

tờ tờ

100

7

Biểu tính dự toán

cái

150

8

Bút can kỹ thuật

cái

500

9

Bút lông

cái

1.000

10

Chì đen

cái

2.000

11

tẩy

cái

500

12

Thước kẹp kính gỗ

cái

20.000

13

Thước kẹp PANMe

cái

100.000

14

Dây đo

mét

1.500

15

Địa bàn cầm tay

cái

500.000

16

Địa bàn 3 chân

cái

2.500.000

17

Máy đo cao

cái

150.000

18

Sơn đỏ

kg

15.000

19

Giấy quỳ

bộ

15.000

20

Tre luồng tẩm nước

cây

14.000

21

Săng

lít

5.400

22

Dầu phụ

lít

28.000

23

Mực in laze

bộ

840.000

24

Mực potocopy

hộp

243.000

25

Máy tính văn phòng

bộ

15.000

26

Máy potocopy A4

cái

25.000

27

Máy potocopy Ao

cái

94.000.000

28

Máy in bản đồ

cái

74.000.000