Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2753/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 26 tháng 9 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT, GIỐNG CÂY TRỒNG, PHÂN BÓN VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2012 - 2015”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1937/QĐ-BNN-KH ngày 05/7/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước ngành Bảo vệ thực vật giai đoạn 2007 - 2015”;

Căn cứ Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2259/TTr-SNN ngày 06/9/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật giai đoạn 2012 - 2015”; gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Nâng cao năng lực và hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành và đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế.

b) Tăng cường đầu tư các nguồn lực nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật trên địa bàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ chủ yếu

a) Đề xuất, góp ý xây dựng hoàn chỉnh và tổ chức thi hành tốt hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật.

b) Hoàn thiện hệ thống tổ chức từ cấp tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh giản, hoạt động thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất và hội nhập Quốc tế.

c) Nâng cao năng lực toàn đơn vị (Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai) về mọi mặt: Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và tài lực, đủ khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.

3. Một số giải pháp cụ thể

a) Về thể chế: Giúp Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành quy định hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện tốt các Quy định này.

b) Kiện toàn hệ thống tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã:

- Xác định rõ vị trí, chức năng của đơn vị trong bộ máy quản lý Nhà nước.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức cán bộ từ tỉnh đến huyện (thị xã, thành phố) và xã, tăng cường biên chế cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 là 72 người (tăng 22 người so với biên chế được giao năm 2012 (50 người)) theo lộ trình cụ thể có trong Đề án, cụ thể:

+ Cấp tỉnh: Biên chế là 28 người (tăng 09 người) bao gồm: Ban Lãnh đạo Chi cục, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế hoạch - Tài vụ, Phòng Kỹ thuật, Trạm Kiểm dịch thực vật.

+ Cấp huyện: Biên chế là 44 người (tăng 13 người), mỗi Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện có từ 03 - 05 biên chế, riêng Trạm Cẩm Mỹ có 08 biên chế (thêm 03 biên chế phục vụ cụm nhà kho chứa giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật); có 10 Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện.

+ Cấp xã: Mỗi xã có ít nhất 01 cộng tác viên bảo vệ thực vật, tổng số biên chế cộng tác viên giai đoạn 2012 - 2015 là 136 người.

- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ công chức: Theo nội dung Đề án.

c) Tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật.

d) Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Xây dựng mới các Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện: Tân Phú, Nhơn Trạch, Xuân Lộc và xây lại Trạm Trảng Bom.

- Xây nhà lưới, nhà kính, cụm nhà kho lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng và phân bón.

- Trang bị lại một xe chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống dịch và thanh tra chuyên ngành.

- Trang bị các trang thiết bị và phương tiện phục vụ công tác chuyên môn.

(Lộ trình thực hiện: Theo nội dung Đề án đính kèm).

4. Khái toán tổng kinh phí thực hiện đề án trong 04 năm: 28.577.000.000 đồng (Hai mươi tám tỷ năm trăm bảy mươi bảy triệu đồng chẵn).

 (Nội dung chi tiết có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Vĩnh

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT, GIỐNG CÂY TRỒNG, PHÂN BÓN VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 2753/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Phần I

CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Luật Thanh tra năm 2010;

Quyết định số 1937/QĐ-BNN-KH ngày 05/7/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án “Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước ngành Bảo vệ thực vật giai đoạn 2007 - 2015”;

Thông tư Liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Nghị quyết số 200/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 về hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 đến năm 2015;

Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường;

Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai;

Quyết định số 3292/QĐ-UBND ngày 05/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai;

Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2011 ban hành chương trình “Phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 - 2015”;

Điều kiện tự nhiên và thực trạng về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Phần II

SỰ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

1. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực chuyên ngành

a) Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật tương đối hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương (Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành), nhưng nay đứng trước yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới cần phải điều chỉnh cho phù hợp; các quy định về quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật còn thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và phát triển sản xuất.

b) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về giống cây trồng và phân bón bước đầu đã xác lập được các quy định cơ bản. Tuy nhiên cần phải bổ sung và hoàn thiện hơn để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước hiện nay.

c) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật tuy đã ban hành nhưng qua thực tiễn cho các quy định về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra, các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản thực vật chưa đầy đủ; cần thiết phải được bổ sung, hoàn thiện.

2. Hệ thống tổ chức

a) Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật ở tỉnh:

- Tổ chức bộ máy quản lý về bảo vệ và kiểm dịch thực vật: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh được thành lập năm 1994 (theo Quyết định số 689/QĐ-UBT ngày 14 tháng 4 năm 1994), được giao nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh (trực tiếp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 477/QĐ-UBT ngày 03 tháng 02 năm 1997) bao gồm văn phòng Chi cục và 07 Trạm Bảo vệ thực vật huyện - liên huyện ở 11 huyện, thị xã và thành phố; ở xã không có hệ thống bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng lực lượng cộng tác viên có trình độ học vấn phổ thông (chưa qua đào tạo chuyên môn).

Do vậy nhu cầu cần thiết phải thành lập mỗi huyện 01 Trạm Bảo vệ thực vật, tăng cường cán bộ bảo vệ thực vật cho các xã. Do số Trạm Bảo vệ thực vật tăng từ 07 Trạm lên 10 Trạm (tăng 03 Trạm) - theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai - yêu cầu tăng thêm biên chế công tác tại các Trạm mới tăng thêm.

Theo nội dung Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND, ngoài công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật trước đây, Chi cục phải đảm nhiệm thêm 03 chức năng mới là giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giống cây trồng; phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật.

Đây là những nhiệm vụ mới rất nặng nề và phức tạp hiện nay trên phạm vi cả nước; đòi hỏi phải tăng cường nguồn lực (nhất là nhân lực).

b) Nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật.

Tổng số biên chế hiện tại của Chi cục là 50 người, trong đó:

Bộ phận

Tổng số

(người)

Trình độ đào tạo

Đại học trở lên

Cao đẳng - Trung cấp

Khác

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Chi cục BVTV

50

38

76

09

18

03

06

Văn phòng Chi cục

19

14

28

02

04

03

06

Các Trạm BVTV

31

24

48

07

14

0

0

Ghi chú: Ở các xã hiện có 70 cộng tác viên bảo vệ thực vật có trình độ phổ thông (chưa qua tập huấn).

- Nguồn nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản: Chi cục Bảo vệ thực vật chưa có (đây là chức năng mới được giao thêm).

Nhận xét:

- Nguồn nhân lực đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật hiện rất thiếu và yếu, số cán bộ có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ thấp (8%), cần thiết phải được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cần tăng cường lực lượng cộng tác viên bảo vệ thực vật cho các xã (mỗi xã có ít nhất một cộng tác viên).

- Cần phải có sự hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp và hộ nông dân do hiện nay các đối tượng này thực hiện công tác tự phòng chống dịch hại cho cây trồng của mình hiệu quả chưa cao.

- Do nguồn nhân lực hiện tại của Chi cục chưa đáp ứng được nhu cầu công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật trước yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế, nay phải đảm nhận thêm 03 chức năng mới (quản lý Nhà nước về giống cây trồng, phân bón và an toàn thực phẩm nông sản thực vật - nhất là thực hiện chương trình rau quả antoàn (theo Quyết định 1572 ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh)).

- Cần thiết phải bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản.

Do vậy tất yếu cần thiết phải tăng cường nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (nhất là trình độ chuyên môn) cho Chi cục Bảo vệ thực vật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Chi cục Bảo vệ thực vật

Hiện Chi cục có 01 Văn phòng và 05 Trạm Bảo vệ thực vật (riêng Trạm Bảo vệ thực vật Thống Nhất trong khối nhà chung của Ủy ban nhân dân huyện, Trạm Bảo vệ thực vật Trảng Bom chuẩn bị giải tỏa, Trạm Bảo vệ thực vật Cẩm Mỹ vừa được xây dựng xong năm 2011).

Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ chuyên môn còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu:

a) Kho dự trữ thuốc bảo vệ thực vật và dụng cụ máy móc phòng chống dịch; kho tạm giữ các tang vật phạm pháp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, nông sản thực vật) bị thu giữ qua các đợt thanh, kiểm tra: Chưa có; cần thiết phải xây dựng.

b) Nhà lưới, nhà kính phục vụ nghiên cứu sinh vật hại, đối tượng kiểm dịch thực vật và theo dõi sự sinh trưởng phát triển của những giống cây trồng nhập nội: Chưa có; cần thiết phải trang bị.

c) Phòng thí nghiệm: Mới chỉ trang bị các thiết bị sơ sài phục vụ các thí nghiệm nhỏ. Chưa có hệ thống thiết bị hiện đại đáp ứng việc giám định chính xác các dịch hại, kiểm định các chỉ tiêu về phân bón, về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản thực vật và xác định đúng nguồn gốc giống cây trồng; cần thiết phải trang bị đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu nhiệm vụ.

d) Nhân lực và phương tiện đi lại phục vụ công tác phòng chống dịch hại, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: Hiện tại, Chi cục chỉ mới có một lái xe và một ôtô còn sử dụng được; thời gian tới, khi khối lượng công việc tăng lên thì với số lượng như trên, chắc chắn không đủ đáp ứng nhu cầu; cần thiết phải bổ sung.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tất yếu phải tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị cho Chi cục Bảo vệ thực vật.

4. Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

a) Trong thời gian qua, Chi cục đã nỗ lực phối hợp với các ngành và địa phương vận động, chỉ đạo nông dân phòng chống có hiệu quả các dịch hại lớn, bảo vệ an toàn sản xuất ở tỉnh, tuy nhiên trong thời gian tới phát sinh nhiều yêu cầu mới phải đáp ứng:

- Do yêu cầu hội nhập WTO và vệ sinh an toàn thực phẩm nên quy trình phòng trừ dịch hại phải cải tiến: Tăng cường áp dụng công nghệ sinh học và thực hiện GAP (theo Nghị quyết số 200/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của HĐND và Quyết định 1572/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh) để vừa bảo vệ được cây trồng, vừa có nông sản sạch phục vụ trong nước và xuất khẩu như: Rau, cà phê, điều, tiêu, sầu riêng, xoài, bưởi, ca cao… hạn chế gây ô nhiễm môi trường đất, nước.

- Ngoài cây trồng nông nghiệp (diện tích gần 300.000 ha), Chi cục phải đảm nhiệm thêm công tác bảo vệ thực vật cho 177.490 ha cây rừng.

- Do cây trồng đa dạng nên ở Đồng Nai thường xuyên phát sinh nhiều dịch bệnh mới gây hại cho sản xuất (dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá lúa; bệnh cháy lá non sầu riêng; bệnh thối gốc và rễ trên cây tiêu, cây bưởi và sầu riêng; bệnh xoăn đọt mỳ; dịch cào cào đang tiềm ẩn; các bệnh hại trên cây ca cao,…) đòi hỏi phải có đủ số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao thực hiện các đề tài nghiên cứu với quy mô thích hợp nhằm tìm ra quy trình phòng chống dịch hại có hiệu quả và bảo đảm nông sản sạch.

b) Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật: Là nhiệm vụ của ngành Bảo vệ thực vật trong thời gian tới do phải đảm bảo nông sản an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là ứng dụng quy trình GAP cho rau, quả trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 09/01/2012) và Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi phải được bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm; đầu tư trang bị thêm trang thiết bị hiện đại cho phòng thí nghiệm phục vụ giám định các mẫu rau, quả, đất, nước… đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra và xử lý vi phạm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản (nhất là rau, quả) trong quá trình sản xuất.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong thời gian qua đội ngũ cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ: Bảo vệ được sản xuất của tỉnh, quản lý việc sản xuất, mua bán thuốc bảo vệ thực vật, ra sức tuyên truyền hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật (IPM, GAP,…).

Theo Quyết định cũ (Quyết định số 477/QĐ-UBT ngày 03/02/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai), Chi cục chỉ đảm nhiệm công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Tuy nhiên, trong thời gian tới do được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới (theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai), Chi cục phải đảm nhiệm thêm 03 chức năng mới là: Quản lý Nhà nước về giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật.

Đồng thời do yêu cầu phải cải tiến về chất lượng công tác chuyên môn để góp phần đưa nền nông nghiệp Đồng Nai hội nhập vào nền kinh tế thế giới; tạo ra nông sản chất lượng cao và an toàn, phục vụ nhân dân và xuất khẩu, trong khi năng lực thực tế hiện tại của Chi cục còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới (như nội dung Mục I nêu trên), do vậy đòi hỏi phải nâng cao năng lực Chi cục Bảo vệ thực vật về mọi mặt để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Ngày 05/7/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Quyết định số 1937/QĐ-BNN-KH về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước ngành Bảo vệ thực vật giai đoạn 2007 - 2015”.

Xuất phát từ các cơ sở nêu trên, tất yếu phải xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.

Phần III

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

Nâng cao hiệu quả phòng trừ sinh vật hại tài nguyên thực vật, bảo vệ an toàn sản xuất, thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật phục vụ xuất nhập khẩu nông sản hàng hóa và hội nhập kinh tế, quản lý tốt việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; góp phần bảo đảm nông sản thực phẩm vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại về bảo vệ thực vật và trồng trọt phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững.

Tăng cường đầu tư các nguồn lực giúp cho hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và an toàn thực phẩm nông sản thực vật ở tỉnh có đủ năng lực thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước nhằm đạt mục tiêu nêu trên.

2. Nhiệm vụ

a) Tích cực đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng hoàn chỉnh và tổ chức thi hành tốt hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh về lĩnh vực bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật, quản lý giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật.

b) Hoàn thiện hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh giản, hoạt động thông suốt; có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất và hội nhập kinh tế Quốc tế.

c) Nâng cao năng lực toàn đơn vị về mọi mặt: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài lực, nhất là nguồn nhân lực có đủ số lượng và chất lượng (trình độ và hiệu quả công tác cao), đủ khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới:

- Về lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

+ Từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin, dự báo tình hình dịch bệnh, xây dựng chiến lược phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, bảo vệ an toàn sản xuất.

+ Tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học về công nghệ sinh học, công nghệ cao vào sản xuất; tạo ra nông sản chất lượng cao, an toàn; liên kết tốt với các đơn vị nghiên cứu, cơ quan chuyên môn trong và ngoài tỉnh.

+ Quản lý tốt việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Về quản lý giống cây trồng và phân bón: Góp phần thực hiện quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và phân bón theo đúng quy định pháp luật, hạn chế thiệt hại cho nông dân do hành vi vi phạm pháp luật về giống cây trồng và phân bón.

- Về vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật:

+ Xây dựng hệ thống kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản thực vật; phối hợp thực hiện có hiệu quả chương trình “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP)” (ban hành kèm Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh) trên địa bàn tỉnh.

+ Phối hợp thanh tra việc chấp hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản; kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ theo đúng quy định của pháp luật.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về thể chế

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, Chi cục tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón, vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và kiểm dịch thực vật, quản lý về giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật trên toàn tỉnh.

2. Kiện toàn hệ thống tổ chức

2.1. Xác định rõ vị trí chức năng của đơn vị trong bộ máy quản lý Nhà nước: Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai là cơ quan có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh (trực tiếp là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, phân bón, vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật và hoạt động sự nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo phân cấp và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt.

2.2. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức cán bộ từ tỉnh đến huyện (thị xã, thành phố) và xã đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả: Xác định cơ cấu tổ chức và biên chế ở từng cấp; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của từng bộ phận, từng chức danh trong bộ máy:

a) Cấp tỉnh: Chi cục Bảo vệ thực vật gồm có: Ban Lãnh đạo Chi cục, các phòng nghiệp vụ và Trạm Kiểm dịch thực vật.

Tổng biên chế ở văn phòng Chi cục là 28 người, trong đó:

* Ban Lãnh đạo Chi cục: Có 03 người gồm 01 Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng.

Chi cục trưởng: Phụ trách toàn diện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về toàn bộ hoạt động của Chi cục.

Các Phó Chi cục trưởng: Giúp việc và trực tiếp phụ trách từng lĩnh vực theo sự phân công của Chi cục trưởng.

* Các phòng, trạm chuyên môn giúp việc cho Ban Lãnh đạo Chi cục: Gồm có 03 phòng, 01 trạm:

- Phòng Kỹ thuật: Biên chế là 11 người, giúp việc cho Ban Lãnh đạo Chi cục về công tác nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, cụ thể:

+ Phối hợp các Trạm Bảo vệ thực vật thực hiện công tác điều tra, phát hiện, dự tính dự báo và thông báo về khả năng, thời gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của sinh vật hại trên cây trồng nông nghiệp.

+ Thực hiện công tác báo cáo tình hình và kết quả phòng trừ sinh vật hại tài nguyên thực vật định kỳ, đột xuất, hàng vụ, hàng năm theo quy định của ngành Nông nghiệp.

+ Tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong việc thông tin, hướng dẫn những biện pháp phòng trừ sinh vật hại cây trồng nông nghiệp và hỗ trợ các Trạm Bảo vệ thực vật phối hợp với địa phương trong công tác ngăn chặn và dập tắt dịch hại.

+ Cập nhật thông tin về những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ chuyên ngành bảo vệ thực vật nhằm bổ sung giải pháp kỹ thuật thực hiện và tài liệu chuyển giao cho người sản xuất; phối hợp các Trạm Bảo vệ thực vật thực hiện những công việc liên quan đến tập huấn, tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học cho người sản xuất.

+ Biên soạn các tài liệu kỹ thuật tập huấn cho nông dân và cán bộ nông nghiệp ở cơ sở. Tham gia xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho các mô hình, các thử nghiệm, thí nghiệm của Chi cục.

+ Tiến hành xây dựng và tổ chức khảo sát, thực nghiệm, hướng dẫn việc áp dụng những công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực bảo vệ thực vật (bao gồm: Bố trí thời vụ hợp lý; công nghệ hạt giống, áp dụng giống tốt; sử dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ; sử dụng phân bón, tưới nước hợp lý; ứng dụng công nghệ sau thu hoạch…).

+ Đảm nhiệm công tác bảo vệ thực vật và quản lý Nhà nước (về các lĩnh vực đã được giao cho Chi cục) trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

+ Tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình về vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản; GAP trên rau, quả; các chương trình trên cây lúa; IPM và IPC trên các cây trồng; ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực bảo vệ thực vật; các nội dung của chương trình cây trồng chủ lực ở tỉnh và một số chương trình khác (GAP trên cây công nghiệp, cây ca cao, các chương trình mới phát sinh…).

+ Tham gia góp ý, đánh giá những đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động của ngành.

+ Tham mưu đề xuất sử dụng các thiết bị phục vụ hoạt động kỹ thuật trong ngành.

+ Thực hiện công tác giám định sinh vật hại.

+ Tham mưu cho Ban Lãnh đạo Chi cục thực hiện quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật theo đúng quy định của pháp luật hiện hành trên toàn tỉnh.

+ Tổ chức huấn luyện chuyên môn và thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề về thuốc bảo vệ thực vật; cấp phép hội thảo thuốc bảo vệ thực vật; cấp phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật và các loại giấy phép khác theo quy định cho các tổ chức và cá nhân có yêu cầu sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực quản lý của Chi cục.

+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Pháp lệnh giống cây trồng, thanh kiểm tra việc sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và giống cây trồng trong tỉnh theo đúng thẩm quyền được pháp luật quy định.

+ Giải quyết và phối hợp hỗ trợ giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân về các lĩnh vực trên trong phạm vi toàn tỉnh theo đúng thẩm quyền do pháp luật quy định.

+ Thực hiện thủ tục xử lý các hành vi vi phạm hành chính theo đúng quy định.

+ Hỗ trợ Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật cho các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý.

+ Lấy mẫu gửi đến cơ quan chuyên môn kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và nông sản thực vật.

+ Quản lý, giám sát các cuộc hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ban Lãnh đạo Chi cục giao.

- Phòng Tổ chức - Hành chính: Biên chế là 05 người, giúp việc cho Ban Lãnh đạo Chi cục về công tác tổ chức, hành chính:

+ Tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục trong công tác quản lý về mặt tổ chức cán bộ, xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức cơ quan.

+ Theo dõi kiểm tra và thực hiện các chế độ, chính sách cho công chức.

+ Quản lý hồ sơ công chức; lập hồ sơ nhận xét, đánh giá công chức hàng năm.

+ Hướng dẫn và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức trong Chi cục (nâng lương, chế độ hưu trí, chế độ đi học, chế độ thôi việc, khen thưởng, kỷ luật...).

+ Tổ chức tiếp dân, hướng dẫn người dân đến bộ phận có liên quan để được giải quyết.

+ Giải quyết các công việc về giấy tờ, quản lý công văn đi đến theo đúng quy trình của cơ quan, quản lý dấu của đơn vị. Duy trì, quản lý an ninh trật tự, vệ sinh cơ quan, phòng chống cháy nổ trong và ngoài ngày, giờ làm việc.

+ Quản lý tài sản, nhân sự, tài chính đã phân cấp cho phòng.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ban Lãnh đạo Chi cục giao.

- Phòng Kế hoạch - Tài vụ: Biên chế là 05 người, giúp việc cho Ban Lãnh đạo Chi cục về công tác kế hoạch - tài vụ:

+ Tham mưu cho lãnh đạo Chi cục trong phạm vi quản lý nguồn kinh phí ngân sách, các nguồn thu, chi, quản lý tài sản vật tư của đơn vị theo chức năng của tài chính kế toán, thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ theo quy định Nhà nước.

+ Tham mưu cho lãnh đạo lập dự toán, kế hoạch hoạt động hàng năm, hàng vụ, hàng tháng của đơn vị.

+ Kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch, thanh quyết toán tài chính của các phòng, trạm.

+ Thực hiện báo cáo quyết toán, hàng quý, năm theo đúng quy định tài chính.

+ Tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và quy định chi tiêu trong đơn vị.

+ Thực hiện công tác kế toán của Chi cục.

+ Theo dõi điều động xe phục vụ công tác của đơn vị.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ban Lãnh đạo Chi cục giao.

- Trạm Kiểm dịch thực vật: Biên chế là 04 người. Giúp việc cho Ban Lãnh đạo Chi cục trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật:

+ Tham mưu cho Ban Lãnh đạo Chi cục về hoạt động kiểm dịch thực vật.

+ Quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập nội.

+ Quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho.

+ Quản lý vật thể bị nhiễm dịch, ổ dịch, vùng dịch (dịch hại thuộc diện điều chỉnh).

+ Quản lý xông hơi khử trùng nông sản bảo quản tại địa phương. Thực hiện tập huấn xông hơi khử trùng nông sản bảo quản tại địa phương. Cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng và thẻ xông hơi khử trùng.

+ Điều tra, giám sát dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với giống cây trồng nhập nội và sản phẩm thực vật bảo quản trong kho.

+ Tập huấn quy trình quản lý tổng hợp côn trùng hại nông sản đóng bao, bảo quản trong kho cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông sản có nhu cầu.

+ Báo cáo tình hình công tác kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định.

+ Tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật.

+ Quản lý tình hình dịch hại trên cây lâm nghiệp.

+ Thực hiện công tác giám định sinh vật hại thuộc diện điều chỉnh tại phòng thí nghiệm Chi cục, gửi mẫu sinh vật hại cây trồng đi giám định khi chưa giám định được ở Chi cục.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ban Lãnh đạo Chi cục giao.

b) Cấp huyện (thị xã, thành phố)

Hiện có 07 Trạm Bảo vệ thực vật huyện và liên huyện (trong đó có 04 Trạm liên huyện: Biên Hòa - Vĩnh Cửu, Long Thành - Nhơn Trạch, Tân Phú - Định Quán, Xuân Lộc - thị xã Long Khánh).

Nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới và đã được UBND tỉnh chấp thuận (theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai) thành lập 10 Trạm Bảo vệ thực vật huyện (thị xã) ở 10 huyện, thị xã của tỉnh (trừ thành phố Biên Hòa), trên cơ sở giữ nguyên các trạm huyện và tách các trạm liên huyện, cụ thể có các Trạm Bảo vệ thực vật ở các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú và thị xã Long Khánh.

Tổng số biên chế của 10 Trạm Bảo vệ thực vật huyện là: 44 người (mỗi Trạm có từ 03 - 05 người).

Chức năng của các Trạm Bảo vệ thực vật huyện như sau:

- Thực hiện điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình, mức độ, phạm vi xảy ra các loại sinh vật gây hại chính trên các cây trồng ở địa phương do Trạm phụ trách và hướng dẫn biện pháp phòng trừ kịp thời, có hiệu quả.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức tốt công tác phòng chống dịch hại tài nguyên thực vật ở địa phương do Trạm phụ trách, nhất là khi có dịch hại cây trồng xảy ra.

- Tập huấn, hướng dẫn nông dân và các tổ chức kinh tế (hợp tác xã, trang trại, tập đoàn…) nhận dạng chính xác sâu bệnh và các giải pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao. Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón đến nông dân trên địa bàn huyện.

- Tuyên truyền phổ biến cho nông dân và cộng tác viên những kiến thức liên quan đến pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản cùng những quy định cần thiết khác của Nhà nước trên địa bàn huyện.

- Thực hiện các thí nghiệm, thực nghiệm, các mô hình trình diễn từ đó tổ chức hội thảo phổ biến cho nông dân về kết quả đạt được, nhân rộng các điển hình.

- Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật tại địa phương theo đúng thẩm quyền được giao theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Phối hợp thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật theo quy định; sản xuất rau quả an toàn, GAP trên rau, quả; IPM và IPC; 03 giảm 03 tăng trên lúa; ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực bảo vệ thực vật trên địa bàn.

- Giám sát các cuộc hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón trên địa bàn.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của Trạm hàng tháng, hàng vụ, hàng năm phù hợp với kế hoạch của Chi cục và kế hoạch của địa phương.

- Xây dựng và quản lý mạng lưới cộng tác viên bảo vệ thực vật ở địa phương ngày càng vững mạnh, hoạt động có hiệu quả và thiết thực.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ban Lãnh đạo Chi cục giao.

+ Giải pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Hoàn chỉnh quy chế công tác trong toàn Chi cục, từng bộ phận của Chi cục và quy chế phối kết hợp giữa Chi cục (trong đó có các Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện) với UBND và các cơ quan chức năng ở địa phương.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển gắn liền với sử dụng công chức, viên chức trong toàn đơn vị.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức về mọi mặt (chú trọng chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý Nhà nước) bằng nhiều hình thức.

c) Cấp xã: Mỗi xã có 01 cộng tác viên bảo vệ thực vật. Dự kiến ít nhất có 136 cộng tác viên ở 136 xã trên địa bàn tỉnh vào năm 2012

Nhiệm vụ cộng tác viên bảo vệ thực vật:

- Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật Trạm Bảo vệ thực vật điều tra phát hiện đúng các dịch hại trên địa bàn được phân công, báo cáo kịp thời cho Trạm Bảo vệ thực vật và chính quyền địa phương.

- Cùng cán bộ kỹ thuật thực hiện các điểm trình diễn, tập hợp nông dân tham gia tập huấn, hội thảo, chọn các điểm trình diễn, thí thực nghiệm.

- Tham gia công tác phòng chống dịch hại ở địa phương.

- Kết hợp cùng cán bộ xã, ấp thăm đồng; nắm bắt các vấn đề có liên quan đến bảo vệ thực vật phản ảnh về Trạm huyện và thực hiện các chỉ đạo về chuyên môn của Trạm và Chi cục.

- Nắm các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực vật; giúp việc cho Chi cục trong công tác quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực được phân công trên địa bàn cấp xã.

- Tuyên truyền, vận động và phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật trên địa bàn cấp xã.

- Theo dõi, ghi chép tình hình côn trùng vào đèn hàng đêm và báo cáo số liệu về Trạm theo quy định đồng thời bảo quản nâng cao hiệu quả của bẫy đèn.

- Dự họp giao ban hàng tháng với Trạm Bảo vệ thực vật.

+ Giải pháp kiện toàn đội ngũ cộng tác viên:

+ Hoàn thiện quy chế quản lý hoạt động đội ngũ cộng tác viên.

+ Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cộng tác viên bằng nhiều hình thức phù hợp.

2.3. Bổ sung biên chế cán bộ, công chức và cộng tác viên bảo vệ thực vật

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn 2012 - 2015, Chi cục Bảo vệ thực vật cần và đề nghị số lượng biên chế như sau:

- Tổng biên chế cán bộ công chức là 72 (tăng thêm 22 so với biên chế hiện tại).

- Tổng biên chế cộng tác viên bảo vệ thực vật toàn tỉnh năm 2012 là 136 người. Sau đó tùy theo nhu cầu thực tế hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định số lượng cộng tác viên cho Chi cục Bảo vệ thực vật trong từng năm, nhưng tối thiểu không thấp hơn 136 người.

2.4. Tổ chức thi hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai

Trên cơ sở Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, Chi cục xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về tổ chức bộ máy và quy chế làm việc của đơn vị.

Thực hiện điều hành hoạt động bộ máy tổ chức của đơn vị theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

2.5. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ công chức

- Căn cứ vào Quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy; các quy định của Đảng và Nhà nước hiện hành; thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và yêu cầu phát triển của đơn vị; thực hiện việc hoàn thiện tiêu chuẩn hóa từng chức danh cán bộ công chức trong đơn vị.

- Dựa vào tiêu chuẩn các chức danh và yêu cầu nhiệm vụ đơn vị, tiến hành quy hoạch, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức hợp lý, hiệu quả để mỗi cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Đề nghị Sở Nội vụ phối hợp hướng dẫn và hỗ trợ trong việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức của Chi cục.

3. Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật

3.1. Công tác phòng chống sinh vật gây hại

Phòng trừ dịch hại tài nguyên thực vật theo chương trình phát triển các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Đồng Nai (cao su, tiêu, cà phê, điều, bưởi, xoài, sầu riêng) và cây trồng nông nghiệp khác trong tỉnh như lúa, bắp, rau, đậu, chôm chôm, ca cao... và cây lâm nghiệp.

Theo dõi nắm tình hình diễn biến sinh vật gây hại và thiên địch trên các loại cây trồng chính, nâng cao năng lực tổng hợp, nắm bắt các quy luật phát sinh, phát triển; đề xuất biện pháp hướng dẫn nông dân phòng trừ dịch hại kịp thời, chính xác, hiệu quả.

3.2. Công tác kiểm dịch thực vật

Kiểm soát các đối tượng thuộc diện điều chỉnh, chỉ đạo khoanh vùng, bao vây, tiêu diệt các ổ dịch, vùng dịch.

Xây dựng và thực hiện các chương trình điều tra, giám sát, phòng trừ dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với giống cây trồng nhập nội, cây trồng chính ở địa phương và sản phẩm thực vật bảo quản trong kho.

3.3. Tham gia thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật

- Phối hợp với UBND cấp huyện, xã và các cơ quan chức năng địa phương triển khai các chương trình, dự án phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên phạm vi địa phương (theo Quyết định 1572/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh).

- Hướng dẫn và tuyên truyền việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có hiệu quả và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao trình độ nhận thức và trách nhiệm của nông dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất, bảo quản nông sản để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm vệ sinh an toàn.

- Lấy mẫu nông sản thực vật để phân tích đánh giá mức ô nhiễm sinh học và tồn dư các chất gây ô nhiễm theo quy định.

- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật trong quá trình trồng trọt.

3.4. Công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; kiểm tra về chất lượng, định lượng, thông tin, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng của nông dân để chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

- Tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành.

- Tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật cho những người được cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu việc bán thuốc và hướng dẫn người nông dân sử dụng thuốc tùy tiện, sai quy định.

3.5. Công tác quản lý giống cây trồng

- Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính.

- Theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử giống cây trồng mới trên địa bàn tỉnh. Nhận xét kết quả sản xuất thử và đề xuất công nhận giống mới theo đúng quy định.

- Hỗ trợ Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện các quy định về chất lượng, định lượng, thông tin, quảng cáo và các quy định khác về giống cây trồng.

- Cử cán bộ tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra giống cây trồng để nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành.

- Cử cán bộ đi đào tạo về lấy mẫu để gửi đến cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm, kiểm định về giống.

- Phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn các quy định của Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.

3.6. Công tác quản lý phân bón

- Thực hiện dự báo nhu cầu sử dụng phân bón trên phạm vi địa phương theo hướng dẫn thống nhất của Cục Trồng trọt.

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng phân bón, hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Hỗ trợ Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về điều kiện sản xuất (trừ sản xuất phân bón vô cơ), kinh doanh, chất lượng phân bón, nhãn hàng hóa phân bón, các hình thức quảng cáo phân bón thông qua việc tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, các quy định về sử dụng phân bón và báo cáo kết quả về cơ quan có thẩm quyền sau khi kiểm tra, thanh tra.

- Phối hợp với các ngành chức năng khác của địa phương giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ.

- Báo cáo về Cục Trồng trọt tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng và chất lượng phân bón của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vào tháng 12 hàng năm.

3.7. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

- Xây dựng mới các Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Phú, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, và xây lại Trạm Trảng Bom (do UBND huyện Trảng Bom thu hồi đất của Trạm nên phải xây lại Trạm mới). Diện tích xây dựng khoảng 200m2/Trạm.

- Xây nhà lưới, nhà kính phục vụ cho công tác nghiên cứu, thí thực nghiệm như: Nuôi và theo dõi các đối tượng sâu hại, thiên địch; theo dõi và lây nhiễm các loại bệnh hại nguy hiểm; ươm và gieo trồng cây con phục vụ công tác thí thực nghiệm; theo dõi sâu bệnh cây trồng sau nhập khẩu được đưa vào địa bàn Đồng Nai để xây dựng các biện pháp phòng trừ phù hợp có hiệu quả.

Diện tích nhà lưới, nhà kính (nghiên cứu về bảo vệ thực vật): 600m2. Địa điểm: Trong khuôn viên Trạm Bảo vệ thực vật huyện Trảng Bom.

- Xây cụm nhà kho lưu giữ thuốc phòng chống dịch hại cây trồng, các loại thuốc, phân, giống, nông sản thực phẩm vi phạm pháp luật; lưu chứa máy móc và thiết bị phun thuốc,…

Diện tích toàn khuôn viên nhà kho: 3.000m2. Địa điểm tại huyện Cẩm Mỹ.

- Trang bị thiết bị cần thiết cho văn phòng và các trạm: Máy tính xách tay, projector và các trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng cho Phòng Kỹ thuật, Trạm Kiểm dịch và các Trạm Bảo vệ thực vật; máy fax cho Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện (trang bị các thiết bị chuyên dùng như: Máy hút côn trùng; bẫy đèn; máy định vị toàn cầu; bẫy bào tử;…).

- Trang bị máy móc, thiết bị cho phòng thí nghiệm theo hướng hiện đại phục vụ cho công tác phân tích, giám định, kiểm tra các dịch hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giống cây trồng.

- Tăng cường phương tiện đi lại: Do yêu cầu về công tác chuyên môn đòi hỏi ngày càng tăng về khối lượng và chất lượng (thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật); hơn nữa, công tác phòng chống dịch hại ngày càng phức tạp và đa dạng hơn khi việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, mức độ thâm canh cây trồng ngày càng cao và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng rõ.

- Trang bị hệ thống máy phun thuốc lưu động hiện đại (để ứng phó kịp thời khi có dịch hại cây trồng xảy ra trên diện rộng).

 (Lộ trình thực hiện: Xem phần phụ lục).

4. Về khoa học, công nghệ

Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào ngành Bảo vệ thực vật nhất là công nghệ sinh học, công nghệ cao; xây dựng mô hình sản xuất nông sản an toàn (GAP) thông qua việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, kháng sinh, sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc, phân hữu cơ... Trên cơ sở kinh nghiệm từ các mô hình, triển khai ra diện rộng ở các vùng sản xuất nông sản hàng hóa.

Thiết kế các phần mềm máy tính nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật.

5. Công tác tuyên truyền

- Xây dựng chương trình thông tin tuyên truyền phổ biến sâu rộng, kịp thời các văn bản pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng, phân bón, vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật tới người sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm an toàn, hiệu quả.

- Phổ biến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật cho người sản xuất. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc từ thực vật.

- Xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin tuyên truyền về sản xuất rau quả an toàn trong toàn tỉnh, cung cấp cho người sản xuất và người tiêu dùng địa chỉ các nhà sản xuất, các cơ sở, các hợp tác xã, tổ hợp tác, cửa hàng cung cấp rau quả an toàn trong tỉnh.

- Tổ chức các lớp tập huấn về IPM, tập huấn sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn GAP, tập huấn hướng dẫn nông dân phòng chống dịch hại.

III. KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” bao gồm nguồn kinh phí của ngân sách tỉnh cấp cho hoạt động hàng năm và nguồn kinh phí của ngân sách cấp tỉnh cấp bổ sung cho Chi cục Bảo vệ thực vật để thực hiện các nội dung sau:

Bảng dự toán kinh phí và tiến độ thực hiện Đề án

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

TT

Nội dung

Giai đoạn (năm)

2012 - 2013

2014

2015

Tổng cộng

1

2

3

4

5

6

1

Xây nhà Trạm Bảo vệ thực vật Trảng Bom (diện tích 200m2)

1.500

 

 

1.500

2

Xây nhà Trạm Bảo vệ thực vật Xuân Lộc (diện tích 200m2)

1.500

 

 

1.500

3

Xây nhà Trạm Bảo vệ thực vật Tân Phú (diện tích 200m2)

 

1.500

 

1.500

4

Xây nhà Trạm Bảo vệ thực vật Nhơn Trạch (diện tích 200m2)

 

 

1.500

1.500

5

Xây nhà lưới, nhà kính (diện tích 600m2)

 

1.000

 

1.000

6

Xây cụm nhà kho (diện tích 3.000m2)

5.000

 

 

5.000

7

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng và phòng thí nghiệm

500

500

500

1.500

8

Thiết kế phần mềm máy tính phục vụ công tác quản lý Nhà nước, trong đó:

30

90

30

150

a

Trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật; bảo vệ thực vật

30

30

 

60

b

Trong lĩnh vực giống cây trồng

 

30

 

30

c

Trong lĩnh vực phân bón

 

30

 

30

d

Trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản

 

 

30

30

9

Trang bị phương tiện đi lại (01 xe ô tô 02 cầu, 07 chỗ ngồi)

 

1.000

 

1.000

10

Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực công chức ngành BVTV

a) Tăng thêm biên chế cho Chi cục:

Số lượng 22 người (2.768 : 50) + 19(75 x 22)

(Theo mức lương 1.050.000 đồng)

Định mức: 75 triệu/người/năm

3.555

 

3.300

1.725

 

1.650

1.795

 

1.650

7.075

 

6.600

 

b. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công chức

- 02 thạc sỹ (30.000.000đ/người)

- 01 tiến sỹ (40.000.000đ/người)

c. Nâng cao trình độ quản lý Nhà nước cho cán bộ thanh tra

- Cử cán bộ đi đào tạo về lấy mẫu, kiểm nghiệm và kiểm định giống cây trồng (10.000.000đ/người x 15 người)

- Tham dự lớp học nghiệp vụ do Cục Bảo vệ thực vật tổ chức (2.500.000đ/người x 15 người/lần x 3 lần)

 

 

 

 

30

 

150

 

37,5

 

 

 

 

37,5

 

 

 

 

30

40

 

 

37,5

 

 

 

 

60

40

150

 

112,5

 

- Tham dự lớp học nghiệp vụ do Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức (2.500.000đ/người x 15 người/lần x 3 lần)

37,5

37,5

37,5

112,5

11

Duy trì hoạt động của lực lượng cộng tác viên bảo vệ thực vật trên các xã (136 người) theo mức lương 1.050.000 đồng.

3.426

1.713

1.713

6.852

 

Cộng

15.511

7.528

5.538

28.577

Tổng cộng:

28.577

(Hai mươi tám tỷ năm trăm bảy mươi bảy triệu đồng)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã Long Khánh triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón, vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, tăng cường các hoạt động về lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh, giúp nông dân hạn chế những thiệt hại do sâu bệnh; quản lý tốt việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; góp phần bảo đảm nông sản thực phẩm vệ sinh an toàn cho mọi người; giữ mối liên hệ chặt chẽ với huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, ban ngành có liên quan để hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả cao, ổn định năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người nông dân tỉnh nhà.

2. UBND các huyện (trước mắt là các huyện Trảng Bom, Tân Phú, Xuân Lộc, Nhơn Trạch) tạo điều kiện về địa điểm xây dựng Trạm Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện. UBND huyện Cẩm Mỹ tạo điều kiện về địa điểm xây cụm nhà kho thuốc BVTV.

3. Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương thống nhất bố trí nguồn kinh phí ngân sách xây dựng Trạm Bảo vệ thực vật Trảng Bom, Tân Phú, Xuân Lộc, Nhơn Trạch, nhà kính và nhà kho, trang bị máy móc, thiết bị.

4. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh hàng năm để thực hiện đề án; phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các đơn vị lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

5. Sở Nội vụ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ bảo vệ thực vật, giao chỉ tiêu biên chế về cán bộ, công chức và cộng tác viên bảo vệ thực vật đủ để đơn vị hoạt động.

6. Các tổ chức đoàn thể: Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, các đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tích cực phối hợp Chi cục Bảo vệ thực vật trong tiến trình thực thi các nhiệm vụ do UBND tỉnh đã giao cho Chi cục./.

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP NHU CẦU BIÊN CHẾ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THEO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 61/2008/TTLT-BNN-BNV VÀ ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT, GIỐNG CÂY TRỒNG, PHÂN BÓN VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 2753/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị

Biên chế (người)

Nhiệm vụ

Ghi chú

(số biên chế tăng, giảm)

Hiện tại

Nhu cầu

Tăng, giảm

(1)

(2)

 

(4)

 

(6)

(7)

 

Tổng cộng

50

72

+ 22

 

 

I

Văn phòng Chi cục

19

28

+ 9

 

 

1

Ban Lãnh đạo

(biên chế hiện tại: 03)

03

03

0

Nhiệm vụ Ban Lãnh đạo đã trình bày trong dự thảo.

 

2

Phòng Tổ chức Hành chính

04

05

+ 01

- 01 Trưởng phòng phụ trách toàn diện, theo dõi nâng lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, điều động và luân chuyển cán bộ; chế độ chính sách cho cán bộ, an ninh quốc phòng, nghỉ phép năm, sổ bảo hiểm xã hội.

- 01 Phó trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng và phụ trách các việc sau đây:

+ Phụ trách ISO.

+ Theo dõi cải cách hành chính.

+ Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

+ Theo dõi thực hiện ngày pháp luật.

- 01 văn thư lưu trữ, đánh máy, photo.

- 01 bảo vệ.

- 01 tạp vụ.

Xin tăng thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số tăng thêm: 01

3

Phòng Tài vụ

03

05

+ 02

- 01 Phụ trách kế toán:

+ Chịu trách nhiệm chung về công tác kế hoạch, tài chính, kế toán của Chi cục.

+ Làm các báo cáo quyết toán định kỳ (tháng, quý, 06 tháng , 09 tháng, năm).

+ Theo dõi thu, chi của đơn vị.

+ Thực hiện công tác thanh quyết toán trong đơn vị.

+ Theo dõi, quản lý nguồn kinh phí, quỹ tiền mặt trong đơn vị.

+ Trực tiếp thực hiện các giao dịch quan trọng với các cơ quan chức năng liên quan về kế hoạch - tài chính.

+ Quản lý điều hành hoạt động của phòng và các thành viên trong phòng.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng của một phụ trách kế toán.

- 01 kế toán viên:

+ Tham mưu xây dựng kế hoạch kinh tế - kỹ thuật trong Chi cục (kế hoạch 05 năm, hàng năm, 09 tháng, 06 tháng, quý, vụ, tháng, kế hoạch đột xuất, kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án do cấp trên giao (GAP, cây con chủ lực; cánh đồng mẫu lớn; Kế hoạch 97:...).

+ Theo dõi thực hiện các kế hoạch nói trên.

+ Làm các báo cáo định kỳ và đột xuất về kế hoạch, tài chính do cấp trên yêu cầu.

+ Trực tiếp quan hệ với các cơ quan tài chính - kế hoạch các cấp để giải quyết các vụ việc của Chi cục.

+ Quản lý tài sản: Theo dõi biến động và tình hình sử dụng tài sản, vật tư trong Chi cục; thực hiện kiểm kê tài sản theo quy định.

+ Theo dõi công tác xây dựng cơ bản trong Chi cục.

+ Thực hiện công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của phòng.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của phụ trách kế toán.

- 01 thủ quỹ

- 01 tài xế phục vụ công tác phòng chống dịch.

- 01 tài xế phục vụ công tác quản lý Nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin tăng thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin tăng thêm

Số tăng thêm: 02

4

Phòng Kỹ thuật

06

11

+ 05

- 01 Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm toàn diện, trực tiếp chỉ đạo thực hiện tất cả những nội dung công việc được giao.

Trực tiếp phụ trách các nội dung: Ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực bảo vệ thực vật; chương trình cây trồng chủ lực tỉnh; tham gia góp ý, đánh giá những đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động của ngành; theo dõi công tác thanh tra chuyên ngành.

- 01 Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm khi Trưởng phòng đi vắng (kỹ thuật).

Trực tiếp phụ trách các nội dung liên quan đến công tác báo cáo; các nội dung liên quan đến cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày; các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, GAP trên rau quả, công tác giám định sinh vật hại.

- 01 cán bộ phụ trách các nội dung liên quan đến cây công nghiệp dài ngày.

- 01 cán bộ phụ trách các nội dung liên quan đến cây ăn quả.

- 01 cán bộ phụ trách các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch trên lúa và các dịch hại khác khi có nguy cơ xảy ra; phụ trách lĩnh vực cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.

- 01 cán bộ phụ trách các nội dung liên quan đến công tác tổng hợp, báo cáo, giám định sinh vật hại (thu thập mẫu, xử lý mẫu ở phòng thí nghiệm; định danh mẫu sâu, bệnh, sinh vật hại lạ…).

- 01 cán bộ phụ trách các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

- 01 Phó trưởng phòng phụ trách công tác thanh tra chuyên ngành: Phụ trách toàn diện, chuyên trách QLNN về bảo vệ và KDTV.

- 01 cán bộ phụ trách QLNN về giống cây trồng.

- 01 cán bộ phụ trách QLNN về phân bón.

- 01 cán bộ phụ trách QLNN về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật.

Xin tăng thêm

Xin tăng thêm

Xin tăng thêm

Xin tăng thêm

Xin tăng thêm

Số tăng thêm: 05

5

Trạm Kiểm dịch thực vật

03

04

+ 01

- 01 Trưởng trạm phụ trách chung và chịu trách nhiệm toàn diện, trực tiếp chỉ đạo thực hiện tất cả những nội dung công việc được giao.

- Trực tiếp phụ trách các nội dung: Quản lý Nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng, bảo quản nông sản tại địa phương; điều tra dịch hại kho nông sản, giống cây trồng sau nhập khẩu và cây lâm nghiệp.

- 01 cán bộ phụ trách quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với sản phẩm thực vật lưu kho, giám định dịch hại lưu kho.

- 01 cán bộ phụ trách quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập nội, giám định dịch hại giống cây trồng và sinh vật có ích.

- 01 cán bộ phụ trách quản lý sinh vật hại trên cây lâm nghiệp, phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật, các lâm trường thực hiện công tác dự tính dự báo và đề xuất giải pháp phòng trừ, giám định dịch hại trên cây lâm nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin tăng thêm

 

 

 

Số tăng thêm: 01

II

Trạm BVTV huyện

31

44

+13

 

 

1

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Vĩnh Cửu (tách từ Trạm liên huyện Biên Hòa - Vĩnh Cửu)

06

04

- 02

- 01 Trưởng trạm phụ trách Trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và cấp trên về toàn bộ kết quả hoạt động, công tác quản lý Trạm.

- 01 cán bộ giúp việc cho Trạm trưởng toàn bộ công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trên toàn huyện, thực hiện công tác thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên theo quy định.

- 02 cán bộ kỹ thuật khác thực hiện những nhiệm vụ do Trạm trưởng phân công phụ trách trên địa bàn từng cụm xã như sau:

+ Điều tra phát hiện, dự tính, báo cáo tình hình dịch hại.

+ Đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng cho UBND xã để UBND xã chỉ đạo tổ chức chống dịch, trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc

phòng trừ dịch hại. Phải chịu trách nhiệm khi việc phòng chống dịch hại không kịp thời, không hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

+ Nắm vững và theo dõi, quản lý các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giúp Trưởng trạm tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên ở địa bàn được phân công theo quy định.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về bảo vệ thực vật.

+ Thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm, các mô hình trình diễn, chọn lọc các mô hình đạt hiệu quả tốt tổ chức hội thảo tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hành.

+ Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn được phân công (Chương trình cây trồng chủ lực; Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau quả an toàn; Chương trình nông thôn mới;…).

+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác theo phân công của Trưởng trạm.

 

2

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Xuân Lộc (Tách ra từ Trạm liên huyện Long Khánh - Xuân Lộc)

06

05

- 01

- 01 Trưởng trạm phụ trách Trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và cấp trên về toàn bộ kết quả hoạt động, công tác quản lý Trạm.

- 01 Phó trạm giúp việc cho Trạm trưởng về công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trên toàn huyện, thực hiện công tác thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên theo quy định; được ủy quyền điều hành công tác của Trạm khi Trưởng trạm đi vắng.

- 03 cán bộ kỹ thuật khác thực hiện những nhiệm vụ do Trạm trưởng phân công phụ trách trên địa bàn từng cụm xã như sau:

+ Điều tra phát hiện, dự tính, báo cáo tình hình dịch hại.

+ Đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng cho UBND xã để UBND xã chỉ đạo tổ chức chống dịch, trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc phòng trừ dịch hại. Phải chịu trách nhiệm khi việc phòng chống dịch hại không kịp thời, không hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

+ Nắm vững và theo dõi, quản lý các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giúp Trưởng trạm tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên ở địa bàn được phân công theo quy định.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về bảo vệ thực vật.

+ Thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm, các mô hình trình diễn, chọn lọc các mô hình đạt hiệu quả tốt tổ chức hội thảo tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hành.

+ Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn được phân công (Chương trình cây trồng chủ lực; Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau quả an toàn; Chương trình nông thôn mới;…)

+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác theo phân công của Trưởng trạm.

Giảm: 01 (do tách Trạm liên huyện)

3

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Nhơn Trạch (tách từ Trạm liên huyện Long Thành - Nhơn Trạch và thành lập Trạm mới)

0

03

+03

- 01 Trưởng trạm phụ trách Trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và cấp trên về toàn bộ kết quả hoạt động, công tác quản lý Trạm.

- 01 cán bộ giúp việc cho Trạm trưởng về công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trên toàn huyện, thực hiện công tác thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên theo quy định.

- 01 cán bộ kỹ thuật khác thực hiện những nhiệm vụ do Trạm trưởng phân công phụ trách trên địa bàn

từng cụm xã như sau:

+ Điều tra phát hiện, dự tính, báo cáo tình hình dịch hại.

+ Đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng cho UBND xã để UBND xã chỉ đạo tổ chức chống dịch, trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc phòng trừ dịch hại. Phải chịu trách nhiệm khi việc phòng chống dịch hại không kịp thời, không hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

+ Nắm vững và theo dõi, quản lý các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giúp Trưởng trạm tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vục trên ở địa bàn được phân công theo quy định.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về bảo vệ thực vật.

+ Thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm, các mô hình trình diễn, chọn lọc các mô hình đạt hiệu quả tốt tổ chức hội thảo tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hành.

+ Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn được phân công (Chương trình cây trồng chủ lực; Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau quả an toàn; Chương trình nông thôn mới;…).

+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác theo phân công của Trưởng trạm.

Xin tăng thêm

 

 

 

Xin tăng thêm

 

 

 

 

Xin tăng thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số tăng thêm: 03 (do thành lập Trạm mới)

4

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Trảng Bom

03

04

+01

- 01 Trưởng trạm phụ trách Trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và cấp trên về toàn bộ kết quả hoạt động, công tác quản lý Trạm.

- 01 cán bộ giúp việc cho Trạm trưởng về công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trên toàn huyện, thực hiện công tác thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên theo quy định.

- 02 cán bộ kỹ thuật khác thực hiện những nhiệm vụ do Trạm trưởng phân công phụ trách trên địa bàn từng cụm xã như sau:

+ Điều tra phát hiện, dự tính, báo cáo tình hình dịch hại.

+ Đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng cho UBND xã để UBND xã chỉ đạo tổ chức chống dịch, trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc phòng trừ dịch hại. Phải chịu trách nhiệm khi việc phòng chống dịch hại không kịp thời, không hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

+ Nắm vững và theo dõi, quản lý các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giúp Trưởng trạm tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên ở địa bàn được phân công theo quy định.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về bảo vệ thực vật.

+ Thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm, các mô hình trình diễn, chọn lọc các mô hình đạt hiệu quả tốt tổ chức hội thảo tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hành.

+ Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn được phân công (Chương trình cây trồng chủ lực; Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau quả an toàn; Chương trình nông thôn mới;…).

+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác theo phân công của Trưởng trạm.

 

 

 

Xin tăng thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số tăng thêm: 01 (do thêm nhiệm vụ)

5

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thống Nhất

03

04

+01

- 01 Trưởng trạm phụ trách Trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và cấp trên về toàn bộ kết quả hoạt động, công tác quản lý Trạm.

- 01 cán bộ giúp việc cho Trạm trưởng về công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trên toàn huyện, thực hiện công tác

thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên theo quy định.

- 02 cán bộ kỹ thuật khác thực hiện những nhiệm vụ do Trạm trưởng phân công phụ trách trên địa bàn từng cụm xã như sau:

+ Điều tra phát hiện, dự tính, báo cáo tình hình dịch hại.

+ Đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng cho UBND xã để UBND xã chỉ đạo tổ chức chống dịch, trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc phòng trừ dịch hại. Phải chịu trách nhiệm khi việc phòng chống dịch hại không kịp thời, không hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

+ Nắm vững và theo dõi, quản lý các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giúp Trưởng trạm tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên ở địa bàn được phân công theo quy định.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về bảo vệ thực vật.

+ Thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm, các mô hình trình diễn, chọn lọc các mô hình đạt hiệu quả tốt tổ chức hội thảo tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hành.

+ Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn được phân công (Chương trình cây trồng chủ lực; Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau quả an toàn; Chương trình nông thôn mới;…).

+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác theo phân công của Trưởng trạm.

 

 

 

Xin tăng thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số tăng thêm: 01 (do thêm nhiệm vụ)

6

Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Long Khánh (tách ra từ Trạm liên huyện Long Khánh - Xuân Lộc và thành lập trạm mới)

0

03

+03

Tương tự Trạm Nhơn Trạch.

Số tăng thêm: 03 (do thành lập Trạm mới)

7

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Long Thành (tách ra từ Trạm liên huyện Long Thành - Nhơn Trạch)

04

04

0

- 01 Trưởng trạm phụ trách Trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và cấp trên về toàn bộ kết quả hoạt động, công tác quản lý Trạm.

- 01 cán bộ giúp việc cho Trạm trưởng về công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trên toàn huyện, thực hiện công tác thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên theo quy định.

- 02 cán bộ kỹ thuật khác thực hiện những nhiệm vụ do Trạm trưởng phân công phụ trách trên địa bàn từng cụm xã như sau:

+ Điều tra phát hiện, dự tính, báo cáo tình hình dịch hại.

+ Đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng cho UBND xã để UBND xã chỉ đạo tổ chức chống dịch, trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc phòng trừ dịch hại. Phải chịu trách nhiệm khi việc phòng chống dịch hại không kịp thời, không hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

+ Nắm vững và theo dõi, quản lý các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giúp Trưởng trạm tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên ở địa bàn được phân công theo quy định.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về bảo vệ thực vật.

+ Thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm, các mô hình trình diễn, chọn lọc các mô hình đạt hiệu quả tốt tổ chức hội thảo tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hành.

+ Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn được phân công (Chương trình cây trồng chủ lực; Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau quả an toàn; Chương trình nông thôn mới;…).

+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác theo phân công của Trưởng trạm.

 

8

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Cẩm Mỹ

03

08

+05

- 01 Trưởng trạm phụ trách Trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và cấp trên về toàn bộ kết quả hoạt động, công tác quản lý Trạm.

- 01 Phó trạm giúp việc cho Trạm trưởng về công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trên toàn huyện, thực hiện công tác thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên theo quy định; được ủy quyền điều hành công tác của Trạm khi Trưởng trạm đi vắng.

- 03 cán bộ kỹ thuật khác thực hiện những nhiệm vụ do Trạm trưởng phân công phụ trách trên địa bàn từng cụm xã như sau:

+ Điều tra phát hiện, dự tính, báo cáo tình hình dịch hại.

+ Đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng cho UBND xã để UBND xã chỉ đạo tổ chức chống dịch, trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc phòng trừ dịch hại. Phải chịu trách nhiệm khi việc phòng chống dịch hại không kịp thời, không hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

+ Nắm vững và theo dõi, quản lý các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giúp Trưởng trạm tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên ở địa bàn được phân công theo quy định.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về bảo vệ thực vật.

+ Thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm, các mô hình trình diễn, chọn lọc các mô hình đạt hiệu quả tốt tổ chức hội thảo tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hành.

+ Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn được phân công (Chương trình cây trồng chủ lực; Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau quả an toàn; Chương trình nông thôn mới;…).

+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác theo phân công của Trưởng trạm.

- 03 cán bộ phục vụ cụm nhà kho (thuốc, phân, giống, thiết bị phun thuốc) và nhà lưới (kiểm dịch thực vật trên giống cây trồng sau nhập khẩu):

+ 01 thủ kho.

+ 01 cán bộ phụ trách nhà lưới: Quản lý nhà lưới, thực hiện các thí nghiệm về kiểm dịch thực vật trên giống cây trồng nhập nội.

+ 01 cán bộ bảo vệ kho.

 

 

 

Xin tăng thêm

 

 

 

 

 

 

 

Xin tăng thêm: 02 do địa bàn rộng; dịch hại nhiều)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin tăng thêm: 03

 

 

 

Số tăng thêm: 05 (do thêm nhiệm vụ và cơ sở mới)

9

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Định Quán (tách ra từ Trạm liên huyện Định Quán - Tân Phú)

06

04

-02

- 01 Trưởng trạm phụ trách Trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và cấp trên về toàn bộ kết quả hoạt động, công tác quản lý Trạm.

- 01 cán bộ giúp việc cho Trạm trưởng về công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trên toàn huyện, thực hiện công tác thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên theo quy định.

- 02 cán bộ kỹ thuật khác thực hiện những nhiệm vụ do Trạm trưởng phân công phụ trách trên địa bàn từng cụm xã như sau:

+ Điều tra phát hiện, dự tính, báo cáo tình hình dịch hại.

+ Đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng cho UBND xã để UBND xã chỉ đạo tổ chức chống dịch, trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc phòng trừ dịch hại. Phải chịu trách nhiệm khi việc phòng chống dịch hại không kịp thời, không hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

+ Nắm vững và theo dõi, quản lý các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giúp Trưởng trạm tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên ở địa bàn được phân công theo quy định.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về bảo vệ thực vật.

+ Thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm, các mô hình trình diễn, chọn lọc các mô hình đạt hiệu quả tốt tổ chức hội thảo tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hành.

+ Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn được phân công (Chương trình cây trồng chủ lực; Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau quả an toàn; Chương trình nông thôn mới;…).

+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác theo phân công của Trưởng trạm.

Số giảm: 02 (do tách ra từ Trạm liên huyện thành Trạm huyện)

10

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Phú (tách ra từ Trạm liên huyện Định Quán - Tân Phú, thành lập Trạm mới)

0

5

+5

- 01 Trưởng trạm phụ trách Trạm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và cấp trên về toàn bộ kết quả hoạt động, công tác quản lý Trạm.

- 01 Phó trạm giúp việc cho Trạm trưởng về công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trên toàn huyện, thực hiện công tác thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên theo quy định; được ủy quyền điều hành công tác của Trạm khi Trưởng trạm đi vắng.

- 03 cán bộ kỹ thuật khác thực hiện những nhiệm vụ do Trạm trưởng phân công phụ trách trên địa bàn từng cụm xã như sau:

+ Điều tra phát hiện, dự tính, báo cáo tình hình dịch hại.

+ Đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng cho UBND xã để UBND xã chỉ đạo tổ chức chống dịch, trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc phòng trừ dịch hại. Phải chịu trách nhiệm khi việc phòng chống dịch hại không kịp thời, không hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

+ Nắm vững và theo dõi, quản lý các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón; vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật; giúp Trưởng trạm tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực trên ở địa bàn được phân công theo quy định.

+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về bảo vệ thực vật.

+ Thực hiện các thí nghiệm, khảo nghiệm, các mô hình trình diễn, chọn lọc các mô hình đạt hiệu quả tốt tổ chức hội thảo tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hành.

+ Tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của ngành Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn được phân công (Chương trình cây trồng chủ lực; Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau quả an toàn; Chương trình nông thôn mới;…).

+ Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác theo phân công của Trưởng trạm.

Xin tăng thêm

 

 

 

Xin tăng thêm

 

 

 

 

 

 

Xin tăng thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số tăng: +5 (do thành lập Trạm mới, vùng sâu, vùng xa)

11

Thành phố Biên Hòa (do Phòng Kỹ thuật đảm nhiệm)

0

0

0

 

 

Ghi chú: Các Trạm nhiều biên chế (Xuân Lộc, Tân Phú, Cẩm Mỹ): Do địa bàn rộng, diện tích cây trồng lớn, vùng sâu, vùng xa; điều kiện đi lại khó khăn./.

 

PHỤ LỤC II

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN BIÊN CHẾ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC CỦA CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT THEO ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 2753/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh)

Số TT

Đơn vị

Số biên chế (người)

Ghi chú

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

Tổng số

50

72

72

72

 

I

Văn phòng chi cục

19

28

28

28

Hành chính

1

Ban Lãnh đạo

03

03

03

03

 

2

Phòng Tổ chức - Hành chính

04

05

05

05

 

3

Phòng Kế hoạch - Tài vụ

03

05

05

05

 

4

Phòng Kỹ thuật

06

11

11

11

 

5

Trạm Kiểm dịch thực vật

03

04

04

04

 

II

Các trạm BVTV

31

44

44

44

Sự nghiệp

1

Trạm Nhơn Trạch (NT)

 

03

03

03

 

2

Trạm Long Thành (LT)

04

04

04

04

 

3

Trạm Vĩnh Cửu (VC)

06

04

04

04

 

4

Trạm Trảng Bom (TB)

03

04

04

04

 

5

Trạm Thống Nhất (TN)

03

04

04

04

 

6

Trạm Long Khánh (LK)

 

03

03

03

 

7

Trạm Xuân Lộc (XL)

06

05

05

05

 

8

Trạm Cẩm Mỹ (CM)

03

08

08

08

 

9

Trạm Định Quán (ĐQ)

06

04

04

04

 

10

Trạm Tân Phú (TP)

 

05

05

05

 

 

Ghi chú

Số hiện có; các Trạm liên huyện: LT - NT; VC - BH; LK - XL; TP - ĐQ.

Xây kho CM. Xây Trạm XL; tách Trạm LK - XL thành 02 Trạm: LK và XL.

Xây Trạm TP; tách Trạm ĐQ - TP thành 02 Trạm: ĐQ và TP.

Xây Trạm NT; tách Trạm LT - NT thành 02 Trạm: LT và NT.

 

Ghi chú: Trong khi chờ xây dựng các nhà Trạm mới (Xuân Lộc, Tân Phú, Nhơn Trạch), tạm thời bổ sung đủ biên chế cho các Trạm huyện. Số biên chế mới bổ sung sẽ tạm làm việc tại các Trạm liên huyện.

Khi xây dựng xong các nhà Trạm mới sẽ tách các Trạm liên huyện thành các Trạm huyện mới./.

 

PHỤ LỤC III

DANH SÁCH CÁC ĐỊA PHƯƠNG CÓ CỘNG TÁC VIÊN BẢO VỆ THỰC VẬT THEO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 61/2008/TTLT-BNN-BNV VÀ ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT, GIỐNG CÂY TRỒNG, PHÂN BÓN VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI”
(Kèm theo Quyết định số 2753/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh)

TT

Địa phương

TT

Địa phương

TT

Địa phương

1

Huyện Vĩnh Cửu

(11 CTV) ở các xã:

1. Xã Phú Lý

2. Xã Trị An

3. Xã Tân An

4. Xã Vĩnh Tân

5. Xã Bình Lợi

6. Xã Thiện Tân

7. Xã Tân Bình

8. Xã Bình Hòa

9. Xã Mã Đà

10. Xã Hiếu Liêm

11. Xã Thạnh Phú

2

Huyện Long Thành

(14 CTV) ở các xã:

1. Xã Long Phước

2. Xã Phước Thái

3. Xã Tam An

4. Xã Bàu Cạn

5. Xã An Phước

6. Xã Long Đức

7. Xã Lộc An

8. Xã Bình Sơn

9. Xã Bình An

10. Xã Cẩm Đường

11. Xã Long An

12. Xã Tân Hiệp

13. Xã Phước Bình

14. Xã Suối Trầu

3

Huyện Nhơn Trạch

(12 CTV) ở các xã:

1. Xã Phước Thiền

2. Xã Hiệp Phước

3. Xã Phước An

4. Xã Phú Hội

5. Xã Phú Thạnh

6. Xã Long Tân

7. Xã Đại Phước

8. Xã Phú Hữu

9. Xã Phú Đông

10. Xã Long Thọ

11. Xã Vĩnh Thanh

12. Xã Phước Khánh

4

Huyện Trảng Bom

(16 CTV) ở các xã

1. Xã Thanh Bình

2. Xã Cây Gáo

3. Xã Bàu Hàm

4. Xã Sông Thao

5. Xã Sông Trầu

6. Xã Đông Hòa

7. Xã Trung Hòa

8. Xã Bắc Sơn

9. Xã Hố Nai 3

10. Xã Bình Minh

11. Xã Giang Điền

12. Xã Quảng Tiến

13. Xã Đồi 61

14. Xã Hưng Thịnh

15. Xã An Viễn

16. Xã Tây Hòa

5

Huyện Thống Nhất

(10 CTV) ở các xã:

1. Xã Gia Tân 1

2. Xã Gia Tân 2

3. Xã Gia Tân 3

4. Xã Gia Kiệm

5. Xã Quang Trung

6. Xã Bàu Hàm 2

7. Xã Hưng Lộc

8. Xã Lộ 25

9. Xã Xuân Thiện

10. Xã Xuân Thạnh

6

Thị xã Long Khánh

(09 CTV) ở các xã:

1. Xã Bình Lộc

2. Xã Bảo Quang

3. Xã Bảo Vinh

4. Xã Bàu Sen

5. Xã Bàu Trâm

6. Xã Suối Tre

7. Xã Xuân Lập

8. Xã Xuân Tân

9. Xã Hàng Gòn

7

Huyện Xuân Lộc

(14 CTV) ở các xã

1. Xã Xuân Bắc

2. Xã Suối Cao

3. Xã Xuân Thọ

4. Xã Xuân Trường

5. Xã Xuân Thành

6. Xã Xuân Hòa

7. Xã Xuân Hưng

8. Xã Xuân Tâm

9. Xã Suối Cát

10. Xã Xuân Hiệp

11. Xã Lăng Minh

12. Xã Xuân Phú

13. Xã Bảo Hòa

14. Xã Xuân Định

8

Huyện Cẩm Mỹ

(13 CTV) ở các xã:

1. Xã Sông Nhạn

2. Xã Xuân Quế

3. Xã Nhân Nghĩa

4. Xã Xuân Mỹ

5. Xã Thừa Đức

6. Xã Xuân Đường

7. Xã Bảo Bình

8. Xã Xuân Bảo

9. Xã Xuân Tây

10. Xã Xuân Đông

11. Xã Sông Ray

12. Xã Lâm San

13. Xã Long Giao

9

Huyện Định Quán

(13 CTV) ở các xã:

1. Xã Thanh Sơn

2. Xã Phú Hòa

3. Xã Ngọc Định

4. Xã La Ngà

5. Xã Gia Canh

6. Xã Phú Cường

7. Xã Phú Túc

8. Xã Túc Trưng

9. Xã Suối Nho

10. Xã Phú Tân

11. Xã Phú Vinh

12. Xã Phú Lợi

13. Xã Phú Ngọc

10

Huyện Tân Phú

(17 CTV) ở các xã

1. Xã Đắk Lua

2. Xã Nam Cát Tiên

3. Xã Phú An

4. Xã Thanh Sơn

5. Xã Núi Tượng

6. Xã Tà Lài

7. Xã Phú Lập

8. Xã Phú Sơn

9. Xã Phú Thịnh

10. Xã Phú Lộc

11. Xã Phú Trung

12. Xã Phú Xuân

13. Xã Phú Lâm

14. Xã Phú Bình

15. Xã Phú Thanh

16. Xã Trà Cổ

17. Xã Phú Điền

11

TP. Biên Hòa

(07 CTV) ở các xã:

1. Xã Tân Hạnh

2. Xã Hóa An

3. Xã Hiệp Hòa

4. Xã An Hòa

5. Xã Long Hưng

6. Xã Phước Tân

7. Xã Tam Phước

 

 

Ghi chú:

1. Có 136 Cộng tác viên (CTV) ở 136 xã.

(Toàn tỉnh có: 136 xã; 29 phường; 06 thị trấn (tổng cộng là 171)).

2. Dự kiến thực hiện: Từ năm 2012 có 136 Cộng tác viên BVTV ở 136 xã trên toàn tỉnh.

Sau đó nếu có nhu cầu tăng thêm biên chế CTV, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các ngành chức năng xem xét trình UBND tỉnh quyết định./.

 

PHỤ LỤC IV

DIỆN TÍCH CANH TÁC CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP VÀ TỔNG SỐ XÃ Ở CÁC HUYỆN, THỊ XÃ LONG KHÁNH, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
(Kèm theo Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh)

STT

Địa phương

(huyện, TX, TP)

Diện tích canh tác (ha)

Số xã, phường, thị trấn

Tổng số

Phường

Thị trấn

 

Tổng số

356.608

171

136

29

06

1

TP. Biên Hòa

2.591

30

07

23

0

2

TX. Long Khánh

18.785

15

09

06

0

3

H. Tân Phú

37.643

18

17

0

01

4

H. Vĩnh Cửu

21.412

12

11

0

01

5

H. Định Quán

50.645

14

13

0

01

6

H. Trảng Bom

26.514

17

16

0

01

7

H. Thống Nhất

21.031

10

10

0

0

8

H. Cẩm Mỹ

54.034

13

13

0

0

9

H. Long Thành

27.571

15

14

0

01

10

H. Xuân Lộc

84.144

15

14

0

01

11

H. Nhơn Trạch

12.239

12

12

0

0

Nguồn:

1. Số xã, phường: Công báo số 51 (ngày 28/7/2004)

2. Diện tích canh tác nông nghiệp: Sở NN - PTNT Đồng Nai, năm 2012.

 (Chưa tính 177.000 ha cây rừng)./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2753/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản thực vật giai đoạn 2012 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành

  • Số hiệu: 2753/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/09/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Trần Văn Vĩnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/09/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản