Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1572/QĐ-UBND | Ngày 24 tháng 06 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả, chè an toàn đến năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 200/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 948/TTr-SNN ngày 09/5/2011 về ban hành Chương trình Phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình "Phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 - 2015".
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các ngành, đơn vị liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường, Y tế , Giao thông Vận tải, Thông tin - Truyền thông. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI |
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, TIÊU THỤ RAU, QUẢ AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 hướng dẫn Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;
Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015;
Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP);
Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn;
Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn;
Thông tư số 59/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015;
Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT ngày 15/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Nước ta đang trên đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều bị tác động bởi xu hướng này, trong đó có ngành sản xuất rau quả. Vì thế, sản xuất rau, quả an toàn hiện nay được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội.
Cụ thể, ở tầm vĩ mô, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015 nhằm mục đích hình thành nên hệ thống rào cản kỹ thuật, ngăn chặn sự xâm nhập của nông sản từ bên ngoài. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai đã triển khai một số điểm thử nghiệm sản xuất theo GAP trên cây rau, cây Bưởi và cây Xoài. Kết quả đã chứng nhận VietGAP ở HTX Suối Lớn cho sản phẩm xoài.
Trước tình hình sản xuất rau quả theo quy mô nhỏ lẻ là chính, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng nông sản hiện nay được đặt lên hàng đầu, cho nên tiến hành tổ chức sản xuất có quy mô lớn theo loại hình kinh tế hợp tác và thực hiện quy trình sản xuất theo GAP là yêu cầu bức xúc hiện nay.
Thực hiện việc triển khai và áp dụng GAP trên rau và quả đòi hỏi phải có sự nhận thức và đầu tư của toàn xã hội. Chương trình này nhằm huy động tất cả các nguồn lực xã hội trong đó có bố trí và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo các nội dung quy định trong Quyết định 107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Việc xây dựng Chương trình nhằm triển khai một cách đồng bộ trên phạm vi tất cả các sản phẩm nông nghiệp, trước mắt trên rau và quả rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, TIÊU THỤ RAU, QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Thực trạng sản xuất rau, quả
Đồng Nai có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với những cây trồng có giá trị, trong đó có cây rau và cây ăn quả.
1.1. Cây rau
Diện tích canh tác rau khoảng 4.500 ha, chủ yếu là rau ăn lá và rau ăn trái. Diện tích gieo trồng ước 13.000 ha - 14.000 ha/năm, sản lượng xấp xỉ 180.000 tấn/năm.
Chủ thể sản xuất rau phần lớn là những hộ nhỏ lẻ, quy mô nhỏ với diện tích canh tác từ 0,1 - 0,8 ha/hộ.
Vệ sinh an toàn nông sản trên rau còn một số vấn đề chưa giải quyết triệt để như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nitrate và nhiễm vi sinh vật. Nguyên nhân chính là người nông dân chưa tuân thủ nguyên tắc 04 đúng trong sử dụng thuốc BVTV, chưa thực hiện tốt quy trình chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và những khuyến cáo khác.
Hiện tại, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang thực hiện mô hình thử nghiệm VietGAP trên cây rau ở Hợp tác xã Trảng Dài.
1.2. Cây ăn quả
Diện tích cây ăn quả ước khoảng 47.000 ha. Trong đó, cây có múi là 6.800 ha, chuối 6.000 ha, xoài hơn 8.000 ha, chôm chôm hơn 11.500 ha, sầu riêng hơn 4.300 ha và mãng cầu hơn 2.200 ha.
Đồng Nai đã định hướng cây trồng chủ lực bao gồm bưởi, xoài, sầu riêng, tiêu, điều, cao su. Bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, tuy nhiên số lượng vườn tạp vẫn còn phổ biến.
Diện tích trồng cây ăn quả của từng hộ, trang trại biến động khá lớn, từ 0,5 ha đến vài chục ha/hộ. Đến nay, toàn tỉnh có 72 hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, 625 câu lạc bộ, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và 3.183 trang trại. Riêng diện tích ở 20 hợp tác xã, câu lạc bộ đang sản xuất kinh doanh trái cây khoảng 1.200 ha; đây là điều kiện thuận lợi và là cơ sở để bước đầu xây dựng vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Tương tự trên rau, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên trái cây cũng còn những tồn tại chưa giải quyết triệt để. Từ giữa năm 2009, đã triển khai thực hiện mô hình thử nghiệm GAP, đến nay HTX Suối Lớn đã được cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm xoài và đang tiếp tục thực hiện mô hình GlobalGAP trên bưởi ở xã Tân Bình.
2. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ việc sản xuất, sơ chế rau quả
Do tình trạng sản xuất nhỏ lẻ vẫn đang phổ biến nên cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau, quả như đường giao thông, thủy lợi, điện hạ thế, hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản,… Chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu. Hệ thống thủy lợi, giao thông, điện lưới phục vụ sản xuất rau, quả còn thiếu thốn. Hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản phục vụ sản xuất, tiêu thụ rau quả được xây dựng rất ít và chủ yếu hình thành tự phát.
Sản xuất từng bước được cơ giới hóa đối với từng khâu trong quá trình sản xuất, thiếu đồng bộ và chưa rộng rãi. Bên cạnh đó, hệ thống sơ chế và trang thiết bị phục vụ cho sơ chế sản phẩm vẫn còn đơn giản và thô sơ.
3. Thực trạng tiêu thụ rau, quả
Rau, quả ở Đồng Nai chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng ăn tươi. Thị trường chính vẫn là tiêu thụ nội địa, tập trung ở trong tỉnh và TP. Hồ Chí Minh; một số sản phẩm trái cây như xoài, chôm chôm, sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ.
Hiện tại, các sản phẩm chủ yếu đưa trực tiếp đến nơi tiêu thụ sau khi được tạm trữ một thời gian ngắn ở các vựa tập kết. Hệ thống nhà bảo quản, kho chứa rau quả hầu như chưa được đầu tư. Ở nơi tiêu thụ tại các siêu thị, rau quả được bố trí ở khu vực riêng, tuy nhiên các chợ chưa có sự sắp xếp khu bán riêng biệt và chưa đảm bảo VSATTP.
4. Đánh giá
4.1. Những thuận lợi và cơ hội
Thứ nhất, hội nhập kinh tế Quốc tế mang lại những cơ hội nhất định cho tiêu thụ nông sản phẩm.
Thứ hai, bên cạnh điều kiện tự nhiên rất phù hợp phát triển nhiều loại rau, cây ăn quả giá trị và thông qua công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất như áp dụng giống mới, bón phân cân đối, sử dụng thuốc BVTV hiệu quả, tưới nước tiết kiệm, xử lý ra hoa rải vụ,….
Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến về VSATTP, GAP trên rau quả những năm qua đã có tác dụng tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức đối với sản xuất và tiêu dùng sản phẩm an toàn.
Thứ tư, những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất thời gian qua đã tác động tích cực đến ngành hàng rau quả và tạo nên nhiều biến đổi, cụ thể:
- Chính sách về đất đai có tác dụng đã phát huy sự chủ động trong phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Chính sách về tín dụng và cơ chế cho vay phù hợp đã tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh rau quả trên địa bàn.
- Những chính sách hỗ trợ kinh tế hợp tác và trang trại đã mang lại hiệu quả thiết thực, đã hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
4.2. Những khó khăn và thách thức
Dù sản xuất rau quả đã đạt được kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, khả năng đầu tư về kỹ thuật và tài chính của nông dân còn hạn chế; trình độ quản lý, sản xuất rau quả còn ở mức thấp, từ đó việc phát triển vùng chuyên canh rau quả cũng như xây dựng, nhân rộng mô hình theo VietGAP gặp nhiều trở ngại.
Thứ hai, trong khi yêu cầu của ATVSTP đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng ngày càng cao thì ý thức tuân thủ các quy định của người sản xuất chậm chuyển biến.
Thứ ba, việc ban hành và chỉ đạo thực thi chính sách của các cấp chưa kịp thời và đồng bộ, chưa phát huy được tất cả nguồn lực trong dân.
Thứ tư, triển khai việc thực hiện ký kết hợp đồng giữa sản xuất với tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập; chưa hình thành được hệ thống sản xuất - phân phối, tiêu thụ phù hợp với sản xuất hàng hóa. Hội nhập kinh tế thế giới càng sâu rộng cũng càng làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm nội địa nếu không kịp thời định hướng.
Thứ năm, biến đổi khí hậu toàn cầu đặt ra những thách thức to lớn trong thời gian tới, nhất là việc suy giảm đa dạng sinh học, nhiệt độ tăng, thiếu nước tưới và phát sinh nhiều loại sinh vật gây hại.
5. Nguyên nhân của các tồn tại
5.1. Nguyên nhân khách quan: Tập quán, thói quen sản xuất, tiêu dùng sản phẩm an toàn chưa được quan tâm nhiều.
5.2. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực VSATTP còn bất cập. Chưa phát huy tối đa nguồn lực trong nông dân. Các chính sách chú ý nhiều đến thúc đẩy sản xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến quản lý tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP và giải quyết tiêu thụ sản phẩm an toàn.
5.3. Công tác giáo dục, tuyên truyền về VSATTP trong cộng đồng chưa triệt để, chưa có chế tài thích hợp dẫn đến việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV và hóa chất, nông dược còn nhiều vi phạm.
5.4. Chính sách về đất đai còn những vấn đề chưa được khắc phục, điều chỉnh kịp thời để khuyến khích người sản xuất dồn đổi, chuyển nhượng đất đai để sản xuất hàng hóa có khối lượng lớn đáp ứng yêu cầu thị trường.
5.5. Hạ tầng phục vụ thương mại nông sản còn thiếu, hệ thống chợ bán buôn rau quả chưa có, chưa xác lập được hệ thống phân phối và kênh tiêu thụ phù hợp, dự báo thị trường chưa thực sự trở thành công cụ mạnh để chỉ đạo sản xuất.
5.6. Các hợp tác xã nông nghiệp và trang trại còn hạn chế về cơ sở vật chất, vốn cũng như hoạt động quản lý. Một số địa phương thiếu quy hoạch tổng thể, chưa đánh giá đúng thực chất hoạt động để định hướng để phát triển các loại hình kinh tế này.
6. Kết quả và hiệu quả sau khi thực hiện Chương trình
Một là, hoàn chỉnh quy hoạch, xác định các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Hai là, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn kinh phí từ ngân sách hỗ trợ sản xuất và chứng nhận VietGAP đối với rau, quả an toàn. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp lồng ghép nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, giảm tình trạng sản xuất manh mún, nâng cao trình độ quản lý, sản xuất của người nông dân.
Ba là, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về VSATTP, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người.
Bốn là, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia trong quá trình sản xuất, tiêu thụ rau quả an toàn.
Năm là, thúc đẩy các loại hình kinh tế tập thể, trang trại nâng cao sức cạnh tranh và phát triển ổn định, hiệu quả, đúng định hướng.
Triển khai Chương trình có kết quả sẽ đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội rất to lớn, bảo đảm ATVSTP sẽ bảo vệ tốt sức khỏe nhân dân, tăng cường năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Tăng cường mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể (04 nhà) đối với sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn. Thay đổi một bước quan trọng về tập quán, thói quen cho cả người sản xuất và người tiêu dùng đối với sản phẩm an toàn đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
1. Vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung
Là diện tích liền khoảnh nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cho sản xuất rau, quả từ 10 năm trở lên được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Quy mô diện tích của một vùng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, phù hợp với từng cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương. Ở Đồng Nai, quy mô diện tích vùng sản xuất rau tối thiểu là 05 ha, vùng sản xuất các loại cây ăn quả tối thiểu là 10 ha.
Là vùng chuyên sản xuất rau hoặc vùng rau có luân canh cây ngắn ngày khác; vùng chuyên canh cây ăn quả.
Đáp ứng các tiêu chí về đất, nước theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn; không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nghĩa trang.
2. Tiêu chí cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 59/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Phạm vi áp dụng
Các chính sách phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn theo Đề án này phục vụ cho diện tích quy hoạch vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung, bao gồm:
- Điều tra cơ bản khảo sát địa hình, xác định các vùng sản xuất rau, quả an toàn;
- Đầu tư sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn;
- Chứng nhận và công bố sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn phù hợp VietGAP.
2. Đối tượng áp dụng
- Là các chủ thể (tổ chức, cá nhân) có tham gia đầu tư sản xuất trong vùng quy hoạch sản xuất rau, sơ chế quả an toàn theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh theo quy định, đồng thời có đăng ký áp dụng sản xuất theo VietGAP (riêng các doanh nghiệp tự thực hiện đầu tư, vay vốn và ngân sách chỉ hỗ trợ lãi suất vay).
- Đối tượng rau, quả an toàn áp dụng trong Đề án này bao gồm các loại cây ăn quả và các loại rau được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP.
1. Mục tiêu tổng quát
Tạo ra những sản phẩm rau, quả an toàn mang tính hàng hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Quy hoạch hoàn chỉnh vùng sản xuất rau, quả an toàn; tổ chức sản xuất, chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp VietGAP trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2011: Triển khai công tác quy hoạch vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung; xây dựng và trình duyệt dự án đầu tư sản xuất rau, quả an toàn tại vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung; chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 10 ha rau (02 vùng sản xuất), 20 ha cây ăn quả (02 vùng sản xuất).
- Đến 2012: Hoàn thành khảo sát điều kiện đất và nước (khoảng 50.000 ha), quy hoạch chi tiết vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung ở các địa phương; dự kiến có khoảng 60% diện tích rau (2.500 ha) và 80% diện tích cây ăn quả (40.000 ha) thỏa mãn điều kiện quy mô vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung. Xác định vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung trong toàn tỉnh trên cơ sở hoàn chỉnh quy hoạch vùng sản xuất rau, quả. Tiếp tục xây dựng và trình duyệt dự án đầu tư sản xuất rau, quả an toàn tại vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung. Chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 20 ha rau (04 vùng sản xuất), 50 ha cây ăn quả (05 vùng sản xuất).
- Đến 2013: Hoàn chỉnh xây dựng, trình duyệt và tiếp tục triển khai cụ thể các dự án đầu tư sản xuất rau, quả an toàn tại vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung; chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 05 vùng sản xuất rau an toàn tập trung (25 ha) và 10 vùng sản xuất quả an toàn tập trung (100 ha) trong vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
- Đến năm 2014: Hoàn chỉnh 11 dự án đầu tư sản xuất rau, quả an toàn tại vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung. Chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 40 ha rau (08 vùng sản xuất), 150 ha cây ăn quả (15 vùng sản xuất).
- Đến 2015: Chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 10 vùng sản xuất rau an toàn tập trung (50 ha) và 20 vùng sản xuất quả an toàn tập trung (200 ha) trong vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
1. Giải pháp về tổ chức sản xuất
Là điều kiện tiên quyết để thực hiện Chương trình, gồm các nội dung:
- Phát triển kinh tế trang trại; tổ chức xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác trong chuỗi sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn.
- Lựa chọn, thẩm định đối tượng thực hiện kỹ càng. Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển sản xuất, sơ chế rau, quả tại các xã điểm nông thôn mới, tại các vùng có quy mô lớn trước.
2. Giải pháp quy hoạch
Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau, quả an toàn; trên cơ sở đó, xác định vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung. Quy hoạch các chợ bán buôn nông sản.
3. Giải pháp khoa học kỹ thuật
- Hỗ trợ xây dựng các điển hình sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn phù hợp VietGAP;
- Chuyển giao, hỗ trợ các chương trình về giống cây trồng, các tiến bộ khoa học kỹ thuật;
- Đào tạo nhân lực về kỹ thuật, quản lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình;
- Tổ chức tư vấn, chứng nhận và tiếp nhận công bố chất lượng sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp VietGAP.
- Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các quy trình và mô hình sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo VietGAP phù hợp với điều kiện Đồng Nai.
- Giám sát ô nhiễm hóa chất, vi sinh tại vùng sản xuất rau, quả an toàn.
4. Giải pháp về tiêu thụ
- Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm rau quả; triển khai các chính sách khuyến công.
- Xúc tiến thương mại; tổ chức khu vực bán rau, quả an toàn tại các chợ hiện hữu; liên kết các siêu thị, chợ đầu mối trong vùng; liên kết, hợp đồng tiêu thụ giữa các nhà phân phối với những tổ chức, cá nhân sản xuất rau, quả an toàn phù hợp VietGAP.
- Thực hiện chính sách ưu đãi với mức cao nhất về các loại thuế cho các tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện Chương trình này.
5. Những giải pháp khác
- Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, VSATTP, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của Chương trình;
- Thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ rau, quả an toàn và VSATTP.
- Đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng trong vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn.
- Hỗ trợ tín dụng và các chính sách đầu tư.
- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Kinh phí cụ thể cấp cho các nội dung
1.1. Khảo sát điều kiện đất và nước, quy hoạch chi tiết vùng sản xuất rau, quả an toàn ở các huyện, thị, thành phố (khoảng 50.000 ha).
Cơ quan chủ trì: UBND cấp huyện;
Nguồn vốn ngân sách huyện: 35,75 tỷ đồng;
Gồm: Chi phí phân tích mẫu đất 11 tỷ, mẫu nước 8,25 tỷ; chi phí thực hiện quy hoạch 16,5 tỷ (1,5 tỷ/dự án, 11 dự án).
1.2. Lập các dự án đầu tư cho diện tích quy hoạch vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung. Dự kiến 60% diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tập trung (2.500 ha); 80% diện tích cây ăn quả đủ điều kiện sản xuất an toàn tập trung (40.000 ha).
Cơ quan chủ trì: UBND cấp huyện;
Nguồn vốn ngân sách huyện: 55 tỷ (05 tỷ/dự án, 11 dự án).
1.3. Xúc tiến thương mại
Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 02 tỷ.
1.4. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về rau, quả an toàn theo quy trình VietGAP: Gồm bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề, thông tin tuyên truyền, xây dựng và phổ biến nhân rộng kết quả mô hình sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn.
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 5,98 tỷ.
1.5. Xây dựng kho bảo quản (01 kho/vùng).
Cơ quan chủ trì: UBND cấp huyện;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh: Tổng vốn đầu tư xã hội là 7,14 tỷ (10 kho rau x 204 triệu = 2,04 tỷ, 20 kho quả x 255 triệu = 5,1 tỷ), trong đó nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% vốn xây dựng (3,57 tỷ) và hỗ trợ 100% lãi suất của 50% vốn vay còn lại trong 03 năm.
1.6. Xây dựng nhà sơ chế (01 nhà/vùng).
Cơ quan chủ trì: UBND cấp huyện;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh: Tổng vốn đầu tư xã hội là 6,555 tỷ (10 nhà sơ chế rau (110 m2/nhà) x 194,3 triệu = 1,943 tỷ, 20 nhà sơ chế quả x (120m2/nhà) x 230,6 triệu = 4,612 tỷ), trong đó nguồn vốn ngân sách hỗ trợ 50% vốn xây dựng (3,2775 tỷ) và hỗ trợ 100% lãi suất của 50% vốn vay còn lại trong 03 năm.
1.7. Xây dựng trạm cấp nước phục vụ sơ chế (01 trạm/vùng).
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh: Tổng vốn đầu tư xã hội là 12 tỷ (10 trạm cấp nước phục vụ sơ chế rau x 400 triệu = 4 tỷ, 20 trạm cấp nước phục vụ sơ chế sơ chế quả x 400 triệu = 8 tỷ), trong đó nguồn vốn ngân sách hỗ trợ 50% vốn xây dựng (06 tỷ) và hỗ trợ 100% lãi suất của 50% vốn vay còn lại trong 03 năm.
1.8. Xây dựng bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp (01 bể chứa/02 ha).
Cơ quan chủ trì: UBND cấp huyện;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh: Tổng vốn đầu tư xã hội là 78 triệu (diện tích xây dựng 0,6m2 x 1.04 triệu/m2 x 1 bể chứa/2 ha x 250 ha = 78 triệu), trong đó nguồn vốn ngân sách hỗ trợ 50 % vốn xây dựng (39 triệu) và hỗ trợ 100% lãi suất của 50% vốn vay còn lại trong 03 năm.
1.9. Chứng nhận sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo GAP
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh: Tổng vốn đầu tư là 9,6 tỷ, trong đó tư vấn thực hiện 6,9 tỷ, cấp giấy chứng nhận 2,7 tỷ.
1.10. Xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông về xây dựng mô hình, tập huấn, đào tạo VietGAP (lồng ghép vào chương trình khuyến nông và kinh phí khuyến nông hàng năm).
1.11. Các dự án giống phục vụ sản xuất rau quả an toàn.
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh: Tổng vốn đầu tư là 01 tỷ.
1.12. Chi quản lý chương trình dự án (2% cho cơ quan quản lý kinh phí và 3% cho tổ chức thực hiện dự án).
Cơ quan chủ trì: Các Sở Nông nghiệp và PTNT, Công Thương và các địa phương chủ trì thực hiện những nội dung từ 1.1 đến 1.11 của Mục V.1 phần này;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh: Tổng vốn đầu tư là 6,83 tỷ.
Việc phân bổ, sử dụng các nguồn vốn nêu trên được thực hiện theo cơ chế: Các đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện, các đối tượng thụ hưởng có trách nhiệm quản lý, sử dụng đạt hiệu quả đầu tư.
Bảng: Tóm tắt kinh phí đầu tư
Đơn vị tính: Triệu đồng
Mục | Phân kỳ | Tổng | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
1. Tổng kinh phí toàn xã hội (chưa tính lãi suất vay) | 37.833 | 44.967 | 37.606 | 11.461 | 11.566 | 143.433 |
1.1. Ngân sách đầu tư | 36.144 | 42.834 | 34.584 | 8.439 | 8.544 | 130.547 |
- Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ từ ngân sách | 3.893 | 4.993 | 7.094 | 7.194 | 7.294 | 30.467 |
- Ngân sách hỗ trợ trực tiếp | 32.252 | 37.841 | 27.491 | 1.246 | 1.251 | 100.080 |
1.2. Ngân sách hỗ trợ lãi suất (12%/năm trong 03 năm) | 608 | 768 | 1.088 | 1.088 | 1.088 | 4.639 |
1.3. Vốn của người sản xuất đóng góp (nếu không vay) | 1.689 | 2.133 | 3.022 | 3.022 | 3.022 | 12.887 |
2. Vốn ngân sách đầu tư |
|
|
|
|
|
|
2.1. Khi người sản xuất vay 100% | 38.441 | 45.735 | 38.694 | 12.549 | 12.654 | 148.073 |
2.2. Khi người sản xuất không vay | 36.144 | 42.834 | 34.584 | 8.439 | 8.544 | 130.547 |
(Đính kèm Phụ lục kinh phí thực hiện Chương trình).
2. Các hình thức đầu tư, hỗ trợ
2.1. Đầu tư 100% kinh phí
- Quy hoạch vùng sản xuất rau, quả an toàn đáp ứng yêu cầu VietGAP (điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, xác định vùng đủ điều kiện sản xuất rau quả an toàn);
- Lập các dự án đầu tư phát triển cho vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung;
- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về rau, quả an toàn theo quy trình VietGAP: Gồm bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề, thông tin tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng mô hình;
- Chứng nhận sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo VietGAP: Kinh phí hỗ trợ cho các mục: Thuê tư vấn và cấp giấy chứng nhận VietGAP (hỗ trợ 100% kinh phí cho cấp mới lần đầu; 50% cho cấp lại lần 01 và 30% cho cấp lại lần 02).
- Các chương trình, dự án khuyến nông về xây dựng mô hình, tập huấn, đào tạo VietGAP cho nông dân và cán bộ ở các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung;
- Hỗ trợ các dự án giống phục vụ sản xuất rau quả an toàn.
2.2. Hỗ trợ 50% kinh phí cho chi phí đầu tư xây dựng kho bảo quản, nhà sơ chế rau quả an toàn trạm cấp nước phục vụ sơ chế và bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp đồng thời hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay lần đầu của 50% vốn còn lại (nếu vay ngân hàng) tối đa trong thời gian 03 năm kể từ khi phát sinh lãi vay; thời gian vay được tính hỗ trợ lãi suất trong thời gian thực hiện chính sách; hỗ trợ lãi suất chỉ thực hiện sau khi các chủ đầu tư đã thực hiện thanh toán lãi vay cho các tổ chức tín dụng; mức vốn hỗ trợ lãi vay tối đa không quá 500.000.000 đồng/dự án; ngân sách không hỗ trợ phần lãi suất quá hạn của hợp đồng vay vốn. Cơ chế bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định hiện hành.
2.3. Cấp cho hoạt động xúc tiến thương mại theo chế độ chi các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh.
3. Lồng ghép các chương trình, dự án ưu đãi, nguồn vốn khác
- Các chương trình, dự án giống phục vụ cho sản xuất rau, quả an toàn khác được xếp vào các dự án ưu tiên của Ủy ban nhân dân tỉnh để bố trí kinh phí hàng năm từ Chương trình giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản theo Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 và Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Các chương trình, dự án khuyến công hỗ trợ sơ chế, chế biến sản phẩm.
- Các chương trình, dự án khuyến nông về VietGAP khác được xếp vào các chương trình, dự án ưu tiên bố trí kinh phí hàng năm từ chương trình khuyến nông, khuyến ngư theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông.
- Lồng ghép các chương trình mục tiêu, dự án hỗ trợ đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng. Hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, hạ tầng nông thôn, tuyến đường điện và các dự án hạ tầng nông thôn khác thực hiện theo các Nghị quyết số 77/2006/NQ-HĐND ngày 28/9/2006 và số 152/2009/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Đầu tư phục vụ chợ bán buôn và khu bán rau, quả an toàn theo chương trình phát triển chợ bán buôn do Sở Công Thương chủ trì xây dựng.
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm góp vốn đầu tư cho những hạng mục nhằm đáp ứng yêu cầu của việc sản xuất, kinh doanh rau, quả an toàn. Việc vay vốn thực hiện theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ và theo quy định đối với quỹ tín dụng nhân dân.
- Ưu đãi về đất đai:
+ Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đầu tư tại địa bàn nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP.
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất rau, quả an toàn được ưu tiên chính sách quản lý sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Tại các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, giá thuê đất theo các quy định.
+ Khuyến khích nông dân sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn.
Việc triển khai Chương trình này, bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm rau quả an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và xã hội, còn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa IX đã đề ra, đó là:
- Phát huy những lợi thế so sánh, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm rau quả.
- Tác động trực tiếp đến việc chuyển đổi tập quán canh tác, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả.
1. Đến năm 2011
- Triển khai công tác quy hoạch vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
- Xây dựng, trình duyệt và thực hiện dự án đầu tư sản xuất rau, quả an toàn tại vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
- Chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 10 ha rau (02 vùng sản xuất), 20 ha cây ăn quả (02 vùng sản xuất).
2. Đến năm 2012
- Hoàn thành khảo sát điều kiện đất và nước; quy hoạch chi tiết vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung ở các huyện, thị, thành phố (khoảng 50.000 ha). Dự kiến có khoảng 60% diện tích rau (2.500 ha) và 80% diện tích cây ăn quả (40.000 ha) thỏa mãn điều kiện quy mô vùng sản xuất rau, quả an toàn, tập trung.
- Xây dựng, trình duyệt và thực hiện dự án đầu tư sản xuất rau, quả an toàn tại vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
- Chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 20 ha rau (04 vùng sản xuất), 50 ha cây ăn quả (05 vùng sản xuất).
3. Đến năm 2013
- Các địa phương hoàn chỉnh xây dựng, trình duyệt và tiếp tục triển khai thực hiện các dự án đầu tư sản xuất rau, quả an toàn tại vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
- Chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 30 ha rau (06 vùng sản xuất), 100 ha cây ăn quả (10 vùng sản xuất).
4. Đến năm 2014
- Hoàn chỉnh 11 dự án đầu tư sản xuất rau, quả an toàn tại vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
- Chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 40 ha rau (08 vùng sản xuất), 150 ha cây ăn quả (15 vùng sản xuất).
5. Đến năm 2015
Chứng nhận, công bố và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đạt tối thiểu 50 ha rau (10 vùng sản xuất), 200 ha cây ăn quả (20 vùng sản xuất).
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
- Tổ chức xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã và phát triển các trang trại.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra cơ bản, khảo sát địa hình để xác định các vùng có đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
- Chủ trì lập quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung, tham mưu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
- Lập và triển khai các dự án cụ thể để tổ chức sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trong vùng quy hoạch.
- Tổng kết và nhân rộng những mô hình VietGAP.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, lộ trình, giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình; theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách, đề xuất giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
- Theo dõi, hướng dẫn hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trực thuộc ngành hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
- Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn; công bố sản xuất, chế biến rau, quả an toàn theo VietGAP.
- Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các quy trình và mô hình sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo VietGAP phù hợp với điều kiện Đồng Nai. Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý; tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; thực hiện công tác tư vấn cho các đối tượng tham gia thực hiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn phù hợp VietGAP và tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan. Xây dựng thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp VietGAP.
- Dự toán kinh phí trong kế hoạch năm để hỗ trợ triển khai Chương trình.
- Chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết Chương trình.
3. Sở Công Thương
Chủ trì thực hiện các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm rau quả an toàn, cụ thể:
- Xây dựng, triển khai mạng lưới chợ, nâng cấp khu vực bán rau, quả an toàn tại các chợ hiện hữu và lưới điện nông thôn phục vụ sản xuất;
- Quy hoạch, tổ chức khu vực bán rau, quả an toàn tại các chợ hiện hữu; thực hiện chính sách khuyến công.
- Xúc tiến thương mại, liên kết, tìm kiếm các nhà phân phối hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm rau, quả an toàn.
4. Sở Khoa học - Công nghệ
Ưu tiên triển khai thực hiện các đề tài, dự án về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng các mô hình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản rau, quả an toàn. Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm rau, quả; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ.
5. Sở Tài nguyên - Môi trường
- Triển khai chính sách về đất đai để hình thành và phát triển vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; thông tin về kết quả và diễn biến chất lượng môi trường tại các vùng sản xuất rau, quả an toàn; bảo đảm các điều kiện đất và nước,... Phục vụ sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp khảo sát địa hình, xác định ranh giới vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung.
6. Sở Y tế
- Thực hiện chức năng và các biện pháp quản lý Nhà nước về VSATTP đối với các sản phẩm rau, quả an toàn.
- Tuyên truyền, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra các chủ thể kinh doanh thực hiện quy định của pháp luật về VSATTP.
7. Sở Kế hoạch - Đầu tư
Chủ trì lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lồng ghép của các chương trình, dự án để thực hiện chính sách theo Chương trình.
8. Sở Tài chính
Phối hợp với các sở, ngành liên quan phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình và hướng dẫn các đơn vị quyết toán theo quy định hiện hành.
9. Sở Xây dựng
Hướng dẫn việc lập, thẩm định xây dựng, cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo quy định hiện hành.
10. Sở Giao thông Vận tải
Hướng dẫn việc xây dựng, triển khai các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn theo quy hoạch.
11. Sở Thông tin - Truyền thông
Phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ cho nông dân (thông tin về kinh tế, thị trường, tiến bộ kỹ thuật,...) Để phát triển rau, quả an toàn.
12. Các tổ chức tín dụng, Quỹ Đầu tư Phát triển
Ưu tiên bố trí vốn với lãi suất và thời gian ưu đãi phục vụ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn.
13. Các tổ chức đoàn thể
Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai, các đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện Chương trình.
Đề nghị Hội Nông dân tỉnh thực hiện những nội dung:
- Tuyên truyền, phổ biến và phối hợp triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn.
- Phối hợp các địa phương vận động thành lập các hình thức kinh tế tập thể, tham gia xây dựng và củng cố các hợp tác xã tham gia sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn.
14. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai
- Tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh tế tập thể tham gia sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ về pháp lý, khoa học công nghệ, kinh tế tài chính, tín dụng, thị trường; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hỗ trợ hợp tác xã sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tiếp nhận và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ, các khoản viện trợ.
15. Các tổ chức, cá nhân thực hiện VietGAP
- Xây dựng các dự án sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn.
- Tự nguyện đăng ký áp dụng sản xuất theo đúng quy trình và cam kết chứng nhận thành công VietGAP khi được sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước.
- Tổ chức quản lý chất lượng theo yêu cầu; duy trì kết quả chứng nhận, đăng ký tái chứng nhận, nhân rộng diện tích được chứng nhận VietGAP, phát huy hiệu quả đầu tư.
16. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến VSATTP và các chính sách ban hành để thực hiện Chương trình./.
KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
STT | Chỉ tiêu | Giai đoạn thực hiện |
| Ghi chú | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | Tổng | |||
1 | Khảo sát điều kiện đất và nước, quy hoạch chi tiết vùng sản xuất rau, quả an toàn ở các huyện, thị, thành phố (khoảng 50.000 ha) | 15,250 | 20,500 |
|
|
| 35,750 | Huyện chủ trì, nguồn vốn NS huyện - Chi phí phân tích mẫu đất 11 tỷ, mẫu nước 8,25 tỷ - Chi phí thực hiện quy hoạch: 16,5 tỷ (11 dự án x 1,5 tỷ/dự án) Dự kiến: - 80% diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn; trong đó 60% diện tích đủ điều kiện tập trung là 2.500 ha rau; - 80% diện tích cây ăn quả đủ điều kiện sản xuất an toàn, tập trung: 40.000 ha |
2 | Lập các dự án đầu tư phát triển cho vùng quy hoạch sản xuất rau, quả an toàn tập trung (05 tỷ/dự án) | 15,000 | 15,000 | 25,000 |
|
| 55,000 | |
3 | Xúc tiến thương mại | 200 | 300 | 400 | 500 | 600 | 2,000 | Sở Công Thương, nguồn vốn NS tỉnh; đề nghị HĐND quyết định hỗ trợ theo quy định hiện hành |
4 | Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về rau, quả an toàn theo quy trình VietGAP: Gồm bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề, TTTT, xây dựng và nhân rộng | 724 | 960 | 1,432 | 1,432 | 1,432 | 5,980 | Sở NN-PTNT chủ trì. Nguồn vốn NS tỉnh; đề nghị HĐND quyết định hỗ trợ theo quy định hiện hành |
- 10 vùng rau | 252 | 252 | 252 | 252 | 252 | 1,260 | Mỗi vùng đầu tư 126,01 triệu | |
- 20 vùng quả | 472 | 708 | 1,180 | 1,180 | 1,180 | 4,720 | Mỗi vùng đầu tư 236,01 triệu | |
5 | Kho bảo quản, 01 kho/vùng | 918 | 1,173 | 1,683 | 1,683 | 1,683 | 7,140 | Huyện chủ trì, NS tỉnh: Tỷ lệ đề nghị HĐND quyết định hỗ trợ NS 50% vốn xây dựng, hỗ trợ 100% lãi suất của 50% vốn vay còn lại trong 03 năm; Xây dựng nhà kho: Theo định mức quy định tại QĐ 411/QĐ-BXD ngày 31/3/2010 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2009: Mục số thứ tự II.5, Bảng II.17, Chương II, trang 49): 5.1 triệu/m2 xây dựng kho lạnh |
- 10 kho rau x 40m2 x 5,1 triệu/m2 = 2,04 tỷ (sản lượng 125 tấn/25 ngày = 5 tấn/ngày, lưu kho tối đa 02 ngày -> cần diện tích kho 40m2) | 408 | 408 | 408 | 408 | 408 | 2,040 | ||
- 20 kho quả x 50m2 x 5,1 triệu/m2 = 5,1 tỷ (sản lượng 250 tấn/50 ngày (50 ngày = thời gian thu hoạch trong năm) = 5 tấn/ngày, lưu kho tối đa 03 ngày -> diện tích kho 50m2) | 510 | 765 | 1,275 | 1,275 | 1,275 | 5,100 | ||
6 | Nhà sơ chế: | 850 | 1,080 | 1,542 | 1,542 | 1,542 | 6,555 | Huyện chủ trì, NS tỉnh. Tỷ lệ đề nghị HĐND quyết định hỗ trợ 50% vốn xây dựng, hỗ trợ 100% lãi suất của 50% vốn vay còn lại trong 03 năm. Cơ sở đầu tư: - Xây dựng nhà sơ chế: Theo định mức quy định tại QĐ 411/QĐ-BXD ngày 31/3/2010 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2009: Mục số thứ tự I.7, Bảng II.17, Chương II, trang 48): 1.63 triệu/m2 xây dựng; - Hỗ trợ máy Ozone cho sơ chế rau: 15 triệu đồng/máy (giá thị trường) - Hỗ trợ máy xử lý nhiệt bằng hơi nước cho sơ chế quả: 35 triệu đồng/máy (giá thị trường) |
- 10 nhà rau (110m2/nhà) x 194,3 triệu = 1,943 tỷ | 389 | 389 | 389 | 389 | 389 | 1,943 | ||
- 20 nhà quả (120m2/nhà) x 230,6 triệu = 4,612 tỷ | 461 | 692 | 1,153 | 1,153 | 1,153 | 4,612 | ||
7 | Trạm cấp nước phục vụ sơ chế: | 1,600 | 2,000 | 2,800 | 2,800 | 2,800 | 12,000 | Sở NN-PTNT chủ trì, NS tỉnh. Tỷ lệ đề nghị HĐND quyết định hỗ trợ 50%, hỗ trợ 100% lãi suất của 50% vốn vay còn lại trong 03 năm; cơ sở: Thực tiễn đầu tư của Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn |
Rau: 10 trạm x 400 triệu/trạm = 4 tỷ (cung cấp 5m3 nước/giờ) | 800 | 800 | 800 | 800 | 800 | 4,000 | ||
Quả: 20 trạm x 400 triệu/trạm = 8 tỷ (cung cấp 5m3 nước/giờ) | 800 | 1,200 | 2,000 | 2,000 | 2,000 | 8,000 | ||
8 | Bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp: Diện tích xây dựng 0,6m2 x 1.040.000đ/m2 x 1 bể chứa/02 ha x 250 ha = 78 triệu | 9.4 | 12.5 | 18.7 | 18.7 | 18.7 | 78.0 | Huyện chủ trì, NS tỉnh. Tỷ lệ đề nghị HĐND quyết định hỗ trợ 50%, hỗ trợ 100% lãi suất của 50% vốn vay còn lại trong 03 năm (căn cứ theo định mức quy định tại QĐ 411/QĐ-BXD ngày 31/3/2010 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2009: Mục số thứ tự II.4, Bảng II.17, Chương II, trang 49): 1,04 triệu/m2 xây dựng kho hóa chất |
9 | Chứng nhận sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo GAP (chi theo thực tế): | 1,280 | 1,600 | 2,240 | 2,240 | 2,240 | 9,600 | Sở NN - PTNT chủ trì; vốn NS tỉnh: Nguồn vốn NS đề nghị HĐND quyết định hỗ trợ 100% |
- Tư vấn thực hiện (230 triệu/ vùng) | 920 | 1,150 | 1,610 | 1,610 | 1,610 | 6,900 | ||
- Chứng nhận (90 triệu/vùng) | 360 | 450 | 630 | 630 | 630 | 2,700 | ||
10 | Các chương trình, dự án khuyến nông về xây dựng mô hình, tập huấn, đào tạo VietGAP cho nông dân và cán bộ ở các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung |
|
| 500 | 500 | 500 | 1,500 | Sở NN - PTNT chủ trì xây dựng các chương trình, dự án theo Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN; vốn NS tỉnh |
11 | Hỗ trợ các dự án giống phục vụ sản xuất rau quả an toàn | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 1,000 | Sở NN-PTNT chủ trì làm đầu mối thực hiện theo Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg; vốn NS tỉnh |
12 | Chi quản lý Chương trình dự án (2% cho cơ quan quản lý kinh phí và 3% cho tổ chức thực hiện dự án) | 1,802 | 2,141 | 1,791 | 546 | 551 | 6,830 | Cơ quan chủ trì thực hiện theo Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN |
13 | Tổng (chưa tính lãi suất vay) | 37,833 | 44,967 | 37,606 | 11,461 | 11,566 | 143,433 | Chưa tính hỗ trợ lãi suất |
14 | a) NS đầu tư: | 36,144 | 42,834 | 34,584 | 8,439 | 8,544 | 130,547 | (1)+(2)+(3)+(4)+(5+6+7+8)/2+(9+10+11) |
a1) HĐND hỗ trợ từ NS trong đề án | 3,893 | 4,993 | 7,094 | 7,194 | 7,294 | 30,467 | (3)+(4) + (5+6+7+8)/2 + (9) | |
a2) NS hỗ trợ trực tiếp | 32,252 | 37,841 | 27,491 | 1,246 | 1,251 | 100,080 | (1)+(2)+ (10) + (11) + (12) | |
15 | NS hỗ trợ lãi suất (12%/năm trong 03 năm) | 608 | 768 | 1,088 | 1,088 | 1,088 | 4,639 | (5 + 6 +7 +8)/2 x 0.36 |
16 | Vốn của nông dân đóng góp (nếu không vay) | 1,689 | 2,133 | 3,022 | 3,022 | 3,022 | 12,887 | (13) - (14) |
17 | Tổng vốn NS đầu tư: |
|
|
|
|
|
|
|
b1) Nếu nông dân vay toàn bộ | 38,441 | 45,735 | 38,694 | 12,549 | 12,654 | 148,073 | (14) + (15) + (16) | |
b2) Nếu nông dân không vay | 36,144 | 42,834 | 34,584 | 8,439 | 8,544 | 130,547 | = (14) |
- 1Quyết định 17/2006/QĐ-TTg về chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 4Nghị quyết số 77/2006/NQ-HĐND về việc quy định huy động đóng góp tự nguyện hàng năm của nhân dân và mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, phường, thị trấn do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 84/2008/QĐ-BNN về Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 99/2008/QĐ-BNN về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 59/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 107/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
- 11Nghị quyết 152/2009/NQ-HĐND về mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Đồng Nai năm 2010 và sửa đổi Nghị quyết 77/2006/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 12Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 13Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 14Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Chỉ thị 4136/CT-BNN-TT năm 2009 phát động phong trào thi đua áp dụng VietGap trong sản xuất rau, quả, chè do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Nghị quyết 200/2010/NQ-HĐND hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 đến năm 2015
- 17Quyết định 618/2013/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015
Quyết định 1572/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình "Phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 - 2015"
- Số hiệu: 1572/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/06/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Văn Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra